1

Tôi đang đứng ở ga tàu, bên cạnh chờ chuyến tàu lên Tokyo học đại học, tôi còn chờ một thứ khác nữa.

Tôi sống ở vùng nông thôn này nhiều năm nay rồi, được lớn lên với những con đường mòn đầy sỏi đá là một niềm vui lớn của tôi, song tôi vẫn cảm thấy tôi cần một thứ gì đó mới hơn, như có một cái gì đó nó thúc đẩy tôi tiến lên một cách mãnh liệt, vậy là tôi quyết định cắm đầu vào học dù tôi không biết tôi sẽ tiến đến đâu và bây giờ, tôi đang đứng ở sân ga trong một buổi sớm trong lành.

Giờ tôi đã biết thứ tôi muốn đó là một niềm đam mê nồng cháy hay một chân trời mới đang hoà quyện vào cơ thể, chảy cùng với dòng máu nóng, ẩn sâu bên trong trái tim. Tôi thật sự rất muốn được lên Tokyo, ở nơi đó, tôi nghĩ tôi có thể được học những điều mới, được nhìn ngắm những thứ tôi chưa được nhìn thấy, chưa được sờ vào bao giờ. Nghĩ đến những việc đó, tôi bỗng cảm thấy lồng ngực lâng lâng đến kì lạ, có lẽ tôi sẽ không chờ được lâu nữa đâu.

....

Choáng ngợp trước một nơi đông đúc, đầy tiếng ồn ào mà vùng quê chẳng bao giờ có, tôi đang đứng ở ga tàu Tokyo.

Tôi vừa vui, vừa sợ. Vui vì cuối cùng tôi cũng đã thoát khỏi chốn thanh bình để "leo" lên cái nơi thành đô sầm uất. Tôi sợ là vì cái điệu bộ trông y hệt như con gà vừa bị thả vào khu công nghiệp, trông tôi chẳng khác gì một đứa gái quê.

Đưa tay móc vào trong túi, tôi lấy ra một mẩu giấy nhỏ nhàu nát, trên đó ghi dòng chữ nắn nót. Đó là chữ mẹ tôi. Sao mà ngốc thế, đến giờ này nhìn vào nét chữ còn nhớ đến mẹ.

Bác tôi ngày trước vốn nổi tiếng trong gia đình là một người con hiếu học, sau này thành công cũng lên Tokyo, đến đây tôi thắc mắc liệu bác tôi có giống như tôi hiện tại không, nhưng đây không phải điều quan trọng. Quan trọng là, mẩu giấy này có mặt ở đây là từ nỗi lo lắng "thái quá" của mẹ tôi, trước khi lên thành phố vài ngày, tôi háo hức đến nỗi nhớ địa chỉ nhà bác tôi như in vào đầu, nhưng mà mẹ tôi vẫn dúi vào tay tôi cái thứ cỏn con này.

Tôi xốc lại chiếc cặp bên vai, hừng hực khí thế, từ giờ tôi sẽ ra dáng một sinh viên đại học.

...

Không biết tôi đã đi được bao lâu, chắc khoảng 30 phút. Nhưng cái tấm thân này đã mệt nhừ, bụng đói mốc đói meo. Tôi cũng không biết Tokyo rộng đến mức nào. Nhưng có vẻ tôi cảm giác đã lùng sục hết cái chốn này lên rồi.

Ôi, cái đồ mít đặc!

Mày có thể gọi taxi mà!!

Não của tôi than lên, ừ, sao tôi lại ngáo ngơ thế nhỉ. Vả lại trong ví còn đang rủng rỉnh vài yên, tội gì cứ phải luẩn quẩn, vòng vo nãy giờ.

Tôi đi lên lề đường, ngó nghiêng tìm xem có chiếc taxi nào không.

Tôi vẫy tay mãi mà không có chiếc xe nào đến, trời cũng tối rồi, bác sẽ lo mất. Bỗng nhiên một chiếc xe màu trắng, trên đầu có biển chữ taxi màu vàng. Tôi mở cửa xe, ngồi vào trong.

Bây giờ tôi mới có thể lướt qua khắp từng con phố vì tốc độ của xe.

Mọi thứ cứ lướt thật nhanh trong chớp mắt, thật đúng như cái sự bận rộn của thành phố. Tôi nghĩ chắc một ngày ở thành phố phải như là vài ngày ở quê tôi, nghe nói mọi người cứ cắm đầu vào công việc cho một cuộc sống no đủ, không ai đoái hoài đến ai, mọi người đều lướt qua nhau không chào hỏi đến một câu, một ngày cứ trôi qua, không kịp cảm nhận được cái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.

Nghe những điều hơi lòng tôi hơi xịu xuống. Nhưng không sao, hy vọng rằng tôi sẽ không trải qua những cảm giác ấy, coi như tôi gửi gắm những ước mơ của tôi đến nơi đây đi, sẽ sống thật hạnh phúc, sẽ không bỏ qua những điều hạnh phúc nhỏ nhặt trú ngụ trong từng ngóc ngách của thế gian.

"Em ơi, đến nơi rồi!"

Mải chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành đô, mà quên mất điểm đến cuối cùng. Tôi trả tiền cho tài xế và xuống xe. Trước mặt tôi, khác với những viễn cảnh tôi vừa thấy lúc đó, là một con ngõ, xung quanh là những ngôi nhà 2 tầng với những bức tường gạch đã ẩm mốc từ lâu. Một số ngôi nhà cò màu sơn đã bị phai mờ theo năm tháng.

Tôi cầm mẩu giấy, giò theo số nhà. Số nhà của bác tôi là số 369.

Tôi lẩm bẩm 369 liên tục trong miệng.

Chiếc cổng sắt ở cuối con ngõ sáng loáng nhờ ngọn đèn đường xung quanh chiếu vào, bên cạnh là tường rào, màu sơn trông rất mới, khác biệt so với ngôi nhà khác, trên đó khắc ba số "369", bên dưới là nút bấm chuông. Tôi nhìn lên trên, nhà bác có tận 3 tầng. Các ô cửa sổ đều được khép kín và đóng rèm cẩn thận, chỉ riêng thứ ba là đang sáng đèn.

"Ding~...Dong~..."

Tôi không ngần ngại bấm vào chuông cửa, chưa đến một giây sau ở cửa chính đã có tiếng lạch cạch bởi then chốt.

Một người phụ nữ trung niên với bộ quần áo công sở bước ra, trên mặt nở một nụ cười tươi dang tay ra đón tôi.

"Chào con, Akiyo!"

"Cháu chào bác" - Tôi mỉm cười đáp lại.

"Sao con lên lâu thế?" - Lúc này bác đã quàng vai tôi dẫn tôi vào nhà - "Con có mệt không?"

Sau đó bác hỏi tôi rất nhiều. Và, tôi cũng vừa nghe bác kể chuyện vừa ăn nốt phần cơm mà mẹ con bác để lại.

Bác hiện tại đang sống với con gái bác, hay đúng hơn, chỉ còn con gái của bác đang sống với bác. Bác và chồng của bác ấy ly hôn vào tuần trước, sau khi lên toà, thẩm phán để cho con gái của bác sống với bác, đang học bài trên lầu. Bác chỉ thương mỗi con gái của bác, vì đó đã là đứa con duy nhất là minh chứng "ràng buộc" giữa hai người, bởi bác bị vô sinh.

Hôm nào bác cũng đi làm cật lực để chị ấy được ăn học đầy đủ, nhiều hôm đến đêm muộn mới về, hôm sau nằm ốm trên giường không đi làm được, vậy mà, bác chỉ nghỉ buổi sáng, kể cả buổi chiều bác vẫn đi dù trong người vẫn còn yếu mệt. Đã vậy gia đình thiếu một thành viên khiến kinh tế đang có khả năng rơi vào cảnh thiếu thốn.

Vậy mà bác vẫn cho tôi lên đây để ở nhờ. Giờ thì niềm phấn khởi không còn nữa, bỗng chốc tôi cảm thấy áy náy vô cùng. Biết thế, tôi đã nói với mẹ sẽ tự thuê trọ, để rồi bây giờ ngồi đây, tôi có cảm giác tôi sắp trở thành một gánh nặng mà bác phải đau đầu lo nghĩ dù giữa tôi với bác chỉ là họ hàng, không phải máu mủ ruột thịt.

Tôi cũng cảm thấy buồn nữa, tôi hay dễ dàng dồng cảm với người khác. Tại sao một người được yêu quý, là một người nổi tiếng về một sự vươn lên, một sự chăm chỉ, dám khát vọng ước mơ lớn, luôn chạy theo lý tưởng trong suốt hơn chục năm mà giờ đây lại tiều tuỵ lo cơm áo gạo tiền, tiều tuỵ vì lận đận hôn nhân. Đáng lẽ, bác phải được xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn.

"À, trên lầu 3 có một phòng trống bác để cho con đấy" - Giọng nói vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi - "Ăn xong rồi thì để bát đấy bác rửa cho"

"Thôi bác" - Vì áy náy, tôi sẽ rửa bát, coi như một lời xin lỗi bằng hành động - "Ừ, cũng được, vậy cháu rửa xong rồi đi ngủ sớm nhé, sáng mai còn dậy để ôn thi đại học"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top