4.1 Vtro,cn,cc,nv-qh TAND-VKSND

Bài 4: Tòa án nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân

Câu 1: Phân tích vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của TAND (hoặc VKSND).

1) Tòa án nhân dân:

a) Vai trò:

            Tòa án là cột trụ của nền tư pháp nước nhà: có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ nhà nước và xã hội XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân; hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục các quy định sơ hở, thiếu chặt chẽ.

b) Chức năng: xét xử

- Xét xử là việc đưa ra các phán quyết dưới hình thức một bản án hoặc quyết định của Tòa án có thẩm quyền nhằm giải quyết các xung đột trong các quan hệ pháp lý cụ thể do pháp luật quy định.

- Theo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (Điều 127) và Luật Tổ chức TAND năm 2002: Các Tòa án ở nước ta được xác định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện xét xử các vụ hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và các vụ án khác theo quy định của pháp luật.

- Xét xử của Tòa án có đặc điểm sau:

 + Khi Tòa án áp dụng pháp luật, trước hết người thẩm phán phải biết phân tích các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện để lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho phù hợp.

+ Xét xử không phải là hoạt động áp dụng pháp luật máy móc mà là hoạt động sáng tạo, đòi hỏi phải huy động tối đa trí tuệ, ý thức pháp luật và kiến thức thực tiễn, với sự nêu cao đạo đức của người thẩm phán.

+ Hoạt động xét xử mang tính nghề nghiệp và tính pháp lý cao. Nghề nghiệp xét xử là một loại lao động quyền lực phức tạp, có những tiêu chuẩn, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp riêng. Đố cũng là nghề luật, bởi các phán quyết của Tòa án là sự vận dụng pháp luật để xác định và đánh giá các sự kiện pháp lý.

            Tính chuyên môn nghiệp vụ và tính pháp lý trong xét xử quan hệ thống nhất với nhau, nhờ đó bảo đảm cho Tòa án xác định được sự kiện khách quan, chân thực, đưa ra được sự đánh giá chính xác về mặt pháp lý đối với các sự kiện đó.

+ Phán quyết của Tòa án là sự phán quyết của Nhà nước, thể hiện thái độ, ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết các xung đột pháp lý qua các vụ án cụ thể. Nhà nước giao cho Tòa án được nhân danh mình để tuyên các phán quyết đó. Vì vậy, xét xử là hoạt động thể hiện bản chất và uy quyền của Nhà nước, cũng thể hiện trách nhiệm cao của Tòa án trước Nhà nước, trước con người, bởi phán quyết của Tòa án trực tiếp tác động đển danh dự, nhân phẩm, tài sản, tính mạng của con người.

+ Hoạt động xét xử mang tính hình thức cao, bởi nó được tiến hành theo những thủ tục tố tụng (tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng hành chính…) rất chặt chẽ và rõ ràng, mang tính dân chủ và công khai, được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về tố tụng. Do vậy, yêu cầu của hoạt động xét xử là phải bảo đảm tính có căn cứ và đúng pháp luật không chỉ về nội dung mà cả về hình thức, tức là phải tiến hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng.

+ Hoạt động xét xử có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ nhà nước và xã hội XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân.

            Phán quyết của Tòa án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ có ý nghĩa trừng trị, trấn áp, mà quan trọng hơn là ở chỗ nó góp phần giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành và định hướng dư luận lành mạnh cho việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, có ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật, cho việc hình thành ý thức pháp luật và tính tích cực công dân của mỗi thành viên.

            Vai trò quan trọng của hoạt động xét xử còn ở chỗ thực hiện kiểm tra tính có căn cứ và đúng pháp luật của các hoạt động tư pháp khác, trước hết là hoạt động điều tra, truy tố, đồng thời góp phần để các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục các quy định sơ hở, thiếu chặt chẽ.

c) Cơ cấu tổ chức:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Các TAND địa phương:

+ Các TAND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

+ Các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Các Tòa án quân sự, gồm Tòa án quân sự Trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực.

- Các Tòa án khác do luật định.

* Tòa án nhân dân tối cao có cơ cấu tổ chức gồm:

- Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

- Tòa án quân sự Trung ương.

- Tòa phúc thẩm TAND tối cao.

- Tòa chuyên trách: Hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

- Bộ máy giúp việc: Chánh án, các Phó chánh án, thẩm phán, Thư ký phiên tòa.

* Tòa án nhân dân địa phương:

- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Ủy ban thẩm phán

+ Tòa chuyên trách: Hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

+ Bộ máy giúp việc: Chánh án, Phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa.

- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

+ Chánh án, 1 hoặc 2 Phó Chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa.

d) Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ bảo vệ: chế độ nhà nước và xã hội XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Nhiệm vụ giáo dục: Phán quyết của Tòa án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ có ý nghĩa trừng trị, trấn áp, mà quan trọng hơn là ở chỗ nó góp phần giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành và định hướng dư luận lành mạnh cho việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, có ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật, cho việc hình thành ý thức pháp luật và tính tích cực công dân của mỗi thành viên.

e) Quyền hạn: (thẩm quyền hoặc cũng là nhiệm vụ, quyền hạn)

* Tòa án nhân dân tối cao:

- Xét xử phúc thẩm các bản án và quyết định của TAND cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó.

- Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban Thường vụ quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử của các Tòa án.

- Tổng kết việc xét xử của các Tòa.

- Quản lý các TAND địa phương về mặt tổ chức.

* Tòa án nhân dân địa phương:

- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

+ Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

+ Giải quyết những vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

+ Tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo công tác của các Tòa án trước HĐND cùng cấp và với Tòa án cấp trên trực tiếp.

2) Viện kiểm sát nhân dân:

a) Vai trò:

            Bảo vệ pháp chế, giữ cho pháp luật XHCN được thực hiện nghiêm minh, thống nhất trên toàn quốc.

b) Chức năng: theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức VKSND năm 1993

* Chức năng thực hành quyền công tố:

- Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước trong 1 phiên tòa, thực hiện các quyền truy tố, buộc tội bị cáo và phát biểu, ý kiến tại phiên tòa.

- Phạm vi quyền công tố được thực hiện từ giai đoạn truy tố, đọc bản cáo trạng, buộc tội, ý kiến cho đến khi có bản án của Tòa.

* Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:

- Được thực hiện từ giai đoạn: điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, cải tạo.

- Công tác kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo cho các hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra khác quan, đúng theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Công tác kiểm sát xét xử, bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành đúng pháp luật.

- Công tác kiểm sát thi hành án nhằm đảm bảo cho các bản án, các quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm minh.

- Công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo nhằm bảo đảm cho việc giam giữ cải tạo đúng pháp luật, phù hợp với bản chất nhân đạo của chế độ nhà nước và xã hội XHCN.

c) Cơ cấu tổ chức:

Các cơ quan Viện Kiểm sát được tổ chức chặt chẽ thành một hệ thống, gồm:

- VKSND tối cao: Ủy ban kiểm sát, cục, vụ, viện, văn phòng, VKS quân sự Trung ương.

Về nhân sự, VKSND tối cao gồm: viện trưởng, các Phó viện trưởng, các kiểm sát viên và các Điều tra viên.

- Các VKSND địa phương:

+ VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Ủy ban Kiểm sát, các phòng, văn phòng, Viện trưởng, các Phó viện trưởng và Kiểm sát viên.

+ Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách và các Kiểm sát viên.

- VKS quân sự: Trung ương, quân khu và tương đương, khu vực.

d) Nhiệm vụ, Quyền hạn:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự.

- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của TAND.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: