39TrChCoiXuong

Câu 39: Triệu chứng LS, CLS bệnh còi xương ở trẻ.

Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thời kỳ và tiến triển của bệnh.

Những biểu hiện ở hệ thần kinh:

Là những triệu chứng sớm nhất, biểu hiện tình trạng thần kinh dễ bị tính thích:

+ Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình.

+ Ra nhiều mổ hôi, nhất là ở đầu làm trẻ rụng tóc, dẫn đến dấu hiệu "hói gáy".

+ Ức chế vận động toàn thân, trẻ châm chạp, ít cử động, trẻ chậm biết ngồi và biết đi.

Triệu chứng ở xương:

+ Xuất hiện 2 - 3 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng thần kinh, nếu không điều trị thì sẽ có nhiều mức độ: mềm xương, đầu bè ra, biến dạng hoặc gây xương.

Biểu hiện ở xương tùy thuộc theo tuổi và xương nào phát triển nhanh nhất thì bị sớm nhất và nặng nề nhất.

Trẻ 3 - 6 tháng bị còi xương thì biến đổi ớ xương sọ

trẻ 8 - 12 tháng bị còi xương thì biến đổi ở xương lồng ngực

Trẻ 12 - 36 tháng bị còi xương thì biến đổi ở xương chi.

Tổn thương xương đối xứng, không đau, xuất hiện ở những vùng xương phát triển nhanh.

Xương sọ:

+ Dấu hiệu nhuyễn sọ (craniotabez): khi ấn vào xương vùng đỉnh, chẩm, thái dương thấy cảm giác xương lún xuống như ấn vào một quả bóng bơm căng. Dấu hiệu này chỉ có giá trị đối với trẻ 3 - 6 tháng.

+ Bờ thóp mềm, thóp rộng, chậm liền.

+ Các bướu đỉnh, trán, chẩm làm cho đầu của trẻ hình vuông và to ra, do đó người ta gọi là dấu hiệu đầu vuông

+ Răng mọc chậm, thứ tự mọc thay đổi, răng dễ bị sâu.

+ Xương hàm: xương hàm dưới chậm phát triển và nhỏ, xương hàm trên có thể bị bẹt ở 2 bên làm cho vòm miệng cao là một nguyên nhân làm răng mọc lộn xộn.

Xương lồng ngực

+ Chuỗi hạt sườn: do phì đại đầu nối giữa sụn và xương sườn tạo thành. Biến dạng lồng ngực: móp lại 2 bên, phía dưới giãn động, phần trước nhô ra tao nên ngực gà hoặc ngực lòng thuyền.

+ Rãnh Hansson: là rãnh ở dưới vú chạy chếch sang 2 bên trách. song song về đường cố định của cơ hoành, là kết quả của bụng trướng to và xương sườn mềm.

Các xương chi:

+ Đầu các xương dài nổi dày lên tạo thành vòng cổ tay vòng cổ chân

+ xương cánh tay cẳng tay, xương đùi, xương cẳng chân cỏ thể bị cong vào trong hoặc ra ngoài.

Xương sống và xương chậu:

- Do xương mềm, cơ nhẽo nên trẻ ngồi sớm dễ bị gù vẹo, xương chậu có thể bị hẹp.

Các bộ phận khác:

+ Cơ và dây Chằng: trương lực cơ giảm, các dây chằng lỏng lẻo nên chậm phát triển vận động.

+ Dấu hiệu "bụng ỏng bụng cóc , bàn chân bẹt

+ Thường thấy thiếu máu gan và tách to, hay trướng bụng, rối loạn tiêu hoá.

+ Dễ bị nhiễm khuẩn đương hô hấp do biến dạng lồng ngực và do sức chống đỡ giảm.

Cận lâm sàng.

X quang:

Thường chụp xương cổ chân, cổ tay và lồng ngực để chẩn đoán, nhưng những biến dồi ở xương thường muộn vá phụ thuộc vào lứa tuổi.

Thời kỳ đầu chỉ thấy bình thường hoặc bề mặt xương ít lối hơn.

Thời kỳ toàn phát (điển hình): điểm cốt hoá mờ bờ không đều hoặc không thấy xuất hiện. Nếu đến tháng thứ 9 mà không thấy điểm cốt hoá xương cả,xương móc thì có thê coi là bệnh lý.

Hình ảnh xương thường mờ nhạt do mất chất vôi.

+ Can xi máu:

Thời kỳ toàn phát: nồng độ can xi máu bình thường hoặc hơi giảm.

Thời kỳ hồi phục thì nồng độ can xi máu giảm nhiều.

+ Phốtpho máu:

Giảm ngay từ đầu, có khi giảm nặng.

Phốtpháttaza kiềm:

Thường tăng có khi tới 25 - 40 đv Bodamsky (bình thường 5-10 dv Bodanlsky) thường tăng rất sớm và giảm đi rất chậm. .

Dự trữ kiềm.

Giảm, máu có tình trạng toan hoá.

Công thức máu

Có tình trạng thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc; bạch cầu thường tăng

Nước tiểu:

Ca niệu giảm rõ rệt, P niệu cũng giảm, pa nước tiểu thường giảm và bài tiết nhiều NH3 nên mùi khai hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nhi