36 kế cầu người ( từ 1 đến 14)
36 KẾ CẦU NGƯỜI
(36 KẾ DÙNG NGƯỜI)
Đạt Nhân (T.Q)
Dịch: Nguyễn Hồng Lân
KẾ THỨ NHẤT
THẮP HƯƠNG MIẾU LẠNH
Bí quyết:
Có người tuy năng lực tầm thường, nhưng vì may mắn gặp thời vận thuận lợi mà cũng trở thành kẻ quyền thế chẳng kém cạnh ai.
Muốn bắt cá to, phải co dây câu dài, giỏi nhận biết kẻ có tài, có như vậy mới không uổng phí nếu đem sức lực, tiền của đầu tư vào những kẻ tầm thường chỉ có mẽ bề ngoài mà không có thực tài thi thố rồi mất cả chì lẫn chài.
I. GIỎI NHẬN BIẾT KẺ CÓ TÀI
Người Trung Quốc có câu tục ngữ “Ngày thường chẳng thắp hương, có việc cầu Bồ Tát”, nếu như vậy, dù Bồ Tát có linh thiêng đến mấy cũng không muốn ra tay giúp bạn. Ngày thường trong lòng người đã chẳng có hình bóng Phật Tổ, nay gặp việc lại cầu cứu Phật Tổ, Phật Tổ nào chịu trở thành công cụ trong tay bạn chứ? Do đó muốn thỉnh cầu sự trợ giúp của Phật Tổ, thì thường ngày cũng phải chịu khó thắp hương. Mà việc hàng ngày thắp hương cũng thể hiện là mình hiện không có tham vọng gì, hoàn toàn xuất phát từ niềm kính trọng, chứ hoàn toàn không phải là chuyện buôn bán; Sau này hễ gặp chuyện, bạn cần cầu cứu Phật Tổ, Phật Tổ sẽ nể tình ngày thường bạn thành tâm hướng Phật, cũng không nỡ lòng từ chối.
Nếu như có thành tâm cũng nên chọn những “miếu lạnh” mà ngày thường không mấy người tìm đến, không nên chỉ chăm chú vào những “miếu” ngày thường nô nức phật tử đến dâng hương cầu cạnh. Các “miếu” có đông con nhang đệ tử dân hương, sức chú ý của Phật Tổ do vậy cũng phân tán, bạn có đi dâng hương chẳng qua cũng chỉ là một trong những phật tử mà thôi, không bày tỏ được lòng thành của bạn, thần phật do vậy cũng không động lòng trước tâm tình của bạn. Do đó khi bạn có việc cầu “Thần Phật” giúp đỡ, các ngài chỉ đối đãi như với con nhang đệ tử bình thường, không có gia ân ngoại lệ đặc biệt nào cả.
Nhưng đối với các “Đức Bồ Tát” ở các “miếu lạnh” thì không phải như vậy, ngày thường hương lạnh khói tàn, đệ tử không đến, bạn lại rất thành tâm đến dâng hương “Thần Phật” do vậy rất cảm kích trước lòng thành của bạn. Cũng là một nén hương “Thần Phật” nơi miếu lạnh lại cho là tình cảm sâu sắc, sau này có chuyện đến cầu, “Thần Phật” do vậy sẽ hết lòng làm bạn được thỏa nguyện. Nếu có một ngày, phong thủy thay đổi, miếu lạnh ngày nào lại nô nức đệ tử đến, “Thần Phật” vẫn vô cùng coi trọng, chăm chút cho bạn, không xếp vào hạng những kẻ “Thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”.
Trong thực tế không phải chỉ có sự khác biệt, phân cấp giữa “miếu” này và “miếu kia”, mà đó là chuyện con người, một người có thành đạt hay không, phải dựa vào yếu tố có cơ hội. Trong số bạn bè quanh bạn, có người nào có tài mà chưa gặp vận hay không, nếu có thì người bạn đó chính là “miếu lạnh” đấy. Bạn nên đối xử với “miếu lạnh” đó như những chỗ khác, ngày thường sửa lễ hỏi thăm, ngày lễ tết đến nhà tặng quà. Nếu thực tế hơn có thể tặng tiền, nhờ anh ta tự mua lấy đồ dùng cần thiết. Vì rằng anh ta còn đang rất hoàn cảnh, hiện tại không có đủ lực để thực hiện nguyên tắc đáp lễ cho “có đi có lại”, điều đó không có nghĩa là anh ta không biết luật chơi mà là lực bất tòng tâm đó thôi. Tuy chưa đáp lễ, song trong lòng anh ta sẽ không quên món nợ đó, đấy chính là món nợ tình cảm anh ta còn thiếu, nợ tình cảm đó càng nhiều, thì ý muốn trả nợ càng thôi thúc. Sau này, có một ngày anh ta đắc chí tung hoành rồi thì món nợ tình cảm đầu tiên phải trả anh ta sẽ chọn bạn. Nếu anh ta có đủ khả năng trả sạch nợ thì dù bạn không đến đòi, anh ta cũng tự tìm đến trả cho bạn.
Có người tuy năng lực tầm thường, nhưng vì may mắn gặp thời vận thuận lợi mà cũng trở thành kẻ quyền thế chẳng kém cạnh ai. Khi con người ta đã đắc chí, gặp thời thì những biểu hiện của người khác đối với họ cũng trở nên bình thường, không có gì đặc biệt trong lòng họ có cảm giác tự hào về bản thân. Trong trường hợp này nếu địa vị hoàn cảnh của bạn cũng không kém họ, mối quan hệ giữa hai bên đều rõ ràng không tính đến chuyện được mất gì. Nhưng nếu điều kiện, địa vị của bạn kém họ, quan hệ đi lại thăm hỏi nhiều, dễ gây hiểu lầm là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Cho dù bạn ra sức củng cố, thắt chặc quan hệ, ra sức làm việc gì đó cho họ, thì đối với họ điều đó cũng bình thường, mức độ tình cảm không phát triển lên là bao. Chỉ khi đối tượng lâm vào tình cảnh khó khăn những người trước đây được coi là bạn bè tốt, nay đổi dạ hững hờ, trước đây khách khứa dập dìu, nay cửa nhà vắng vẻ, trước một lời nói ra rất có trọng lượng, nay có kêu gào cũng chẳng ai quan tâm, trước làm ăn thuận lợi, nay đến đâu cũng bị từ chối, lúc này mộng giàu sang của đối tượng đã tan tành, khi đã tỉnh ra thì sự nhận thức, đánh giá về người khác của họ cũng đã khác trước, trở nên rõ ràng hơn.
Lúc này nếu bạn cho rằng anh ta vẫn là kẻ có phẩm chất của một người hùng, thì nên lập tức kết giao, tăng cường quan hệ hoặc khuyên giải, chỉ ra sai sót mà họ mắc phải, khen ngợi cố gắng sửa chữa của họ. Nếu bạn có khả năng thì càng cần ra tay giúp đỡ, thậm chí ủng hộ về mặt vật chất. Lưu ý khi giúp đỡ về mặt vật chất, thì không nên đợi anh ta phải nói ra, mà nên chủ động thực hiện khi thấy thích hợp. Có những lúc mặc dù rất cần tiền song đối phương không hề ngõ ý gì với bạn, thậm chí cố ý tỏ ra không cần gấp. Nếu bạn biết được điều đó, thì càng ra sức giúp đỡ, tương trợ và không nên tỏ ra bất kỳ biểu hiện sự đắc ý nào. Làm như vậy, đối phương khi nhận sự giúp đỡ vừa có cảm giác băn khoăn, biết ơn, lại có cảm giác gặp được tri kỷ. Một chút tiền bạc, giúp đỡ nhỏ về mặt vật chất có thể khiến họ ghi nhớ suốt đời. Sau này nếu có việc cần đến họ, họ tất nhiên sẽ cố gắng hết sức báo đáp lại bạn. Cho dù có khi bạn không yêu cầu nhưng một ngày nào đó khi người đó gặp vận, được thỏa chí, thì dứt khoát sẽ không quên người bạn tri kỷ là bạn.
Có câu rằng: “Giàu vì bạn, sang vì vợ” mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội đều cần đến sự giúp đỡ của bạn bè. Nhưng nếu ngày thường có đi lại, gặp nhau tay bắt mặt mừng, các dịp tiệc tùng, cưới hỏi đều có mặt, ai cũng tỏ ra là bạn bè thân thiết của nhau cả. Nhưng nếu chẳng may, khi sa cơ lỡ vận thì xung quanh nào có mấy ai, lúc này mà không nhân cơ hội “giậu đổ bìm leo” trở mặt hãm hại nhau thì là may lắm rồi, nào còn mong gì được giúp đỡ, tương trợ nữa.
Lòng người dễ đổi thay, do đó ngay từ lúc mình đang có điều kiện, hãy ra sức tìm kiếm, kết bạn với những người có tài nhưng chưa gặp vận, tính kế lâu dài, có vậy thì con đường mở ra sau này mới rộng rãi.
Trong đầu tư đối với bạn bè thì kiêng kỵ nhất là chỉ nhắm vào cái lợi trước mắt, hành động như vậy sẽ trở nên hình thức mua bán, nói một cách to tát thì đó là hành vi hối lộ, nếu đối tác là người kiên nghị, thẳng thắn dứt khoát sẽ không thích thú gì, nếu miễn cưỡng tiếp nhận thì cũng không mang lại hiệu quả. Sau này nếu có sự đền đáp thì cũng là “ăn một trả một” không có gì đáng nói.
Ngày thường không đi lại, đến khi gặp việc “nước đến chân mới nhảy” thì cũng còn kịp. Người đời thấy miếu thờ không được con nhang đệ tử chăm chú hương khói thì cho rằng Bồ Tát ở đây không thiêng. Nhưng thực ra trên đời, kẻ hùng vẫn gặp nạn, tráng sĩ có tài mà lâm vào cảnh khốn khó cũng là chuyện thường thấy. Rồng vàng tuy ẩn mình ao bèo, song khi gặp vận thì bay vút trời xanh.
Ngay từ bây giờ hãy chú ý đến những người ở xung quanh bạn, nếu gặp được một “ngôi miếu lạnh” đáng đến dâng hương, thì hãy đừng bỏ qua cơ hội.
II. KẾT BẠN PHẢI BIẾT NHÌN XA
Người thạo nghề câu cá, khi cá lớn mắc câu thì không vội thu dây, kéo cần, giật cá lên bờ. Vì làm như vậy, kết quả không những cá chẳng được mà còn gãy cành đứt dây.
Người sát cá trong trường hợp này sẽ kiềm chế sự phấn khích, từ từ thu dây, từ từ đưa cá vào gần bờ, nếu cá dãy dụa thì thả lỏng dây câu, phải để cá bơi vài vòng sau đó mới từ tốn thu dây. Với phương pháp lúc căng lúc chùng như vậy đợi đến khi cá đã mệt mỏi, đuối sức không còn sức kháng cự thì mới đưa cá lại gần bờ, dùng vợt bắt cá, đưa cá lên bờ.
Trong nghệ thuật cầu người cũng vậy, nếu cứ bám theo sát gót, đối phương rất dễ sẽ thẳng thắn từ chối đề nghị của bạn. Hãy kiên trì, bạn sẽ được đền đáp.
Chuyện kể rằng có một vị chủ tịch hội đồng quản trị một công ty bậc trung nọ nổi tiếng là người cao tay trong giao tiếp. Công ty của ông từ trước tới nay thường xuyên nhận thầu các công trình của một số công ty điện tử quy mô lớn. Trong quan hệ đối với những nhân vật quan trọng trong các công ty đối tác, vị chủ tịch thường tạo cho họ những mối lợi nhỏ; điểm khác trong quan hệ của vị chủ tịch hội đồng quản trị là: ông không chỉ lấy lòng những nhân vật chủ chốt của các công ty đó mà ngay cả đối với những nhân viên trẻ ông cũng tỏ ra hết sức ân cần, tôn trọng. Tất nhiên, cũng hiểu rằng, hành động của vị chủ tịch hội đồng quản trị không phải là chẳng nhằm mục đích gì. Trước khi cần tiếp xúc đối tác, vị chủ tịch hội đồng quản trị thường tìm cách điều tra nắm bắt về học vấn, quan hệ, khả năng công việc, thành tích làm việc của các nhân viên trong công ty đó. Nếu phát hiện ra người nhân viên nọ rất có năng lực, sau này chắc sẽ trở thành nhân vật quan trọng trong công ty. Thì dù cho người nhân viên đó còn rất trẻ, ông vẫn tỏ ra hết sức quan tâm coi trọng. Mục đích chính của hành động này không gì khác là nhằm chuẩn bị thu về những lợi ích lớn sau này. Vị chủ tịch hội đồng quản trị hiểu rõ một điều, trong 10 người mắc món nợ tình cảm, thì sẽ có đến 9 người đáp lại bằng những lợi ích lớn hơn người ta tưởng. Vậy nên những phi vụ làm ăn “thâm vào vốn” của ông, sau này sẽ mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần.
Thông thường, khi thấy người nhân viên trẻ đã lọt vào mắt xanh đó bỗng được đề bạt làm tổ trường, thì ông lập tức đến thăm tỏ ra chúc mừng, tặng quà cáp, đồng thời mời vị tân tổ trường đến dùng bữa tại nhà hàng cao cấp nào đó. Thường là các nhân viên cấp trưởng phòng trẻ tuổi ít khi có cơ hội vào những chốn xa hoa như vậy, do vậy thường rất cảm kích trước tấm chân tình của đối phương, tự nghĩ rằng: “Mình ngày thường không mang lại cho ông ấy lợi lộc gì hiện tại cũng không nắm quyền quyết định chuyện kinh doanh của công ty, ông chủ tịch hội đồng quản trị này thật là người tốt”. Và như vậy, tự nhiên trong lòng người tổ trường trẻ tuổi đã sớm nảy sinh tình cảm biết ơn và trân trọng.
Khi con người trẻ tuổi còn đang ngỡ ngàng vì được ưu ái, vị chủ tịch hội đồng quản trị còn nói thêm: “Công ty của chúng tôi được như ngày nay cũng là phần lớn nhờ vào sự nâng đỡ của quý công ty, do vậy, tôi muốn thể hiện sự biết ơn đối với người trẻ tuổi có tài như anh, đó là việc cần làm”. Câu nói đó dụng ý nhằm giảm bớ áp lực tâm lý đối với người tổ trưởng trẻ tuổi nọ.
Với phương pháp như vậy, sau này khi người thanh niên nọ được đề bạt vào các cương vị trưởng phòng, giám đốc v.v… thì anh ta vẫn ghi nhớ chân tình của vị chủ tịch hội đồng quản trị no dành cho mình. Và thực tế là trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, không ít công ty nhận thầu công trình bị phá sản, sập tiệm nhưng công ty của vị chủ tịch hội đồng quản trị nọ vẫn làm ăn phát đạt, nguyên nhân chính cũng là do kết quả ngày thường ông chủ tịch hội đồng quản trị đã đầu tư đúng vào các mối quan hệ.
Ông chủ tịch hội đồng quản trị ở đây rõ ràng đã chứng tỏ sự lão luyện của một người giàu kinh nghiệm, biết thả sơi dây câu dài. Đồng thời nó chứng tỏ nguyên tắc phải biết nhìn xa khi nhờ vả, kết giao với người khác, hết sức hạn chế việc bị động, khi cần mới vội vã cầu cứu sự giúp đỡ của người khác, cần chú ý sự đầu tư tình cảm lâu dài có mục đích. Muốn bắt con cá to phải có dây câu dài, giỏi nhận biết người có tài, như vậy mới không uổng phí sức lực, tiền của đầu tư nhằm vào những kẻ tầm thường chỉ có cái mẽ bề ngòai mà không có thực tài, để rồi kết quả là mất cả chì lẫn chài.
III. THƯỜNG XUYÊN TRAO ĐỔI TÌNH CẢM
Một người mới sang Mỹ viết thư về cho bạn mình như sau: “Chúng tôi bên này, gần như chẳng có hoạt động xã giao gì, rất ít khi đến thăm nhà bạn bè, điều này tất nhiên là do chúng tôi mới sang, còn chưa quen đất quen người, nhưng sau này tôi được biết, hóa ra những người đến trước ở đấy cũng đều như vậy cả…”
“Chúng tôi mỗi tuần đi làm 5 ngày, ngày thứ bảy và chủ nhật thì đi picnic, đây cũng là hình thức sinh hoạt gia đình, nghĩa là đi picnic thì người ta đi với gia đình mình”.
“Chúng tôi không thể tranh thủ đi thăm thú bạn bè vào ngày nghỉ được, vì cứ đến ngày nghỉ cuối tuần, thì tất cả mọi người chẳng có ai ở nhà, trừ phi là người đó ốn nằm nhà…”
“Ngày thường chúng tôi cũng không thể tận dụng thời gian sau giờ làm để đi thăm bạn bè vì ở đây giao thông quá đông đúc…”
“… Chúng tôi thường điện thoại cho bạn bè, đây là phương pháp duy nhất để duy trì mối quan hệ, có khi là chẳng có việc gì vẫn gọi điện, có khi chỉ hỏi thăm vài câu hoặc những chuyện chẳng phải là quan trọng…”
“… Tuy vậy nếu có công chuyện, chúng tôi lập tức có thể họp nhau, như là tuần trước con trai tôi bỗng dưng bị đau bụng, tôi vội vàng gọi điện cầu cứu bác sĩ Giang, anh ấy đã lái xe vượt 70km đến chỗ chúng tôi, sau khi khám sơ bộ, chẩn đoán cháu bị đau ruột thừa, lập tức anh ấy lại dùng xe đưa cháu vào bệnh viện phẫu thuật…”.
Sau khi xem xong đoạn thư trên, cảm tưởng mà nó đem lại cho người trong thư đã biết duy trì mối quan hệ bạn bè bằng cách ngày thường biết dành thời gian gọi điện hỏi thăm bạn bè, đến khi có việc cần nhờ, các bạn bè lập tức ra tay giúp đỡ.
Khi có việc cần thì tìm đến bạn bè là chuyện thường tình, nhưng khi không có việc cần nhờ mà vẫn biết hỏi thăm bạn bè thì không phải ai cũng thực hiện. Bạn đã từ gặp tình huống như sau hay chưa: Khi bạn khó khăn bạn nghĩ rằng anh A hoàn toàn có khả năng giúp bạn, bạn rất muốn tìm đến A, song lại nghĩ lại, trước đây nhiều lúc lẽ ra đến thăm anh ấy, nhưng lại lần lựa mãi không đi, bây giờ có việc cần nhờ vả lại tìm đến, liệu có phải là đường đột quá không? Hay là anh ấy vì thế sẽ chối từ? “Lúc này bạn sẽ không khỏi có chút ân hận, biết thế này thì…”.
Có một cuốn sách xuất bản tại Pháp với tiêu đề “Sách của chính trị gia” trong sách có đoạn nói rằng những người muốn tiến lên trong con đường làm chính trị, thì phải sưu tầm tài liệu ít nhất 20 người có khả năng trở thành thủ tướng nhất, học thuộc lòng những tư liệu đó, sau đó sẽ lần lượt đến thăm những đối tượng đó một cách có quy luật, giữ quan hệ tốt đối với những nhân vật đó. Sau này, nếu bất cứ một trong 20 người đó đắc cử thủ tướng, tất nhiên sẽ nhớ tên bạn, rất có thể bạn sẽ được cất nhắc vào ghế bộ trưởng trong nội các.
Phương pháp trên xem ra không được cao tay cho lắm, nhưng lại rất phù hợp với thực tế. Trong cuốn hồi ký của một chính tị gia có đoạn viết: Một thủ tướng khi chuẩn bị thành lập nội các của mình thường rất lo lắng, băn khoăn. Nội các của một chính phủ nếu ít thì cũng có đến 7, 8 vị bộ trưởng, làm thế nào để chọn lựa được những người phù hợp vào ê kíp của mình. Đây quả là việc khó khăn, vì rằng người được chọn ngòai yếu tố có tài năng, kinh nghiệm ra điều quan trọng còn là người có quan hệ với mình.
Khi có mối quan hệ, giao thiệp thì bạn dễ có cơ hội được người khác nhìn nhận, còn nếu không, cho dù bạn có tài cán đến mấy, người ta cũng không biết đến.
Nhịp sống hiện đại hối hả, gấp gáp, không có nhiều thời gian cho việc tiếp đón, đãi đằng. Ngày tháng trôi qua, những mối quan hệ rất bền chặt có thể trở thành hờ hững, quan hệ bạn bè dần trở nên lạnh nhạt. Để xảy ra điều này quả thật đáng tiếc. Mong rằng mọi người biết quý trọng cái duyên tương ngộ của đôi bên, cho dù bận rộn cũng đừng quên cần trao đổi tình cảm,tôi tâm tư giữa hai bên.
IV. BIẾN MỐI QUAN HỆ TRỞ NÊN SÂU SẮC
Trong một năm qua, bạn đã từng gặp gỡ với bao nhiêu người. Nếu như bạn là một doanh nhân, hàng ngày phải tiếp xúc có quan hệ làm ăn với rất nhiều người, thì dứt khoát trong ngăn kéo của bạn thường xuyên được bổ sung những tấm danh thiếp, những cái tên mới và còn nhiều người bạn gặp gỡ, tiếp xúc song không để lại danh thiếp. Ngay cả nếu bạn là nhân viên hành chánh bình thường, hàng ngày ngồi tại văn phòng, thì vẫn tiếp xúc với rất nhiều người trong một ngày.
Để có thể nhớ tỉ mỉ về những người bạn đã gặp, thì điều đó rõ ràng là việc khó khăn và gần như không tưởng. Cũng có nhiều trường hợp, tuy bạn có ấn tượng tốt về người nào đó, tuy nhớ được nét mặt người đó, nhưng cũng không thể nhớ nổi hai bên đã trao đổi với nhau những gì. Có nhiều người bận rộn đến mức ngay cả thời gian để gặp gỡ bạn bè cũng không có, nếu yêu cầu anh ta nhớ lại những người đã gặp trong năm, e rằng sẽ không thể nhớ nổi đa phần những người đó. Cũng có người cho rằng trong số người đã gặp không có nhân vật nào quan trọng nào, do vậy không để lại ấn tượng, song ngay cả điều này cũng không hoàn toàn chính xác. Cho dù anh là nhân vật quan trọng cỡ nào, nhưng với một người lạ qua đường không quen biết thì anh cũng chỉ là một người bình thường mà thôi. Với những người muốn ghi lại thông tin về đối phương thì đồng thời cũng mong đối phương có ấn tượng, nhớ đến mình, với người tự cho rằng chưa tiếp xúc được nhân vật quan trọng nào, giả sử có gặp được thật thì cũng sẽ không ghi lại thông tin về đối phương. Hãy cố gắng nhớ lại trong một năm vừa qua, ước lượng bạn đã gặp gỡ, tiếp xúc với bao nhiêu người? Nghề nghiệp của họ là gì? Gặp gỡ ở đâu? Đã nói những gì? Bạn có ấn tượng gì về họ? Họ có ấn tượng gì về bạn? Trong số đó bạn đã phát triển quan hệ với bao nhiêu người? Những điều này sẽ quyết định khả năng xây dựng quan hệ giao tiếp cá nhân của bạn.
Thường thì chúng ta sẽ tiếp xúc với người khác bằng con đường tự nhiên, nếu không có công việc cần giải quyết hoặc cùng môi trường làm việc thì cũng không tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với đối phương. Do đó, tuy việc được gặp gỡ với một người tiếp chuyện thú vị không phải là dễ, nhưng khi chúng ta còn đang tự hỏi là đã gặp anh ta ở đâu rồi đó thì phải, thì khi đó cơ hội để tiếp xúc đã bị bỏ lỡ, mối quan hệ vốn chưa có gì sâu sắc do vậy mà bị lãng quên. Khi bạn may mắn gặp được người có cùng sở thích, thì hãy hiểu rằng đây là cơ hội hiếm có “ngàn năm có một”. Vì sau này muốn có cơ hội như vậy, thì không thể tự nhiên có được mà phải do mình tự đi tìm kiếm. Khi kết giao bạn bè cần tránh xảy ra tình huống đại khái như: “Sau khi tiếp xúc trao đổi cả tiếng đồng hồ, tuy rất có ấn tượng về người đối thoại, song lại không nhớ nổi nội dung đã trao đổi là gì”. Điều cần làm là hãy xác định đối tượng tiếp xúc thuộc loại nào, nếu muốn gây ấn tượng với đối phương, thì cần đưa sáng kiến của mình một cách thoải mái rõ ràng, xác định thời điểm tạm biệt, ngừng cuộc nói chuyện để không làm phiền đến đối tượng. Nếu tất cả những điểm đó bạn đều có thể làm được, thì giá trị khối tài sản “quan hệ ngoại giao” của bạn đã tương đối khả quan rồi.
KẾ THỨ HAI
KẾT GIAO RỘNG RÃI
Bí quyết:
Khi bạn lựa chọn kết bạn, xây dựng mang lưới giao tiếp cho mình, tốt nhất hãy lựa chọn người được mọi người quý mến, và hãy cố gắng để mối quan hệ đó cang khăng khít càng tốt.
Tìm hiểu xem có thể làm được gì trên cơ sở nhu cầu đối tượng cần, từ đó để đối phương thấy mắc mình một món nợ tình cảm.
I. NĂM CÁCH ĐỂ XÂY DỰNG QUAN HỆ TỐT VỚI MỌI NGƯỜI
Việc một người có mối quan hệ tốt với mọi người hay không có ảnh hưởng đến kết quả của việc nhờ cậy vào người khác có thuận lợi, đạt được mục tiêu định trước hay không.
Trong quan niệm của người Trung Quốc còn gọi là quan hệ của một cá thể với người khác là “Nhân duyên”, coi đây là chỗ dựa để một người lập thân khẳng định mình. Có “Nhân duyên” tốt bạn có thể thực hiện tốt những ý tưởng của mình đề ra; không có “Nhân duyên” tốt thì đi đâu cũng bị cản trở, thất bại, không đạt được tiến triển trong công việc.
Việc làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, nghĩa là làm gì để có một “Nhân duyên” tốt.
1. Cần bao dung, độ lượng:
Trong chùa Tân Đô thuộc Thành Đô – Tứ Xuyên có pho tượng Di Lặc đang cười. Hai bên tượng là câu đối: “Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chi sự; Khai khẩu thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân”. Nghĩa là: “Bụng lớn chứa nhiều, chứa điều thiên hạ khó chứa; Thường mở miệng cười, cười kẻ đáng cười trong thế gian”. Đôi câu đối này quả là thú vị.
Thường thấy trong cuộc sống, việc định làm thì 10 đến 9 việc không được như ý muốn. Quan hệ giữa các sự việc, cũng như quan hệ giữa con người có lúc xảy ra mâu thuẫn, nghi ngờ, cách ngăn, mà nguyên nhân của mâu thuẫn thì khó nhận biết, giải tỏa. Vậy cách xử lý nên tiến hành ra sao?
Một hình thức xử lý khi đôi bên có mâu thuẫn là giữ thái độ thù địch, hẹp hòi, luôn cạnh tranh trong lòng; hình thức thứ hai là “Oán thù nên cởi không nên buộc” lấy nụ cười xóa bỏ hận thù, điều này không cần bàn cãi là hình thức xử lý thứ hai hay hơn.
2. Làm người nên nhân hậu:
Trong xử lý mối quan hệ giao tiếp, không nên tỏ ra khắc khe, nhỏ nhen, ăn miếng trả miếng. Khi người khác thành công, không tỏ ra đố kỵ, ghen ghét, khi người khác gặp chuyện không may, không lấy đó làm vui, giậu đổ bìm leo, càng không được làm khó người khác.
3. Muốn xây dựng quan hệ tốt với mọi người:
Cần chú ý trong cuộc sống phải có tình người cần quan tâm, chăm sóc, tôn trọng người khác. Trong quan hệ cần tránh gây căng thẳng giảm bớt “mùi thuốc súng” trong quan hệ, tăng hàm lượng tình cảm.
Nhiệt tình giúp đỡ người khác. Con người không thể tránh khỏi có lúc gặp tai nạn hay bệnh tất bất ngờ. Nếu bạn cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp khó khăn, nhiệt tình giúp đỡ, sang sẻ giúp người đó giảm bớt lo âu, khó khăn thì đây là việc mang lại công đức to lớn.
4. Hãy thành thật trong quan hệ:
Thành thật là một đức tính tốt. Tương truyền rằng từ xưa trong các bộ lạc cổ đại tội nói dối bị trừng trị nặng nhất. Trong mối quan hệ với mọi người hãy tỏ ra thành thật, trung hậu thành thực nói điều mình nghĩ, không gian ngoan giảo hoạt. Hãy đừng coi cuộc đời là sân khấu để ta mặc áo giáp, đeo mặt nạ diễn kịch; cũng không nên học theo nhân vật Vương Hy Phượng trong “Hồng Lâu Mộng” tuy miệng lưỡi ngọt ngào “Miệng nam mô bụng một bồ giao găm”, nói một đằng làm một nẻo. Cũng không nên như Tiết Bảo Thoa ít mồm, ít miệng, giả bộ ngu ngơ, an phận, ra sức lấy lòng người khác, nhưng cũng biết mưu mô sâu xa. Làm người nên thẳng thắn, quang minh lỗi lạc, luôn cởi mở, thoải mái và vui vẻ như vậy ta mới xây dựng cho mình mối quan hệ tốt với mọi người.
5. Hãy gần gũi với những người được quý mến:
Có lúc bạn có phát hiện như sau: Có anh B nào đó rất được lòng mọi người, lãnh đạo thích anh ta, đồng nghiệp cũng tỏ ra quý mến. Ngược lại cũng có một số người được ít người thích, anh ta cũng không thích thú gì người khác, anh ta cũng không có nhiều bạn bè, quan hệ giữa anh ta với mọi người xung quanh ở trong tình trạng xấu, như thể bị xã hội bỏ rơi, hắt hủi.
Thông thường mọi người tỏ ra quý mến những người có “nhân duyên”. Còn nguyên nhân để được mọi người quý mến cũng khác nhau, có thể là do người đó thành thật, đáng tin cậy; hoặc có thể do người đó chín chắn làm việc thành thạo, chắc chắn; có thể do người đó có kiến thức phong phú; có thể do người đó thông minh, linh hoạt, khéo léo trong giao tiếp; thậm chí do người đó có quyền, có tiền, có thế v.v… nói tóm lại là do người đó có một điểm mạnh hoặc nhiều ưu điểm được mọi người công nhận hoặc chấp nhận.
Khi bạn lựa chọn kết bạn, xây dựng mạng lưới giao tiếp cho mình tốt nhất hãy lựa chọn người được mọi người quý mến và hãy cố gắng để mối quan hệ đó càng khăng khít càng tốt.
Khi bạn đã bổ sung người được mọi người yêu mến vào mạng lưới quan hệ, giao tiếp của bạn khiến người đó trở thành bạn thân thiết thì tự nhiên bạn đã tăng cường được sức mạnh mạng lưới quan hệ giao tiếp của bạn. Nếu như những người mà bạn có quan hệ qua lại đều là những người được coi trọng, hoang nghênh như vậy thì mạng lưới của bạn có sức mạnh to lớn. Ngoài ra qua đó bạn còn học được nhiều điều bổ ích để làm thế nào để kết bạn, làm thế nào được mọi người coi trọng.
Tăng cường kết bạn với những người có khả năng.
Trong xã hội kinh tế thị trường như ngày nay, con người thường đề phòng, dè chừng lẫn nhau và tự giữ mình, dường như mỗi người đều có áp lực tâm lý ở mức độ khác nhau. Nếu bạn tự đặt mình trong hoàn cảnh có thể duy trì cuộc sống ở mức độ thấp hoặc bạn đang ở vào thời khắc gay go trong tiến trình xây dựng sự nghiệp, bạn có thể đi theo phương châm “có việc” rồi mới “tìm người” trong thời điểm này nếu ta đặt tình cảm vào ví trí yếu tố quan trọng hàng đầu, thì không thể giải quyết được vấn đề thực tế của khó khăn trong cuộc sống và cũng không thể có lợi cho sự phát triển của sự nghiệp.
Khái niệm “có việc” ở đây tất nhiên bao hàm nhiều ý nghĩa và có nội dung rộng “có việc” rồi mới “tìm người” là hiện tưởng phổ biến đang diễn ra hiện nay. Nhằm đạt đến mục tiêu, nếu không dùng những lời lẽ ngọt ngào sẽ không làm được việc. Nhưng nếu xảy ra trường hợp bạn “có việc” mà lại “thiếu người” để giúp bạn, thì trong trường hợp này có thể bạn đã không thích ứng được với điều kiện môi trường xã hội hiện tại, thiếu khả năng xử lý công việc, thiếu điều kiện cơ bản để có thể duy trì mới quan hệ giao tiếp. Nếu bạn không thể hoàn thành công việc khi “có việc” thì có người giúp đỡ bạn thì điều đó cho thấy tình cảm bạn bè đó thực ra là ảo tưởng.
Nếu bạn ra tay giúp đỡ người có khả năng, thì không có nghĩa là bạn giúp đỡ bạn bè, hai điều đó không hề mâu thuẫn với nhau. Làm người nếu được giúp đỡ thì nên nghĩ cách đền đáp, người ta giúp đỡ anh, anh không đền đáp, thì có phải là đã không hết lòng với nhau hay sao.
Quan điểm truyền thống của người Trung cho rằng hoạt động ngoại giao, giao tiếp không nên nhằm vào cố gắng đạt mục đích nào đó, mà phải “Lấy tình cảm đối đãi với bạn bè, không nhằm thu lợi”, tuân thủ nguyên tắc triết học “vô vi”. Nếu ai trong quan hệ chỉ coi trọng giá trị sử dụng của người đó, lợi dụng người đó, thì đối tượng này sẽ bị người ta coi là kẻ cơ hội, thế lợi.
Quan điểm giao tiếp trong xã hội hiện đại cho rằng, hoạt động xã giao nhằm ba mục đích cơ bản là chia sẻ thông tin, trao đổi tỉnh cảm và tương trợ nhau. Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh múc đích chia sẻ thông tin, chia sẻ tình cảm mà bác bỏ sự tương trợ lẫn nhau, chúng ta không thể coi việc tương trợ lẫn nhau đó là biểu hiện của cầu cạnh, cơ hội.
Chúng ta hãy đặt tình huống, với một người muốn chia sẻ thông tin, trao đổi tình cảm, không tương trợ bạn, thì liệu rằng bạn có muốn kết bạn với anh ta không? Chắc là không. Điều này cho thấy, quan hệ giao tiếp, đi lại giữa con người mang tính lựa chọn, sự lựa chọn là biểu hiện của mục đích, nếu bác bỏ, từ chối mục đích cũng có nghĩa là ta từ chối quan hệ với người khác.
Có thể dùng một công thức đơn giản để hình dung quá trình xây dựng mối quan hệ. Đầu tiên là nhận thức rõ mục đích cần thực hiện, tiếp đó là tìm kiếm người cũng có nhu cầu, sau đó là liên hệ với đối tượng để xây dựng mối quan hệ. Điều này cũng có thể thực hiện bằng công thức: Mục đích + người có nhu cầu = quan hệ.
Có người chỉ biết dựa vào trực giác để tìm kiếm quan hệ; có người thì luôn cố gắng, mới mở ra được cánh cửa mới trong quan hệ. Trong hai trường hợp này, trường hợp thứ nhất thường khó có thể dự đoán được kết quả của hành động sẽ ra sao; người thứ hai tỏ ra khá hiểu biết về yếu tố thời cơ trong xây dựng quan hệ.
Thông thường muốn xây dựng được quan hệ phải mất một thời gian thích hợp. Một công ty sắp sa thải hàng loạt nhân công hoặc bị phá sản thì trước thời điểm đó 2 tháng các nhân viên đều có thể nhận được thông tin, một số người bối rối tỏ ra không biết xoay sở ra sao, một số khác thì âm thầm liên hệ, gọi điện đi các nơi để liên hệ tìm kiếm cơ hội làm việc khác, chứ nhất định không chịu số phận “chìm xuồng” cùng công ty. Những người này chắc chắn sẽ tìm được việc làm mới trước những nhân viên đang bàng hoàng bởi sự đổ vỡ của công ty, sau khi đã tìm được việc làm những nhân viên này sẽ tiếp tục củng cố quan hệ đến những mục tiêu cao hơn.
Với những người này, thì các mối quan hệ mang ý nghĩa sống còn. Khi giữ được mối liên hệ nhất định với bên ngoài thì nguồn thông tin mới bảo đảm yếu tố nhanh nhạy. Nếu đặt câu hỏi với họ là mối quan hệ đó đến đâu thì ngay cả bản thân họ cũng không thể tự trả lời. Thực tế những mối quan hệ đó không phải là lén lén lút lút, ám muội không thể công khai, mà thực chất nó chính là bí quyết thành công của mọi người bình thường. Họ hiểu được ý nghĩa của “đoàn kết mang lại sức mạnh”, đồng thời biết tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, họ rèn luyện được bản lĩnh thu thập được thông tin ở những chỗ khó thực hiện nhất.
Những người giỏi mở rộng quan hệ được coi là cao thủ thực thụ trong giao tiếp, bất kể trong mối trường nào cho dù đi dự tiệc, bàn công việc hay trong các cuộc gặp gỡ riêng tư, họ đều biết cách nắm đúng thời cơ. Với những “chuyên gia” như vậy cuộc sống dường như là một chuỗi những điểm mà nhà thám hiểm cần khám phá - ở phòng hợp, quán bar, hè đường, nhà hàng hay thậm chí ngay cả trong nhà tắm, đâu cũng có thể khiến họ cập nhật thông tin.
Với người giỏi tìm kiếm, quan hệ không những miệng lười khôn ngoan linh hoạt, mà ngay cả những biểu hiện nhỏ cũng không lọt được mắt họ. Họ là những nhà thám tử, ký giả bẩm sinh, nếu không thì xứng đáng với danh hiệu “thạc sĩ xã hội học”.
Nói tóm lại, người ta thường suy tính xem khi “quan hệ” thì có lợi ích gì, tìm hiểu xem có thể làm được gì trên cơ sở nhu cầu đối tượng cần, từ đó để đối phương tháy mắc mình một món nợ tình cảm, từ đó củng cố mối quan hệ thêm vững chắc. Đây là chuyện thường tình, không có gì đáng phản bác hay bàn cãi.
II. NĂM BÍ QUYẾT MỞ RỘNG QUAN HỆ
Muốn mở rộng mối quan hệ, thì không thể nào bỏ qua những điểm cần chú ý sau:
1. Đề ra mục tiêu, cố gắng thực hiện:
Nguyên tác cơ bản trong xây dựng các mối quan hệ là: Không để mối quan hệ bị gián đoạn, hãy đừng đợi đến khi có chuyện phiền phức cần giải quyết mới tìm đến người ta. Mối quan hệ được ví như một con dao, phải thường xuyên được mài dũa mới không bị rỉ sét. Nếu cả nửa năm trời bạn không liên lạc với họ thì có lẽ bạn đã đánh mất một người bạn rồi.
Ngoài ra, mục đích đặt ra cũng có thể được biến đổi, hãy thử thực hiện mỗi ngày gọi điện 5 đến 10 cuộc điện thoại như vậy không những “khuếch trương” bản thân mà còn có tác dụng duy trì mới quan hệ tình cảm. Tính ra nếu mỗi ngày gọi 10 cuộc điện thoại, một tuần là 50 cuộc, một tháng sẽ có con số 200. Mới mức độ như vậy, tính bình quân trong một tháng thì mạng lưới quan hệ của bạn sẽ được bổ sung hơn 10 “nhân vật có trọng lượng”.
2. Hãy đừng ngã lòng:
Với những người thường xuyên bận rộn tuy khó có thể gặp mặt song điều đó không có nghĩa là không thể tiếp cận. Hãy đừng lãng phí thời gian vào việc gọi điện cho họ vào giờ làm việc. Những người này nếu không phải là đang hội họp, hay gọi điện thì cũng đã ra ngoài vì việc gì đó. Hãy biết tận dung khoảng thời gian trống xen kẽ, các “cao thủ” trong xây dựng quan hệ cho rằng khoảng thời gian từ 6 đến 7 giờ tối là thời điểm lý tưởng để tiếp xúc với những đối tượng luôn bận rộn đó. Thời điểm này ở công sở, các thư ký, trợ lý đều đã ra về hết chỉ còn sót lại những người nhiệt tâm với công việc vẫn chưa ra về, họ cũng mong muốn tinh thần miệt mài, vùi đầu vào công việc đó được lãnh đạo, ông chủ nhìn nhận. Đây là thời điểm lý tưởng để ta liên lạc với đối tượng này.
Nói tóm lại, hãy lạc quan hơn, hãy dẹp bỏ ý nghĩ cho rằng người ở vị trí lãnh đạo cao là những đối tượng cao vời vợi ở ngoài tầm tay. Chỉ cần ta nắm được bí quyết và thời cơ, thì đều có thể gây dựng quan hệ với bất kỳ ai. Tất nhiên là xung quanh những người có địa vị thường có nhiều lớp vỏ bọc bảo vệ, song khi ta phá vỡ những trở ngại đó thì công việc còn lại không khó.
Mỗi một doanh nghiệp đều có nhân viên bảo vệ, hãy tìm cách tiếp xúc với họ, những người này có thể cho ta biết “con đường tắt bí mật” để đến văn phòng của ông chủ, nếu làm mất lòng những người này bạn sẽ thiệt thòi, phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Hãy biết cách biến địch thành bạn, thì công việc của bạn chắc chắn thuận buồm xuôi gió.
3. Thông tin ở đâu cũng có:
Ở vỉa hè, khách sạn, nhà hàng, bến xe, quán bar, sàn nhảy, cuộc gặp gỡ bạn bè, đâu đâu cũng có thể xuất hiện những thông tin mới. Khi ta nói chuyện với người nào đó 1 đến 2 tiếng đồng hồ nhất định sẽ lượm lặt được điều gì đó. Những lần đi công tác, đi du lịch cũng là cơ hội tốt để mở rộng quan hệ.
4. Hãy ghi lại những bước tiến trong quan hệ:
Hãy ghi lại như ghi nhật ký, hãy làm hàng ngày nếu thực hiện được không phải dễ, nhưng nếu kiên trì thì nhất định mang lại kết quả tốt không ngờ. Nếu bạn là người chú trọng mở rộng quan hệ thì số người quen biết không phải là ít. Hãy theo dõi diễn biến, sàng lọc trong số người đó tìm ra “người có máu mặt”, có thể ghi lại kết quả của mỗi cuộc tiếp xúc, liên hệ. Hãy viết khi ký ức còn mới, nóng hổi nếu để đến ngày hôm sau thì hiệu quả giảm đi nhiều.
Những điểm cần ghi lại bao gồm: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nhận xét của bạn, cách liên hệ dự định sau này, không cần ghi lại tất cả những chi tiết vụn vặt như học trò viết bài luận.
Trong việc này muốn thu được kết quả tất nhiên công sức bỏ ra không phải là ít. Nhưng nếu nhờ đó chúng ta được gặp gỡ với nhiều nhân vật xuất sắc thì những điều đó đáng làm. Khi đã thành thói quen thì không còn thấy điều đó là gánh nặng, vất vả mà sẽ cảm thấy sự phấn khởi, ham muốn tiến hành hoạt động mở rộng quan hệ.
5. Không nên nóng vội mong đạt kết quả:
Mở rộng quan hệ không phải là vội vàng một cách mù quáng, điều đó chỉ làm người khác xa cách bạn thêm. Sự tích cực của bạn khi đó bị coi là “không từ thủ đoạn”, tìm mọi cách làm thân. Tình huống xấu hơn, sẽ làm đối tượng bạn muốn tiếp cận tránh xa bạn.
Nếu xây dựng mối quan hệ thực sự, cách tiến hành không phải bằng phương pháp ồ ạt dùng áp lực kiểu “đánh thành cướp đất” “chiếm giữ lô cốt” mà mối quan hệ phải được xây dựng liên lục lâu dài. Một nhà quản lý doanh nghiệp đã nói: “Tôi không bao giờ tin những người bạn chỉ mới quen được 3 phút đã anh anh em em. Nếu cần bổ nhiệm một người vào công việc quan trọng tôi nhất định sẽ chọn người tôi có thể tin tưởng được”.
Những người vội vã muốn tìm chỗ dựa vào người khác, thường vì thu được chút lợi lộc mà tỏ ra tự mãn, nếu muốn những người này tự bỏ ra cái gì đó thì trước hết cần phải đặt điều kiện thỏa thuận điều kiện. Họ cũng không muốn phải chia sẽ thông tin với người khác. Người luôn mang ý thức cạnh tranh giành quyền lợi thì rất khó có thể hiểu đúng nghĩa của hai từ “tương trợ”. Họ không hiểu rằng họ đang tham gia vào môt trận đấu không có hy vọng.
Những mối quan hệ tốt thường phải xây dựng một quá trình cố gắng, muốn trở thành người có khả năng về mặt này, điều ít nhất cần phải có là một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng khoan dung.
III. BỐN NGUYÊN TẮC ĐỂ GÂY DỰNG KẾT CẤU QUAN HỆ GIAO TIẾP
Mạng lưới quan hệ khi đã cố định hoặc đã tương đối được định hình, thì sẽ trở thành một kết cấu quan hệ giao tiếp đáp ứng đòi hỏi khách quan của cá thể đó. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là trong quá trình xây dựng kết cấu quan hệ giao tiếp đó cần tôn trọng và tuân theo những nguyên tắc nào?
1. Tập hợp thành khối thống nhất có sức mạnh:
Nhằm giành lấy múc tiêu định ra, thì kết cấu quan hệ giao tiếp phải được tổ chức thành một tổng thể hoàn chỉnh, tạo thành sức mạnh thống nhất. Có nghĩa là: một kết cấu hợp lý của quan hệ giao tiếp đòi hỏi phải bằng phương pháp liên kết khéo léo để đưa các đối tượng quen biết vào một thể thống nhất hữu cơ, trên cơ sở tổng thể đó bản thân chúng ta có thể phát huy tác dụng lớn nhất. Nguyên tắc này là nguyên tác cơ bản để chúng ta xác lập kết cấu quan hệ giao tiếp hợp lý.
Ngay từ xưa trong quan điểm của Nho giáo. Khổng Tử nêu ra lý luận: “Cái gì mình không thích thì đứng áp dụng cho người khác” Mặc Tử thì lại có chủ trương “kiêm ái”, cho rằng: “Kẻ yêu người khác thì được người khác yêu; kẻ làm lợi cho người khác thì cũng được người khác làm lợi cho mình”. Còn nhà học giả hiện đại Lương Thấu Minh lại chỉ ra rằng: “Ở Trung Quốc, trong quan hệ với nhau, người ta đều cần coi trọng đối phương”.
Qua đó cho chúng ta thấy được một điều là, con người lấy cái tâm để đối đãi nhau vẫn là cơ sở cho các loại hình giao tiếp. Nói cách khác là, cái tài trong hoạt động giao tiếp nghĩa là phải làm sao để hiểu được người khác đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người khác, chủ động chia sẻ niềm vui nỗi buồn của họ, quan tâm đến vận mệnh giúp đỡ và tôn trọng người khác như tôn trọng chính bản thân mình.
Điều này được coi là một trong những phạm trù nhạy cảm nhất trong nhận thức của nhân loại, đối tượng của hoạt động nhận thức đó không phải là tư tưởng mà là đời sống tình cảm, tâm tư của người khác. Sale nói: “Hãy coi tình cảm của người khác là của chính mình”. Điều này là quan điểm chín xác và duy nhất đúng trong quan hệ với người khác, đồng thời là cơ sở vững chắc để xây dựng kết cấu quan hệ giao tiếp.
Sự thống nhất mang lại sức mạnh, khi mối quan hệ giữa các đối tượng đã phát triển đến mức độ sâu sắc, thì tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và sức mạnh tổng hợp trong hành động, sẽ vượt qua mọi trở ngại đạt đến múc tiêu đã định.
2. Các hành tinh quay quanh mặt trời:
Vào đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học đã mở ra cánh cửa nhận thức về nguyên tử. Họ phát hiện ra rằng điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân trong trạng thái ổn định phân lập và không liên tục, với giá trị năng lượng không đồng đều. Nếu lấy giá trị năng lương đó làm tiêu chuẩn để sắp xếp thì sẽ có dạng hình thang, các nhà khoa học gọi đó là “phân cấp năng lượng”. Cũng chính quan niệm “phân cấp năng lượng” mới mẻ này đã cho các nhà nghiên cứu quan hệ giao tiếp hiện đại gợi mở một kết cấu ổn định là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều phân cấp. Trong một hệ thống như vậy mỗi một điện tử căn cứ vào mức năng lượng của bản thân nó mà tự sắp xếp vào vị trí khác nhau và có như vậy thì mới kết cấu tổng thể mới giữ được tính ổn định và hiệu quả.
Như vậy, nếu như theo nguyên tắc “phân cấp năng lượng” đó thì kết cấu quan hệ giao tiếp của chúng ta cũng sẽ tự nhiên hình thành 3 bộ phận: hạt nhân, vòng ngoài và phần rìa. Có nghĩa là: vừa phải đặt những nhân vật có tác dụng quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu đặt ra vào vị trí trung tâm, chủ đạo, lại vừa phải sắp xếp những người khác có liên quan vào vị trí thích hợp, tương ứng trong kết cấu giao tiếp.
Với phương pháp như vậy, thì tự nhiên kết cấu quan hệ giao tiếp sẽ trở ênn giống như hệ mặt trời, trong đó 9 hành tinh lớn chuyển động xung quanh mặt trời, vai trò của mỗi tầng lớp lại kém quan trọng hơn và có chu vi rộng lớn hơn hình thành một hệ thống tỷ lệ hài hòa.
Nhằm đạt được mục đích đó, trong quá trình xây dựng các mối quan hệ, chúng ta không thể dàn đều sức lực, tiến hành toàn diện, nhưng cũng không được bên trọng bên khinh, khi thích thì tình cảm keo sơn, khi ghét thì như xúc đất bỏ đi, không thèm đếm xỉa gì đến.
3. Luôn có xu hướng đi lên:
Một kết cấu quan hệ giao tiếp hợp lý, được hợp thành bởi nhiều tầng mức từ thấp đến cao, có mối liên hệ theo chiều dọc.
Thông thường, kết cấu quan hệ giao tiếp hợp lý chia thành 3 tầng: Tầng cơ sở, tầng trung gian và tầng đỉnh cao.
Tầng cơ sở: Dùng để chỉ mối quan hệ gia đình, bao gồm quan hệ vợ chồng, con cái, anh chị em, bố mẹ chồng (vợ) con dâu con rể, cô dì chú bác và các quan hệ trên dưới.
Tầng trung gian: Dùng để chỉ các mối quan hệ bạn bè, họ hàng bao gồm quan hệ yêu đương, quan hệ hàng xóm, họ hàng v.v…
Tầng đỉnh cao: Dùng để chỉ mối quan hệ công việc, bao gồm quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cấp trên, cấp dưới v.v…
Chỉ khi tạo dựng 3 tầng quan hệ đó thành kết cấu hình tháp, trong đó phạm vi mỗi tầng thu nhỏ lại nhưng có yêu cầu ngày càng cao thì kết cấu đó mới đáp ứng yêu cầu hợp lý hóa kết cấu quan hệ giao tiếp.
Trong ba tầng kết cấu đó, không được coi nhẹ một tầng mức nào. Nếu coi nhẹ bỏ qua tầng cơ sở, thì các tầng trên mất đi nền tảng trở thành lâu đài trên cát mất đi sự vững chắc, không thể đứng vững. Nếu coi nhẹ những tầng trên thì kết cấu đó như thân cây không có cành lá, cây không đậu quả và không phát huy được vai trò cần thiết của tổng thể. Do đó, trong quá trình tạo dựng kết cấu quan hệ giao tiếp nếu ta say sưa trong khuôn khổ gia đình riêng, không có chí tiến thủ, hoặc chỉ chú trọng vào công việc, sự nghiệp mà lãng quên gia đình thì đều không phải là phương pháp đúng.
4. Có quan điểm tích cực, linh hoạt:
Mọi sự vật đều tồn tại trong trạng thái không ngừng vận động, thay đổi và phát triển không ngừng. Quan hệ giao tiếp của chúng ta cũng vậy, nếu không tiến triển theo sự phát triển của thế giới khách quan, thì sẽ dần trở nên lạc hậu, rơi vào trạng thái lạc lõng thậm chí khô cứng. Do đó, một kết cấu quan hệ giao tiếp được coi là hợp lý phải là một kết cấu động có thể tự điều chỉnh trong đời sống, thướng có 3 tình huống đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về kết cấu giao tiếp.
Thứ nhất là mục tiêu phấn đấu có sự thay đổi. Sự thay đổi này có thể do bạn đã thực hiện được mục tiêu đó, có thể do bạn đã thay đổi mục tiêu đó, giả sự bạn không làm chính trị mà chuyến hướng sang kinh doanh, điều này buộc bạn phải có sự điều chỉnh trong quan hệ giao tiếp, nhằm phục vụ tốt hơn cho mục tiêu mới.
Hai là sự thay đổi của môi trường sống. Trong xã hội thông tin như ngày nay, sự dịch chuyển thay đổi môi trường sống của các cá nhân vô cùng lớn, trước đây bạn làm việc ở công ty Anh nay lại đến làm việc ở công ty B hoặc ở địa phương này chuyển sang địa phương khác. Sự thay đổi của môi trừong sống dẫn đến sự thay đổi quan hệ của kết cấu giao tiếp.
Ba là sự tách rởi cùa mắc xích nào đó trong quan hệ giao tiếp. Trời khi mưa khi nắng cong người ta họa phúc khôn lường, một người thân, quen qua đời, cùng với sự tiếc thưong, quan hệ giao tiếp cũng có sự thay đổi.
Qua đó ta thấy được rằng, sự điều chỉnh quan hệ giao tiếp cũng có hai dạng: chủ động điều chỉnh và điều chỉnh bị động. Cho dù ở dạng nào cũng buộc chúng ta phải nhanh chóng thích nghi với kết cấu quan hệ mới.
Do đó, khi tạo dựng cho mình kết cấu quan hệ giao tiếp chúng ta cần cố gắng xây dựng một kết cấu mở có khả năng thay thế, đào thải.
KẾ THỨ BA
TRƯỚC LẠ SAU QUEN
Bí quyết:
Phải “biết cửa”, biết rõ ai đóng vai trò quyết định đối với việc cần nhờ vả, phải nắm được nội dung, phạm vi công việc và chức trách của đối tượng.
Phải “biết đường” phải hiểu được trình tự tiến hành, bắt đầu từ đâu, qua mắc xích nào, quyền quyết định do bộ phận nào, tránh chạy đi chạy lại cho mất công.
I. HÃY LOẠI BỎ SỰ E NGẠI
Một mô hình lý tưởng của quan hệ giao tiếp sẽ giống như một thân cây, từ từ vươn cành tỏa bóng ra xung quanh. Tục ngữ có câu “trước lạ sau quen”. Khi bạn đã nắm được cơ hội tạo ra lần gặp gỡ đầu tiên với đối phương thì bước tiếp sau để xây dựng tình cảm không còn là quá khó.
Không phải chỉ riêng chúng ta ta mà dường như tất cả mọi người thường không quen với phong cách ngoại giao, đặc biệt là khi lần đầu gặp gỡ với người chưa quen thì thái độ lại càng vẻ lạnh nhạt. Cho dù đólà do bản chất e dè hay do cảm giác thiếu tin tưởng vào người lạ. Nói tóm lại, đại đa số mọi người đều không thạo trong chuyện giao tiếp với người gặp mặt lần đầu. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng nhất cần làm là trước hết hay gạt bỏ sự e ngại đề phòng trong lòng, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những chủ đề nhẹ nhàng, vui vẻ, kể một câu chuyện vui, đây đều có thể là những biện biện pháp khá hiệu quả và trong thực tế rất có tác dụng.
Ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quan hệ sau này. Trong trường hợp này có người sử dụng biện pháp khá hữu hiệu nhằm xóa bỏ sự gượng gạo của hai bên bằng cách giới thiệu về mình một cách hài hước, nhưng ấn tượng ban đầu trong trường hợp này cũng rất có thể gây ảnh hưởng đến hình thức mối quan hệ giữa hai bên sau này. Do vậy phương pháp tốt nhất là lựa chọn phương pháp phù hợp với tính cách cá nhân mình, không nên vì muốn cải thiện bầu không khí gượng gạo mà áp dụng những biện pháp miễn cưỡng, giả tạo. Quan hệ đôi bên là quá trình tiếp diễn lâu dài nên thể hiện tình cảm chân thành chứ không nên giả tạo. Tốt nhất có thể bắt đầu câu chuyện từ việc nhắc đến những người bạn mà cả hai bên đều quen biết.
Cố gắng xúc tiến, thúc đẩy hoàn thành quá trình yên tâm về đối phương g tin tưởng g hiểu biết, muốn hiểu được đối phương trước hết hãy tự cởi mở về mình, chinh phục đối phương bằng tỉnh cảm nồng ấm.
Khi giao tiếp với những đối tượng quen biết thông qua sự giới thiệu của bạn bè, không nên ngay lập tức đi vào bàn bạc nhưng chủ đề chính thức mang tính chất công việc, mà trong quá trình làm quen, giao tiếp nếu thật sự có vấn đề cần sự giúp đỡ mới nên sử dụng đến ưu thế quen biết đó. Thường thì với đối tượng quen biết nhờ giới thiệu của bạn bè, ta có thể giao tiếp, bàn bạc trong không khí thoải mái. Tất nhiên với quan hệ bạn bè thì nếu khi cần có thể đưa ra yêu cầu được giúp đỡ, điều này không có nghĩa là lợi dụng lẫn nhau. Trong trường hợp cần thiết hai bên gặp gỡ thông qua người bạn hai bên đều quen biết thì cuộc gặp càng có hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình liên hệ với đối tác buộc giới thiệu, rồi nói lại kết quả tiếp xúc với người giới thiệu. Nhưng hãy đừng “vượt mặt” người giới thiệu, có một số người trong tiếp xúc đã “qua mặt” cả người đứng ra giới thiệu do đó bị chê bai. Khi đó, nếu không xử lý tốt, bạn có thể cùng lúc mất đi cả hai người bạn. Trong giao kết có một số quy tắc, hình thức cần được tôn trọng.
Có thể bạn đã từng được ai đó nhờ thay anh ta chăm sóc, để ý đến người thân hoặc bạn bè của họ. Dù rằng được nhờ song cũng cần trung thành với nghĩa vụ được giao. Đây không những là sự thể hiện cố gắng, tấm lòng của bạn với người nhờ bạn mà còn là cơ hội rất tốt để bạn mở rộng quan hệ.
Biến bạn của bạn thành bạn của mình.
Chúng ta có thể gặp những trường hợp như sau: Phải xuất hiện trong chốn đông người, vậy phải làm sao để có thể trở nên thoải mái trong cộng đồng đó, làm thế nào để người ta chú ý đến bạn, coi trong bnạ, làm gì để người lạ biết đến bạn, những người không quen trở thành bạn bè của bạn.
Nếu không phải là hai bên đã có mối quan hệ đặc biệt thì thông thường người ta không mấy khi chủ động giới thiệu bạn bè của mình với người khác, nhất là trong trường hơp tất cả đều bận rộn. Do vậy, khi muốn làm quen với đối tượng nào đó, thì nên thông quan sự giới thiệu của người quen. Ví dụ: Khi người đó đang nói chuyện với bạn của bạn, bạn bước đến chào hỏi, nói chuyện vài câu, thông thường người bạn sẽ giới thiệu hai người với nhau. Nếu người bạn đó không chủ động giới thiệu, bạn có thể hỏi: “Anh ấy là…” khi đã được giới thiệu, bạn hãy tranh thủ trao đổi vài câu gì đó với đối phương, nhưng chú ý không nên kéo dài, làm phiền, gây nhỡ việc của họ, hoặc khiến đối phương đó có ấn tượng là bạn không được lịch sự. Chỉ cần vài câu đơn giản, sau đó tạm biệt, hoặc nói thêm những câu đại loại như: “Chúng ta gặp nhau sau nhé, hai người cứ nói chuyện tiếp nhé!”. Nếu không trực tiếp đến gặp, bạn có thể đợi hai người nói chuyện xong, chia tay, bạn đến hỏi vài câu như: “Người vừa rồi nói chuyện với anh làm việc ở đâu?” “Anh ấy là người ở công ty nào?” nếu sau đó đó thấy cần làm quen, thì có thể trao đổi thêm, hoặc đề nghị người bạn đó đứng ra giới thiệu. “Tôi cũng muốn làm quen với anh ta, bạn có thể giới thiệu tôi làm quen không?”. Thông thường, người ta sẽ đồng ý đứng ra giới thiệu, làm như vậy họ vừa tỏ ra là mình có khả năng, giao thiệp rộng, có nhiều bạn bè.
Nếu bạn tham dự vào hoạt động gặp gỡ do công ty nào đó, hay một cá nhân tổ chức, bạn có thể chủ động nhờ chủ nhân giới thiệu vài người bạn muốn làm quen. Nếu số người tham dự không quá đông, có thể nhờ chủ nhân giới thiệu bạn với mọi người, sau đó bạn có thể làm quen với bất kỳ người nào trong số họ. Những người đó thấy bạn có quan hệ thân thiết với chủ nhân buổi gặp gỡ thì chắc hẳn cũng rất vui vẻ làm quen với bạn. Nếu quan hệ của bạn với chủ nhân chỉ là bình thường, thì chỉ cần đã được mời, bạn cũng có thể chủ động đưa ra đề nghị vừa rồi, người chủ sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn.
Có một số người thường tránh không tiếp xúc với người không quen. Nguyên nhân chủ yếu thường có hai loại: Loại thứ nhất anh ta không thạo giao tiếp với người, nhất là trong trường hợp có đông người. Loại thứ hai là không muốn tiếp xúc với người lạ, họ cho rằng làm quen với người không quen biết, những “khách quan đường” như thế này chẳng bằng dành thời gian làm việc gì đó.
Nhưng thực tế cho thấy, trong một xã hội phát triển ngày càng hiện đại và phạm vi quan hệ ngày càng rộng mở thì sự tiếp xúc về mặt thời gian hay số lượng của chúng ta với người chưa từng quen biết không ngừng tăng lên. Vì vậy nên việc làm thế nào để hòa đồng với người lạ, hòa nhập vào phạm vi quan hệ của họ đã trở thành một trong những yêu cầu đòi hỏi và khả năng cơ bản của con người trong xã hội hiện đại ngày nay.
II. HÃY THẠO ĐƯỜNG ĐI NƯỚC BƯỚC
Một số người luôn vội vã tất bật, họ quen biết khá nhiều người, hàng ngày luôn tỏ ra vất vả vì phải ứng phó với những mối quan hệ xã giao mà mình tạo dựng. Các mối quan hệ của họ có thể ví như một tấm lưới, tuy dàn trải rộng nhưng lại tồn tại khá nhiều lỗ hổng, lại có nhiều nút rối không gỡ ra được, kết quả là khi vận dụng vào công việc thì lại không mang lại hiệu quả thực tế, tấm lưới đem ra bắt cá lại để cá lọt hết lưới. Một số người khác thì lại không như vậy, họ ý thức được quan trọng của việc từ các mối quan hệ này lại tìm thêm những mối quan hệ khác.
Chúng ta đều thấy rằng, sức lực của mỗi người đều có hạn mà những người quen và chưa quen xung quanh ta thì nhiều vô hạn. Để xây dựng cho mình một hệ thống các mối quan hệ hiệu quả thì bước thứ nhất là cần có sự sàng lọc, hãy ghi tên những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phạm vi đời sống của mình vào một quyển sổ, tên những người không có mối liên hệ như trên vào một quyển sổ khác, hình thức này cũng giống như khi ta chơi “tá lả” những con bài dùng đến thì để ở trên, những cây bài chưa dùng thì xếp lại.
Bước thứ hai là sắp xếp, hãy tiến hành phân tích những đối tượng đã làm quen, lựa ra những đối tượng quan trọng nhất, những đối tượng tương đối quan trọng, đối tượng thứ yếu, quá trình này tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân. Điều này cũng như chúng ta “úp phỏm” trong đánh “tá lả” cần biết rõ trong tay mình có những chủ bài nào, những cây bài nào có giá trị, dùng để dành điểm, cây nào dùng để lấp chỗ trống.
Sau đó, tự bạn sẽ ý thức được mối quan hệ nào là mối quan hệ trọng tâm, cần duy trì và giữ gìn, những mối quan hệ nào chỉ cần giữ liên lạc và “chăm sóc” bình thường, từ đó xác định rõ sách lược quan hệ, sắp xếp hợp lý sức lực và thời gian của bản thân trong tiến hành quan hệ, giao tiếp.
Bước thứ ba tiến hành phân loại các mối quan hệ, xác định tác dụng khác nhau của các đối tượng trong cuộc sống khi gặp khó khăn, cần đến sự giúp đỡ của người khác, thì không chỉ dựa vào một đối tượng mà cần đến sự ủng hộ từ nhiều nguồn. Ví dụ: Có một số mối quan hệ có thể giúp bạn hoàn tất một số thủ tục hành chính, số khác lại giúp bạn vạch kế hoạch, có đối tượng lại giúp bạn về thông tin. Những mối quan hệ đó tuy phát huy tác dụng khác nhau, song đều có vai trò vô cùng quan trọng với cá nhân bnạ, do đó cần có sự phân loại, xác định tác dụng, chức năng của từng mối quan hệ đó và đưa chúng vào mạng lưới quan hệ của bạn.
Với sự chuẩn bị như trên, bạn mới có khả năng tận dụng mạng lưới quan hệ đó phục vụ cho mục tiêu của mình, và chủ động sử dụng trong trường hợp, hoàn cảnh nào.
Tất nhiên mạng lưới quan hệ đó luôn luôn đòi hỏi bạn gia công đầu tư, kiểm tra, bổ sung, bởi vì cùng với những thay đổi về chỗ ở hoặc thay đổi nhân sự thì tấm lưới của bạn sẽ xuất hiện những lỗ thủng. Bài lại phải tiếp tục điều chỉnh những quân bài có trong tay, sắp xếp, phân loại lại, không ngừng tìm kiếm những mối quan hệ mới trên cơ sở các mối quan hệ có sẵn, duy trì hiệu quả những mối quan hệ cũ.
Lúc này bạn có thể thành lập cho mình những “hồ sơ” quanh cái tên gọi là “hồ sơ quan hệ” nghĩa là chúng ta căn cứ vào yêu cầu của bản thân, phân loại, chỉnh lý các đối tượng quan hệ đưa vào hồ sơ để tiện cho việc liên lạc, xem lại khi cần. Thông thường những người đã từng trải và có kinh nghiệm trong môi trường xã giao đều có “hồ sơ quan hệ” của mình, có người tập thiết lập và đưa nào vào lưu giữ trong máy tính cá nhân, ghi lại trong sổ, hoặc xếp nó vào trong tập danh thiếp.
Khả năng và sự thành thạo, lão luyện trong giao tiếp của cá nhân cũng được thể hiện thông qua tập “hồ sơ quan hệ” đó với những người có khả năng, thì “hồ sơ” đó của họ có giá trị cao, chất lượng cao. Khi có nhu cầu cần nhờ người khác tương trợ thì rất thuận lơi, suôn sẻ.
Tất nhiên “hồ sơ quan hệ” đó chỉ thuộc về cá nhân, nếu người khác sử dụng thì không phải là sẽ mang lại hiệu quả, đây là kết quả tạo dựng riêng và lâu dài của một cá nhân. Với người thông minh họ biết cách xây dựng sớm cho mình một “hồ sơ quan hệ”, biết cách khi làm việc gì thì tìm đến ai, tìm đến đối tượng, ban ngành nào, chứ không “nước đến chân mới nhảy”, vội vã gọi điện cho người này, đi tìm người kia.
Tạo dựng một “hồ sơ quan hệ” không khó khăn, song để nó thực sự mang lại hiệu quả thì quả là không dễ. Thứ nhất phải “biết cửa” nghĩa là, phải biết rõ ai đóng vai trò quyết định đối với việc mình cần nhờ vả, phải năm được nội dung, phạm vi công việc và chức trách của đối tượng. Hai là phải “biết đường”, có nghĩa là phải biết được trình tự tiến hành, bắt đầu từ đâu, qua những khâu mắc xích nào, quyền quyết định do bộ phận nào, những điều này phải nắm vững, tránh chạy đi chạy lại mất công, tìm trung lập đối tượng.
Khi có một “hồ sơ quan hệ” sáng giá, những người thông minh sẽ hiểu được cách duy trì và giữ gìn nó, phát huy duy trì, tác dụng của nó. Không ngừng giữ mối liên hệ giữa các đối tượng trong “hồ sơ quan hệ”, tăng cường hiểu biết và hợp tác, duy trì các mối quan hệ cũ, phát triển thêm các mối quan hệ mới, khiến “hồ sơ” đó ngày càng trở nên phong phú.
KẾ THỨ TƯ
GIỮ KIÊN TRÌ
Bí quyết:
Giữ được sự nhẫn nại không phải là chuyện dễ, trong xử lý công việc giữ được sự bình tĩnh hòa nhã cũng là một lối sống, một tác phong và một bản lĩnh.
Từ chối khi đó không có nghĩa là đã mất hết hy vọng, nếu bạn có thể phân tích đúng nguyên nhân tâm lý khiến họ từ chối yêu cầu của bạn, rồi căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể để lựa chọn giải pháp hợp lý thì có thể bạn sẽ có một cơ hội mới để đưa ra yêu cầu.
I. HÃY KIÊN TRÌ
Có một lần ông Kent giám đốc một công ty chuyên sản xuất săm lốp xe ô tô của Mỹ đến một quán rượu, ông vô tình chạm vào một người thanh niên say bí tỉ, người thanh niên nhân đó mượn rượu gây gổ với ông. Nhờ có sự can thiệp của ông chủ quán, giám đốc Kent mới thoát khỏi tình huống đó.
Sau đó, qua người chủ quán, giám đốc Kent được biết, tay thanh niên đó thường xuyên đến đó uống rượu. Nghe nói anh ta trước đây đã nghĩ ra một phương pháp làm tăng độ chịu áp lực của lốp e hơi và được cấp bằng sáng chế nhưng khi tìm đến mấy nhà máy sản xuất săm lốp xe để liên hệ, đều bị từ chối và cho là ý tưởng không thực tế, không áp dụng được. Anh ta đã sinh ra chán nản nên thường đến đây mượn rượu giải sầu.
Giám đốc Kent khi biết được tình hình như vậy, không những không để tâm chuyện anh ta xúc phạm mình mà còn quyết định sẽ mời người thanh niên đó vào công ty làm việc.
Một ngày vào sáng sơm, giám đốc Kent đứng đợi người thanh niên đó ở cổng nhà máy nơi anh ta sắp đến làm việc. Người thanh niên đó đã đến song anh ta không còn muốn nhắc gì đến phát minh trước đây nữa, do đó cũng không quan tâm đến đề nghị của giám đốc Kent, mà đi thẳng vào trong nhà máy làm việc.
Giám đốc Kent vẫn kiên quyết đứng đợi ngoài cổng nhà máy. Buổi trưa các công nhân nghỉ trưa, vẫn không thấy bóng dáng người thanh niên nọ xuất hiện, có người cho biết công việc người thanh niên đó là phải đếm tổng hợp số liệu sản phẩm, không có giờ nghỉ cố định.
Ngày hôm đó thời tiết rất lạnh, gió thổi mạnh nhưng giám đốc Kent không dám quay về, đứng nhịn đói đợi trong gió lạnh vì ông sợ rằng đúng lúc ông rời chỗ đó thì người thanh niên nọ sẽ đi ra mà không biết.
Cứ như vậy, ông Kent đã đứng đó đợi từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Khi đó mới thấy người thanh niên nọ bước ra khỏi cổng xí nghiệp, cũng không ngờ rằng vừa gặp ông anh ta liền rât thoải mái chấp nhận đề nghị cùng hợp tác do ông Kent đưa ra. Thì ra khi nghỉ trưa ăn cơm trưa người thanh niên bước ra đã thấy ông Kent đã nhịn đói đứng đợi trong gió rét gần 10 tiếng đồng hồ, do vậy đã cảm động mà thay đổi ý định.
Nhân tài chính là tinh hoa trong những người thường do đó nhân tài luôn được coi là tài sản hiếm có. Nhất là với những đối tượng cần đến nhân tại nhưng hiện tại không có đủ thực lực kinh tế và quan hệ rộng rãi. Trong trường hợp đó để thu hút được nhân tài không gì hơn bằng thái độ chân thành trong đối đãi. Sự chân thành đó được hiểu với nghĩa rộng bao gồm nhiều mặt, với người ta cần đến hãy tỏ ra kiên trì, nhẫn nại, đừng nóng nảy, lịch sự, kính trọng thì nhất định sẽ có tác động, chinh phục được “phòng tuyến phòng ngự” trong tâm lý đối phương.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” nhân vật Tào Tháo vì muốn giữ cho Quan Vũ ở lại với mình đã dùng lễ hậu đãi cứ ba ngày bày một tiệc nhỏ, năm ngày bày một tiệc lớn tặng thêm mười mỹ nữ và vô số vàng bạc, lụa là, còn tặng cả ngựa xích thố. Phong Quan Vũ làm Hán Đình Hầu, thật là đáng coi là đã dùng hết tâm kế.
Lưu Bị vì muốn cầu Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình dựng nghiệp đã “tam cố thảo lư” (ba lần đến lều cỏ) mới Gia Cát Lượng. Đến lần thứ ba Quan Vũ tỏ ra không bằng lòng, Trương Phi thì giận dữ nói sẽ dùng dây thừng trói Gia Cát Lượng lại mà đem về. Lưu Bị nhắc nhở họ rằng: “Các em quên chuyện Chu Văn Vương cầu Khương Tử Nha rồi sao? Văn Vương dùng lễ đối đãi hiền sĩ như vậy, các đệ sao lại vô lễ như vậy?”. Khi ba người còn cách nơi ở của Khổng Minh nửa dặm đường Lưu Bị đã xuống ngựa đi bộ khi đến nơi, gặp lúc Gia Cát Lượng còn đang ngủ, Lưu Bị không cho thông báo mà tự mình đứng dưới thềm đợi cả một canh giờ, đến tận lúc Gia Cát Lượng tỉnh giấc.
Có được Gia Cát Lượng sau đó nghiệp bá của Lưu Bị nhờ đó mới thành.
II. BIẾT NÍN NHỊN
Có một số người khi có việc nhờ đến người khác thì sốt ruột như có lửa đốt, muốn đối phương ngay lập tức bắt tay vào công việc, nếu thấy sau vài ngày không thấy đối tượng có biểu hiện gì, thì không chịu đựng nỏi, vội vã thúc giục khiến người được nhờ cũng rất khó xử. Đây không phải là giải pháp đúng dắn khi nhờ vả người khác. Ta nên thấy rằng có thể người được nhờ cũng có khó khăn của riêng họ do đó phải tiến hành từ từ. Cũng có thể khi đã hứa giúp đỡ, anh ta sẽ tự nghĩ cách bố trí sắp xếp. Một khi đã nhờ vào ai thì nên tin tưởng vào người đó.
Có câu chuyện kể rằng, thời chiến quốc (năm 47 – 221 trước công nguyên). Vua của nước Ngụy là Ngụy Văn Hầu chuẩn bị đưa quân chinh phạt nước Sơn Trung. Có người tiến cử người tên là Nhạc Dương, nói rằng Nhạc Dương là người văn võ song toàn, nhất định đảm đương được chức vụ lúc đó có người can rằng Nhạc Dương có con trai là Nhạc Thư đang làm quan to trong triều đình của Quốc Trung Sơn e rằng Nhạc Dương sẽ không dám ra tay đánh bại nước Trung Sơn.
Sau đó, Ngụy Văn Hầu tìm hiểu được biết rằng Nhạc Dương đã từng từ chối lời mời của vua Trung Sơn do Nhạc Thư phục mệnh chuyển đến và Nhạc Dương còn khuyên con trai nên từ bỏ vua nước Trung Sơn là kẻ hoan dâm vô đạo mà tìm chủ khác. Ngụy Văn Hầu sau khi nắm rõ nội tình, quyết định trọng dụng Nhạc Dương, giao cho ông nhiệm vụ mang quân chiếm đánh nước Trung Sơn.
Nhạc Dương cầm quân tiến đánh, cuối cùng chiếm đánh đến tận kinh thành của nước Trung Sơn, sau đó án binh bất động, chỉ bao vây mà không tiến đánh tiếp.
Sau vài tháng Nhạc Dương vẫn không đánh tiếp, các đại thần trong triều đình nước Ngụy đều tỏ ra không hài lòng, điều ra tiếng vào nhưng Ngụy Văn Hầu không nghe theo ý kiến của họ, mà lại không ngừng sai xứ giả đến úy lạo Nhạc Dương.
Nhưng sau đó Nhạc Dương vẫn không tiến đánh, thuộc hạ của Nhạc Dương là Tây Môn Báo không nhịn được hỏi Nhạc Dương nguyên nhân tại sao không tiếp tục tiến đánh, Nhạc Dương đáp rằng: “Ta chỉ vây chứ không đánh vì muốn mở ra cho chúng cơ hội đầu hàng, để cho trăm họ của Trung Sơn thấy được ai chính ai tà, có như vậy mới thu phục được lòng dân, chứ không phải ta lo cho một mình tên Nhạc Thư đâu”.
Sau đó vài tháng, Nhạc Dương tấn công chiếm được kinh thành nước Trung Sơn, cử Tây Môn Báo ở lại trấn giữ rồi tự mình mang quân quay về nước Ngụy.
Ngụy Văn Hầu mở đại tiệc chúc mừng Nhạc Dương, tiền tàn Ngụy Văn Hầu tặng cho Nhạc Dương một cái hòm, dặn ràng khi về nhà thì mở ra.
Nhạc Dương về nhà mở hòm ra xem, thì ra trong đó chứa những tấn chương các đại thần dèm pha ông dân lên Ngụy Văn Hầu trong thời gian ông đang tiến đánh Trung Sơn.
Trong câu chuyện vừa rồi, nếu Ngụy Văn Hầu tin vào lời dèm pha, giữa chừng không tin dùng Nhạc Dương thì kết quả mang lại chắc sẽ khác hẳn. Trong trường hợp tương tự như vậy thì hậu quả chắc chắn sẽ là không những làm hỏng chuyện mình nhờ người ta, mà sau đó quan hệ của hai bên cũng căng thẳng, không tiếp tục phát triển được nữa.
Có câu tục ngữ rằng: “Cháo nóng húp quanh”, khi không giữ được sự bình tĩnh thì cũng mất đi sự xét đoán sáng suốt.
Vậy phải làm thế nào để giữ được sự bình tĩnh kiến trì khi xử lý công việc trong những tình huống gay cấn, hay nói cách khác trong những hoàn cảnh khác nhau mà vẫn loại bỏ sự nóng vội, bực bội hay ít nhất cũng kiểm soát được tình trạng tâm lý của bản thân?
Người có bản tính nóng vội thường không chịu để mất thời gian, do đó họ thường sắp xếp lịch trình công việc khá xít xao vừa khớp không cho phép sự sai sót hay chậm trễ nào. Có điều muốn công việc thực sự được chắc chắn tốt nhất là phải có dự bị. Nếu bạn cần tham gia những buổi gặp quan trọng thì thời gian dữ tính sẽ ở lại tham dự càng thoải mái, dài hơn. Nếu đó là một cuộc gặp gỡ bắt buộc phải có mặt thì thời gian dự định càng phải được tôn trọng.
Trong môt lúc nào đó nếu bạn tự thấy tâm trạng trở nên rối bời, không thể tập trung suy nghĩ thì hãy cố gắng vận dụng trí tưởng tượng đưa trạng thái tâm lý trở lại sự bình lặng, ổn định. Có người nói rằng: “Khi tôi cảm thấy tinh thần rối loạn, tôi thường tưởng tượng ra trước mặt cảnh một bờ sông yễn tĩnh, đẹp đẽ điều đó giúp tôi giảm căng thẳng và sự lo lắng đi rất nhiều”.
Một trong những biện pháp nhằm khắc phục sự nóng nảy, buồn bực, giữ cho tâm trạng ổn định, hài hòa là hãy thường xuyên tự kiểm tra bản thân bạn có hay phạm vào lỗi này hay không. Nếu sự nóng nảy dó chỉ là ngẫu nhiên trong một tình huống nào đó thì tự nó sẽ biến mất sau đó. Nếu bạn thường xuyên có hiện tượng nóng nảy, giẩn dữ thô lỗ đến vô lý, thì bạn nên thấy rằng bạn đã hơi đề cao mình rồi đó, do đó bạn không muốn chờ đợi ai hay bất cứ chuyện gì.
Sự hóm hỉnh hài hước cũng giúp bạn giữ được sự bình tĩnh ổn thỏa, hãy tìm cách biến những tình huống khó giải quyết trở thành pha chút hóm hỉnh, khiến đối phương cũng có cảm giác vui lây, hứng thú, hãy cố gắng rèn luyện khả năng quan sát tinh tế, điều này giúp bạn kềm chế và hạn chế nóng giận.
Giữ được sự nhẫn nại không phải là chuyện dễ, trong xứ lý công việc giữ được sự bình tĩnh hòa nhã cũng là một lối sống, một tác phong và một bản lĩnh.
III. BA CÁCH KHÉO ỨNG PHÓ KHI BỊ TỪ CHỐI
Có việc nhờ đến người khác, bị người khác từ chối thì đó cũng hoàn toàn là chuyện thường tình sự từ chối khi đó không có nghĩa là đã mất hết hy vọng, nếu bạn có thể phân tích đúng nguyên nhân tâm lý khiến họ từ chối yêu cầu của bạn, rồi căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể để lựa chọn giải pháp hợp thì có thể bạn sẽ có một cơ hội mới để đưa ra yêu cầu. Việc bạn tạm lùi lại một bước tuy không thể khiến đối tượng lập tức thay đổi thái đó, nhưng cũng sẽ để lại ấn tượng tâm lý tốt đẹp cho đối phương. Từ đó ở mức độ nhất định tạo cơ sở cho sự tiếp tục mối quan hệ sau này.
Xét về góc độ tâm lý, đối phương từ chối bạn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và dưới hình thức khác nhau, dưới đây xin giới thiệu những hình thức chủ yếu và cách ứng phó trong trường hợp đó.
1. Từ chối thông thường:
Đối phương từ chối yêu cầu của bạn nhưng đó không phải là quyết định được suy nghĩa kỹ càng và có chuẩn bị. Họ tuy có ý muốn giúp bạn nhưng do hai bên thiếu hiểu biết, do chưa có ấn tượng tốt đẹp rõ ràng về bạn, họ vì thế trở nên do dự, lâm vào trạng thái mâu thuẫn tâm lý vừa có ý muốn giúp bạn vừa có ý từ chối. Vì muốn nhanh chóng giải tỏa trạng thái tâm lý đó, nên đối phương cũng có thể tỏ ý từ chối không giúp đỡ bạn.
Những quyết định như vậy mang tính tùy hứng dễ bị thay đổi. Trong trường hợp này, biện pháp hiệu quả là gần gũi đối tượng thể hiện “bản chất thật sự” của mình một cách hoàn toàn tự nhiên, hãy để đối phương hiểu về bạn một cách toàn diện và đầy đủ, khi sự nghi ngại của họ đã tiêu tan thì yêu cầu được giúp đỡ sẽ không vấp phải vấn đề gì nữa.
2. Từ chối kiên quyết:
Đây là sự quyết định của đối phương sau khi đã hiểu về bạn một cách đầy đủ và cụ thể, đống thời đã phân tích, so sánh, cân nhắc lợi hại mới đưa ra quyết định. Một quyết định như vậy là đo đối phương cho rằng bạn không đáng để ra tay giúp đỡ, hoặc do cá tính, phẩm chất của con người bạn khiến đối phương cảm thấy thất vọng, hoặc do thiên kiến, sự cố chấp của đối phương.
Muốn thay đổi thái độ của đối phương trong trường hợp này thường là không thể thực hiện được, do đó không nên miến cưỡng, tốn công vô ích. Còn nếu bạn cho rằng đối phương từ chối bạn do người đó thiên kiến. Hoặc cố chấp, thì có thể bằng hành động chân thành để tác động đến đối phương, khiến họ thay đổi thiên kiến về bạn. Tất nhiên quá trình này đòi hỏi thời tian tương đối dài.
3. Từ chối khéo:
Đối phương từ chối bạn xuất phát từ yếu tố tâm lý nào đó, nhưng không chính thức nói rõ nguyên nhân thật sự, mà dùng một lý do nào đó để che đậy, trường hợp này khá phức tạp, có thể gồm những khả năng sau:
Một là: Do bạn đưa ra đề nghị vượt quá khả năng đáp ứng của đối phương, họ không thể thực hiện nổi, song lại ngại khi phải thú nhận mình không có khả năng.
Hai là: Đối phương không yên tâm về bạn, không hiểu về bạn, nhưng lại không tiện nói ra.
Ba là: Do trong số những người nắm quyền quyết định đối với việc của bạn yêu cầu đạt được sự thống nhất về ý kiến đối tượng không muốn mang khó khăn trong nội bộ nói ra ngoài cho bạn biết.
Với những đối tượng trên cần tìm hiểu nguyên nhân thật sự dẫn đến sự từ chối, từ đó có giải pháp tương ứng. Có thể là sẽ cần giải thích, thuyết phục hoặc hạ thấp yêu cầu, hoặc chờ thời điểm thích hợp.
Để phân biệt được lời từ chối đó thuộc loại nào hoàn toàn không phải chuyện dễ, phải có khả năng quan sát ánh mắt, cử chỉ, giọng nói của đối phương, khả năng phán đoán chính xác. Những khả năng đó phải dựa vào kinh nghiệm phong phú tích lũy qua các hoạt động xã giao.
KẾ THỨ NĂM
MẠNH DẠN NHƯNG TINH TẾ
Bí quyết:
Không nên đánh giá quá cao về đối phương, đánh giá quá thấp về bản thân, cho dù đối phương là người có tiền tài, danh vọng, địa vị cũng không có cản trở đến việc bạn tiếp xúc với họ một cách đàng hoàng.
Thực tế còn cho thấy những người càng có công trạng và địa vị thì lại càng bình dị, dễ gần.
I. MUỐN BẮT ĐƯỢC CỌP PHẢI VÀO HANG
Vào những thời khắc quyết định khi thực hiện phải mạnh dạn “có chí làm quan, có gan làm giàu” nếu không mạnh dạn thì việc gì thực hiện cũng khó.
Ở một số người hễ nghĩ đến việc phải nhờ cậy người khác là cảm thấy vô cùng ngần ngại, chưa kịp đề nghị đã đành vì e ngại mà tự từ bỏ ý định. Nếu chú ý nghiền ngẫm, bạn sẽ thấy được rằng, dạng tâm lý đó không phải là chuyện mới có và chỉ xuất hiện khi có việc cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác ngay trong hoạt động giao tiếp hàng ngày khi tiếp xúc với người xung quanh vẫn xuất hiện trạng thái tâm lý như vậy. Các chuyên gia gọi tiện tượng đó là “tâm lý ngại giao tiếp”.
Có một số bạn trẻ ngại tham gia vào hoạt động giao tiếp như nghe nhạc, khêu vũ thậm chí là các bữa tiệc mời của bạn bè, người thân, những người này hễ bước chân đến chỗ đông người là tháy kém thoải mái, có lúc nhìn thấy người quen cũng lảng tránh, sjư phải trò chuyện, tiếp xúc.
Nguyên nhân gây nên “tâm lý ngại giao tiếp” rất phức tạp, theo sự phân tích tâm lý thì cảm giác tự ti và xấu hổ là hai nguyên nhân đáng chú ý. Những người có trạng thái tâm lý này gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp xúc với người khác, do đó họ thường rời vào trạng thái cô độc tâm lý này gây ảnh hưởng xấu đến sự tiến triển bình thường của hoạt động giao tiếp của người đó với mọi người xung quanh.
Trong tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc “Hồng Lâu Mộng” nhân vật Lâm Đại Ngọc có thể coi là điển hình cho mẫu người luôn có tâm lý tự ti. Lâm Đại Ngọc từ sau ngày bước chân vào Gia Phủ, cô luôn có tâm trạng hụt hẫng của một kẻ ăn nhờ ở đậu, tuy rất được Giả Mẫu yêu quý nhưng do cảm giác tự ti xuất thân trong một gia đình mà gia cảnh đang xuống dốc, một mình phải lang thang đến chốn đất khách, từ trong thâm tâm Đại Ngọc tự cho mình thua kém các anh chị em họ khác.
Bản thân Lâm Đại Ngọc cũng có thể được coi là cô gái có tài năng và rất có lòng tự trọng, thêm vào đó là khuynh hướng sống nội tâm từ đó trong các hoạt động tập thể, nhằm mong sự tự trọng cô thường ẩn mình vào một góc, đơn độc, riêng lẻ, rầu rĩ âm thầm, không muốn chủ động tiếp xúc với người khác. Chính sự tự ti đã ngăn cản sự hòa hợp của cô với các anh chị em.
Trong thực tế cuộc sống những ví dụ tương tự không hiếm, có nhiều người thướng sống đơn độc, lẻ loi, không có lấy một người bạn, nếu gặp phải chuyện phiền phức, nếu có ai xui anh ta đi nhờ cậy một ai đó, thì chuyện đó đối với anh ta cũng khó khăn như bị đẩy ra pháp trường vậy.
Sự tự ti hoàn toàn có thể được khắc phục. Điều đầu tiên cần làm là phải củng cố sự tự tin. Thực tế là cho dù trong hoàn cảnh giao tiếp nào, con người ta đều bình đẳng với nhau về nhân cách, không nên tự hạ thấp bản thân mình, tự cho rằng mình thua kém người khác. Do sự tự ti, có người luôn tự cho rằng người khác coi thường mình, thực tế đó hoàn toàn là sự tự đánh giá thấp bản thân còn nếu có hành động coi thường nào đó từ phía đối phương thì thường là do hành động trốn tránh bất hợp lý của mình gây nên,vì có những hành động xử sự khác thường làm cho người khác không thể đưa ra nhận xét đúng về bạn từ đó gây sự xa lánh, lạnh nhạt, chính điều này có tác động trở lại khiến bạn càng trở nên cô đơn, cứ như vyậ hình thành vòng luẩn quẩn, khiến bàn càng trở nên lạc lõng.
Để cải thiện tình trạng đó, biện pháp duy nhất là cần loại bỏ sự tự ti, mặc cảm, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã giao, trong quá trình giao tiếp, hai bên có cơ hội thể hiện khả năng của cá nhân, qua đó học được cách đánh giá đúng đắn về người khác và bản thân mình, nâng cao sự tự tin.
Thứ hai là cần biết quên đi bản thân, người hay ngượng ngập, e dè thường có xu hướng quá chú ý đến bản thân thường có suy nghĩ: Mình nói như vậy có hay không nhỉ? Mình ăn mặc như thế có hợp không? Mình đề nghị anh ta giúp đỡ như vậy có đường đột quá không? Nếu bị từ chối thì sao? Cứ như vậy, những suy nghĩ dằn vặt khiến người đó càng trở nên căng thẳng, nếu không tự giải tỏa, thoát ra khỏi sự bế tắc trong tư tưởng, thì rất dễ gây nên sự thất bại trong quá trình tiếp xúc.
Nếu chúng ta thay cách nghĩ đó bằng cách nhìn sự vật ở góc độ khác, tự cho rằng: người kia chưa chắc đã giỏi hơn mình, có thể anh ta cũng đang e dè, ngần ngại. Với tâm lý tự tin, vững vàng như vậy chúng ta sẽ trở nên thoải mái, bình tĩnh, tự tin và một khi đã có sự thoải mái trong nội tâm thì điều kiện và bấu không khí cần có cho hoạt động giao tiếp sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, trong hành động còn cần tính chủ động, hãy mạnh dạn, chủ động đưa ra đề nghị yêu cầu được giúp đỡ. Đúng như điều mà các nhà tâm lý xã hội đã chỉ ra: “Một lần giành được thành công trong hoạt động giao tiếp sẽ có tác dụng to lớn mang lại cảm giác khám phá hoạt động xã giao và tăng cường lòng tự tin của bản thân người đó trong giao tiếp thành công tiếp theo sẽ tạo cho người ta phản xạ có điều kiện mới trong hoạt động giao tiếp, học được cách tiếp xúc với người khác một cách thoải mái, tự nhiên, đàng hoàng và thẳng thắn khi đưa ra đề nghị yêu câuf được giúp đỡ và giúp đỡ người khác”. Nói tóm lại, không có những nhà hoạt động xã hội bẩm sinh, muốn trị tận gốc căn bệnh “ngại giao tiếp” chỉ có thể thực hiện được thông qua sự rèn luyện không ngừng trong hoạt động thực tiễn.
II. HAI MƯƠI CÁCH ĐỀ CHIẾN THẮNG SỰ E NGẠI
1. Khi tiếp xúc, mạnh dạn bước thẳng đến phía đối phương hãy coi như người đó là kẻ đang nợ tiền của bạn.
2. Tập nhìn thẳng vào sóng mũi đối phương khi đối thoại, hãy để họ có cảm giác bạn đang nhìn thẳng vào mắt họ.
3. Câu đầu tiên to rõ thì phần kết thúc cũng sẽ mạnh mẽ, còn ngược lại nếu câu mở đầu e dè thì khi kết thúc cũng là sự e dè.
4. Học cách giữ im lặng đúng lúc, buộc đối phương phải lên tiếng.
5. Trước khi gặp người lạ, hãy chuẩn bị một số chủ đề nói chuyện.
6. Tìm mọi cách để được tiếp xúc với những nhân vật quan trọng, quan hệ với những người lớn tuổi hơn hoặc giỏi hơn mình, qua đó sẽ học thêm được nhiều điều, ngoài ra còn nhờ đó mà quan sát, nắm bắt được khuyết điểm của kẻ mạnh, người yếu xung quanh, tăng cường lòng tự tin.
7. Nếu bạn chưa từng rơi vào hoàn cảnh khó xử trong giao tiếp, mọi sự lo lắng trước đấy đều xuất phát từ những nguyên nhân, lý do không rõ ràng, thì điều đó chứng tỏ bạn có tính cách thầm lặng sống nội tâm, chưa có kinh nghiệm phong phú trong hoạt động giao tiếp, để khắc phục điều đó bạn cần chủ động tham gia vào các hoạt động xã giao, tiếp xúc với nhiều người, bạn hãy cố gắng khắc phục khuyết điểm và phát triển những ưu điểm vốn có.
8. Nếu bạn tự thu mình lại do gặp phải những chuyện không vui trong quan hệ với mọi người trước đây, thì bạn nên nhìn nhận lại về quan hệ giao tiếp một cách đúng đắn. Trong hoạt động xã giao thông thường sẽ không có ghế giễu, lạnh nhạt, bạo lực, lừa gạt nghi ngại lẫn nhau hay cá lớn nuốt cá bé. Không nên vì một chuyện không vui hay va vấp trong quá khứ mà luôn có tư tưởng đề phòng. Khi hòa mình vào hoạt động giao tiếp và các mối quan hệ mới, vết thủng trong lòng bạn sẽ được hàn gắn nhanh chóng.
9. Không nên đánh giá quá cao về đối phương, đánh giá quá thấp về bản thân,cho dù đối phương là người có tiền tài, danh vọng, địa vị cũng không có cản trở đến việc bạn tiếp xúc với họ một cách đàng hoàng. Xét về tư cách cá nhân mọi người đều bình đẳng như nhau, hơn nữa thực tế còn cho thấy những người càng có công trạng và địa vị thì lại càng bình dị, dễ gần, ngược lại càng là kẻ kém học vấn, đầu óc trống rỗng thì lại càng là kẻ hay làm bộ, tác oai tác quái.
10. Những chuyện không vui hoặc thất bại, vấp váp trong quan hệ xã giao trước đây khiến bạn có cách nhìn thiên về chỉ thấy sự tiêu cực trong giao tiếp, từ đó tự thu mình tránh né các mối quan hệ kể cả sự tiếp xúc, quan hệ tích cực, đúng đắn. Hãy mạnh dạn, dũng cảm bước ra khỏi thế giới của riêng mình, học tập, làm theo phong cách của những người hoạt bát, năng động, lạc quan xây dựng cho mình thói quen trầm tĩnh, ung dung, khoáng đạt. Chỉ có cách làm theo giải pháp đó, thì trong các trường hợp của đời sống giao tiếp, xã giao sau này ta mới không còn có hiện tượng ngại ngùng, hồi hộp, bị động không nói được điều mình cần nói.
11. Sức mạnh của sự tự tin sẽ áp đảo cảm giác ngại ngùng, e dè, trong nội tâm của mỗi người chúng ta có hai sức mạnh đó là sự e ngại và sự tự tin. Hai sức mạnh đó tranh giành quyền khống chế, kiểm soát trí tuệ. Nhưng thường thì sức mạnh của sự tự tin lớn hơn, đây là một nhân tố thần bí người ta chưa hiểu được một cách cặn kẽ, có tác dụng hiệu quả đối với cmả giác e ngại.
12. Sức mạnh của sự tự tin được ví với một loại kích thích tố trong cơ thể trong tình huống nguy cấp nó khởi động và phát huy những tiềm lực ẩn chứa trong bạn với một kết quả đáng kinh ngạc. Sự e ngại chế ngự, khiến chúng ta không dám tiến tới, tự cho mình là yếu đuối, nhỏ bé, là vì khi đó nó khống chế tâm lý chúng ta. Trong một số trường hợp nguy cấp, lòng tự tin khiến chúng ta phát hiện nguồn sức mạnh không ngờ, lâu này tồn tại dưới dạng tiềm ẩn, khiến chúng ta làm được những việc không ngờ tới.
13. Bạn hãy ghi nhớ, cho dù không xuất hiện tình huống nguy cấp trong vẫn vẫn tiềm ẩn nguồn sức mạnh đó, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể sử dụng sức mạnh đó để chế ngự cảm giác sợ hãi. Điều quan trọng là thường xuyên rèn luyện, tự tin vào mình, loại bỏ cảm giác yếu đuối, cho đến khi phản ứng của sự tự tin thành thói quen.
14. Nhìn thẳng vào sự e ngại, rụt rè của bản thân, thấy rõ được bản chất, nguồn gốc của nó và kiên quyết chống lại nó. Bằng hành động cụ thể, quyết tâm không để sự sợ hãi, e dè kiểm soát bản thân ngay cả trong cuộc sống bình thường.
15. Khi bạn thấy e ngại thì hãy đi làm việc mà bạn vốn e ngại, sau này bạn không còn việc đó đáng sợ nữa. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi trước việc gì đó, hãy tự kiềm chế đừng cố gắng tưởng tượng thêm những chi tiết về chuyện đó. Hãy mạnh dạn, tích cực chinh phục e dè, sợ hãi, trở ngại tâm lý càng lớn thì khi vượt qua được khiến ta càng tự hào.
16. Hãy giữ sự yên ổn trong tâm hồn. Không nên tạo cho những suy nghĩ ngông cuồng hay bây hấn, xử láy các tình huống bàng thái độ cư xử tự nhiên, bình thường. Trước khi tiến hành công việc gì, nên chuẩn bị trước và có biện pháp dự phòng, tự tin và tin tưởng vào người khác rồi mạnh dạn làm công việc mà bạn dự định làm.
17. Không nên giữ sự lo lắng, sợ hãi cho riêng mình, kìm giữ trong lòng, không muốn nói ra, thực ra biện pháp đó rất không thông minh. Nếu trong lòng bạn có ưu tư, buồn bực thì nên nói ra, như vậy không những giải tỏa được gánh nặng tâm lý, đồng thời còn có tác dụng lấy lại sự thanh thản, tỉnh táo, loại bỏ được sự lo lắng không cần thiết.
18. Không nên sợ khó khăn. Hãy ghi nhớ rằng: khó khăn ta gặp thường là tín hiệu của sự thành công sau đó. Chri có những ai không run sợ trước khó khăn mới có thể chiến thắng bất kỳ sự sợ hãi, e ngại nào.
19. Hãy tạm gác những chuyện ngoài tầm tay. Khả năng của mỗi người đều có giới hạn, mỗi người có sở trường riêng, không thể so sánh một cách máy móc. Vậy thì, với những chuyện vượt quá khả năng, nằm ngoài tầm tay của bạn thì việc gì phải miến cưỡng, thường xuyên nghĩ đến nó. Nếu ta luôn day dứt nghĩ đến chuyện vượt quá khả năng hiện có sẽ luôn làm cho bản thân mình bứt rứt không yên, do đó trong hoàn cảnh như vậy tạm thời nên bỏ qua, dẹp chuyện đó sang một bên.
20. Không nên kể khổ trước mặt người khác. Nếu trong lòng có đau khổ, thì có thể chia sẻ với người bạn thân nhất nhưng nếu sa đà kể lể trước mặt người khác, tuy dành được sự đồng cảm, song lại càng khiến mình cảm thấy bất hạnh.
III. VƯƠN TỚI MỤC TIÊU KHẢ QUAN, TÍNH ĐẾN TÌNH HUỐNG XẤU
Một số người ngay khi đưa ra yêu cầu cần được giúp đỡ đã xuất hiện ý nghĩ cho rằng: “Việc này chắc không được, chắc gì người ta chịu giúp mình”. Mà không thấy rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đó đã gây cản trở cho chính bản thân mình.
Napoleon từng nói: “Trong vốn từ của tôi không có từ không thể”. Theo đó, trong vốn từ của bạn cũng nên loại bỏ từ “không thể” không chút tiếc nuối. Thực ra, con người là loài sinh vật rất có khả năng thích nghi với hoàn cảnh chỉ cần dám chấp nhận thử thách, không có việc gì là “không thể được”.
Bạn có thường vô tình sử dụng những câu phủ định như “không thể được”, “không dễ”, “không có cách nào”, “không nên” v.v… hoặc có ai trong số đồng nghiệp của bạn cũng thường xuyên nói cách như vậy? Còn những người thường dùng những từ đại loại như “thử xem sao”, “thử nói xem”, “tôi đồng ý”, “nhất định thành công”, “hay đấy” v.v… thường là những người dũng cảm, mạnh dạn, tích cực trong hành động.
Tuy chỉ thể hiện ở cách dùng những từ khác nhau, nhưng nó có tác động đến suy nghĩ của bạn đến việc bạn dự định tiến hành.
Chúng ta hãy hạ quyết tâm, không sử dụng những từ mang nghĩa phủ định trong ngôn ngữ, giao tiếp hàng ngày từ đó, tiến lên một bước thay thế những từ phủ định bằng sử dụng những từ mang nghĩa khẳng định. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn đã có đầy đủ tư thế tích cực trong hành động và sức thuyết phục trong lời nói với người khác được tăng lên.
Với hai dạng tâm lý khác nhau thì hiệu quả đạt được cũng khác nhau một trời một vực.
Nếu nói “Trời nắng thì có mặt trời, trời râm thì không có mặt trời” thì câu nói này sai, ta cần thấy rằng, nếu trời râm thì khi đó mặt trời bị che bởi tầng mây. Có người nói “Trong ví tôi chỉ còn lại 1000 đồng”. Câu này nếu nói là “Tôi vẫn còn 1000 đồng cơ”, thìt thể hiện hai thái độ khác nhau, trong công việc hàng ngày cũng vậy, nếu có nhu cầu cần đến sự giúp đỡ của người khác, ta cũng thường xuyên chuẩn bị tâm lý bị từ chối, thì khả năng yêu cầu bị người khác cầu được đáp ứng cũng bị giảm đi nhiều. Không nên vì fainhờ cậy đến ngkc mà cả ngày mặt mũi khó đăm đăm, suy tư, khắc khổ hay thường giả định, nghĩ ngợi rằng nếu việc không thành thì sao. Thực tế hoàn toàn không cần lo lắng như vậy, hãy nghĩ rằng khả năng thất bại chỉ là một phần nghìn, ta vãn còn chín trăm chín mươi chín phần nghìn thành công.
Đúng vậy, tự tin là chỗ dựa cho thành công, nhưng cũng cần thấy rằng, vì quá tự tin, thường dẫn đến hậu quả là khi gặp thất bại thì tâm tư hụt hẫng ghê gớm, về tâm lý phải chịu tổn thất nặng nề. Có một số người lại không tin tưởng lắm vào thành công của công việc, thậm chí có dự liệu về khả năng xâu nhất khi thất bại lại tránh được gánh nặng tâm lý.
Xin kể ra đây một ví dụ: Có lần đoàn kinh kịch nghiệp dư của thành phố B tuyển diễn viên, những người yêu thích môn kinh kịch hăng hái tham gia, trong đó không thiếu những người rất có khả năng, cuộc tuyển chọn do vậy sẽ có sự cạnh tranh khá gay gắt.
Cô Tiết vốn khá có năng khiếu văn nghệ, cả bố mẹ cô đều yêu thích kinh kịch, do vậy từ nhỏ cô đã được lớn lên trong môi trường khá thuận lợi. Lần tham dự thi tuyển này cô khá tự tin, không mấy tâm tư về cuộc thi đòi trăm người chọn một này. Khi biểu diễn, đối diện với các vị giám khảo khá nghiêm khắc, cô không hề bối rối cô thầm nghĩ rằng mỗi động tác của mình đều được ban giám khảo tán thưởng.
Một người nữa cũng tham gia là cô Lý thì không được vững vàng như vậy, cô luôn nghĩ: Người có khả năng thì nhiều mà người được chọn lại quá ít.
Kết quả là cuối buổi, cô Lý bình tĩnh đi ra khỏi phòng diễn, còn cô Tiết thì lại khóc mà chạy ra ngoài.
Một thời gian sau cuộc thi đó cô Tiết luôn cảm thấy ngượng ngập với bạn bè, cô thường dằn vặt “mình đã tự cho mình nắm chắc phần thắng quá sớm, trong số bạn bè ai cũng cho rằng mình sẽ là một trong số người được lựa chọn vậy mà… lần này mọi người thế nào cũng chế nhạo sau lưng mình”.
Còn cô Lý thì lại do cô Tiết là bạn thân ra sức chèo kéo do vậy đã tham dự cuộc thi tuyển, do đó tuy cuối buổi cùng cô Lý bị loại, nhưng không hề thấy có gì trầm trọng. Nguyên nhân là do lúc đầu cô Tiết phải ra sức vận động nên cô mới đi với tâm lý thôi thì cũng cho vui, coi như đi cùng bạn bè vậy, cũng chẳng có hy vọng gì, việc thành bại sau đó cũng chẳng mấy ý nghĩa đối với cô.
Nếu chúng ta cảm thấy không tin tưởng vào thành công thì cũng nên hạ thấp mục tiêu, và đồng thới tình đến khả năng xấu nhất, điều này có tác dụng giảm nhẹ gánh nặng tâm lý khi gặp thất bại. Đây là biện pháp phòng vệ nhằm giữ sĩ diện cá nhân trong tình huống xấu. Ta có thể thấy biểu hiện của dạng tâm lý này xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống.
Cũng như trong một cuộc gặp gỡ ngoài việc đứng đợi ta thường có sự chuẩn bị tâm lý “liệu anh (em) ấy có đến không nhỉ?”. Sau đó nếu không đạt kết quả mong muốn, thì cũng cảm thấy chuyện đó quá năng nề. Nếu tin tưởng chắc chắn rằng đối phương nhất định sẽ đến, thì khi sự việc diễn biến ngược lại thì sẽ dễ bực bội, thất vọng.
Trong cuống “Cuộc phiêu lưu của Giulive” có câu nói nổi tiếng: “May mắn thay cho những kẻ không có nguyện vọng gì, vì họ không bị thất vọng”. Cho dù câu nói đó mang chút châm biếm song nó đã phản ánh được hiện tượng tâm lý thường gặp, và ý nghĩa của câu này cũng gần nghĩa với phương pháp tự hạ thấp mục tiêu đã nói ở trên. Hay còn cách nói tương tự như là: cố gắng vươn tới mục tiêu cao nhất đồng thời tính đến khả năng xấu nhất.
Thường thì càng hy vọng nhiều, thì cảm giác thất vọng càng lớn nếu thất bại. Cũng như khi ta được nghe kể lại cảnh đẹp ở địa điểm danh lam thắng cảnh nào đó, sau đó hăng hai lên đường đến tận nơi, nhưng thường thì sẽ khá thất vọng, nghe kể bao giờ cũng đẹp hơn là thấy thật. Nhưng nếu ta tự mình tìm đến vùng đất mới, nơi núi dựng, vực ngăn, khoảng rằng con suối, mỗi bước đi là một khám phá mới, mỗi cành cây, bông hoa, dòng suối, hòn đá nhìn thấy thường mang lại niềm vui của sự khám phá, và những bất ngờ thú vị.
IV. HÃY ĐỂ ĐÔI BÊN ĐỀU CÓ CHỖ LÙI
Chúng ta khi nhờ vả vào người khác đều mong rằng điều mình đề nghị sẽ thành công, nhưng thực tế khách quan thường lại không chiều ý muốn chủ quan của con người. Có việc thành công, cũng có khi thất bại, có việc chỉ thành công một phần, có khi hoàn toàn thất bại.
Nếu thành công, người ta cảm thấy phấn chấn, nếu thất bại, hỏng việc, người ta buồn rầu, thất vọng. Trong trường hợp đã gửi gắm nhiều hy vọng vào thành công thì khi gặp thất bại cảm giác thất vọng, hụt hẫng càng lớn, tâm lý càng không ổn định, càng cảm thấy đau khổ. Trong trường hợp này, sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, tâm lý, sức khỏe và để lại hậu quả lâu dài.
Trong các mối quan hệ xã hội con người ta luôn phải biết cách tự điều chỉnh tham vọng bản thân, đưa những tham vọng đó trở về mức độ phù hợp. Nếu thực hiện được điều đó bạn sẽ tránh được những hậu quả như đã nói ở trên.
Vậy nên làm thế nào để điều chỉnh được tham vọng của bản thân. Dưới đây là một số biện pháp để các bạn tham khảo.
1. Tự cân nhắc bản thân mình, đánh giá đúng về vai trò của bản thân mình.
Người xưa từng nói: Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng. Nếu bạn không có nhận thức đúng đắn, chính xác khách quan về bản thân mình, nắm vững được khả năng của chính mình, hành động mù quáng thì không thể giành được thành công lớn.
2. Không nóng vội, phân tích toàn diện, khách quan về những điều mình muốn thực hiện và các yếu tố liên quan.
Bất cứ trong hoạt động giao tiếp, kết bạn hay nhờ vả người khác đều có hai khả năng thành công hoặc thất bại. Nếu chỉ nghĩ một chiều, mong muốn, thành công, không tính đến khả năng thất bại thì đó là thái độ thiếu khách quan và không thực tế. Những người năng động, giàu kinh nghiệm trước khi làm bất cứ việc gì đều có sự chuẩn bị. Khi nhờ vả đến sự giúp đỡ của người khác, đều có chuẩn bị về nội dung, không vì công việc sau đó trôi chảy mà đắc ý ra mặt, vênh vang. Cũng không vì gặp khó khăn, thất bại mà bị quan thất vọng, phàn nàn. Những người như vậy được coi là “tâm lý bình thường” hoặc “tâm lý lành mạnh”.
Ví dụ nếu bạn là người tham gia kinh doanh, thương mại trong xã hội thương mại hóa thì lợi ích là trên hết, nếu bạn cần người khác giúp đỡ vay vốn, thì tất nhiên phải tiến hành đàm phán về lãi suất. Với một nhà đàm phán lão luyện, bình tĩnh thì luôn cần chuẩn bị hai phương án, không nên quá hy vọng vào khả năng thực hiện nhưng cũng không nên bị quan, không tin tưởng. Nếu quá hy vọng, tin chắc vào khả năng thực hiện thì thường khiến ta coi thường, đại khái, không chuẩn bị kỹ về nội dung, phương pháp và tài liệu phục vụ cho đàm phán kết quả là dễ xảy ra sai sót, khi đàm phán bị đối tác dồn vào tình thế bị động, không tìm được đối sách ứng phó; nếu bạn bi quan, không hy vọng vào kết quả đàm phán thì sẽ trở nên thiếu tự tin, e ngại, đánh mất ưu thế của mình, bị đối phương dắt mũi.
3. Tính đến đường lui. Khi đánh giá khả năng hoàn thành mục tiêu, nhấn mạnh nhận xét yếu tố bất lợi lên một chút. Có câu nói rằng “trước khó sau dễ, khổ trước sướng sau”, trước khi tiến hành công việc cần tính đến các nhân tố bất lợi, tránh những phiền toái xảy ra sau đó. Khi chưa làm thì còn có thể thay đổi, ứng biến được nhưng một khi “gạo đã thành cơm” thì khó có thể cứu vãn.
4. Khó có công việc gì dễ dàng thành công mà không cần tốn chút sức lực. Trong quá trình nhờ vả người khác cần điều chỉnh mức độ yêu cầu một cách phù hợp. Mỗi người đều có khả năng nắm bắt diễn tiến sự việc và tâm lý người khác rất khác nhau, không phải ai cũng “Gia Cát Lượng”, có khả năng biết trước diễn biến sự việc. Do đó việc luôn luôn học hỏi, luôn điều chỉnh mức độ yêu cầu của mình đối với người khác là vô cùng cần thiết. Điều này có nghĩa là: Khi yêu cầu người khác tương trợ, căn cứ vào tình hình của cả hai phía mà xem xét điều chỉnh yêu cầu, khi cần thì phải tùy cơ ứng biến, mới có thể làm giảm hoặc tránh được thất bại. Khi sự việc thay đổi, đối tượng thay đổi thì ta cũng thay đổi, không quá hy vọng vào một đối tượng nào đó. Khi khả năng thành công giảm thiểu thì biết tạm lui một bước, hoặc chuyển hướng; khi khả năng thành công lớn thì ra sức tiến tới, giành phần thắng.
KẾ THỨ SÁU
BIẾT CÁCH GẦN GŨI
Bí quyết:
Mỗi người thường tự định ra một phạm vi phòng vệ quanh mình thường chỉ cho phép những người thực sự thân thiết vi phạm không gian đó. Nếu bạn đã bước được vào không gian đó, thì đối phương sẽ bị tác động bởi cảm giác đôi bên đã trở nên thân mật.
Hãy ghi nhớ điều họ nói ra, sau này gặp lại trong một câu chuyện nào đó, đây cũng là một trong những biện pháp thể hiện sự quan tâm đến đối phương, nhất là cần chú ý đến thói quen, đam mêm của đối phương, khi được nhắc đến, đối phương nhất định sẽ rất hứng thú.
I. BỐN BƯỚC
Ông Lâm Ngữ Đường một bậc thầy trong nghệ thuật trào phúng đã tổng kết rằng người Trung Quốc đặc biệt là người có học khi muốn nhờ vả vào người khác thường tiến hành theo trình tự các bước với trật tự chặt chẽ như môt bài thở cổ phải tuân theo niêm luật.
Người Trung Quốc khi có việc cần nhờ vả người khác rất ít khi mở đầu thẳng thắn không rào đón như người phương Tây: “Lần này tôi đến là vì có chút việc…”, vì cho rằng mào đầu như vậy không được lịch lãm, nếu đối với người không quen, thì cách tiếp cận như vậy được coi là mạo muội. Người Trung Quốc rất chú trọng đến ngôn từ sử dụng, có sự rào đón chặt chẽ, chỉn chu. Đặc điểm này không những thể hiện phong cách mà còn có kết cấu, cụ thể có thể tạm chia làm bốn giai đoạn.
Giai đoạn đầu là chuyện trò, hỏi thăm, trao đổi, “nói chuyện thời tiết”. Thường thấy các chủ đề sau: hỏi quý tính đại danh, thể hiện sự ngưỡng mộ, kế đó là, thời tiết hôm nya… và những câu đại loại như vậy. Ông Lâm Ngữ Đường gọi đó là phần “chuyện thời tiết”, có tác dụng liên kết, trao đổi tình cảm. Những chủ đề có thể thích hợp gần như đối với mọi đối tượng, không đến nỗi bị đối phương từ chối tiếp chuyện.
Giai đoạn thứ hai là ôn lại chuyện xưa, ôn nghèo kể khổ, đi sâu hồi tưởng quá khứ, đi từ chủ đề chung tiếp cận đến những chủ đề đặc thù, đây là bước tiến sâu thêm. Ông Lâm Ngữ Đường gọi đó là “kể chuyện lịch sử” với những câu “Anh cũng có cháu học ở trường X à…?”
Trước đây anh ở phố B phải không, tôi trước đây cũng ở gần đẫy chỗ ngõ Chị hoặc là “Anh trước học ở đại học K có quen chị A anh B không?”. Và như vậy câu chuyện trở nên thân mật và có thể cứ kéo dài dài… Nếu giai đoạn này được thực hiện tốt thì tỉnh cảm của hai bên có thể đạt được sự hòa hợp thực sự.
Giai đoạn thứ ba, giai đoạn phát biểu cảm xúc, được coi là mang đậm nội dung chính trị, hai bên nếu đạt được sự đồng điều thì câu chuyện sẽ khá rôm rả. Từ chuyện chính trị trong nước, thế giới từ xưa đến nay. Giai đoạn này nếu thực hiện tốt, tình cảm hai phía càng hòa hợp, thậm chí đến mức coi nhau như tri kỷ “chỉ tiếc không được gặp nhau sớm hơn”.
Giai đoạn thứ tư, cuối cùng, mang nội dung “kinh tế” nhở vả “chuyện nhỏ”. Vị khách sẽ đứng dậy, với điệu bộ khách sáo, tay cầm lấy mũ, rồi bỗng quay người lại nói rằng: “Tôi có chút việc nhỏ, ông có quen với ông H không, có thể giúp tôi viết cho ông ấy một bức thư giới thiệu v.v…” Khi thực hiện giai đoạn này, cần tỏ ý hết sức tự nhiên, thoải mái, không để cho đối phương cảm thấy có áp lực hay có chuyện khó nhọc gì, đây là bước phát triển trên cơ sở những bước đếm trước đó. Trong hành văn đây là lúc kết luận, một kết thúc gọn đẹp.
Ông Lâm Ngữ Đường miêu tả các giai đoạn trong “bài văn” nhờ vả người khác vừa rồi được thể hiện bằng bút pháp châm biếm. Nếu không phải là người thành thạo cách đối nhân xử thế, hiểu lẽ đời thì cũng không thể đưa ra một cách tổng kết thú vị như vậy. Ở đây cũng đồng thời thể hiện sự khôn khéo và nét đặc sắc trong giao tiếp của người Trung Quốc.
II. BỐN ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI GÂY DỰNG QUAN HỆ
Dựa vào các mối quan hệ để nhờ vả chuyện này chuyện kia là thực tế rất phổ biến. Mối quan hệ đó là sự tập trung của tình cảm và sự chia sẻ về lợi ích. Khi có quan hệ thì sẽ có những đường đi mới, có lợi ích đi kèm, có cơ hội để thực hiện những mong chờ, hy vọng bấy lâu ấp ủ. Do đó không phải chỉ có những người bình thường mới coi trọng mối quan hệ mà ngay cả những người thuộc tầng lớp trên, được coi là thành đạt cũng rất coi trọng các mối quan hệ. Khi một khâu hay mắc xích nào đó trong các mối quan hệ trắc trở, nảy sinh vấn đề, thì rất có thể sẽ gây tác động đến lợi ích thiết thân của người đó thậm chí gây ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp sau này.
Những người có quan hệ mật thiết với những nhân vật quan trọng, chủ chốt đều có những khả năng mạnh mẽ, họ không những có thể thực hiện những việc em xuôi hợp lý, hợp pháp có liên quan đến lợi ích của bản thân và bạn bè, những người này có thể thực hiện trót lọt những việc vượt quá khuôn khổ đạo đức quy định của pháp luật. Khi có mối quan hệ tốt, những lời nói ngay thẳng có thể bị lái thành sai trái,những lời nói sai trái lại được hiểu theo nghĩa khác, sự thật, trắng đen có thể bị lẫn lộn, cho dù những điều đó hoàn toàn bất hợp lý, nhưng nó lại hợp với chữ “tình”, khi hợp “tình” thì điều đó cũng có nghĩa là hợp “quan hệ” theo đó dường như không có việc gì không thể làm được. Người thông minh do đó không bao giờ đặt niềm tin chắc chắn vào cái “thật” và “tốt” giản đơn. Không thể chỉ có “đúng” với “sai”; “phải” với “trái”, không phải cứ là cái đúng thì nhất định được bảo vệ, yêu quý, nếu là sai thì bị loại bỏ, phủ nhận. Cuộc sống xã hội phức tạp có những khi khiến đúng sai đảo lộn, cái xấu, việc xấu lại thành công, việc tốt, cái tốt bị từ chối. Vậy nên hiểu những điều đó như thế nào? Câu trả lời rất giản đơn do tác động của các mối quan hệ.
Muốn làm được việc, phải nhờ vào sự quan hệ. Nhất là trong quan hệ cấp dưới với cấp trên, khi cần phải dựa vào sự nương nhờ, nâng đỡ mới xong việc, khi xây dựng mối quan hệ với cấp trên có khá nhiều vấn đề cần chú ý.
1. Cần hiểu về xuất thân, gai cảnh và mối quan hệ xã hội của cấp trên:
Bất kể vị lãnh đạo nào cũng có một mạng lưới quan hệ xung quanh họ. Kết cấu của mạng lưới đó được quyết định rất nhiều vào vị thế xuất thân, những gì đã trải qua của bản thân người đó. Muốn nương nhờ vào họ, trước hết cần ngầm để ý, nắm bắt về xuất thân và mối quan hệ của người đó. Trong đó có những dạng quan hệ như: đồng hương, người thân thích, bạn bè, đồng khóa, đồng niên, quan hệ cấp trên cấp dưới v.v… Sau khi đã nắm vững những mối quan hệ đó nếu thấy rằng khả năng nếu trực tiếp tiếp cận xây dựng quan hệ với nhân vật đó là khó thực hiện hoặc không tiện, thì có thể đi bằng đường vòng, tìm con đường khác, tìm cách làm quen với một vài người có quan hệ thân thiết với vị lãnh đạo nọ. Khi cần có thể dựa vào sức mạnh của những mối quan hệ đó, khiến nglãnh đạo đó vì nể nang người trung gian mà không nỡ chối từ, không thể chối từ hoặc không tiện chối từ.
2. Cần mềm mỏng tự nhiên:
Khi gây dựng mối quan hệ không nên gượng ép, rõ ràng mình không có quan hệ thân thích lại nhận vơ vào, nói bừa là có; hoặc không có quan hệ đặc biệt với người bạn lãnh đạo đó, lại tự nhận mình có quan hệ thân thiết với người đó, với cách làm như vậy rất dễ khiến người mà ta định nhờ vả sẽ có ác cảm, coi thường. Do đó khi tạo dựng quan hệ cần chú ý thận trọng tiến theo trình tự tự nhiên, khéo léo mềm mỏng tự nhiên, trong câu chuyện tuy không nhắc đến người đó, song lại đạt được mục đích, tác động tới tâm tư tình cảm của vị lãnh đạo đó, thậm chí khiến vị lãnh đạo đó suy tưởng lại những sự kiện, ân tình đã nếm trải. Nếu có thể thực hiện được đến bước đó, thì chắc chắn không phải lo rằng người mà bạn tìm đến sẽ đứng ngoài cuộc, không đả động đến việc bạn cần nhờ.
3. Cần chú ý đến bối cảnh tiếp xúc:
Không nên tìm cách gần gũi với cấp trên trước mắt mọi người. Đại đa số các vị lãnh đạo đều không muốn công khai các mối quan hệ xã hội của mình, người ta có thể còn e ngại bạn sẽ gây rắc rối, phiền nhiễu, những người xung quanh càng dễ cho rằng bạn đang có ý, làm thân với lãnh đạo. Do đó hành động cầu thân với cấp trên ngay ở chỗ đông người không những gây bất tiện cho cấp trên mà có hại ngay đối với bản thân. Gây dựng mối quan hệ nên dành lúc riêng tư, khi nói chuyện đời sống, lúc bên bàn rượu hoặc khi đi dạo, hoặc chọn lúc người đó đang vui vẻ hoặc muốn tiếp chuyện, trong hoàn cảnh và thời điểm như vậy tiến hành sự tiếp xúc, xây dựng quan hệ dễ đánh trúng tâm lý, dễ được chấp nhận.
4. Cần dùng đến thủ đoạn:
Do vị thế đặc biệt của người lãnh đạo, do dó có không ít kẻ tâng bốc, nịnh bợ hoặc ra sức đón ý, tìm cơ hội cầu cạnh, dựa dẫm, do đó xung quanh lãnh đạo cũng thường nảy sinh cạnh tranh trong quan hệ. Vậy nên làm gì để dành phần thắng trong cuộc chiến thầm lặng này? Những người lão luyện trong mặt này tiết lộ rằng: “khi cần có thể sử dụng một số thủ đoạn, đó là bất kỳ một vị lãnh đạo nào cũng có ý thức hoặc không thể thấy rằng mình đang nằm trong mối mẫu thuẫn xã hội phức tạp và đan xen. Có thể những mâu thuẫn đó có lợi cho ông ta, nhưng cũng có thể ngược lại, gây tổn hại cho ông ta, trong đó có những điều ông ta nắm rõ, có những điều không phát hiện ra. Vậy thì muốn gần gũi họ, bạn phải ra sức nắm bắt được những tín hiệu của những mâu thuẫn, nguy cơ đó, nếu xảy ra tình huống đặc biệt hoặc có thời cơ, bạn có thể bằng những biện pháp can thiệp, tham dự một cách khéo léo giành lấy vị trí trở thành kẻ được lãnh đạo tin tưởng, vậy thì bạn cũng không còn phải lo lắng về công việc của mình nữa”.
Nếu bạn chịu đầu tư sức lực xây dựng quan hệ, thì bạn sẽ nhận được từ lãnh đạo những tình cảm trở lại, dựa vào đó bạn hoàn toàn thành công việc của mình, đây cũng được coi là một trong những biện pháp để giành thành công.
III. XÂY DỰNG QUAN HỆ PHẢI TUẦN TỰ TỪNG BƯỚC
Anh B sau khi tham gia một cuộc gặp gỡ xã giao, đưa ra và nhận về khá nhiều danh thiếp, bắt tay với khá nhiều người và cũng không còn nhớ được ai với ai. Sau đó vài ngày anh nhận được một cuộc điện thoại, thì ra đó là một “ông bạn” mới gặp hôm trước, và cũng đã trao đổi danh thiếp và do lần đó danh thiếp người “bạn” đó được thiết kế khá cầu kỳ do đó anh B vẫn còn nhớ anh ta.
Người bạn nọ điện đến không có mục đích gì đặc biệt chỉ là tán chuyện, vặt vãnh, có vẻ như hai đã thân quan từ lâu.
Khi đó anh B, không mặn mà gì lắm, giữa anh và người kia không có liên quan về nghiệp vụ, cũng như mới gặp nhau một lần, vậy mà anh ta đã chủ động gọi điện, khiến cho anh B có cảm giác động chạm, xúc phạm, chưa kể anh cũng không biết nên nói với anh ta những chuyện gì.
Trong xã hội hiện đại, những tình huống như vậy thường xuyên xảy ra, đối với anh bạn của anh B trong câu chuyện trên, có thể anh ta có ấn tượng tốt về anh B, muốn được kết bạn với anh B, do đó chủ động tiếp xúc, ngoài ra cũng có thể do nhằm vào lợi ích nào đó cho công việc nên đang cố gắng tạo bước đệm, dọn đường cho sau này. Nhưng cho dù vì bắt kỳ lý do nào thì anh ta cũng đã sử dụng phương thức cần tránh trong giao tiếp đó là quá vội vàng.
Mở rộng mối quan hệ là hành động đương nhiên nếu muốn thu lợi, nhưng trong quan hệ xã hội luôn tồn tại một số nguyên tắc cần được tôn trọng, thì mới mong đạt được kết quả trong hành động, tránh xảy ra kết cục “xôi hỏng bỏng không”. Nguyên tắc đó chính là: Lần đầu lạ, lần sau quen” nếu như vậy thì e là quá vội vã. Phương thức: “Lần đầu lạ, lần sau nửa lạ nửa quen, lần thứ ba quen hẳn” là phương thức tiếp cận từng bước, lâu dài và đối phương không dễ nhận thấy.
Phương thức “Lần đầu lạ, lần sau nửa lạ nửa quen, lần thứ ba quen hẳn” tỏ ra hợp lý bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là, người ta ai cũng có tâm lý dè chừng đây là phản ứng tự nhiên, nếu lần đầu còn lạ lần sau nữa đã muốn “quen” thì dứt khoát đối phương sẽ trả lời bạn bằng thái độ tự vệ, bất hợp tác, thậm chí còn cho rằng bạn có tính toán xấu, dẫn đến hành động từ chối bạn, đối với những người nổi tiếng, người giàu có, có quyền thế thì càng dễ có thái độ như vậy.
Thứ hai, mỗi người đều có “cái tôi” của riêng mình. Nếu lần đầu còn lạ, lần gặp sau bạn liền muốn trở nên bạn thân quen, thì trong hành động bạn thường thể hiện bằng thái độ tích cực chủ động, mong sớm gần gũi đố phương, có thể đối phương thấy sự nhiệt tình đó và đáp lại bạn, nhưng đại đa số người trong trường hợp này thường có cảm giác bị gây áp lực, vì họ hoàn toàn chưa chuẩn bị về tinh thần để “thân quen” với bạn, họ phải miễn cưỡng ứng phó, rất có thể sau đó sẽ tìm cách tránh mặt bạn.
Phương thức trước lạ sau quen ngoài những nhược điểm trên còn có những nhược điểm sau do bạn nóng lòng muốn gần gũi đối phương, do đó khi chưa hiểu gì về họ, bạn đã vô tình giới thiệu quá nhiều về mình nhằm tăng cường mức độ thân mật. Nếu đối phương không phải là kẻ tử tế, thì bạn coi như đã tự mình chui vào bẫy.
Con người sống trong xã hội, tất nhiên cần có sự hợp tác, nhưng khi lựa chọn đối tác cần dành thời gian nhất định. “Lần đầu lạ, lần sau nửa lạ nửa quen, lần thứ ba quen hẳn” là nguyên tắc chỉ đạo hợp lý. Bằng sự bình tĩnh, tiếp xúc lâu dài mới xây dựng được những mối quan hệ đáng tin cậy.
IV. 16 BÍ QUYẾT ĐỂ LÀM THÂN
1. Cần nắm bắt sở thích của đối phương:
Với người lần đầu gặp gỡ, nếu có thể tìm hiểu được sở thích, những đam mê của họ thì sẽ có tác dụng rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, tăng cường tình cảm của đối phương với mình, như tiếp xúc với những người trung, cao tuổi thì nói về chủ đề sức khỏe, tuổi thọ, gặp đối tượng là các thiếu phụ thì nói về chủ đề con cái, làm gì để giảm cân và cách nuôi các con vật làm cảnh trong nhà, là những chủ đề mọi người thường quan tâm, nếu đó là người mình không hiểu rõ lắm thì vẫn có thể bàn luận về các chủ đề như tình hình thời sự, tin tức, báo chí, những chủ đề như vậy dễ gây ấn tướng về bản thân mình với đối phương.
2. Sử dụng ngôn từ thông thường:
Nhà văn nổi tiếng J. Mophie từng nói: Không nên bàn đến những chủ đề sâu xa hoặc kỳ lạ, mà hãy lấy những chuyện vụn vặt xung quanh chọn làm chủ đề mở câu chuyện, đây chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong hoạt động giao tiếp.
Nếu thường xuyên kể những câu chuyện cường điệu, khiên người khác kinh ngạc thì lâu dài dễ khiến người tiếp chuyện có cảm giác bạn là người phù phiếm, thích thể hiện. Những người giànhd chị sự yêu mến, tin cậy của người đối thoại lại thường không fao là những luôn tỏ ra vượt trội, hoặc dùng những lời đao to búa lớn gây sự chú ý của người khác.
Đặc biệt cần lưu ý là khi tiếp xúc với những người mới quen tốt nhất không nên cố gắng thể hiện sự “tài giỏi” của mình, thà rằng hay để đối phương cho rằng bạn là một người bình thường, vô hại. Vì trong giai đoạn mới tiếp xúc bạn không thể có vị trí ngang bằng với đối phương, đối phương không thể ngay lập tức có cảm tỉnh với bạn. Nếu ngay từ đầu bạn đã tỏ ra cao ngạo, cao hơn người khác một cái đầu thì thái độ của đối phương với bạn vẫn không có chiều hướng cải thiện.
3. Tránh những hành vi mang ý nghĩa phủ định lại đối phương:
Lần gặp gỡ đầu tiên là giai đoạn quan trọng để gây dựng mối quan hệ tốt đẹp sau này. Nếu bạn đưa ra ý kiến, kiến nghị khi đối phương không có đủ kiên nhẫn thì dễ khiến họ khó chịu. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, đối phương có tâm lý e ngại bạn sẽ lấy những vấn đề nhỏ nhặt để phủ nhận quan điểm của anh ta. Trong lần gặp đầu tiên cần hết sức tránh không để xảy ra hành vi phủ nhận quan điểm hành vi của đối phương, có như vậy mới tạo tiền đề cho quan hệ chặt chẽ sau này.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được đưa ra những ý kiến trái ngược, nếu bắt buộc thì bạn nên tránh đưa ra ý kiến trái ngược khi người đó có mặt ở đó, hoặc sử dụng quan điểm thông thường hoặc có thể dẫn ra ý kiến người thứ ba không có mặt ở đó. Làm như vậy sẽ tránh được sự phản đối theo phản xạ tự nhiên, đối phương sẽ dễ tiếp nhận ý kiến của bạn một cách tự nhiên, và có ấn tượng tích cực về bạn.
4. Đưa ra những nhận xét mà đối phương mong đợi:
Các chuyên gia tâm lý cho rằng con người ta thường không thỏa mãn về thực trạng của mình, nhưng lại không có cách gì để thay đổi, do đó thường tự huyễn hoặc về bản thân hoặc mong muốn mình sẽ trở thành nhân vật như vậy. Họ rất muốn người khác có đánh giá, nhìn nhận tốt về mình, ví dụ như: Người béo thì mong trông có vẻ gầy đi, người già thì mong mình trẻ hơn, người mong mỏi được cất nhắc thì chờ đợi đến ngày đó.
5. Chú ý đến vẻ mặt:
Những suy nghĩ thầm kín của con người thường thể hiện ra ngoài trên nét mặt. Khi chuẩn bị tham dự một cuộc họp người ta thường tự mình kiểm tra xem cà vạt có bị lệch hay không, có sợi tóc nào bị rối hay không… nhưng lại quên đi sự quan trọng của sự biểu cảm trên gương mặt. Nếu muốn gây ấn tượng tốt cho người mối tiếp xúc lần đầu, trước cuộc họp nên xem lại nét mặt của mình trước gương xem xem có bình thường hay không, nếu có vẻ quá căng thẳng thì có thể thư giãn bằng cách tự mỉm cười với mình trong gương.
6. Chú ý đến những dấu hiệu của đối phương:
Trong cuộc gặp gỡ khi mọt bên có ý muốn kết thục cuộc nói chuyện, thường vô tình có những động tác kín đáo xem đồng hồ, hoặc lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ và hỏi xem đã là mấy giờ rồi, khi có những dấu hiệu như vậy thì cần kết thúc cuộc gặp, hãy chứng tỏ cho đối phương thấy rằng bạn không phải là kẻ thiếu tế nhị hay kém thông minh, hãy hiểu và tôn trọng ý muốn của đối phương, như vậy sẽ tạo cho họ ấn tướng tốt về bạn.
7. Dẫn dắt để họ nói chuyện mà họ thích:
Ai cũng có những chủ đề hay những câu chuyện muốn được nói ra. Nhưng dù có muốn, hay tự cho là chuyện đáng tự hào đến đâu, nếu không được người khác chủ động hỏi thì tự mình nói ra cũng vô vị. Nếu bạn có thể “gãi đúng chỗ ngứa” đưa ra câu hỏi khiến họ được dịp cởi bầu tâm sự, quan hệ giữa hai bên tự nhiên trở nên thân mật.
8. Ngồi cạnh đối phương:
Nói chuyện với người lạ tất nhiên sẽ có cảm giác căng thẳng, nên nếu ta ngồi bên cạnh sẽ có cảm giác tự nhiên hơn, vừa không phải chăm chú nhìn vào đối phương lại vừa tránh được sự căng thẳng và có tác dụng gẫn gũi rất nhanh.
9. Tìm cách xích lại gần người đối phương:
Mỗi người thường tự định ra một phạm vi phòng vệ quanh mình thường chỉ cho phép những người thật sự thân thiết vi phạm không gian đó. Nếu bạn đã bước được vào không gian đó, thì đối phương sẽ bị tác động bởi cảm giác đôi bên đã trở nên thân mật. Chiến thuật này được nhân lên tiếp thị áp dụng bằng cách vừa nói chuyện vừa xích lại gần khách hàng một cách tự nhiên, đến khi đã ngồi cạnh khách hàng, thì dễ có tác dụng làm nảy sinh cảm giác thân mật, tin tưởng. Do đó nếu muốn sớm gây dựng được quan hệ thân mật thì phải tìm cơ hội tiếp cận khoảng không gian cá nhân xung quanh người đó.
10. Ủng hộ đối phương bằng tiếng cười:
Hãy tỏ ra mình là một người nghe trung thành, những tình cảm được thể hiện đúng lúc có thể khiến đối phương xua tan cảm giác xa lạ, tạo nên bầu không khí hiểu biết, đặc biệt cần chú ý phát huy tác dụng của nụ cười. Cho dù câu chuyện cười mà đối phương kể không được buồn cười cho lắm, thì cũng vẫn nên ủng hộ anh ta một nụ cười, hiệu quả của nó có thể khiến chính bạn phải kinh ngạc. Khi cả hai cùng bật cười thì tự nhiên sẽ làm nảy sinh bầu không khí thân mật bạn bè.
11. Tìm ra điểm chung với đối phương:
Rất nhiều người đều có tâm lý như sau: Nếu là đồng hương hoặc bạn học cùng trường, thường tự nhiên xích lại gần nhau, giữa họ được gắn bó bởi ý thức cùng quê hoặc cùng trường. Chính vì tâm lý đó mà nảy sinh ra các hình thức như hội đồng hương, đồng niên, đồng khóa trong giới phụ nữ thì cũng thường do sở thích giống nhau mà dễ trở nên gần gũi. Nếu muốn chiếm được tỉnh cảm của đối phương vận dụng biện pháp trên, tìm ra điểm chung của hai bên, cho dù là lần đầu gặp mặt, cũng tự nhiên nảy sinh sự thân mật một khi đã rút ngắn được khoảng cách trong tâm lý, thì giữa hai bên có thể trao đổi tâm sự một cách dễ dàng.
12. Thể hiện sự quan tâm đến đối phương. Khi ta quan tâm đến người khác thì sẽ chiếm được cảm tình của họ:
Khi cần tiếp đón hoặc chủ động mời mọc, hẹn gặp người khác, trước hết cần thu thập thông tin về đối phươgn điều này không chỉ là thể hiện phép lịch sự mà còn khiến họ thấy được là mình được tôn trọng, khiến họ cảm nhận được sự chân thành, nhiệt tình của bạn.
Hãy ghi nhớ điều họ nói ra, sau này gặp lại trong một câu chuyện nào đó, đây cũng là một trong những biện pháp thể hiện sự quan tâm đến đối phương, nhất là cần chú ý đến thói quen, đam mê của đối phương, khi được nhắc đến, đối phương nhất định sẽ rất hứng thú.
13. Hãy hỏi ý kiến của họ:
Cho dù là công việc gì, được hỏi ý kiến là thể hiện sự tôn trọng. Trong bất cứ công việc gì, người có địa vị quan trọng nhất sẽ là người nắm quyền quyết định. Nếu bạn nhường quyền quyết định đó cho đối phương, điều đó thể hiện bạn tôn trọng đối phương, thực tế là bất kỳ ai cũng muốn được người khác tôn trọng, không có chuyện vì vậy mà không vui hoặc cho đó là phiền phức.
14. Ghi nhớ những ngày có ý nghĩa đặc biệt với đối phương:
Nếu bạn ngẫu nhiên biết được ngày sinh, ngày kỷ niệm ngày cưới của đối phương, nên lập tức ghi lại, đến ngày đó bạn có thể gọi điện chúc mừng, cho dù đó chỉ là một cú điện, song nó sẽ có ấn tượng sâu sắc, tác động mạnh đến đối phương, nhất là đối phương cũng thường quên ngày đó, nay được người khác nhắc đến thật khó có thể hình dung người đó sẽ vui mừng, cảm động như thế nào.
15. Chọn và tặng những thứ quà mà người thân của họ thích:
Người xưa nói: “Muốn hạ tướng thì nhắm bắn vào ngựa trước”, tặng quà mà đối phương thích vẫn chẳng có tác dụng bằng tặng món quà mà người thân của họ thích, cho dù đó là món quà nhỏ tặng cho các bà vợ, thái độ của họ dành cho bạn sau đó lập tức thay đổi, những đứa trẻ khi nhận được quà tặng của bạn sẽ coi bạn là người lớn tuổi thân thiết, từ đó bạn sẽ nhận được sự yêu mến của cả nhà.
16. Gọi thẳng tên của họ:
(Chú ý: Người Trung Quốc thường gọi nhau bằng họ). Chúng ta thường quen chỉ xưng hô bằng tên giữa những người khá thân thiết. Xưng hô bằng cả họ lẫn tên thể hiện tâm lý không muốn quá gần gũi đối phương, do đó khi gọi nhau bằng tên có thể rút ngắn khoảng cách tâm lý, mang lại hiệu quả không ngờ.
KẾ THỨ BẢY
MƯỢN THANG LÊN TRỜI
Bí quyết:
Những người có quyền đều có những thế mạnh nhất định và có đủ khả năng để làm cho người khác phải nể mình. Bạn có thể nhờ họ tham gia vào việc mà bạn muốn làm hoặc hỏi ý kiến họ về một số vấn đề. Tất cả những điều này đều có thể chứng minh thực lực của bạn với đối phương. Hơn nữa khi đối phương nhận thấy bạn có một “hậu phương” vững chắc như vậy thì họ sẽ dễ dàng hợp tác với bạn.
Hầu hết mọi người đều gửi gắm tin tưởng vào những người đã quen biết họ. Do vậy người thường đánh giá năng lực, nhân cách người được giới thiệu thông qua chính bản thân người tiến cử.
I. KHÔN KHÉO NHỜ VÀO VỊ THẾ CỦA NGƯỜI KHÁC
Bất kể làm việc gì nếu chỉ dựa vào khả năng của mình thì bạn rất khó thành công. Khi bạn có một ý tưởng mới nào đó để mà thuyết phục được đối phương hợp tác với mình thì bạn phải khôn khéo đưa những người có cùng quan điểm về bên cạnh mình để họ làm hậu thuẫn cho bạn. Nếu như không có họ thì bạn khó có thể thuyết phục được đối phương. Bởi vì trong suy nghĩ của tất cả mọi người thì đơn phương độc mã, cho dù bỏ bao nhiêu công sức để làm việc gì với việc có sự giúp đỡ cổ vũ của nhiều người là hai việc hoàn toàn khác nhau. Do đó đối phương chắc chắn sẽ suy nghĩ xem xét tới ý kiến của bạn. Anh ta có thể sẽ nghĩ rằng: “Nếu như có nhiều người đồng tình như vậy thì chắn hẳn ý tưởng của họ phải hấp dẫn và khả thi”. Một khi đối phương đã chú ý tới thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cho nên ít nhất bạn phải có sự ủng hộ của hai người trở lên.
Đương nhiên người mà bạn tìm được phải là người được đối phương tín nhiệm, là người có trình độ, hiểu biết để có thể đảm đương được những việc mà bạn muốn thực hiện. Nếu như người có trình độ thấp thì làm sao có thể khiến đối phương tin tưởng được?
Nhiều khi muốn làm một việc gì, để thuyết phục được đối phương có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn đem việc này nói với bạn của bạn, rồi cùng người bạn của mình đi thuyết phục thì sẽ dễ dàng hơn. Tất nhiên ý tưởng đó của bạn cũng gai có tính khả thi và thật sự đáng tin cậy thì mới có thể thuyết phục được. Nếu đến bạn bè mà còn không thể thuyết phục được thì rõ ràng là ý tưởng của bạn có tính khả thi rất thấp hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
Khi gặp khó khăn, bạn muốn để thuyết phục được đối phương thì có thể nhờ vào khả năng của người khác. Ví dụ như bạn muốn người khác làm việc gì đó cho mình thì bạn phải làm cho họ tin tưởng vào năng lực của bản thân. Để làm người khác thật sự tin tưởng mình thì bạn nên kể cho họ nghe một số việc quan trọng mà bạn đã từng làm. Bạn nên kết ít nhất 3 câu chuyện, thông qua chuyện bạn kể người ta có thể đoán định được liệu bạn có khả năng thực hiện thành công việc này hay là không? Ngoài ra những câu chuyện mà bạn kể nên có liên quan đến việc mà bạn định làm, điều đó càng khẳng định bạn có đủ năng lực để hoàn thành việc này.
Nếu cơ quan của bạn có thế mạnh thì bạn có thể mượn danh nghĩa của cơ quan. Hoặc giả cơ quan của bạn rất nhỏ, thực lực kém, không có danh tiếng cũng như kỹ thuật hiện đại thì bạn có tểh dựa vào thế lực của công ty khác, thực hiện một dự án đầu tư với công ty mạnh về vốn và kỹ thuật, hoặc liên doanh với họ. Sau đó bạn sẽ lấy danh nghĩa hai cơ quan này để giao tiếp với đối tác thứ ba, như vậy đối phương sẽ tin tưởng bạn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc là bạn có thể dựa vào một số người có quyền lực hay những người nổi tiếng như các chuyên gian, học giả nổi tiếng… Bởi vì những người có quyền uy này đều có một số ảnh hưởng nhất định, khả năng phán đoán, phân biệt đúng sai, thật giả đều được xã hội công nhận. Những điều mà họ công nhận thì đa số mọi người sẽ cho là đúng và không tỏ ý nghi ngờ. Bạn ênn mời họ tham gia góp ý kiến cho bạn, như vậy bạn có thể chứng minh cho đối phương thấy bạn là người có thực lực và nhờ đó bạn giảm được khá nhiều khó khăn khi thuyết phục đối phương. Khi thấy được tiềm lực vững chắc của bạn họ sẽ vui vẻ hợp tác.
II. DIỀU LÊN NHỜ GIÓ – THUYỀN CHẠY NHỜ BUỒM
Trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” nhân vật Tiết Bảo Thoa từng làm bài thơ “Liễu tự từ” trong đó có câu “Dựa vào sức gió mạnh đưa ta bay lên trời”, phủ nhận cách miêu tả hình ảnh bông liễu bay lang thang trong văn thơ trước đó, quay sang ca ngợi hình ảnh đẹp ẩn chứa trong đó. Điều này cũng giống như có người không chỉ thấy được hình ảnh con bò đang cần mẫn cày ruộng mà còn nhìn thấy cả ngọn roi đang giơ lên sau lưng, đây chính là một điểm độc đáo trong nhận thức, qua đó gợi ý: một người muốn thành công trong sự nghiệp thì ngoài sự cố gắng phấn đấu của bản thân ra có những lúc phải cầu viện đến sự giúp đỡ của người khác, mới mong tiến nhanh, tiến lên một cách thuận lợi. Chúng ta có thể mượn ý câu “dựa vào sức gió mạnh” áp dụng vào triết lý cầu người đó là kế “mượn thang lên trời”.
Đối với những người đang ở ngưỡng cửa xin việc mà nói thì “cái tháng” ở đây chính là để chỉ thế lực, danh vọng, tiền tài của những người thân thích, họ hàng, bạn bè của họ. “Cao” là một tiêu chí về nghề nghiệp hay vị trí lý tưởng trong xã hội mà người xin việc muốn đạt được. Có những lúc sự giúp đỡ của người khác có vai trò như một chiếc cầu nối hướng tới thành công hoặc vươn tái những hướng đi đúng đắn. Đặc biệt những có uy tín và địa vị thì sự giúp đỡ của họ sẽ là đường tắt để bạn đi tới thành công. Từ cổ chí kim những người thành công nhờ vào sức người khác kể nhiều không xiết. Chuyện Hán Cao Tổ Lưu Bang lập hoàng thái tử cũng là một ví dụ. Hán Cao Tổ có tám người có trai không cùng một mẹ sinh ra. Vì muốn tranh giành ngôi vị mà giữa họ và các bà mẹ với nhau đã xảy ra những cuộc tranh chấp, đấu đá. Lưu Bang muốn lập hoàng tử Như Ý là con của Thích phu nhân, nhưng Lã Hậu lại muốn lập con trai mình là thái tử Doanh nên đã nhờ Trương Lương giúp đỡ. Trương Lương nghĩ ra một kế: “Hoàng thượng trước giờ vẫn muốn mời bốn vị hiền nhân ở ẩn xuống núi những bọn họ trước sau không chịu. Nếu thái tử coi họ như thượng khách, thường xuyên mời họ đi dự yến tiệc để hoàng thượng nhìn thấy thì thế nào cũng hỏi nguyên nhân”. Đúng như Trương Lương dự đoán, Hán Cao Tổ cho rằng thái tử Doanh là người biết coi trọng nhân, đối xử với người cung kính nhân từ, nên quyết định lập thái tử Doanh lên làm hoàng thái tử. Thái tử Doanh nhờ vào danh tiếng của bốn vị hiền nhân mà tranh được ngôi vị, tất nhiên ở đây còn có vai trò của Lã Hậu và mưu kế của Trương Lương.
Vĩ nhân Mao Trạch Đông trước đây cũng qua sự giới thiệu của Lý Đại Chiêu mà được vào thư viện trường đại học Bắc Kinh làm nhân viên quản lý. Chính công viêc này đã tạo tiền đề đưa ông trở thành một nhà thơ, nhà quân sự chính trị gia kiệt xuất sau này. Nếu như Lý Đại Chiêu không giới thiệu thì Mao Trạch Đông có thể đã chọn nghề khác, và sự lựa chọn đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời ông sau này. Lịch sử là chuỗi phát triển tất yếu, có lúc cũng là sự trung hợp ngẫu nhiên nhưng con đường dẫn tới sự thành công lại thường có sự tương đồng lớn.
Người Trung Quốc đến nay trong đời sống vẫn phổ biến hiện tượng “đi cửa sau”, có cũng có vai trò gần như “cái thang” mà ở trên đã ta đề cập đến. Lợi dụng cửa sau để làm những việc trái với pháp luật thì chắc chắn đáng bị lên án. Nhưng nếu bạn muốn có thể phát huy hết khả năng tài trí của mình để đạt được thành công thì trong nhiều trường hợp “mượn thang” lại là điều cần thiết. Đặc biệt đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp, còn thiếu kinh nghiệm xã hội, muốn tìm được một việc làm lý tưởng trong xã hội, được xã hội tiếp nhận thì sự giới thiệu của người có uy tín vô cùng quan trọng.
Nói chung, cho dù là người giới thiệu đó địa vị cao hay thấp, chức vị lớn hay nhỏ chỉ cần giúp ích được cho bạn thì người đó chính là “chiếc thang tốt” để bạn có thể vươn tới những vị trí cao hơn. Ngoài sự tín nhiệm và kính trọng đối với những người có uy quyền và danh vọng, người ta còn cảm thấy sự tin cậy đối với những người đã có quen biết. Bởi vậy người ta thường đánh giá năng lực và nhân cách của những người được giới thiệu qua địa vị và ảnh hưởng của những người giới thiệu. Như vậy người được giới thiệu này có thể được tuyển dụng và còn ngày một tiến xa.
Trong sự đan xen của quan hệ xã hội phức tạp, lợi dụng lẫn nhau là nhược điểm của con người nhưng nó cũng là xu hướng tâm lý của mọi người cần phải có. Đó cũng chính là sự tồn tại thực tế của kế “mượn thang lên trời”; “buôn có bạn, bán có phường”. Nếu như không biết hoặc không giỏi tận dụng thế mạnh của người khác mà chỉ đơn thương độc mã để làm ăn thì trong xã hội hiện đại rất khó có thể làm được việc.
Để thực hiện được kế “mượn thang lên trời” phải tuân theo những bước sau:
Thứ nhất: Là bạn phải đi tìm “thang”, đồng nghĩa với bạn phải kết thân với những người có ảnh hưởng. Đối với tất cả mọi người, trong quá trình đi xin việc hoặc vào nghề đều nên lưu tâm tới ảnh hưởng, nhân cách, năng lực của những người xung quanh, phải dùng sự chân thành để kết bạn. Để có được sự giúp đỡ chân thành của người khác thì trước tiên bạn phải đối xử với người ta thật lòng. Tấm lòng chân thành của bạn chắc chắn sẽ có ngày được đền đáp. Cho nên trong giao thiệp hàng ngày bạn nên chú ý đến người người thật sự có thể giúp bạn. Tuy nhiên quan hệ với mọi người phải lấy sự thiện chí, chân thành làm chủ. Trong truyện “Vây Thành” nhân vật Phương Hồng Tiệm cũng dựa vào cách này nên đã đạt được sự tín nhiệm của bố vợ, đã tìm được một vị trí tốt trong ngân hàng.
Thứ hai: Bước này sau khi đã tìm được “thang”, bạn phải “mượn thang”. Có nghĩa là bạn phải làm thế nào để có được sự giúp đỡ của những người có ảnh hưởng này, những người mà bạn đã kết thân được họ. Họ có giúp đỡ bạn hay không còn tùy thuộc vào những biểu hiện hàng ngày của bạn như thế nào. Điều này đòi hỏi khi bạn giao tiếp với người ta, bạn nên nhìn xa một chút, đừng vì lợi nhỏ mà không làm cũng như đừng vì cái lợi lớn mà làm. Nếu như giữa bạn và người giúp bạn tìm việc mà có gì đó không vui vẻ thì bạn nên xin lỗi người ta trước, cổ nhân có câu “việc nhỏ không nhịn thì làm hỏng kế lớn”.
Về điểm này, người xưa đã để lại nhiều tấm gương điển hình. Ví dụ như Hàn Tín có thể cúi mình chịu khuất, Trương Lương có thể cúi xuống nhặt chiếc giày cho người già. Làm tốt được những việc này, những biến đổi về lượng tích lũy lại cuối cùng sẽ trở thành biến đổi về chất, cũng có thể coi như là “thu lại được tất cả những công sức bỏ ra”. Bạn đối với người ta tốt, người ta cũng sẽ đối xử lại với bạn như thế, trong những lúc cần thiết sự giúp đỡ của người ta cũng chính là từ tình cảm, quan hệ thân thiết mà ra. Từ đó có thể nhận thấy rằng việc “mượn thang” hoàn toàn bao hàm cả đạo lý đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra cần phải nói thêm rằng có rất nhiều người không phải là không biết tận dụng cách này mà là ngại làm phiền nên không muốn nhờ vả người khác. Họ cảm thấy làm như vậy rất mất thể diện và như vậy là hạ thấp năng lực của mình. Thực ra cách suy nghĩ như vậy không nên có. Lúc nào cũng không được quên rằng ngay đến Napoleon còn cần đến sự giúp đỡ của người khác để dựng được một cây cầu, huống chi là một người bình thường như chúng ta?
III. MƯỢN LỜI NGƯỜI KHÁC ĐỂ BIỂU ĐẠT Ý MÌNH
Rất nhiều bạn gặp cảnh khi cần tiền thì lại không có tiền, khi cần quan hệ thì chẳng biết tìm ở đâu. Những lúc đó muốn đi cầu người khác để giúp mình việc gì thì cứ gà mắc tóc, không biết nói từ đâu. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày bạn suy nghĩ đến nhiều hơn, lưu tâm hơn tới các mối quan hệ, đặc biệt là trong quan hệ với những người có tên tuổi, thì bạn có thể dùng nó trong nhiều trường hợp.
Ví dụ: một người nào đó muốn bán những chiếc rèm cửa sổ, anh ta biết giám đốc công ty A là người quen biết của cục trưởng B, liền hỏi thăm nhà riêng của ông giám đốc và mang túi hoa quả đến thăm. Sau khi hai bên nói chuyện xã giao, anh ta mới nói những câu tương tự như:
“Lần này tìm được nhà của ông là nhờ cục trưởng Vương giới thiệu, ông ấy còn nhờ tôi gửi lời hỏi thăm đến ông”.
“Lần đầu tiên gặp ông tôi thật sự rất vinh dự… nghe cục trưởng Vương nói công ty của ông vẫn chưa dùng rèm cửa sổ…”.
Ngày hôm sau, rèm cửa đã được bán. Điểm thông minh của người này là anh ta đặt cá nhân của mình sang một bên, mà lấy cách mượn lời của người khác để nói lên ý nghĩ của mình. Anh ta nói được “cục trưởng Vương giới thiệu”. Cách dùng danh nghĩa người khác này rất dễ được đối phương chấp nhận.
Xã hội vô cùng phức tạp, thực thực giả giả, ai mà lúc nào cũng có thể cảnh giác đi xem xét phân biệt thực giả. Do đó rất nhiều người có thể lợi dụng điểm này.
Một nhân viên của công ty chuyên về buôn bán bất động sản đến nhà một người bạn, anh ta mang theo một lá thư giới thiệu của bạn của ông chủ nhà này. Sau khi hai người nói chuyện xã giao một hồi, anh ta nói:
“Cấp trên của tôi rất kính phục ông, dặn tôi là khi đến thăm ông thì nhờ ông ký vào cuốn sách này…”, vừa nói anh ra vừa rút ra trong cặp quyển sách mới xuất bản của người bạn này. Do vậy người bạn này sẽ tín nhiệm với anh ta. Ở đây, chuyện cấp trên ngưỡng mộ và muốn được chữ ký của ông này chỉ là một cái cớ, mục đích là muốn đề cao người này làm ông ấy vui lòng và như vậy sẽ dễ nói chuyện hơn.
Trước mặt người ta nếu như dùng chính lời nói của mình để đề cao thì sẽ có cái gì đó rất nịnh nọt, sẽ làm cho người ta phải suy nghĩ. Nhưng anh nhân viên marketing này đã không dùng những lời nói của mình mà dùng cách mượn lời người khác để tấn công, anh ta nói “cấp trên của tôi là độc giả trung thành của ông”. Cách nói này khôn khéo hơn, có hiệu quả hơn và người ta dễ tiếp nhận hơn là “tôi kính trọng ông” hay “tôi rất ngưỡng mộ ông”. Hay hơn nữa là anh ta đã chuẩn bị sẵn một quyển sách. Trong trường hợp này người ta không thể không làm theo lời anh ta. Cách cầu người như vậy thật sự khó có thể làm cho người ta từ chối.
Người đi nhờ vả người thông qua lời nói của người thứ ba để biểu đạt ý nghĩ và mong muốn của mình là chuyện thường thấy trong quá trình bạn muốn nhờ vả người khác giúp đỡ. Người ta thường sử dụng điều này một cách không cố ý. Ví dụ như “tôi nghe anh Chương làm cùng tôi nói, anh là một người rất nhiệt tình nhờ anh giúp việc này rất đúng chỗ rồi…”. Nhưng bạn nên cẩn thận, những lời nói kiểu như vậy không chỉ nói là xong, cũng không nên thô thiển quá. Có lục bạn cũng cần phải xét điều tra trước đã.
Để được việc bạn phải hiểu đối phương trước đã, có thể tìm hiểu những điều liên quan đến anh ta qua một người khác. Thông tin do người thứ ba cung cấp rất có ý nghĩa quan trọng nhất là trong trường hợp hai bên lần đầu gặp gỡ. Nhưng cũng không nên máy móc dựa vào điều người thứ ba cung cấp cho bạn mà bạn nên tùy cơ ứng biến. Đồng thời bạn cũng phải tìm hiểu rõ người thứ ba và người bạn muốn nhờ vả có quan hệ với nhau như thế nào? Đây là điểm rất quan trọng, nếu không có thể kết quả sẽ ngược lại.
KẾ THỨ TÁM
CÙNG BỔ TRỢ ƯU THẾ
Bí quyết:
Nhân tố chủ yếu quyết định phạm vi và đối tượng giao tiếp là “nhu cầu bổ sung cho nhau”, thông qua giao tiếp để đạt được hiệu quả cùng bổ sung lẫn nhau tốt nhất.
Phá vỡ giới hạn vô hình, căn cứ vào yêu cầu của cuộc sống và phát triển sự nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội, chủ động lựa chọn đối tượng giao tiếp có ích cho bản thân.
I. HỌC HỎI ĐIỂM MẠNH CỦA NGƯỜI KHÁC
Tg giao tiếp người ta thường chịu sự chi phối, ảnh hưởng của khoảng cách xa gần, số lần tiếp có nhiều hay ít và tính cách có hợp nhau hay không, do vậy phạm vi tiếp xúc sẽ bị bó hẹp.
Thật ra nhân tố quyết định phạm vi giao đối tượng giao tiếp đó là sự bổ sung cho nhau những điểm cần thiết để làm cho đôi bên trở nên hoàn thiện hơn. Để việc hỗ trợ bổ sung lẫn nhau có hiệu quả, chúng ta nên phá vỡ mọi giới hạn vô hình, dựa trên những yêu cầu chính mình trong cuộc sống tham gia một cách tích cực vào những hoạt động giao tiếp xã hội, chủ động lựa chọn những đối tượng có ích với mình để làm bạn.
Nếu bạn nhận thấy rằng ở một người nào đó có những đức tính tốt mà bạn rất thích, trong khi ở bạn lại thiếu những đức tính đó, vậy thì tại sao bạn không chủ động bắt quen với người đó? Đây là việc bạn nên làm. Hãy nói với họ những suy nghĩ của bạn, những điểm yếu thiếu sót của bạn để được họ san sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm, từ đó bạn sẽ tự bổ sung và hoàn thiện mình. Nếu bạn tháy giữa bạn và người đó có những ưu điểm và nhược điểm có thể bổ sung cho nhau vậy tại sao bạn không quan sự giao tiếp chân tình để học hỏi điểm mạnh và khắc phục nhược điểm của mình.
Chọn đúng đối tượng, nắm chắc thời cơ, chủ động “ra tay” thành tâm thành ý khi kết bạn, tất cả những điều này đều rất có ích đối với việc học hỏi ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân và tự hoàn thiện chính mình.
Đan xen đa chiều.
Có thể hiểu khái niệm “đan xen đa chiều” từ những góc độ khác nhau, nhìn từ phương diện tư tưởng phẩm đức mà nói, ta không những giao thiệp với những người có nhân cách đạo đức cao hơn mà cũng nên quan hệ với những người chậm tiến hơn mình. Xuất phát từ phượgn diện tính cách thì ta không chỉ giao tiếp với những người có cùng suy nghĩ, cùng sở thích với mình mà ngay cả những người có tính cách khác mình ta cũng nên giao tiếp. Từ góc độ chuyên môn thì ta không chỉ hạn chế mối quan hệ của mình chỉ dừng lại ở những người có cùng trình độ văn hóa mà nên mở rộng mối quan hệ của mình ngay cả với những người có trình độ văn hóa chuyên môn khác nữa. Nhìn từ góc độ đối tượng quan hệ mà nói thì không chỉ giao tiếp với những người đồng hương, ta còn nên quan hệ với cả những người không cùng quê với mình và với cả những người nước ngoài.
Viện trưởng viện nghiên cứu tổ chức công nhân học sinh Nhật Bản Itogawa Hideo đã từng nói đến: “Phép nhân trong quan hệ giữa con người với con người như sau: “Qua việc giao tiếp với những người khác nhau về nhiều mặt, có thể thu được nhiều thông tin, tận dụng những thông tin này ta có thể thực hiện được những hoạt động mang tính sáng tạo mới. Trong quá trình giao tiếp với nhiều tính cách khác nhau không những có làm nảy sinh những ý tưởng mới mà còn làm cho tư duy trở nên hoạt bát hơn”.
Ông còn đưa ra một số so sánh như sau: “Giả dụ có hai người, năng lực của A là 5 và B cũng là 5. Hai người giao lưu thì năng lực của cả hai có sự biển đối như sau: Năng lực của hai người trước khi chưa giao tiếp với nhau là 5+5=10 nhưng sau khi họ đã trao đổi ý kiến, có giao tiếp thì kết quả có được là 5x5=25”.
Bồi dưỡng hiểu biết của chính mình.
Albert Einstein nói: “Điều tuyệt vời nhất trên thế giới này chẳng qua chỉ là có một vài người bạn có tính cách và con người chính trực, đúng đắn”. Nhưng trên thực tế, sự hình thành mối quan hệ và tình bạn như vậy thường là ở “tầng lớp cao”. Những người này đều có chung lý tưởng vĩ đại và trí tiến thủ trong sự nghiệp. Trong quan hệ giao tiếp họ cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu ý nghĩa của cuộc sống, chân lý khoa học. Khi có thành tích và tiến bộ mọi người cùng nhau hưởng thụ, gặp bất trắc khó khăn thì khích lệ nhau cùng cố gắng, cũng như khi không có sự thống nhất thì cùng tuân theo chân lý để cùng giải quyết. Bạn mình có khuyết điểm thì nên nói thẳng ra chứ không nên để bụng.
Nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống Tô Thức và Hoàng Đình Kiên đúng là đôi bạn thân như vậy. Hai người thường cùng nhau bình luận thơ văn, trao đổi học vấn.
Có một lần, Tô Thức nói: “Dạo này ông viết chữ ngày càng thanh thoát nhưng có điều một số nét hơi cứng, dường như hơi giống con rắn viết trên cây”. Ông nói xong và cười to.
Hoàng Đình Kiên đáp: “Sư huynh nói làm cho người ta suy nghĩ. Nhưng mà chữ của huynh…”.
Tô Thức nhìn dáng điệu ngập ngừng của Kiên nói: “Tại sao đệ cứ ấp a ấp úng, sợ tôi không chịu nổi sao?”.
Hoàng Đình Kiền bèn bạo dạng đáp: “Chữ của huynh rất cứng cáp nhưng có chỗ lại mềm quá, giống như con ếch bị đá ép”. Vừa nói xong cả hai người cùng cười rộ lên.
Đây thật sự là cách góp ý rất chân thành, giúp cho tình bạn và học vấn của hai người đều được trau dồi. Giao tiếp ở trình độ cao như vậy có thể tạo dựng cơ sở vững chắc cho quan hệ giao tiếp.
II. SỰ BỔ SUNG GIỮA CÁC LỨA TUỔI
Người trẻ tuổi không thể thiếu sự giúp đỡ hợp tác của người đi trước, của những người lớn tuổi. Bởi vì về mặt tư tưởng tình cảm, cách suy nghĩ và phẩm chất tâm lý giữa thanh niên, tầng lớp trung niên, người già có sự khác biệt rõ rệt. Thêm vào đó là mặt tâm lý của tuổi mới lớn còn có suy nghĩ tự cho rằng mình đã lớn có thể tự lập, do vậy hoạt động giao tiếp giữa các thế hệ thường bị cản trở bới khác biệt tâm lý giữa hai thế hệ. Sự ngăn cách giữa hai thế hệ này cần được san bằng. Bởi bất cứ thời kỳ xã hội nào sự phát triển đều dựa trên tác động tương hỗ giữa các lứa tuổi… Mâu thuẫn giữa người lớn tuổi và thanh niên chính là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Phải giải quyết mâu thuẫn này dựa vào sự phối hợp giữa hai thế hệ. Hơn nữa sự giao tiếp giữa hai thế hệ chính là con đường tốt nhất để thu hẹp khoảng cách và đáp ứng được đòi hỏi của cả hai bên và từ đó có thể hỗ trợ bổ sung cho nhau.
Muốn phát triển mối quan hệ hài hòa giữa các thế hệ, thế hệ trẻ cần có cách đánh giá khách quan, biện chứng những điểm mạnh yếu, ưu khuyết giữa thế hệ người cao tuổi và thế hệ trẻ, thấy được tác dụng bổ sung lẫn nhau giữa các thế hệ. Có học giả đã từng đánh giá: Tính cách của những người trẻ tuổi giống như con ngựa bất kham, mạnh bạo, khinh suất, dễ đi tới trạng thái cực đoan, mạnh dạn thay đổi nhưng lại không đánh giá đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế, do đó thường bị thất bại do nóng vội. Với người già thì lại có đặc điểm suy tính nhiều nhưng thiếu quyết đoán, không dám mạo hiểm để tránh sai lầm có thể phát sinh. Giải pháp tốt nhất là kết hợp những đặc điểm của hai lứa tuổi này lại”. Với giải pháp này người trẻ tuổi có thể học được ở người già sự kiên định, kinh nghiệm phong phú, mưu lược, thâm trầm mà mình đang thiếu, người già có vốn quan hệ rộng rãi có thể tạo cho người trẻ tuổi những lối đi mới, mối quan hệ mới. Người già thì có thể tìm lại ở người trẻ sự hăng hái, nhiệt huyết, tư tưởng sáng tạo và tư duy thuần nhất. Tục ngữ có câu: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”, trong cuộc sống và phạm vi giao tiếp của bạn, người già có vai trò không thể thay thế.
III. BỔ SUNG GIỮA NAM VÀ NỮ
Quan hệ giữa hai giới tính này là một nội dung quan trọng trong quan hệ giao tiếp. Sự kết hợp giữa hai yếu tố âm và dương trong hoạt động giao tiếp mở ra nguồn sức mạnh to lớn. Các chuyên gia tâm lý phát hiện ra rằng khi quá trình lao động có sự có mặt của cả nam và nữ thì hiệu suất lao động cao lên rất nhiều.
Về mặt tâm lý cũng như tính cách và phẩm chất nội tâm giữa hai giới này cũng có những nội dung có thể bổ sung cho nhau. Về mặt tính cách nữ thuần hậu, nam chu đáo; nữ hàm xúc, nam thẳng thắn; nữ chân thành, nam trung thành; nữ dịu dàng, nam khoan dung; nữ gắn bó, nam khoáng đạt; nữ sâu sắc, nam thông minh; nữ tinh tế, nam lý trí; nữ đảm đang, nam mạnh mẽ; nữ cần mẫn, nam năng nổ; nữ đoan trang, nam vững vàng; nữ trầm tĩnh, nam nho nhã; nữ khiêm nhường, nam bình dị; nữ thấu tình, nam dân chủ… Về mặt hành vi mỗi giới tính đều có những đặc trưng riêng. Bước đi của nam giới hùng dũng, nữ khoan thai. Cử chỉ của nam giới tự nhiên, thoải mái, nữ giới lại rất nhẹ nhàng, dịu mềm. Giọng nói của nam giới như mưa mùa hạ, lời nói của nữ giói lại thoảng như gió xuân. Nam giới có thể quyết đoán việc đại sự, nữ giới lại có thể tự chủ mọi việc trong cuộc sống.
Rõ ràng là quan hệ giữa con người với người là sự kết hợp giữa nam và nữ là không thể thiếu được. Nó có thể làm cho cuộc sống của bạn tràn trề sức sống.
Một điều cần làm rõ là: Có người cho rằng phụ nữ rất yếu đuối, lắm lời… có thể kể ra rất nhiều nhược điểm của phụ nữ. Bên cạnh phụ nữ có rất nhiều bạn bè do vậy cũng có rất nhiều chuyện để nói, nên bản thân họ cũng trở nên nói nhiều, dài dòng. Thực ra cách nhìn nhận này hoàn toàn sai lệch. Kể cả người đưa ra nhận xét này cũng không thể phủ nhận một sự thật là: “Nếu như muốn nhờ ai giúp đỡ thì tác động vào phụ nữ tỷ lệ thành công lớn hơn nam rất nhiều”. Đó bởi vì nữ giới đã phát huy được những phẩm chất của mình, chính là sự khéo léo và dịu dàng.
Không thể coi dịu dàng và yếu đuối là như nhau được. Ngược lại sự dịu dàng lại có khả năng tác động đến người khác rất lớn.
Có một câu chuyện ngụ ngôn về mặt trời và gió: Một lần gió và mặt trời tranh luận với nhau xem ai có sức lực hơn. Gió nói: “Tôi sẽ chứng minh sức mạnh của mình. Anh có nhìn thấy người đàn ông đội mũ kia không? Tôi dám cược là tôi sẽ làm rơi mũ rơm của ông ta nhanh hơn anh”.
Mặt trời ẩn sau lưng đám mây, gió bắt đầu thổi, càng thổi mạnh giống như một trận cuồng phong. Nhưng gió thổi mạnh bao nhiêu thì ông lão lại càng giữ mũ thật chặt. Cuối cùng gió cũng không thắng nổi nên bỏ cuộc, lúc đó mặt trời mới ló ra và bắt đầu chiếu những ánh nắng lung linh như mỉm cười với ông lão. Không lâu sau ông lão bắt đầu toát mồ hôi và cỡi mũ ra.
Trong cuộc sống ta vẫn thường gặp những câu chuyện thú vị như vậy. Có một số việc mà giao cho nam giới làm thì kết quả là càng làm càng hỏng nhưng nếu để cho một phụ nữ dịu dàng giải quyết thì lại có kết quả thật bất ngờ, mọi việc được giải quyết ổn thỏa.
KẾ THỨ CHÍN
TÁN TỤNG VỪA PHẢI
Bí quyết:
Khen ngợi, tán tụng hay nói cách khác là tâng bốc người khác thực tế là “chất xúc tác” tốt nhất trong giao tiếp, hơn nữa những ngôn từ hoa mỹ đó lại hoàn toàn miến phí; một hành động “đôi bên cùng có lợi” như vậy tại sao ta không vui vẻ thực hiện.
I. NGƯỜI GIẢM TUỔI, HÀNG THÊM TIỀN
Tục ngữ Trung Quốc có câu “của hơn, người kém”. Nghĩa của câu này hiểu như sau: Giả sử bạn gặp một người nào đó, bạn hỏi người đó bao nhiêu tuổi, người đó trả lời: “Tôi 50 tuổi rồi”. Bạn liền nói: “Nhìn bác, chỉ như người 30 hay 40 là cùng”. Người đó nghe vậy nhất định sẽ vui mừng, đó chính là ý nghĩa của câu “người kém”. Lại ví dụ như bạn đến chơi nhà người khác, thấy anh ta mua chiếc bàn mới… Khi hỏi anh ta mua giá bao nhiêu, anh ta nói “Mua giá 4 đồng”, bạn liền nói, “Cái bàn này giá bình thường khoảng 8 đồng, mua khéo thì cũng 6 đồng, anh thật biết mua bán”. Người đó nghe vậy cũng mở cờ trong bụng. Đó chính là “của hơn”. Chính do đặc điểm vốn có trong tính cách của mỗi người như vậy, do đó trong đời sống tự nảy sinh cách ứng xử như vậy. Với kinh nghiệm đó, trong tiếp xúc bạn có thể vận dụng vào cách nói của mình, chắc chắn sẽ có hiệu quả đáng kể.
Có câu chuyện như sau: Wilber là nhân viên tiếp thị của công ty điện lực Philadenphia đến vùng nông thôn vận động người dân ở vùng dó sử dụng điện của công ty. Khi đến trước cửa của một gia đình có vẻ khá giả, chủ nhà ra mở cửa là một bà cụ, vừa nhìn thấy người của công ty điện lực đến tiếp thị thì đống sập cửa. Wilber thấy vậy, liền vội nói: “Xin lỗi vì đã làm phiền bà, cháu biết bà là người không hứng thú việc dùng điện, lần này cháu đến không phải là chuyện công việc, mà muốn đến xin của bà một ít trứng gà”. Bà chủ nghe vậy nửa tin nửa ngờ, hé cửa thò đầu ra nhìn Wilber, Wilber nói tiếp: “Cháu thấy giống gà này bà nuôi rất đẹp. Vì vậy cháu muốn mua một ít trứng để mang về thành phố”.
Nghe vậy, cụ bà mở cửa rộng hơn và hỏi: “Anh bạn trẻ sao không nuôi gà?” Wilber đắc ý nói: “Vì gà nhà cháu đẻ trứng màu trắng, nếu dùng làm bánh ngọt không hợp, vợ cháu muốn cháu mua loại trứng vỏ màu sẫm”.
Lúc này, bà cụ già bước ra khỏi cánh cổng, rất ôn hòa cùng Wilber nói chuyện về trứng gà. Lúc này Wilber chỉ vào dãy chuồng bò nói: “Cháu đảm bảo đàn bò của ông nhà nuôi không lợi bằng đàn gò của cụ”.
Bà già như được cởi tấm lòng. Thì đúng là như vậy chứ còn gì nữa, vậy mà bao năm nay, cái ông già đó không chịu thừa nhận sự thật đó. Vậy là bà chủ nhà liền coi Wilber như người tri kỷ, đưa anh vào thăm khu trại. Wilber là kẻ láu lỉnh, nói năng dễ nghe, anh ta còn nói thêm với cụ bà rằng: “Ở đây nếu có điện chiếu sáng thì sản lượng trứng sẽ tăng thêm. Cụ già chừng như quên hẳn chuyện ban nãy, quay sang hỏi Wilber có thật dùng điện sẽ có lợi như vậy không. Tất nhiên, bà nhận được lời giải đáp mỹ mãn. Sau đó hai tuần, công ty của Wilber đã nhận được lá đơn xin mắc điện của bà chủ trang trại đó.
Trong tình huống vừa rồi, nếu ngay từ đầu Wilber thuyết phục bà lão mắc điện thì chắc chắn bà chủ trang trại sẽ không tiếp chuyện. Nhưng Wilber đã chọn đường vòng, lấy cớ mua trứng gà để tiếp cận, gợi chuyện. Sau đó dùng phương pháp trao đổi tâm sự, kết hợp với sự tán tụng, rồi tự nhiên dẫn dắt đến chuyện dùng điện. Anh ta đưa lý do: Nếu dùng điện thắp sáng thì sản lượng trứng sẽ tăng thêm, từ dó dành được lòng tin của bà chủ trang trại, để rồi bà cụ tự mình viết đơn xin được mắc điện.
II. TÁN TỤNG LÀ CHẤT XÚC TÁC TỐT NHẤT
Có nhiều người tuy bản thân không có tài cán hay thành tích nổi bậc, song lại thường lên giọng nói rằng mình có tài mà không được dùng là do không chịu luồn cúi, nịnh bợ người khác. Họ phủ nhận, coi thường thành tích của người khác, nhưng thực tế, những kẻ đó đa phần là người không thể vượt lên trên người khác.
Rất hiếm người không thích được người khác tâng bốc. Cho dù có người như vậy, thì trong lòng lại chưa chắc đã thực sự thấy khó chịu.
Napoleon con người từng khuynh đảo cả Châu Âu, cũng là người như vậy. Napoleon rất ghét kẻ khác nịnh bợ mình. Có một lần, một kẻ tùy tùng nói với ông: “Thưa tướng quân, có phải là ngài ghét kẻ nịnh bợ ngài không?” Napoleon cười đáp: “Phải, đúng là như vậy”.
Nhưng thật ra, đó chẳng phải là tên tùy tùng vừa khen nịnh ông tay hay sao?
Khen ngợi, tán tụng hay nói cách khác là “tâng bốc” người khác thực tế là “chất xúc tác” tốt nhất trong giao tiếp, hơn nữa những ngôn từ hoa mỹ đó lại hoàn toàn miễn phí; một hành động “đôi bên cùng có lợi” như vậy tại sao ta không vui vẻ thực hiện.
Khen ngợi là phương pháp hiệu quả nhất để giành lấy và duy trì cảm tình của đối phương. Đó là liều thuốc kích thích mạnh thúc đẩy người khác tiếp tục cố gắng hơn nữa, hiệu quả đạt được là nhờ vào chính bản thân của con người. Muốn dành được thành công khi yêu cầu sự tương trợ của người khác, bắt buộc phải nắm vững “miếng võ” này.
Một chủ doanh nghiệp Mỹ đã nói về Carnegie Dale (1888 – 1955 nhà diễn thuyết, nhà văn, nàh giáo dục nổi tiếng của Mỹ) như sau: “Ông là người biết nắm lấy tay bạn, khích lệ bạn, khen ngợi bạn. Trong cuộc đời của tôi chưa gặp được người nào như ông. Có nhiều người, tuy trong tay họ có quyền hành, nhưng lại không có đủ rộng lượng để dành cho người khác một lời khen, họ chỉ biết phê bình một chiều, những người như vậy làm sao có thể thành công trong sự nghiệp”.
Thực ra chính người chủ doanh nghiệp nọ là người tiếp thu tinh thần của Carnegie Dale sâu sắc nhất. Trong tay chủ doanh nghiệp nọ, sự khen ngợi đã trở thành công cụ điều khiển người khác rất hiệu quả.
Khi người này đảm nhiệm chức vụ quản đốc xưởng đóng tàu, đã huy động được nhiều sức mạnh to lớn từ sự nhiệt tình của công nhân. Trong cuốn sách viết về ông có đoạn: “Đối với người phụ trách hay nhân viên, công nhân bình thường ông đều dành cho họ sự khen ngợi về kỹ năng trong công việc, những người được khen ngợi khiến những người đó cảm thấy điều đó rất đáng quý hơn cả phần thưởng tiền bạc”.
Xưởng đóng tàu Torjoppe nhận đóng cho quân đội một chiếc tàu. Chiếc tàu được đóng xong trong vòng 27 ngày, phá mọi kỷ lục về tốc độ từ trước đến nay của xưởng. Ông chủ đã triệu tập toàn thể công nhân đã tham gia vào công việc đóng tàu lại, diễn thuyết bài phát biểu mừng công, sau đó tặng mỗi người một huy chương bằng bạc và một bức thư của tống thống Mỹ lúc bấy giờ là Woodrow Wilson. Tiếp đó, ông quay sang người phụ trách giám sát đóng tàu, lấy từ trong túi áo ra một chiếc đồng hồ vàng, tặng cho người đó làm kỷ niệm.
Hành vi khen ngợi người khác, cũng có giá trị như tặng thức ăn cho kẻ hành khất đang đói lả. Trong nhiều trường hợp, nó như liều thuốc Vitamin, như một món ăn giàu chất đạm.
Nhiều người có thừa sự nghiêm khắc song lại thấy tiếc sự khen ngợi, tiết kiệm lời khen với người khác. Đây là cách làm trái với bản tính của con người, hậu quả là khiến cho một số “đàn em” tìm cách “phá ngang” hoặc “xé rào” tìm đến ông chủ khác. Những ông chủ có tư tưởng đó cần nhanh chóng tỉnh ngộ.
Trong xã hội ngày nay, những kẻ khéo nịnh, léo mép dường như hay được trọng dụng. Thường thì khi nghe được người khác khen nịnh, trong thâm tâm người ta thường rất phấn khởi, trên môi hiện nụ cười, nhưng ngoài miệng thường lại phản ứng yếu ớt: “Đâu có, tôi đâu được như vậy”, “Anh chỉ khéo nói”. Cho dù ngay sau đó, người đó nghĩ lại và biết rõ đó là đối phương khen nịnh, nhưng trong lòng vẫn thấy thoải mái.
Do đó, khen nịnh là kỹ năng cần có khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, những lời khen được trình bày khéo léo thì càng có tác dụng.
III. KHEN NGỢI THÍCH HỢP MỚI LÀ KHÉO LÉO
Chúng ta thường thấy có một số người vì không thạo giao tiếp tự băn khoăn, than thở rằng: Khi tiếp xúc với người khác, cho dù đã hết sức khen ngợi, tán tụng người ta vì anh ta cho rằng ai cũng thích được khen, nào ngờ, vì vậy, mà nhiều người lại không muốn kết thân với anh ta, càng không muốn trao đổi tâm tình với anh ta, có chăng chỉ là sự ứng phó, qua quít. Vậy nguyên nhân là gì? Anh ta đã sai ở khâu nào?
Trong giao tiếp ăt hẳn mọi người đều muốn nghe những lời nói khéo léo. Nhưng khen nịnh không đồng nghĩa với khéo nói. Chỉ sự khen nịnh ở mức độ thích hợp mới được coi là khéo ăn khéo nói. Nếu chúng ta lầm lẫn sự khen nịnh là khéo nói, không cần phân biệt đối tượng, không cần lựa chọn thời điểm, không cần giới hạn mức độ, khi giao tiếp cố gắng tìm mọi “lời hay ý đẹp” thậm chí “gió chiều nào che chiều ấy” coi đó là khéo nói, thì kết quả mang lại thường trài ngược điều ta mong đợi.
Tất nhiên, ai cũng mong muốn được người khác đánh giá cao, muốn được người khác khen ngợi. Trong giao tiếp, khen ngợi đối phương là một cách thích hợp không thể thiếu. Nhưng cũng cần nhớ rằng, mọi người đều mong chờ sự đối đãi chân thành, mong muốn được giao tiếp tiếp quan hệ với người khiêm nhường, thành thật. Điều đó càng làm chúng ta thấy rõ hơn: Khéo nói không đồng nghĩa với khen nịnh, nhưng khéo nói lại cũng không tách rời khen nịnh. Sự khen nịnh đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc thì là khéo léo. Sự khéo léo trong lời ăn tiếng nói sẽ biến người mới quen trở thành người bạn thân thiết, duy trì mối quan hệ tình cảm sẵn có. Đây là liều xúc tác không thể thiếu trong giao tiếp.
Vậy làm thế nào để vận dụng khéo lẽo những lời khen, tán tụng đó phù hợp? Trở thành khéo léo và mang lại hiệu quả cần thiết?
1. Cần chú ý đến đối tượng giao tiếp:
Trong quá tình giao tiếp, cần chú ý đến tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, tính cách, sở thích, đặc điểm của đối tượng mình tiếp xúc, tùy từng đối tượng mà có sự điều chỉnh. Không nên tùy tiện khen nịnh, tán tụng đối phương, nhất là đối với những người mới quen thì càng nên thận trọng. Ví dụ khi gặp một cô gái đang buồn rầu vì mình quá béo bạn lại khen: “Trông dáng em đẹp lắm”. Cô gái đó dứt khoát không vui vì cho rằng bạn đang chế giễu. Nhưng cũng câu nói đó bạn nói với một cô gái vốn rất tự hào về dáng người khá chuẩn thì nhất định sẽ tăng thêm lòng tin của cô ta với bạn.
Trong cuộc sống có khá nhiều người hiểu biết có trình độ thích được kết giao với những người thẳng thắn. Họ thích sự cương trực thẳng thắn. Nếu bạn nghĩ ra khuyết điểm của họ, thì họ tỏ ra quý mến bạn, còn khi bạn nịnh họ thì họ lại xa lánh bạn. Khi tiếp xúc với những đối tượng này thì bạn cần hết sức thận trọng.
2. Chú ý thời cơ:
Trong giao tiếp cần nắm bắt thời cơ, biết nói một cách khéo léo và đúng lúc. Nhất là khi tán tụng cần sát hợp với không khí và điều kiện lúc đó. Tán tụng mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời điểm. Khi bạn chợt phát hiện thấy đối phương có điểm đáng khen ngợi và tán tụng thì cận mạnh dạn, kịp thời đưa ra lợi khen, không bỏ lỡ cơ hội. Những lời khen, tán dụng không đúng lúc sẽ trở nên vô duyên. Do đó, kết quả mang lại sẽ không được như mong đợi, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu. Ngoài ra bạn còn cần lưu ý: Nếu một người cho rằng anh ta có điểm yếu nào đó cần sửa chữa mà bạn lại hết lời khen ngợi điểm yếu đó của anh ta thì dứt khoát người đó sẽ không vui vẻ gì.
3. Chú ý chừng mực:
Hiệu quả của tán tụng chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc có nắm vững mức độ lời khen hay không. Bí quyết của thành công là: Đúng lúc, đún chỗ, đúng thời điểm và không quá lố, khi vừa đủ độ biết dừng lại. Nếu bạn lạm dụng những lời khen quá hoa mỹ, khen ngợi quá lời, tán tụng sáo rỗng chỉ làm đối phương khó xử, lúng túng, thậm chí khó chịu, kết quả cũng sẽ ngược lại với mong muốn ban đầu.
Nếu bạn khen một người viết chữ khá đẹp rằng: “Chữ của anh đẹp nhất thế giới” thì kết quả là lời khen đó sẽ khiến người đó khó chịu. Song nếu bạn nói: “Chữ của anh quả là rất tuyệt” thì đó hẳn sẽ hài lòng. Chưa chừng, sau đó anh ta có thể nói với bạn một hồi về quá trình anh ta luyện chữ và chia sẻ kinh nghiệm để viết chữ đẹp.
Tất nhiên, nếu tán tụng không đủ mức độ thì không còn gọi là tán tụng nữa, và kết quả cũng không đạt được mục tiêu dự định.
Tán tụng còn cần sự chân thành, không quá lố. Chân thành là một nhân tố quan trọng để thành công trong giao tiếp. Trong tiếp xúc, ngoại giao cần hết sức cố gắng thể hiện sự chân thành trong khen ngợi. Làm thế nào để thể hiện đó là những lời nói xuất phát từ đáy lòng, mang tình cảm sâu sắc. Cần ghi nhớ rằng: Nếu đối tượng quả thật không có điểm đáng khen mà cố gắng khen một cách miễn cưỡng, gượng gạo, thì thà rằng đừng mở miệng khen còn hơn.
Tán tụng là một trong những kỹ năng của người ngoại giao giỏi.Biết khen ngợi một cách hợp lý, đúng mức chính là bước đi đầu tiên để bạn trở thành người khéo léo trong xã giao và đây cũng là một bước quan trọng không thể thiếu trong đời sống giao tiếp hiện đại.
KẾ THỨ MƯỜI
MƯA DẦM THẤM LÂU
Bí quyết:
Cùng một sự việc, nói đi nói lại nhiều lần, nhấn mạnh nhiều lần, kiên trì thực hiện không bỏ dở nữa chừng.
Khi bị từ chối, không vì thế mà đỏ mặt, không giận dữ cũng chẳng phải bực bội, trên môi vẫn giữ nụ cười thua keo này bày keo khác, chỉ cần còn một chút hy vọng thì quyết không bỏ cuộc.
I. NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN
Nhiều công việc nhờ có “đòi” mà được giải quyết. Tục ngữ có câu “con không khóc mẹ không cho bú”. Trong nhiều trường hợp, chính là sự kiên trì đòi hỏi đã giúp cho công việc được trôi chảy ổn thỏa.
Có điều chúng ta cần chú ý là “đòi hỏi” cũng cần có nghệ thuật. Phải “đòi” một cách có lễ độ, nêu rõ sự việc, đưa ra đủ lý lẽ, lại yêu cầu, kèm thêm nụ cười, giữ nét mặt tươi tỉnh. Nên thường xuyên có mặt ở chỗ mà đối tượng có thể nhìn thấy bạn như: Văn phòng của người đó, hoặc tại nhà riêng. Chưa kể còn cần luôn đúng hẹn, tạo cho đối phương cảm giác rằng bạn là người luôn chính xác, đúng giờ giấc như đến công sở làm việc. Như vậy, đối phương không chỉ nhìn thấy bạn mà bắt buộc còn phải nhớ đến việc mà bạn yêu cầu.
Sự “đòi hỏi” đồng thời là sự thể hiện chân thành thì mới có khả năng khiến đối phương chú ý, khến đối phương cảm động, bị thuyết phục. “Đòi hỏi”, cũng có nghĩa là tích cực chủ động giải thích, trao đổi tìm hiểu đối phương, là quá trình làm đối phương phải mềm lòng. Quá trình này do đó cần phải tập trung sức lực, đòi hỏi sự kiên trì không nản lòng.
“Đòi” không có nghĩa là lỳ lợm, mà nó là sự chờ đợi một cách lịch sự, chờ đợi đối phương nhanh chống trả lời. Không nên gây cho họ ấn tượng bạn đang cố ý tìm cách gây chuyện, làm phiền, ảnh hưởng đến công việc, hay sự nghĩ ngợi của họ. Cố gắng thực hiện điều đó hợp tình hợp lý, giảm nhẹ đến mức thấp nhất sự phiền nhiễu gây ra cho đối phương. Với phương pháp như vậy thì “đòi hỏi” mới mang lại kết quả.
Khi “đòi hỏi” có thể không cần nói trắng ra vấn đề cần đòi hỏi, hãy không ngừng tiếp cận, củng cố quan hệ hai bên, hãy làm sao để đối phương hiểu rõ về bạn, đồng tình với bạn, từ đó nảy sinh ý tưởng muốn giúp bạn. Điều này cũng có nghĩa là bạn hãy tìm cách tiếp cận với người đó hoặc với người nhà của người đó. Đồng thời, bằng nhiều biện pháp, xây dựng mối quan hệ tốt với họ, tạo sự gần gũi về mặt tình cảm. Phương pháp mềm dẻo này đối phương khó có thể từ chối.
Có một số vị lãnh đạo thích cảm giác được người khác quỳ lụy, nhờ vả. Vì vậy, họ dễ dàng đồng ý, đáp ứng bất cứ chuyện gì. Khi bạn đến nhờ vả, cầu cạnh thì họ cảm thấy được thỏa mãn tinh thần. Đến mức độ nào đó, thì khát vọng chứng tỏ quyền lực của họ dường như được khẳng định. Trong trường hợp gặp những đối tượng như vậy bạn nên mạnh dạn đến gõ cửa, nếu ngại phiền phức, hay sĩ diện thì thôi vì như vậy chỉ làm cho đối phương chê cười. Rất có thể ông ta sẽ nói: “Nếu anh ta quay lại thì tôi đã đồng ý rồi, nhưng chẳng thấy anh ta đâu cả”. Do đó “đòi hỏi” là biện pháp hiệu quả nhưng cũng là biện pháp khá “xương” không dễ thực hiện.
II. MẤT CÔNG TỐN SỨC
Có người khi nói về khó khăn khi muốn nhờ vả người khác là “Chạy mỏi cẳng, nói bã bọt mép”.Về vấn đề này, các nhân viên tiếp thị là người thấu hiểu sâu sắc nhất.
Một nhân viên tiếp thị sản phẩm lúc đầu mới tiếp xúc rất có thể bị khách hàng từ chối, nhưng sau đó anh ta không nản lòng mà lại tiếp tục quay lại. Khi đó, khách hàng trả lời dứt khoát: “Chúng tôi hoàn toàn không có ý định mua, anh có đến nữa cũng vô ích thôi, tôi khuyên anh đừng tốn công vô ích làm gì nữa”.Nhưng ngay cả như vậy, người nhân viên tiếp thị vẫn không để ý, bình tĩnh và tươi tỉnh đáp lại: “Không, xin ngài đừng lo, đi lại và tiếp chuyện là trách nhiệm của chúng tôi với công việc, chỉ cần ngài dành cho tôi chút ít thời gian, nghe tôi giải thích là tôi đã mãn nguyện lắm rồi”. Khách hàng khi thấy người nhân viên nọ trên áo đẫm mồ hôi, nhưng vẫn giữ nụ cười tươi, nếu không mua thì lại thấy áy náy, vậy là tự móc ví mua một ít đồ.
Những ngày mưa gió là thời điểm có lợi cho nhân viên tiếp thị. Ngoài trời mưa gió, mọi người đều tránh vào trong nhà, còn người tiếp thị thì đứng ngoài cửa, trong trường hợp này dễ khiến người ta động lòng. Người định không mua cũng có ý: “Không nỡ để anh ta mất công”. Người khách hàng tự nhiên có cảm giác áy náy, áp lực nào đó về tâm lý, rất có thể họ sẽ tự nghĩ rằng: “Người nhân viên tiếp thị kia nếu chịu khó đi đến vài nơi khác, rất có thể đã bán hết số hàng rồi vậy mà anh ta vẫn thường xuyên đến đây, anh tốn thời gian, mất công đi lại như vậy, không mua chút gì cho anh ta thì cũng hơi quá đáng”. Đây chính là một phương pháp tiếp thị bán hàng.
Muốn đối phương có nhượng bộ lớn, trước hết hãy khiến đối phương tiếp nhận những áp lực tâm lý nhỏ, khi những áp lực này tích tụ lại đến đủ độ, thì đối phương sẽ phải nhượng bộ.
Các nhà báo phóng viên khi muốn tiến hành lấy tin, phỏng vấn cũng vậy. Muốn thực hiện được cuộc phỏng vấn, nhiều khi họ phải tiến hành vào thời điểm sáng sớm hoặc tối. Ví dụ: Khi xảy ra sự kiện lớn nào đó, các ký giả cần tìm được những người có liên quan và có thể tìm đến phỏng vấn, vào thời điểm buổi sáng trước khi đi làm hoặc sau giờ làm. Vào thời điểm này, mọi người thường được nghỉ ngơi, còn phóng viên vẫn tiếp tục công việc, đối tượng phỏng vấn do đó dễ bị thuyết phục, nếu từ chối thì lại có cảm giác áy náy.
III. KIÊN TRÌ ĐẾN CÙNG
Khi gặp phải đối thủ cứng rắn, cùng một sự việc, nói đi nói lại nhiều lần, nhấn mạnh nhiều lần, kiên trì thực hiện không bỏ dở nửa chừng thì đây là một vũ khí lợi hại.
Chuyện xưa kể rằng Triệu Phổ là tể tướng dưới cả hai triều vua Tống Thái Tổ và Tống Thái Tông, lòng trung thành và công trạng của ông rất được đời sau ca ngợi. Ông là một vị quan mẫn cán, nhưng về mặt học vấn ông lại không được như một số vị quan trong triều. Sau này trở thành tể tướng, điểm yếu đó của ông bị Tống Thái Tổ phát hiện. Có một ngày sau khi cùng bàn chính sự Triệu Phổ, Tống Thái Tổ, với giọng nói ôn hòa, khuyên Triệu Phổ nên đọc thêm sách. Từ ngày đó, Triệu Phổ ngày tay không rời quyển sách. Sau khi tan chầu thường đóng cửa giam mình trong thư phòng để đọc sách. Triệu Phổ cả đời dốc sức lo cho việc nước, coi việc phò trợ nhà Tống cai trị thiên hạ là trách nhiệm của mình.
Có một lần Triệu Phổ tiến cử một vị quan với Tống Thái Tổ, Thái Tổ không chấp nhận người đó. Triệu Phổ không vì vậy mà nản lòng, ngày hôm sau trong buổi triều sớm, Triệu Phổ lại một lần nữa dâng tấu xin Tống Thái Tổ cất nhắc người đó,Thái Tổ lại một lần nữa không đồng ý.
Triệu Phổ vẫn không nản, ngày hôm sau lại tấu trình việc đó. Hành động dâng tấu xin bổ nhiệm diễn ra liên tiếp trong ba ngày của Triệu Phổ khiến các vị quan đồng triều thấy làm lạ. Họ tự hỏi tại sao Triệu Phổ lại có thể mặt dày mày dạn như thế. Đến lần dâng tấu thứ ba, Tống Thái Tổ đã nổi giận, xé nát tấu chương và vứt xuống đất.
Triệu Phổ lại lặng lẽ nhặt lên từng mảnh giấy, sau khi về nhà ông lại tỉ mỉ ngồi dán lại. Ngày hôm sau, khi vào triều, ông không nói gì mà chỉ dùng hai tay dâng bảng tấu hôm qua đã dán lại đưa lên quá đầu và đứng yên trước mặt Tống Thái Tổ. Tống Thái Tổ cảm động trước hành động đó, chỉ thở dài một tiếng và đành chuẩn tấu.
Chuyện về Triệu Phổ không chỉ có vậy. Còn có một lần Triệu Phổ nhận thấy xét thành tích thì có một vị quan nọ đáng được thăng chức, ông dâng tấu lên Tống Thái Tổ hoàng đế. Nhưng này thường Tống Thái Tổ vốn không ưa vị quan đó, vì thế không đếm xỉa đến bảng tấu của Triệu Phổ.
Triệu Phổ xuất phát từ lòng công bằng, không ngại ngần chuyện vua yêu hay ghét người đó, lập lại bài bản như trước. Thái Tổ lần này lại miễn cưỡng đồng ý.
Tống Thái Tổ hoàng đế khi đó đã hỏi triệu Phổ rằng: “Nếu như ta không đồng ý, thì khanh sẽ làm gì?”. Triệu Phổ đáp rằng: “Người có lỗi thì phạt, người có công thì được thưởng, đó là lời răn đe của tiền nhân, là nguyên tác không được thay đổi, hoàng thượng không nên vì sự yêu ghét của riêng mình mà bỏ qua nguyên tắc đó”. Những lời của Triệu Phổ đã động chạm đến Tống Thái Tổ, Tống Thái Tổ do đó giận dữ bỏ đi. Triệu Phổ theo sát Tống Thái Tổ, đến đứng đợi trước cửa ngoài tẩm cung của hoàng đế; cứ vậy rủ áo cúi đầu đứng đợi, quyết tâm nếu hoàng đế không bước ra thì cũng không chịu đi. Chuyện kể lại rằng trước hành động đó của Triệu Phổ, Tống Thái Tổ rất lấy làm cảm động.
Phương pháp kiên trì năm lần bảy lượt nói đi nói lại để đối phương hiểu, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục, không những chỉ có sử sách cổ Trung Hoa mà còn gặp nhiều trong các tác phẩm, câu chuyện văn học nước ngoài. Khi vận dụng phương pháp này phải có tính cách cứng cỏi, kiên trì, lần đầu thất bại không cam chịu, lại tìm cơ hội khác để tiếp tục thực hiện.
IV. BA BÍ QUYẾT TRONG NGHỆ THUẬT ĐÒI HỎI
Kiên trì đeo đuổi, là một giải pháp khá đặc biệt trong nghệ thuật nhờ vả người khác. Bằng cách áp dụng hình thức tiêu cực, nó giúp ta giành được hiệu quả tích cực, bằng quyết tâm và nghị lực cố gắng đạt đến mục tiêu, gây áp lực lên đối phương, đồng thời qua đó tăng cơ hội tiếp xúc, thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của bản thân mình, nhằm gây tác động đến thái độ của đối phương, từ đó đạt được mục đích xác định từ đầu. Chiến thuật này nghe có vẻ đơn giản, song bên trong nó chứa đựng những nhân tố không đơn giản không phải ai cũng có thể thực hiện điều đó một cách hoàn hảo. Có một số bí quyết giúp bạn thực hiện điều đó:
1. Biết kềm chế, nhẫn nại:
Đây là cơ sở, tiền đề khi áp dụng chiến thuật này. Khi tiến trình công việc bị cản trở, hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng, thì phản ứng tự nhiên của mọi người thường là nóng lòng, thất vọng, bực bội, thậm chí nóng giận, những phản ứng tự nhiên, bộc phát đó sẽ không giúp gì cho sự giải quyết vướng mắc. Hãy tỏ ra bình tĩnh, kiểm soát bản thân mình bằng lý trí, hãy tỏ ra nhẫn nại.
Lúc này, sự nhẫn nại của bạn thể hiện rằng bạn hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của đối phương, bạn đang chờ sự thay đổi và bạn tin vào khả năng thành công. Khi chuẩn bị cho mình tâm lý này, bạn sẽ giành được sức mạnh chủ động về tinh thần, từ đó có thể bình tĩnh, điều khiển toàn bộ sức mạnh trí tuệ, sự thông minh, tìm cách thoát khỏi vướng mắc, cho dù phải trả giá bằng một khoảng thời gian.
Mặt khác, khoảng thời gian bị “lãng phí” đó cũng trở thành một vũ khí. Thời gian tất nhiên là đáng quý, nhưng khi bạn có đủ kiên trì, quyết tâm theo đuổi cuộc chiến lâu dài, thì tự nhiên có tác động gây áp lực nhất định đối với tâm lý của đối phương. Sự kiên trì đó đối chọi với sự chậm trễ của đối phương, đủ để đối phương thay đổi quan điểm, tăng tốc độ xử lý công việc.
Sự kiên trì của mỗi người còn phụ thuộc vào lòng tự trọng của người đó ở mức nào. Ở một số người khá dễ tự ái và khái tính, không đứng vững ngay sau khi yêu cầu bị đối phương bác bỏ lần đầu, không trụ nổi sau lần bị từ chối đầu tiên của đối phương. Khi công việc gặp trắc trở, từ chối họ đã ngượng ngùng, cảm thấy xấu hổ, thất vọng, phản ứng bằng cách cãi lộn, hoặc bỏ cuộc.
Tuy bề ngoài của những ngày này có chút “cương trực, thẳng thắn” nhưng thật ra điều đó thể hiện sự mềm yếu của lòng tự ái khiến cho họ chỉ sợ mất sĩ diện mà không chịu tìm mọi cách để đạt được mục đích, hành động như vậy không có lợi cho sự nghiệp lâu dài.
Do vậy, khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, chúng ta cần có lòng tự ái nhưng lại không được quá tự ái, để đạt được mục tiêu, đôi khi cũng cần có độ “lỳ”, khi bị từ chối, không vì thế mà đỏ mặt, không giận dữ cũng chẳng phải bực bội, vẫn giữ nụ cười thua keo này bày keo khác, chỉ cần còn một chút hy vọng thì quyết không bỏ cuộc.
2. Tùy cơ ứng biến:
Khi tiếp xúc với đối tượng cần nhờ không chỉ “đòi” mà còn phải biết cách “đòi”, tóm lại đó không phải là thái độ “lỳ lợm” tốn thời gian một cách tiêu cực mà là, biết cách lựa chọn biện pháp hành động tích cực để tác động, cảm hóa đối phương, thúc đẩy để tình cảm, thái độ trong tiếp xúc phát triển theo chiều hương tốt.
Con người không phải là gỗ đá. Cho dù khoảng cách giữa hai bên có lớn đến đâu, nếu bạn biết cách dùng hành động để chứng tỏ sự chân thành của bạn, sẽ khiến đối phương phải suy nghĩ, tiến tới là hiểu được tâm sự của bạn, thay đổi thành biến sự cố chấp của họ về bạn, vậy thì chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” của bạn đã có hy vọng thành công.
3. Khéo léo đánh đúng tâm lý đối phương:
Trong một số trường hợp, bạn đưa ra yêu cầu mong được đối phương giúp đỡ đối phương có ý từ chối, thì bạn cũng nên hiểu rằng có thể đối phương muốn giúp bạn mà có khó khăn thực sự hoặc họ còn nghi ngại. Lúc này, nếu bạn chỉ dựa vào một số hành động nào đó nhằm tác động đến đối phương thì cũng rất khó mang lại hiệu quả, thậm chí khiến đối phương ác cảm, bực bội vì bị phiền nhiễu quá nhiều, và như vậy sẽ càng bất lợi.
Nếu gặp tình huống này thì cái miệng của bạn cần phát huy vai trò vô cùng quan trọng của nó. Cần nắm bắt được tâm lý đối phương, nắm bắt được gốc rễ của vướng mắc, khéo léo đánh đúng tâm lý đối phương.
Lời nói là chìa khóa để mở rộng cánh cửa tâm hồn. Khi lời nói của bạn rót đúng chỗ, thì bạn sẽ mở ra được cảnh cửa đi vào tâm hồn đối phương.
KẾ THỨ MƯỜI MỘT
BIẾT CO BIẾT DUỖI
Bí quyết:
Khi cần, thì có thể giả câm giả điếc, làm bộ ngốc nghếch, nghe mà như không thấy, thấy mà không nói, không dao động. Nhưng muốn có bản lĩnh như vậy đòi hỏi một quá trình rèn luyện tâm lý bền bỉ.
“Bụng lớn chứa nhiều, chưa được điều thiên hạ khó nói; Miệng thường hay cười, cười kẻ đáng cười trong thiên hạ”. Đức Phật Di Lặc hàng ngày được người đời dâng tiến ngàn vàng, chính là nhờ bản lĩnh tâm lý, đã được tu luyện đến mức thượng thừa.
I. BÍ QUYẾT NẰM TRONG CHỮ “NHẪN”
Có một số người sau khi đề nghị người khác giúp mình, không thấy mang lại hiệu quả ngay thì liền nôn nóng, sốt ruột mà không thấy rằng chính lúc này là thời điểm kiểm nghiệm xem bạn có tâm lý thật vững vàng hay không. Vì chỉ khi biết chịu đựng những điều người khác không thể chịu đựng bạn mới có thể làmdc những việc mà người khác không thể làm được.
Với người Trung Quốc chữ “nhẫn” mang hàm nghĩa sâu xa và được coi là một phương châm xử thế. Chuyện xưa kể rằn danh tướng đời nhà Hán là Hàn Tín khi còn nhỏ gia đình rất nghèo khó, Hàn Tín lại không biết nịnh nọt, bợ đỡ để đi lên bằng con đường quan lại, cũng không thạo nghề doanh thương mua rẻ bán đắt. Hàng ngày Hàn Tín chăm chỉ đọc sách, nghiền ngẫm binh thư. Đến khi khó khăn đến nỗi ngày không có đủ hai bữa ăn, đành phải lưng đeo thanh kiếm gia truyền mà đi xin ngoài đường.
Một ngày, có gã hàng thịt vốn coi thường vẻ thư sinh nghèo khổ của Hàn Tín nên cố ý bỡn cợt Hán Tín trước chỗ đông người. Anh ta nói rằng: “Mày tuy lớn xác, lại thích đeo gươm mang kiếm nhưng chỉ là thằng nhát gan mà thôi. Nếu không sợ chết thì mày hãy cầm kiếm đâm tao một nhát, nếu biết sợ thì hãy chui qua hán tao đây”. Nói đến đây gã hàng thịt liền dạng chân ra làm bộ chờ đợi. Mọi người quanh đó thấy vậy lập tức xúm lại, chờ xem Hàn Tín làm thế nào.
Hàn Tín nhìn vào gã thịt lớn, nghĩ ngợi một lát bỗng cúi người xuống, bò qua hán gã thịt lợn. Mọi người chứng kiến đều cười, cho rằng Hàn Tín là kẻ nhát gan. Hàn Tín về nhà đóng cửa, cố công đọc sách. Sau vài năm, khắp nơi nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị hà khắc của nhà Tần, Hàn Tín bấy giờ cũng tham gia vào hàng ngũ những người khởi nghĩa và trở nên rất nổi tiếng.
Câu chuyện Hàn Tín chịu nhục chui dưới háng người khác để mưu nghiệp lớn đã trở thành giai thoại truyền lại cho hậu thế. Nếu như ngay lúc đó, Hàn Tín vì giận dữ mà tuốt kiếm giết chết kẻ dám làm nhục mình trước mọi người để rồi bị xét xử theo hình luật hà khắc của nhà Tần, thì hành động đó chẳng khác gì lấy tính mạng của mình để đánh đổi bằng tính mạng của kẻ thất phu ngông cuồng. Hoặc vì muốn hả giận mà đánh nhau với tên hàng thịt thì cũng chẳng khác gì vứt bỏ cái chí của chim hồng chim hộc mà tranh giành với lũ chim sẻ chim ri. Chính vì hiểu rõ điều đó, Hàn Tín thà chịu nhịn nhục, chứ không vì điều nhục trước mắt mà chịu hy sinh tiền đồ lâu dài.
Sự nhẫn nhục của Hàn Tín không có nghĩa là khuất phục mà là nhường nhịn, lùi lại một bước để tiến bảy bước; không phải là chấp nhận nghịch cảnh, cam chịu áp bức mà là giữ mình để rồi thực hiện tham vọng của mình. Khi có thời cơ thì rồng ẩn ao sâu bỗng bay vút ngàn trượng, thể hiện tài năng, gây dựng nghiệp lớn.
Khi cần, thì có thể giả câm giả điếc, làm bộ ngốc nghếch, nghe mà không thấy, thấy mà không nói, không dao động nhưng muốn có bản lĩnh như vyậ đòi hỏi một quá trình rèn luyện tâm lý bền bỉ. Bên cạnh phật Di Lặc người ta thường thấy câu đối: “Bụng lớn chứa nhiều, chứa được điều thiên hạ khó chứa; Miệng thường hay cười, cười kẻ đáng cười trong thiên hạ”. Phật Di Lặc hàng ngày được người đời dâng hiến ngàn vàng, chính là nhờ bản lĩnh tâm lý, đã được tu luyện đến mức thượng thừa.
II. CỜ ĐẾN TAY AI NGƯỜI ẤY PHẤT
Khi nhờ vả người khác, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lập tức được như ý. Nhiều người khi gặp thất bại, bị từ chối mà buồn rầu chán nản, than ngắn thở dài, có khi khóc lóc buồn tủi, chán chường không thiết sống thậm chí nhờ người không thành có người đã tự sát bằng nhảy lầu, treo cổ và có rất nhiều hình thức khác. Những hành động như vậy không đáng.
Nếu bạn đọc cuốn sách viết về các nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ, thì bạn sẽ phát hiện ra rằng, những người nổi tiếng, thành đạt đó đã từng trải qua bao đắng cay, ngang trái, thất bại và bất hạnh. Từ những ghi chép và hồi tưởng của họ, bằng sẽ thấy rằng bất kỳ ai cũng có thể bị trắc trở, va vấp làm cho bị ngã gục, suy sụp.
Bạn cũng có thể làm như sau: Hãy tìm cách tìm hiểu về ông chủ của công ty bạn, tìm hiểu những người được coi là thành đạt hay những người trong cùng trang lứa, những bạn học của bạn. Khi tìm hiểu kỹ về họ, bạn sẽ thấy được rằng mỗi người trong số họ đều đi lên từ những thất bại.
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, một người muốn vươn lên, không thể tránh khỏi sự cạnh trạnh, khó khắn và vấp váp. Nhưng bạn có thể biến những khó khăn, cản trở đó thành động lực đi lên.
Kẻ tầm thường sở dĩ tầm thường là do khi vấp ngã liền bị ngã quỵ tại đó không đứng lên nổi, hoặc vội vàng lánh sang một chỗ khác không muốn tiếp tục công việc đó một lần nữa.
Vĩ nhân sở dĩ vĩ đại là do khi bị đánh ngã họ lại vùng đứng dậy, không bao giờ chịu khuất phục. Đó chính là cái mà mọi người thường gọi là có ý chí kiên cường và bản lĩnh tâm lý vững vàng.
Nhà đại tư bản Alcircha cũng đã từng vấp ngã nhiều lần. Ông đã từng bị ông chủ của mình là Henri Ford bỡn cợt, nhưng cuối cùng ông cũng đã vượt qua chính họ.
Ông nói: “Nếu là sự đau khổ của riêng mình, tôi có thể chịu đựng được. Nhưng nếu cố ý làm nhục tôi trước mặt người khác thì thật quá đáng. Khi đó, tôi đã rất giận dữ, tôi đã có thể đưa ra quyết định ngu xuẩn, có thể nổi giận, nhưng hậu quả chắc chắn rất tai hại. Tôi cũng có thể biến sự giận dữ thành sức mạnh để làm nên điều gì đó”.
Trong cuộc sống của một cong người có rất nhiều ngã rẻ, nhiều khúc quanh. Cũng có những thời điểm quyết định, những thời điểm mang tính sống còn lúc đó bạn phải đưa ra quyết định để khẳng định điều đó đúng hay sai. Nếu như khi đó, bạn chỉ đứng vững thêm năm phút nữa thì bạn đã giành phần thắng. Huyền thoại kỳ tích của một con người thường được khẳng định vào năm phút cuối cùng, nếu bạn đứng vững, trụ lại được bạn đã là một người đàn ông thật sự.
Có một số người khi gặp một người nào đó dự định sẵn sẽ lập tức nói hết những tâm sự chất chứa trong lòng cho đối phương hiểu. Nhưng khi gặp được người đó, sau khi cân nhắc sơ bộ về thái độ, tình cảm, địa vị xã hội và nghề nghiệp của người đó thì lại im lặng không dám thổ lộ điều gì.
Nếu bạn cứ giữ im lặng, người khác sẽ không có cách gì giúp bạn giải quyết bế tắc, thoát ra khỏi tình trạng khó khắn. Do đó, khi gặp phải bất cứ chuyện gì, chúng ta không nên tỏ ra bi quan ngay từ đầu, đừng sợ người ta cười mình. Và cho dù bị người ta cười cũng không sao. Tại sao ta không nói ra điều chất chứa trong lòng, chưa chừng nhờ vậy mà chúng ta tìm được giải pháp để thoát ra khỏi tình trạng khó khăn.
Bạn có phải là người thường bi quan khi bắt đầu bất cứ việc gì? Hãy trò chuyện với bạn bè, không nên dồn nén, chất chứa những tâm sự đó trong lòng. Biết đâu khi trao đổi với mọi người, khả năng giải quyết sự việc sẽ càng mở rộng hơn.
Người Trung Quốc thường tin rằng yêu tốt phong thủy cũng luân phiên thay đổi nhau. “Cờ đến tay ai, người ấy phất”, ai dám chắc rằng sau này bạn không vượt qua hàng trăm vạn người? Hãy đừng sợ cái mẽ: “Ta là con nhà quyền quý” mà hãy có khí phách: “Ta là ông tổ của kẻ quyền quý”. Có như vậy, khi tiếp xúc nhờ vả người khác bạn mới không trở nên qua tự ti hay qua cứng nhắc, vừa có lý lại lại vừa có lợi, và cũng nhờ đó bạn mới có cơ hội để phát huye hết tài năng của mình.
Hãy đừng cho rằng điều đó là không thể. Thiên hạ được các đời vua thay nhau trị vì. Khi phong thủy xoay chuyển, dù không muốn cũng không được. Do vậy, người ta thường có câu nói rằng: Vận khi đã đến, cánh cừa nào ngăn cản được.
Do đó, chúng ta hãy tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của mình. Lòng tin sẽ khích lệ hành động, hành động sẽ lại làm tăng lòng tự tin với vòng tuần hoàn như vậy thì nhất định sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng.
III. BA GIẢI PHÁP KHI BỊ ĐỐI XỬ LẠNH NHẠT
Khi nhờ vả mà bị người ta đối xử lạnh nhạt cũng là chuyện thường tình. Trong trường hợp này, mỗi người hãy có phản ứng khác nhau; hoặc là bực bội bỏ đi, hoặc cố nài nỉ, hoặc giận trong lòng. Những phản ứng như vậy thường không có lợi cho công việc, thậm chí làm ảnh hưởng mất đi những cái lớn hơn. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân khiến đối phương hờ hững, lạnh nhạt rồi mới có phản ứng là điều rất quan trọng.
Nếu căn cứ vào nguyên nhân thì có thể chia làm ba trường hợp sau:
Thứ nhất là tự mình thấy lạnh nhạt: Do từ chúng ta đã đánh giá quá lạc quan, khi đối phương không đáp ứng được yêu cầu của mình, thì tự nhiên thấy bị lạnh nhạt.
Thứ hai là bị lạnh nhạt do đại đái khái, chủ quan, do không cân nhắc kỹ, nên thất bại và rơi vào tình trạng bị lạnh nhạt.
Thứ ba là do khách quan, đối phương có chủ định từ chối, làm khó dễ.
Khi bạn rơi vào tình trạng bị đối xử hờ hững, lạnh lùng thì cần nhận thức rõ tình trạng hiện tại, nguyên nhân, và có thể lựa chọn một trong những giải pháp sau:
Đối với tình huống thứ nhất thì cần phải xem lại mình, cần thật sự cầu thị, không nên nghi ngờ, đố kỵ, giận dữ.
Thường thấy hiện tiện như sau: Khi chuẩn bị đến nhờ người khác, có người thường nghĩ rằng thế nào đối phương cũng nhiệt tình săn đón. Không ngờ khi đến gặp mặt, đối phương lại không làm như vậy, mà lại là “gam trầm”. Lúc đó khó tránh khỏi sự hụt hẫng về mặt tâm lý.
Nguyên nhân chính trong trường hợp này là do đã đánh giá quá cao về mức độ thân mật trong quan hệ với đối phương và hy vọng quá nhiều. Sự lạnh nhạt này là lạnh nhạt “ảo” chứ không phải là sự lạnh nhạt có thật. Khi gặp tình huống này cần xem lại yêu cầu của mình, điều chỉnh yêu cầu đó cho phù hợp với mứ độ thực tế, khách quan của mối quan hệ. Từ đó, tự mình lấy lại sự cân bằng tâm lý, bình tĩnh, tránh những nỗi phiền muộn không cần thiết.
Có một người đến thăm nhà bạn học cũ đã lâu không gặp. Người bạn đó hiện là người có thế lực trong kinh doanh. Hàng ngày anh ta phải tiếp xúc rất nhiều khách đến thăm nên thường có cảm giác mệt mỏi. Do đó, với những khách khứa không thường, không tỏ vẻ vồ vập.
Khi anh bạn của chúng ta đến nhà người bạn cũ đó, vỗn nghĩ rằng thế nào cũng được tiếp đón trịnh trọng, nồng nhiệt, chẳng ngờ gặp thái độ chẳng vồn vã chẳng ra lạnh lùng thì rất bất ngờ, có cảm giác như bị coi thường. Anh cho rằng người này khó chơi, không nhiệt tình với bạn bè nên chỉ ngồi lại một lát rồi mượn cớ ra về. Trong lòng anh ta cảm thấy rất hậm hực, quyết định không giao thiệp gì với người bạn đó nữa. Sau này, anh mới biết khi tiếp khách ở nhà riêng, người bạn đó vốn vẫn vậy chứ không phải với riêng ai. Sau đó anh nghĩ lại, thấy rằng mình và đối phương chưa có quan hệ gì thân mật lắm, tự cho rằng mình bị coi thường thì rõ là mình cả nghĩ. Cuối cùng, anh đã thay đổi cách nghĩ, chủ động quay lại quan hệ với người bạn cũ đó, tình bạn giữa họ sau đó lại được củng cố và sâu sắc thêm.
Với trường hợp do sơ xuất không cố ý của đối phương khiến ta không được hài lòng thì cũng nên độ lượng và bỏ qua. Trong giao tiếp, có nhiều khi do đông khách, chủ nhân không thể bao quát hết. Nhất là khi trong một buổi gặp, có những người ở nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau, việc được lòng người này mất lòng người kia cũng là chuyện thường xảy ra. Trong tình huống này, nếu khách bị đón tiếp thiếu chu đáo thường dễ nảy sinh ý nghĩ bị đối xử lạnh nhạt.
Khi bạn rơi vào tình huống trên, cũng đừng trách cứ đối phương, càng không nên bực bội mà bỏ về. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người chủ nhà hôm đó, từ đó thấu hiểu và tha thứ.
Ví dụ có anh lái xe nọ đưa người đến dự tiệc, chủ nhà ra đón liền đưa người trên xe vào trong mà quên mất lái xe. Lúc đầu, người lái xe giận lắm. Sau nghĩ lại, trong lúc bận rộn túi bụi như vậy chủ nhà lỡ sai sót là chuyện thường chứ không phải là người ta coi thường mình, hờ hững với mình. Nghĩ được như vậy, bức bối trong lòng nãy giờ bỗng tiêu tan. Anh lái xe nọ lại lặng lẽ đưa xe đến một quán cơm trên phố để ăn cơm.
Khi người chủ bữa tiệc chợt nhớ ra người lái xe thì người đó đã dùng bữa xong và đã đưa xe về đợi sẵn ngoài cửa. Chủ nhân lúc này khá bối rối, vội vàng nhận lỗi. Thấy vậy, anh lái xe vội nói rằng do mình vốn ngại chỗ đông người, lại ăn uống kém, cũng không biết uống rượu nên không vào dự. Hành động độ lượng đó khiến người chủ bữa tiệc hôm đó rất cảm phục. Sau đó người chủ còn mời riêng người lái xe sau đó vài hôm đến nhà dùng cơm, quan hệ giữa họ sau đó trở nên khá thân mật.
Trong trường hợp tương tự, cách ứng xử đại lượng sẽ gây bất ngờ cho đối phương và sẽ hiệu quả hơn sự trách móc, từ đó khiến đối phương thay đổi thái độ để bằng hành động thực tế sửa chữa sai sót, quan hệ giữa đôi bên sau đó càng có bước phát triển.
Đối với trường hợp đối phương cố ý lạnh nhạt cũng cần có sự phân tích cụ thể tùy theo từng hoàn cảnh. Theo lẽ thường, hành vi hờ hững lạnh nhạt với khách ngay trước chỗ đông người là hành vi bất lịch sự. Trong tình huống này cần có sự đáp lại đích đáng, vừa là để giữ sự tự trọng vừa là hành vi chính đáng nhằm tác động, phê phán hành vi sai lầm của đối phương. Tất nhiên, sẹ đáp lại ở đây không nhất định là chửi thẳng vào mặt đối phương. Đáp lại một cách lịch sự là biện pháp lý tưởng nhất.
Xin đưa ra một ví dụ: Chuyện kể rằng có một hôm Natxim đến dự một buổi tiệc trong bộ quần áo xoàng xĩnh. Không có ai chú ý đến anh, cũng không có ai xếp chỗ cho anh bên bàn tiệc, Natxim lại quay về nhà, chọn mặc một bộ cánh đẹp đẽ nhất và quay lại dự tiệc. Lần này, vị chủ bữa tiệc vội đi đến đón và đưa anh đến chỗ thích đáng bên bàn tiệc.
Natxin lúc này cởi bỏ áo khoác ra đặt lên bàn tiệc và nói: “Này áo khoác, hãy ăn đi”.
Người chủ thấy vậy, ngạc nhiên hỏi: “Ngài làm gì vậy?” Natxim đáp: “Tôi đang mời áo khoác của tôi dùng tiệc. Đồ ăn và rượu của các ông chẳng phải là để mời quần áo ăn sao?”.
Người chủ bỗng đỏ mặt. Như vậy, Natxim đã khéo léo chuyển sự khó xử sang cho người đã lạnh nhạt với anh.
Ngoài ra, có thể sử dụng phong thức khác. Đó là làm vẻ không để ý đến hành vi lạnh nhạt, hững hờ của đối phương, từ đó tự giải thoát cho mình. Trong một số trường hợp, đối tượng lạnh lùng, hắt hủi bạn nhằm mục đích kích động, chọc giận hoặc xa lánh bạn, nhưng bạn lại không muốn bị xa lánh. Trong trường hợp này người thông minh thường chọn thái độ làm như không để ý. Dùng “lỳ lợm” để đối phó lạnh lùng, lấy nhiệt tình để đối phó hờ hững, lấy lịch sự đối phó bất lịch sự, việc ta ta làm, từ đó khiến đối phương phải thay đổi thái độ.
IV. BA NGUYÊN TẮC XỬ SỰ KHI BỊ TỪ CHỐI
Một là: Không nên vớt vát theo đuổi. Đối phương khi bị từ chối rất có lý do của họ. Nếu bạn tiếp tục theo đuổi, đưa ra đề nghị thì không những khiến họ khó xử mà bản thân bạn cũng bị rơi vào trạng thái bị động. Nếu bị từ chối một cách dứt khoát thì sẽ gây tâm lý nặng nề.
Hai là: Không nên cố tìm ra nguyên nhân. Dĩ nhiên, khi bị từ chối ai cũng thấy khó chịu và muốn tìm ra nguyên nhân. Nhưng nếu ai cũng cố công tìm bằng được lý do tại sao đối phương lại từ chối, ra sức bám lấy họ, hỏi cho ra nguyên nhân, thì thường làm tổn thương đến tình cảm giữa đôi bên.
Ba là: Hãy tỏ ra lịch sự. Trong cuộc sống những việc không được như ý nguyện của con người ta rất nhiều, việc gì phải qua so đó, nặng nề vì những chuyện nhỏ? Khi bị đối phương từ chối hãy tỏ ra rộng rãi, khoáng đạt, không thành kiến. Hoặc ngay khi bạn thấy đối phương có ý muốn từ chối thì hãy nói trước, thể hiện điều đó không thành vấn đề, chủ động xoa dịu vài câu, khuyên đối phương không nên áy náy vì chuyện đó. Khi đó, chính đối phương cảm thấy áy náy, sau này chưa chừng chủ động đến giúp bạn.
KẾ THỨ MƯỜI HAI
TẠM LÙI ĐỂ TIẾN
Bí quyết:
Nếu bạn muốn tìm cho mình một hướng đi trong cuộc sống bạn cần biết “hạ thấp giá trị bản thân”: Hạ thấp học vấn bằng cấp, hạ thấp xuất thân, hãy để mình trở về một người bình thường.
Đừng để ý tới thái độ, phê phán của người khác, hãy làm điều mà bạn cho là đáng làm, hãy đi con đường mà bạn thấy cần phải đi.
I. LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN HAI BƯỚC
Có một người nọ sau mấy năm học tại Mỹ, cuối cùng đã có tấm bằng tiến sĩ chuyên ngành vi tính. Khổ nổi, tuy đã có bằng cấp song vẫn không tìm được việc làm.
Sau năm lần bảy lượt bị các công ty lớn từ chối nhận vào làm việc, cuộc sống của anh trở nên khó khăn. Vị tiến sĩ suy đi tính lại, tìm cách kiếm một chỗ làm, mong sớm thoát khỏi cảnh mỗi lần đi qua các nhà hàng Tây – Tàu đều phải bước rảo chân. Và, đây rồi! Cuối cùng anh ta đã nghĩ ra một cách.
Con người ta thường là vậy. Khi đã được ăn no mặc đẹp, có chỗ trú ngụ đàng hoàng thì không còn nghĩ ra nổi những ý tưởng “độc chiêu” khiến người khác kinh ngạc. Nhưng khi phải ngửi mùi vịt quay thơm lừng, nhưng giở ví ra chỉ còn mấy đồng lẻ, thì thường lại có thể “cái khó ló cái khôn” nghĩ ra được ý tưởng độc đáo nào đó.
Vị tiến sĩ nọ quyết định xếp tất cả các lọai văn bằng chứng chỉ lại và đi xin việc với tư cách thấp nhất.
Kế sách này quả là hiệu nghiệm, một chủ công ty nọ nhận anh vào làm nhân viên nhập dữ liệu máy tính. Công việc này đối với anh quá đơn giản, như thể “dùng phao cao xạ để bắn ruồi vậy”, tuy vậy anh vẫn hết sức chăm chỉ làm việc không hề chểnh mảng.
Sau một thời gian, ông chủ phát hiện thấy người nhân viên nhập dữ liệu nọ thật khác thường, anh ta chỉ ra cả sai sót trong phần mềm nhập dữ liệu. Trước sự ngạc nhiên của ông chủ, chàng trai nọ liền đưa ra tấm bằng đại học, ông chủ không nói gì thêm, lập tức chuyển anh ta qua làm công tác tương đương với một người đã tốt nghiệp đại học.
Lại một thời gian trôi qua, ông chủ phát hiện chàng trai nọ thường xuyên đưa ra những đề xuất độc đáo rất có giá trị, ý tưởng như vậy quả là không thể có ở những người mới tốt nghiệp đại học. Lúc này chàng trai nọ đưa ra tấm bằng thạc sĩ, ông chủ xem xong lại quyết định cất nhắc anh ta.
Trên cương vị mới, chàng trai nọ tỏ ra rất xuất sắc, ông chủ cảm thấy người nhân viên thật không phải là kẻ tầm thường. Ông chủ cho gọi anh đến phòng mình nói chuyện, chàng trai thông minh nọ lại đưa ra tấm bằng tiến sĩ.
Lúc này ông chủ nọ đã có sự đánh giá toàn diện về anh, liền sau đó không hề do dự, quyết định trọng dụng anh. Vậy là nhờ vào ý tưởng độc đáo, vị tiến sĩ nọ đã giành được thành công.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, mọi sự đã khác xưa. Ngày nay, người ta coi trọng “tự tiếp thị bản thân”. Đã tiếp thị thì phải có nghệ thuật tiếp thị, nếu vị tiến sĩ nọ vẫn cầm tấm bằng tiến sĩ lần lượt gõ cửa các công ty thì rất có thể hiện tại vẫn chưa tìm được việc làm hoặc không thể được trọng dụng như vậy.
Cái hay trong phương pháp của vị tiến sĩ nọ ở chỗ lấy lùi để tiến, nhìn bề ngoài có vẻ như anh ta tự hạ thấp mình, và cũng khiến người khác đánh giá mình thấp đi một chút. Nhưng nếu có kém quan trọng đi, bị coi thường đi không sao. Một khi có cơ hội thể hiện, tài năng tỏa sáng khiến người khác phải giật mình, khiến ông chủ từ bất ngờ này đến bất ngờ khác phải nhìn nhận lại về bạn, lúc này vị trí của bán ẽ được cao dần lên.
Nhưng nếu ngay từ đầu, bạn đã đưa ra tấm bằng tiến sĩ, để gây ấn tượng tốt ngay từ đầu khiến người ta coi trọng bạn, nhưng đồng thời cũng sẽ đặt yêu cầu cao ở bạn. Như vậy, cũng dễ gây thất vọng cho họ sau đó. Hơn nữa, nếu ai khi đi xin việc cũng đều chìa ra tấm bằng cấp cao nhất, thì sẽ không còn vị trí quan trọng nào chờ đợi bạn cả, và chính những ý tưởng độc đáo, lùi một bước để tiến hai bước sẽ càng dễ dàng đạt mụ đích.
II. BIẾT TẠM HẠ MÌNH, ĐƯỜNG TIẾN SẼ CÀNG RỘNG MỞ
Câu chuyện sau có thể bạn sẽ không tin nhưng đó là sự thật. Có một sinh viên tốt nghiệp đại học, khi còn ở trường thành tích học tập rất đáng nể, mọi người tin chắc sau này anh ta sẽ rất thành đạt.
Khi ra trường, người thanh niên đó quả đã thành công nhưng chẳng phải trong một cơ quan nhà nước hay công ty, doanh nghiệp nào cả mà là thành công trong kinh doanh bún ốc.
Thì ra, sau khi tốt nghiệp ra trường không lâu, được biết ở chợ gần nhà mình có một ki ốt hàng muốn chuyển nhượng. Khi đó, anh còn chưa có việc làm, sau khi vay mượn được một số tiền anh đã mua lại ki ốt đó, tự mình làm ông chủ quản lý. Mặt hàng kinh doanh là bún ốc vì anh rất thích nấu nướng. Việc anh đã tốt nghiệp đại học lại đi vào ngành nghề khiến nhiều người không đồng tình với việc làm của anh, song cũng chính nhờ đó mà anh có thêm khá nhiều bạn hàng. Anh cũng không bao giờ có ý nghĩ tiếc rằng đã không sử dụng được chuyên ngành hay là không được sử dụng tài năng vào việc lớn.
Vậy hiện tại anh ra sao? Anh vẫn tiếp tục bán bún nhưng còn đầu tư vào một số ngành khác và tiền kiếm được còn gấp nhiều lần người bình thường. Câu nói cửa miệng của anh là “biết tạm hạ mình, đường tiến càng rộng mở”.
Nếu người thanh niên đó không đi bán bún cũng có thể anh sẽ vẫn thành công. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc anh dám tự hạ mình với tư cách một người có trình độ đại học để đi làm ông chủ quán, hành động đó vẫn khiến người khác khâm phục. Nhưng bạn cũng không nên quyết định học theo anh ta cũng đi làm công việc như anh ta, nhưng khi cần thiết, thì cũng vẫn có lòng dũng cảm như vậy.
Tự ý thức giá trị bản thân không phải là điều xấu, nhưng sự “sự ý thức về giá trị” đó cũng là “tự hạn chế bản thân”. Có nghĩa là ta sẽ có ý nghĩ: “Vì tôi là người như thế này, do đó tôi không thể đi làm những việc đó”, người có “tự ý thức về giá trị” cang cao thì càng bó hẹp mình. Cô gái tự cho mình là con nhà quyền quý thì không muốn ngồi cùng bàn ăn với người phục vụ, là tiến sĩ thì không muốn làm nhân viên trực tiếp, người phụ trách cấp cao không muốn chủ động đi tìm nhân viên cấp dưới, là trí thức không muốn làm công việc “không cần đến đầu óc”. Họ cho rằng mìn là như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị, mất sĩ diện cá nhân.
Thật ra quan niệm “giá trị” đó chỉ khiến người ta ngày càng bị bó hẹp, hạn chế. Tôi hoàn toàn không có ý nói là người có đủ “giá trị bản thân” thì không có cuộc sống như ý, nhưng tôi tin rằng, trong những thời điểm đặc biệt nào đó, không biết tự hạ mình thì sẽ khiến bản thân mình khó tìm được lối ra. Một vị tiến sĩ nếu không tìm được việc làm, lại không muốn đi làm nâhn viên vậy chỉ còn cách là chịu nhịn đói. Nếu biết hạ thấp sẽi diện thì đường tiến sẽ ngày càng rộng mở.
Nếu bạn muốn tìm cho mình một lối đi trong cuộc sống vậy cần biết “hạ thấp giá trị bản thân”: Hạ thấp học vấn, bằng cấp, hạ thấp xuất thân, hãy để mình trở về với “một người bình thường”. Cũng đừng để ý tới thái độ, sự phê phán của người khác, hãy làm điều mà bạn cho là đáng làm, hãy đi con đường mà bạn cần phải đi.
Người biết tự hạ “giá trị bản thân” trong cạnh tranh có thêm những ưu thế sau đây:
Trong tư duy có mức độ linh hoạt cao, không có quan niệm cứng nhắc, có khả ăng tiếp thu nhiều loại thông tin, hình thành cho mình khi dữ liệu thông tin phong phú đây sẽ là vốn riêng của họ.
Họ là người biết năm được thời cơ sớm hơn người khác một bước, tranh thủ năm được nhiều thời cơ hơn người khác vì họ không hay e dè lo giữ sĩ diện.
Có câu chuyện kể như sau: Có một tiểu thư nhà quyền quý cùng một cô gái hầu cùng trên đường chạy trốn loạn lạc. Họ ăn hết thực phẩm dự trữ mang theo, người hầu gái đành rủ cô chủ cùng đi ăn mày, nhưng tiểu thư trả lời dứt khoát “Không, ta là một tiểu thư” và không chịu đi.
Kết quả sau đó ra sao? Bạn hãy thử đoán lấy.
III. QUA SÔNG THÌ PHẢI LỤY ĐÒ
Trong quan hệ con người với con người, thì mọi người đều bình đẳng với nhau về nhân cách, không có sự phân biệt sang hèn, quý tiện, điều này không thể nghi ngờ. Nhưng trong tình huống giao tiếp cụ thể, do mục đích khác nhau của mỗi bên khác nhau, từ đó xuất hiện sự khác nhau sang hèn mang tính tạm thời. Bên cầu cạnh là hèn, bên giúp đỡ sẽ là sang. Người Trung Quốc có câu rằng “Mở miệng nhờ người, thấp đi ba tấc” chính là để nói về vấn đề này, cũng chính vì lẽ đó người thường là trong tình huống vạn bất đắc dĩ mới nghĩ đến chuyện cầu cứu người khác. Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ “Cầu người chẳng bằng cầu mình”, “Lên núi bắt hổ dễ, mở miệng nhờ người khó”, những điều này thể hiện tâm lý mọi người đều không muốn đặt mình vào ví trí “kẻ hèn”,
Trong giao tiếp, điều đầu tiên cần xác định ai là kẻ đi nhờ, ai là người được nhờ, sau khi mối quan hệ đó được xác định, thì sự khác biệt sang hèn cũng đã rõ ràng. Sau đó, căn cứ vào sjư khác biệt đó để xác định phương pháp cụ thể cần áp dụng trong tiếp xúc. Nhất là với người đi nhờ vả, cần có ý thức rõ ràng vị trí bản thân, mỗi cử chỉ hành động, lời nói đều phải cân đối, phù hợp với địa vị bản thân, nếu nhầm lẫn trong xác định vai trò bản thân và cho đó là quan hệ bình đẳng thậm chí là lẫn lộn, đảo ngược trật tự quan hệ đó thì sẽ dẫn đến hành động sai lầm, thất lễ và gây ảnh hưởng cho quá trình tiếp xúc.
Vậy trong quá trình giao tiếp bên đi nhờ làm thế nào để mình ở vị trí “hèn” và những ưu thế “sang” cho đối tượng được nhờ?
1. Bên nhờ vả cần chủ động đến gặp bên được nhờ chứ không nên thụ động chờ đợi hoặc ra lệnh, yêu cầu đối tượng phải đến chỗ mình.
Chúng ta đều biết chuyện Lưu Bị ba lần đến lều cỏ mời Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng khi đó chỉ mới là kẻ nông phu áo vải, còn Lưu Bị là tướng của nhà Hán, địa vị cao thấp sang hèn giữa họ ra sao chúng ta đều hiểu. Nhưng khi đó Gia Cát Lượng không phải là thuộc hạ của Lưu Bị nên cho dù sự khác biệt địa vị, sang hèn là rất lớn nhưng giữa hai bên không có mối liên quan trực tiếp gì. Mục đích Lưu Bị gặp Gia Cát Lượng là mong ông ta hãy vì mình mà “thể hiện tài năng của Lã Vọng, thực hiện cái trí lược của Tử Phòng”, giúp mình dựng nghiệp lớn, do đó Lưu Bị là bên đi nhờ vả, Gia Cát Lượng là bên giúp đỡ. Lưu Bị không căn cứ vào sang hèn của địa vị mà ông tôn trọng thực chất mối quan hệ giữa người cần được giúp đỡ và người giúp đỡ. Lưu Bị ba lần đến lều cỏ tìm Gia Cát Lượng, nhường địa vị của “kẻ sang” cho Gia Cát Lượng, đây chính là điều mà người đời sau vẫn khen ngợi. Nếu trong tình huống này, Lưu bị chỉ căn cứ vào địa vị của hai bên chứ không căn cứ vào địa vị của các bên trong giao tiếp, mà làm theo lời Trương Phi: cho người gọi ông ta đến, nếu không đến thì tôi chỉ cần dùng một sợi dây thừng trói lại lôi đến đây. Nếu Lưu Bị nghe theo ý tưởng đó thì chắc chắn Lưu Bị không thể chiêu nạp được một người có tài như Gia Cát Lượng.
2. Khi hẹn gặp, bên nhờ vả phải đợi bên giúp đỡ, không nên để bên giúp đỡ đợi bên nhờ vả.
Trong cuống “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, chương Lưu Hầu thế gia có câu chuyện như sau: Trương Lương gặp một cụ già ở bên cầu Hạ Phi. Cụ già muốn truyền dạy tuyệt học cho Trương Lương nên hẹn Trương Lương. Nhưng hai lần Trương Lương đều đến muộn, do vậy Trương Lương đã bị ông già trách mắng. Đến lần thứ ba, Trương Lương dậy sớm đến chỗ hẹn đợi cụ. Khi đến ông cụ truyền dạy cho Trương Lương bộ sách “Thái Công Binh Pháp”. Tất nhiên việc Trương Lương đợi cụ già, ngoài nguyên nhân tuân thủ nguyên tắc giữa người đi nhờ vả và người giúp đỡ, thì giữ họ còn có mối quan hệ lứa tuổi.
3. Khi được đối phương giúp đỡ hoàn thành tốt công việc thì bên đi nhờ cần tỏ thái độ cảm ơn.
Giả sử trong trường học, khi thầy A mời thầy B đến giảng cho lớp mình phụ trách bài học về thư pháp. Khi thầy B giảng xong, thầy A cần nói một số lời cảm ơn, đại loại như: “Tôi thay mặt cả lớp cảm ơn thầy đã bớt chút thời gian ngoài giờ đến giảng thêm cho lớp về thư pháp, làm giàu thêm vốn kiến thức của các em”. Hoặc căn cứ vào các quy định hiện hành để tính và trả thù lao cho thầy B.
4. Sau khi được giúp đỡ nếu có điều kiện thì có thể giúp lại để thể hiện sự báo đáp.
“Có đi có lại mới toại lòng nhau” là nguyên tắc trong giao tiếp, quan hệ. Bên được giúp đỡ cần ghi nhớ những giúp đỡ nhận được, chịu ơn không quên, đây là nguyên tắc mà người có đạo đức và phẩm hạnh cần tuân theo. Trong kho tàng chuyện cổ của mỗi nước, đều có những câu chuyện thể hiện một cách lãng mạn tinh thần chịu ơn nghĩa thì cần báo đáp, như truyện cổ Trung Quốc có sự tích “Mao Bảo thả rùa mà được cứu, Tùy Hầu cứu rắn mà được ngọc”, hay trong “Sử Ký” của Tư Mã Thiên chương Hoài Âm Hầu Liệt Truyện chép rằng: Hàn Tín thuở hàn vi không nuôi nổi bản thân, một bà làm nghề giặt quần áo thuê thấy Hàn Tín rất đói khát thì nhường cơm cho ông ăn. Sau này khi công thành doanh toại, Hàn Tín mang ngàn vàng đến tặng bà để báo đáp ân nghĩa cũ. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu ta bỏ sót hoặc quên đi nguyên tác có đi có lại, ghi nhớ ơn nghĩa thì rất có thể sẽ gây nên những hành vi thất lễ. Thực tế ai cũng có lúc cần giúp đỡ của người khác. Lúc này, việc này anh đã nhờ người, việc khác, lúc khác người ta đến tìm anh, quan hệ nhờ vả và giúp đỡ đó không bao giờ lại chỉ là quan hệ một chiều. Do đó, cho dù chúng ta là người nhờ vả hay giúp đỡ đều cần giữ tự trọng bản thân và tôn trọng người khác, trong mối quan hệ hai chiều giúp đỡ và nhờ vả cần giữ đúng chừng mực đôi bên.
IV. BIẾT NHÚN NHƯỜNG
Ông Từ Lan Nguyên (Trung Quốc) là nhà âm nhạc kinh kịch nổi tiếng, đã từng đệm đàn cho các nghệ sĩ tài danh như Đàm Hâm Bối, Mai Lan Phương hàng chục năm trời, rất được giới yêu âm nhạc kinh kịch hâm mộ.
Từ Lan Nguyên khi còn trẻ theo học thầy Canh Nhất. Thầy Canh Nhất có ngón đàn rất nổi tiếng. Khi đó, Từ Lan Nguyên rất muốn theo học, nhưng rất tiếc vì không có cơ duyên gặp gỡ. Có một ngày, Từ Lan Nguyên đang đi ngoài phố, bất ngờ nhìn thấy thầy Canh Nhất, vội vàng bước đến, khẩn cầu thày dạy đàn. Nhưng nào ngờ từ trước tới nay thầy Canh Nhất chưa bao giờ chịu nhận học trò, và tính ông vốn thích bông đùa. Khi đó, Canh Nhất ngạo mạn nhìn Từ Lan Nguyên từ đầu đến chân, rồi dùng giọng điệu có chút nhục mạ nói rằng: “Chàng trai, tôi có thể dạy cho anh, nhưng anh phải quỳ xuống tại đây và lại tôi trước mặt mọi người”. Từ Lan Nguyên nghe vậy, lập tức quỳ trên mặt đường cung kính lạy thầy Canh Nhất. Thầy Canh Nhất thấy Từ Lan Nguyên thành tâm muốn học như vậy nên đã phá lệ và thu nhận anh ta làm đệ tử.
KẾ THỨ MƯỜI BA
TẤN CÔNG BỐN MẶT
Bí quyết:
“Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm”.
Đất khách gặp đồng hương tay bắt mặt mừng.
Giữ chùa thì được ăn oản.
I. NHỜ BẠN BÈ
Trong xã hội hiện đại, mọi sự luôn luôn biến đổi nhanh chóng, sau vài phút nữa bạn sẽ gặp chuyện gì? Điều này khó nói trước. Những thay đổi nhanh chóng đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực đời sống chính trị mà ai trong cuộc đời mình cũng có thể gặp những hoàn cảnh tương tự.
Khi những biến cố như bệnh tật, ốm đau, thất bại, thất tình, thất nghiệp… xảy đến với bạn, bên cạnh bạn lại có người chìa bàn tay thân ái ra giúp đỡ động viên an ui bạn thì bạn sẽ thấy trong lòng vững vàng biết bao nhiêu.
Một con người muốn vươn lên, giành thành công thì phải tự mình làm một cuộc hành trình gian nan trong cuộc sống, tự mình trải nghiệm. Trong cuộc hành trình đó, ta tìm kiếm cơ hội kết bạn với những có những ưu điểm mà ta không có.
Người Trung Quốc có câu tục ngữ “ở nhà nhờ bố mẹ, ra ngoài nhờ bạn bè”. Một người khi đã trưởng thành, rời vòng tay của bố mẹ, nếu gặp trở ngại, khó khăn, ngoài vợ con ra nếu không dựa vào bạn bè thì còn biết nhờ vào đâu.
Thêm một người bạn có thêm một lối đi. Càng có nhiều bạn thì hướng đi càng rộng mở, khả năng thành công nhờ sự giúp đỡ sẽ càng lớn.
Nếu có ai đó bất ngờ hỏi: “Anh có bạn bè không?” thì dứt khoát có nhiều người sẽ không trả lời nổi, nếu có thì cũng chỉ là bạn bè từ thời cùng cắp sách đi học thời học sinh, hoặc là bạn đồng nghiệp khá ăn ý trong công việc mà cũng chỉ kể ra một vài cái tên mà thôi.
Những mối quan hệ đó cũng có thể nâng lên thành quan hệ bạn bè, nhưng theo đúng nghĩa thì quan hệ bạn bè có phạm vi rộng lớn hơn và sâu sắc hơn.
Khi chúng ta đọc những cuốn sách viết về những người nổi tiếng, thì thường phát hiện một điều: Dương như đằng sau mỗi con người đó, đều có những chỗ dựa đặc biệt. Khi tìm hiểu về gia thế của các chính khách hoặc các nhà tài phiệt, ta thấy người thì có đời ông, đời cha là những người có địa vị, ông nội, bà nội, bố cho đến mẹ đều xuất thân từ gia đình danh giá và có địa vị, có vai trò như thể vận mệnh của đất nước đều nằm trong tay họ. Vốn liếng quan hệ cá nhân quá ư là hùng hậu của những nhân vật thất đáng nể cho những người bình thường phải ngưỡng mộ.
Nhưng nếu suy luận theo quan điểm trên thì người bình thường không thể kết bạn với người khác. Thực tế không phải như vậy, kết giao bạn bè là nhu cầu tự nhiên, không phải là đặc quyền của các chính khách hay nhà tài phiệt, nếu bạn tha thiết muốn kết bạn thì xung quanh bạn đều có không ít những đối tượng để bạn lựa chọn, phát hiện.
Giả dụ, anh chị em, bố mẹ của bạn đều làm việc trong cơ quan, công ty, tính chất công việc không liên quan đến bạn, họ cũng có những bạn bè của họ, cứ như vậy người thân của bạn sẽ trở thành nhịp cầu trung gian để bạn có thể làm quen với nhiều bạn mới.
Hãy thử xem xét, nếu những chú, bác của bạn vẫn đang khỏe, với lứa tuổi đó họ cũng đã có thể ở những cương vị quan trọng. Cũng như vậy, những ông cậu bà dì đằng họ ngoại, các anh em họ cũng có tểh trở thành nguồn bạn bề của bạn. Ngoài ra, đến đằng thông gia của bạn cũng có thể là những đối tượng để bạn tìm hiểu, kết bạn… Như vậy chỉ dựa vòa yếu tố huyết thống cũng đã để bạn mở rộng quan hệ.
Tiếp đó, hãy chuyển trọng tâm chú ý sang người đồng hương của bạn, tuy không phải là người thân, song giữa hai phía vẫn có tình cảm đồng hương, trên cơ sở đó vẫn có thể phát triển thành quan hệ bạn bè rất thuận lợi.
Tiếp tục lại nói đến các bạn học. Người ta khi nhắc đến bạn học là lại nhớ đến ký ức tốt đẹp thuở còn ngây thơ.
Có thể đó là những người trước đây cũng ở trong một đội bóng với bạn, cũng có thể đã từng công tác ở cơ quan nào đó sau khi tốt nghiệp, đó đều là những đối tượng thuận lợi để bạn mở rộng quan hệ.
Ngoài những đồng nghiệp cùng phòng trong công ty, thì những người cùng công ty có tiếp xúc với bạn cũng có thể là những đối tượng để bạn tính đến, vấn đề chủ yếu là ở chỗ, sau khi bạn rời khỏi công ty đó thì mối quan hệ có tiếp tục được hay không. Chỉ cần bạn có ý muốn kết giao thì cơ hội sẽ rất nhiều, như các buổi gặp gỡ của những người có cùng sở thích, các trung tâm hoạt động đó đều là nơi để bạn gặp gỡ, tiếp xúc, kết bạn. Ngay cả quán cà phê cũng là nơi bạn có thể kết bạn.
Nói tóm lại, ở đâu và lúc nào bạn cũng có thể kết bạn và có thêm một người bạn là có thêm một lối đi.
II. NHỜ VẢ BẠN BÈ
Thường thì quá trình từ quen biết cho đến phát triển trở thành bạn bè cần một quãng thời gian vun đắp mối quan hệ. Nếu cả hai bên đã từng là bạn học thì khoảng thời gian đó sẽ được rút ngắn khá nhiều.
Quan hệ giữa những bạn học thường trong sáng và có khả năng phát triển lâu dài, bền vững, bởi vì thuở còn học sinh người ta trẻ trung, trong sáng, nhiệt tình và sôi nổi. Trong giai đoạn này họ tràn ngập hy vọng lãng mạn về tương lại, và chính những lý tưởng, hy vọng đó thường là mục tiêu chung để họ xích lại gần nhau. Có những lúc họ cùng nhau tranh luận và bàn bạc, thế giới nội tâm của họ khi đó có thể mở với người khác. Thêm vào đó là bạn học thì thường xuyên ở gần nhau, có hiểu biết khá sâu sắc về tình cách, thói quen, sở thích của đối phương. Do đó giữa các bạn cùng học rất dễ tìm được bạn bè thích hợp.
Dưới đây xin được nói cụ thể về cách tìm, lựa chọn để kết bạn với những người trước đây là bạn học, có thể thực hiện thông qua hai phương pháp sau:
Một là: Tuy hiện tại công việc của mỗi người khác nhau nhưng đều có thể tập trung vào hiện trạng thực tế của đôi bên. Về nguyên tắc, chỉ cần đối phương là người có chí tiến thủ, có thái độ tích cực trong phấn đấu là được. Cho dù bạn và đối phương trước đây có quan hệ bình thường không sâu sắc thì cũng không thành vấn đề, bạn hãy chủ động củng cố mối quan hệ với đối phương. Nếu bạn may mắn tìm được đối tượng luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè thì càng dê xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trên cơ sở sẵn có.
Hãy đánh giá lại nay là góc độ mới đối với những mối quan hệ bạn học từ trước đến nay cũng như vối những người đã lâu không có quan hệ, hãy cố gắng thực hiện một bước trong cuộc hành trình của mình.
Hai là: Khi thực hiện phương pháp trên, đồng thời có thể áp dụng những phương pháp khác để mở rộng phạm vi quan hệ.
Nếu như khi còn là học sinh bạn không phải là đối tượng nổi trội thì chắc chắn phạm vi quan hệ cũng không được rộng lắm. Nhưng ngày nay bạn không cần thiết phải chịu sự hạn chế của những chuyện trong quá khứ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hành động hiện tại. Vì rằng, mỗi người khi đã bước vào cuộc sống xã hội những thử thách mà họ gặp trong thực tế ở mức độ khác nhau, và đại đa số đều được rèn giũa trở nên khá coi trọng tầm quan trọng của các mối quan hệ. Họ có thể thích nghi và giao tiếp tốt với người hoàn toàn xa lạ, đo đó đối với những đối tượng đã từng quen biết thì họ hoàn toàn có thể xây dựng lại mối quan hệ. Nói cách khác, không nên bị ảnh hưởng về “cái tôi” thời học sinh, mà hãy mở rộng quan hệ bằng “cái tôi” hiện tại.
Ngoài ra không nên ngại vì ngành nghề hiệnt ại là gì, hãy xây dựng quan hệ với những người bạn học tiện liên lạc nhất (bạn tiểu, trung học, đại học), từ đó mở rộng phạm vi quan hệ. Cũng có thể tận dụng những mối quan hệ bạn bè của chính những người bạn học.
Ai mà chẳng có những bạn học ngày xưa? Chưa chừng nụ cười, tiếng nói của bạn vẫn còn in lại trong ký ức của họ. Hãy cố gắng đừng để lãng phí những mối quan hệ đó. Bắt đầu từ bây giờ, bạn hãy cố gắng mở rộng, xây dựng những mối quan hệ đó.
III. NHỜ VÀO NGƯỜI THÂN
Giữa những người thân thích thường có quan hệ họ hàng huyết thống, chính yếu tố đặc thù đó đã quyết định mối quan hệ và sự thân mật trong quan hệ giữa đôi bên.
Khi gặp khó khăn, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là tìm sự giúp đỡ từ người thân. Tục ngữ có câu rằng “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nếu là người thân đối phương thường chìa tay ra sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Điều cần chú ý là, quan hệ thân thích là loại quan hệ khá phức tạp, chủ yếu thể hiện trong quan hệ có nhiều khác biệt như về kinh tế, địa vị, tính cách, khu vực những khác biệt đó vừa có thể là nguyên nhân để hai bên quan hệ, xích lại gần nhau vừa có thể là nguyên nhân để hai bên xa rời, nảy sinh mâu thuẫn.
Do đó, cũng như các mối quan hệ khác, quan hệ thân thích cũng có những nguyên tắc nhất định, nếu tuân thủ những nguyên tắc đó, quan hệ giữa hai bên sẽ càng ngày thân thiết, ngược lại, nếu ta đi ngược lại những nguyên tắc đó thì sẽ mắc lỗi ngay với cả những người thân thích.
Vậy, trong quan hệ giữa những người thân thích cần chú ý những vấn đề mới có thể khiến mối quan hệ giữa hai bên càng bền chặt, hòa hợp.
1. Trong quan hệ liên quan đến tiền bạc cần rõ ràng không mập mờ.
Chuyện mẫu sinh mâu thuẫn hay không vừa ý nhau do động chạm đến lợi ích kinh tế giữa những người thân với nhau không phải là ít. Trong cuộc sống hàng ngày chuyện có liên quan đến tiền bạc vật chất giữa những người thân như mượn tiền mượn đồ là chuyện thường tình. Có lúc do nhu cầu cấp bách, có lúc do giúp đỡ, có lúc là cho tặng, tuy tình huống thì khác nhau song đều thể hiện tính đặc thù trong quan hệ thân thích, đây cũng là phương thức thể hiện tấm lòng và tình cảm của mình.
Bên được giúp đỡ, được lợi thì về mặt đạo lý cần tỏ ra cảm ơn và khen ngợi hành động rộng rãi của người kia. Nếu ta coi hành động giúp đỡ và ủng hộ đó là lẽ tất nhiên phải làm, không thể hiện thái độ cảm ơn thì đối phương sẽ cảm thấy bất bình, từ đó gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa đôi bên.
Ngoài ra, đối với những khoản tiền bạc hay vật dụng cần hoàn trả thì cũng cần không được mập mờ. Giữa những người thân, mỗi bên đều có lợi ích riêng của mình, tình cảm và tiền bạc cần phân minh, không thể lẫn lộn giữa tình cảm với tiền bạc. Nếu đối phương không nói rõ đó là khoản cho tặng thì khoản tiền đó khi cần phải trả đúng hạn. Có một số người không chú ý đến vấn đề này, họ cho rằng tiền của người thân dùng thì đã dùng rồi đối phương sẽ chẳng so đo tính toán gì đâu. Đợi đến khi người thân buộc mình phải chủ động nhắc đến thì rõ ràng không hay ho gì.
Cần chú ý đền đáp sự giúp đỡ của người thân, điều này vừa có tác dụng thắt chặt tình cảm vừa là sự thể hiện tình cảm biết ơn đối với sự giúp đỡ của đối phương. Nếu bỏ qua sự đền đáp, thì cũng rất dễ làm mất lòng người.
Nói tóm lại, quan hệ tiền bạc giữa những người thân vừa có thể là yếu tố để thắt chặt tình cảm vừa có thể trở thành mầm mống tiềm ẩn gây mâu thuẫn, vấn đề ở chỗ bạn xử lý vấn đề theo cách nào.
2. Không nên trịch thượng hoặc làm khó dễ.
Giữa những người thân thích, họ hàng tuy có quan hệ thứ bậc trên dưới nhưng cũng cần sự cùng tôn trọng, bình đẳng trong đối xử, nhất là khi giữa hai bên có sự chênh lệch ề địa vị, chức vụ thì càng nên như vậy.
Người Trung Quốc có câu “Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nghèo mà ở giữa phố cũng không người hỏi đến nhưng giàu mà ở nơi thâm sơn cùng cốc cũng có người đến thăm, nhận họ hàng. Điều đó cũng có nghĩa là trong quan hệ họ hàng người có tiền của và địa vị rất có sức hâp dẫn đối với những người họ hàng yêu thế hơn. Người có địa vị thấp thường hay hy vọng vào sự giúp đỡ nào đó từ người có địa vị cao hơn, đồng thời khi đưa ra yêu cầu, họ cũng có lòng tự trọng khá cao.
Trong trường hợp đó, nếu phía có địa vị cao có thái độ không hào hứng, mặn mà thì dễ gây đến tổn thương cho người thân đến nhờ vả.
Thông thường, người có địa vị thấp thường khá nhạy cảm với việc bị coi thường, chỉ cần một chút biểu hiện lạnh lùng cũng khiến họ phàn nàn, phật ý, gây kết cục xấu.
Ngoài ra còn một số trường hợp khi nhờ và người thân làm việc gì đó, nhất là những việc sai nguyên tắc, nếu người đó không giúp thì họ không hài lòng, nói những câu đại lại như: anh không nề mặt, không trọng tình cảm. Điều này thường làm người được nhờ cậy đau lòng.
Giữa những người thân thích có sự chênh lệch về địa vị thì mâu thuẫn thường gặp là khi nhờ cậy và được nhờ cậy. Do đó, trong tình huống này một bên nên cố gẵng đáp ứng yêu cầu của phía kia, phía kia nên tính đến khả năng của đối phương tránh đừng làm khó đối phương. Nếu do nguyên nhân khách quan nào đó mà yêu cầu của mình không được đáp ứng thì cũng nên thấu hiểu, không nên vì thế mà phàn nàn.
3. Không tùy tiện theo ý mình.
Trong quan hệ thân thích có sự khác nhau về mức độ thân thiết, xa gần do đó trong quan hệ cần giữ đúng chừng mực.
Nguyên tắc thông thường là thân thích càng đi càng gần, nhưng phải xem bạn đi lại như thế nào, ở đây còn có những “kỹ xảo” nhất định.
Trước đây đã là người nhà thì có thể đến ở nhà nhau dăm bữa nửa tháng, nhưng bây giờ đến làm vậy thì quả là bất tiện. Mọi người ai cũng có công việc, có thói quen sống riêng, nếu ở lại quá lâu thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn.
Cũng có người khi đến nhà người khác thì lại “nhập gia” mà chẳng “tùy tục”, làm mọi chuyện theo ý thích bản thân điều đó mang lại rất nhiều phiền phức cho chủ nhà và càng dễ gây mâu thuẫn. Ví dụ như có những người có thói quen dậy muộn thường ngủ đến lúc sáng bạch nhật mới dậy, khi đến nhà người khác cũng không chịu sửa thói quen của mình. Chủ nhà tuy phải chiều khách, song cũng cần phải đi làm, như vậy lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến trật tự bình thường trong công việc và đời sống của chủ nhà, từ đó làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai bên.
Có một số người không chú ý đến thói quen vệ sinh, khi đến nhà người khác thì tiện đâu vứt đẩu mẫu thuốc đấy, người nhà dọn dẹp cũng không lại. Nếu thời gian không dài, chủ nhà vẫn có thể chịu đựng, nhẫn nại, nhưng nếu thời gian kéo dài thì mâu thuẫn sẽ nảy sinh.
Do đó, trong mối quan hệ giữa những người thân thích cũng cần phải biết lựa chọn hành vi thích hợp, nếu phương thức không đáng thì cũng sẽ làm phật lòng người khác.
IV. NHỜ VẢ NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG
“Được phú quý mà chẳng về quê, khác nào áo gấm đi đêm”. Ngày xưa sau khi Hạng Tịch vào Hàm Dương, đốt trụi cung A Phòng của nhà Tần sau đó đưa quân về nước Sở. Có người đã khuyên ông ta nên ở lại xưng vương ở Quan Trung, nhưng Hạng Tịch đã trở lời bằng câu nói trên. Người đời vì vậy mà chê cười rằng “Người nước Sở chỉ là con khỉ biết đội mũ”.
Sau khi phú quý lại muốn những người bà con nhìn thấy được cảnh đó, tâm lý muốn khoe mẽ trước người ở quê hương thể hiện ông ta rõ ràng là kẻ không có chí lớn và thiếu hiểu biết. Nhưng trong sự nông cạn đó ta cũng thấy được cả tình cảm gắn bó với quê hương.
Người Trung Quốc có tình cảm đặc biệt sâu sắc đối với quê hương. Một trong những biểu hiện là sự nhiệt tình tự nhiên đối với những người đồng hương, nhất là khi họ đi ra ngoài lập nghiệp hoặc đi học ở nơi xa quê hương thì tình cảm đồng hương đó càng nồng nhiệt.
Trong một số trường đại học có thể gặp một số hình thức hội liên lạc đồng hương của một số địa phương. Một số người cho rằng như vậy là lạc hậu, hẹp hòi song sau lại phát hiện ra thực tế là ngay cả một số giáo viên cũng ưa gia nhập những hoạt động đó, thì cho rằng thật là biểu hiện kỳ lạ. Sau này thực tế lại chứng minh rằng, chính tư tương đùm bọc lẫn nhau của một số hội đồng hương đã mang lại lợi ích thiết thực cho một số thành viên, đã giải quyết được không ít khó khăn. Sau này có những giai đoạn những tổ chức mang tính chất hội đồng hường có thể thấy ở khắp mọi nơi. Tuy nó lẻ tẻ và lỏng lẻo về cách tổ chức nhưng “không phải người thân cũng là cùng quê” tư tưởng đó có sức mạnh thu hút, kết dính nhất định và tương đối thống nhất. Tác dụng của nó chủ yếu là nội bộ cùng nâng đỡ, giúp đỡ lẫn nhau, với các vấn đề bên ngoài thì nội bộ cùng đoàn kết đối phó với khó khăn và các mối đe dọa khác.
Nếu quan niệm đồng hương quá mạnh thì cũng có lúc biểu hiện quá đà. Diêm Tích Sơn là người huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây. Lúc đó miền Sơn Tây thịnh hành câu nói: “Nếu biết nói tiếng Ngũ Đài thì bỏ dao xuống”; Hàn Đức Cần là người huyện Dương Hà tỉnh Giang Tô, khi làm chủ tịch tỉnh Giang Tô, dân ở đó cũng tự hào truyền nhau câu nói: “Nếu biết nói tiếng Dương Hà thì bỏ dao xuống”.
Diêm Tích Sơn coi trọng và hay trọng dụng người Ngũ Đài, những vị trí quan trọng của cơ cấu chính quyền Sơn Tây đa số do người Ngũ Đài năm giữ. Trần Quýnh Minh là người huyện Hải Phong tỉnh Quảng Đông, khi làm đô đốc Quảng Đông đã dùng rất nhiều người đồng hương Hải Phong trong cơ quan chính quyền tỉnh đi đến đâu cũng nghe giọng Hải Phong. Khổng Tử Hy là người Sơn Tây, là quan chức của ngành ngân hàng, trong bộ máy cơ quan thuộc ngành ngân hàng ôgn ta rất trọng dụng người Sơn Tây, lý do đưa ra là: “Chỉ có người Sơn Tây giỏi giữ tiền”…
Tưởng Giới Thạch là người Phụng Hóa, ông ta không mấy quan tâm người khác chế giễu việc ông ta trọng dụng người Phụng Hóa. Các đội trưởng đội vệ sĩ thường chọn người Phụng Hóa như Du Tế, Tưởng Hiếu Tiên v.v… Còn số vệ sĩ thì dường như tất cả đều là người Phụng Hóa, vì trong cách nghĩ ông ta cho rằng người Phụng Hóa là đáng tin nhất. Trong số các thư ký riêng thì có chín đời thư ký là người Phụng Hóa, liệu lý do có phải người Phụng Hóa giỏi văn chương nhất hay không? Có thể ngay cả bản thân Tưởng Giới Thạch cũng không tin vào điều đó, nhưng rõ ràng là người đồng hương Phụng Hóa đáng tin cậy. Đất Phụng Hóa tuy trước đó chưa có võ tướng nổi tiếng, cũng không phải là căn cứ cách mạng của Quốc dân đảng, nhưng trong giới tướng lĩnh chính quyền quân sự của Quốc dân đảng có 55 vị tướng (trong đó có 20 người là trung tướng trở lên) là người Phụng Hóa. Yếu tố “địa linh nhân kiệt” (đất thiêng sinh người tài) của Phụng Hóa không thể tách rời sự chú ý đề bạt, cất nhắc của Tưởng Giới Thạch.
Một vùng đất nào đó khi đã cống hiến cho đời một nhân vật nổi tiếng, thì sau đó thường dắt dây theo cả tập đoàn. Đến thời gần đây hiện tượng này dường như rất rõ ràng. Sau khi hàng loạt người có cùng gốc gác, quê quán trở thành các quan chức, hình thành một thế lực nhất iđnhj thì miền quê đó trong mắt mọi người, tự nhiên trở thành “đìa linh nhất kiệt”.
Mức độ văn minh của xã hội Trung Quốc chi phối chế độ dùng người ảnh hưởng đến phong cách dùng người. Không ít trường hợp phải dựa vào hình thức tiến cử lẫn nhau để bổ nhiệm người có tài. Vậy thì để bảo đảm hoạt động hiệu quả của bộ máy điều hành, đảm bảo sự thống nhất tập trung về quan điểm, bảo đảm quyền lực không bị thế lực khác uy hiếp, việc sử dụng những người đồng hương trở thành chuyện rất có ý nghĩa thực tế. Chỉ có điều biện pháp này thường để lại hậu quả là ấn tượng lạc hậu, cục bộ của “nền chính trị đồng hương”.
Có ai đó khi hỏi người cán bộ bên cạnh về quê quán, không ngờ hỏi một mà đáp mười, người đó đáp lại với vẻ tự hào cùng động tác đếm đốt ngón tay. Nào là bí thư A là người huyện tôi, phó chủ tịch tỉnh B là người huyện tôi, trưởng phòng C, thứ trưởng D, cục trưởng E… Đều là người huyện tôi. Liệt kê liền một lúc hơn trăm cái tên.
Ở đây chúng tôi tình cờ bàn đến cái hại của tư tưởng cục bộ địa phương, không nhằm mục đích đi sâu phê phán hành vi mượn tình cảm đồng hương để kết bè kéo cánh. Khi đưa những ví dụ ở trên chỉ nhằm mục đích nhắc nhở chung: Nếu mọi người đều thấy được tình cảm quê hương trong mỗi người đều khá sâu sắc, có đủ sức tác động đến đời sống giao tiếp quan hệ hàng ngày ta không được coi thường điều đó. Ở đây ít nhất cũng có thể chỉ ra một con đường cho bạn khi phải nhờ vào người khác. Với quan hệ đồng hương, chỉ cần không làm điều xấu xa, hoặc sa đà đến mức “bè cánh tư lợi” thì hoàn toàn có thể vận dụng.
Trong xã hội ngày nay kết cấu nhân khẩu có sự biến động di chuyển lớn, rất nhiều người rời xa quê hương đi kiếm sống, làm việc ở nơi khác. Trong môi trường đời sống mới, việc mở rộng quan hệ có những khó khăn nhất định vậy cũng nên bắt đầu quan hệ đồng hương, từ đó mở rộng phạm vi quan hệ ra xung quanh.
V. NHỜ VÀO LÃNH ĐẠO
Bất cứ vị lãnh đạo nào cũng ở mức độ nhất định trong việc nắm quyền sinh sát, thăng giáng đối với cấp dưới. Đ ối với cấp dưới, có những lúc anh phải thay đổi công tác, tìm công việc tốt hơn, muốn được chia phần nhà đất hoặc tăng lương, bình bầu… Những chuyện đó khó tránh khỏi khả năng tìm đến lãnh đạo nhờ cân nhắc, giải quyết giúp đỡ tiến hành công việc. Vì những quyền lực đó mang tính cạnh tranh cao, “mật ít ruồi nhiều” do đó người lãnh đạo khi phân chia hay xử lý những quyền lợi đó cũng thường rất thận trọng.
Nhưng trong thực tế, cái gọi là “cạnh tranh công bằng” chỉ là trạng thái lý tưởng mà người ta theo đuổi, ý nghĩ muốn có được quyền lợi cho mình được phân chia con đường “công bằng” chỉ là hão huyền. Do đó, nếu bạn muốn đạt được điều gì thì cần phải dũng cảm, tích cực giành lấy. Cái “giành” ở đây thật ra là một nghệ thuật tiến hành công việc.
Phong cách thường gặp là ta thích gặp trực tiếp lãnh đạo để nói điều họ cần, nhất là đối với những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm xã giao và kinh nghiệm sống, thì việc gặp và tình bày trực tiếp nguyện vọng, yêu cầu, ý nghĩ của mình có tiện lợi, thiết thực và thoải mái hơn.
Khi có chuyện cần làm ta gặp trực tiếp lãnh đạo thường mang lại ba cái lợi lớn: Một là, nói chuyện trực tiếp thẳng thắn, đưa ra đề nghị, sau đó thành công hay không đều rõ ràng, ngay lcú đó cũng có thể nắm bắt được xu hướng, ý đồ của lãnh đạo. Hai là, tránh được khả năng người thứ ba phát hiện ra giúp đỡ, người khác do đó không biết được lòng dạ hành vi của mình, sau đó thành công hay thất bại cũng còn giữ được thể diện. Ba là, qua tiếp xúc trực tiếp tạo dựng cơ hội xây dưng mối quan hệ tốt đẹp sau này. Bởi qua tiếp xúc đôi bên mới có thể nảy sinh tình cảm và đặt quan hệ, điều này có thể mang lại sự ủng hộ mạnh mẽ sau này khi tìm kiếm sự phát triển trong công việc.
Nhưng đồng thời, thực tế cuộc sống cũng cho ta thấy rằng, nhiều lúc mọi sự không đơn giản như vậy. Việc gặp trực tiếp cấp trên để đề đạt tuy có một số ưu điểm, song yếu điểm của nó cũng là điều tồn tại khó tránh khỏi.
Một là nếu công việc suông sẻ thì không sao, nhưng nếu không thành thì không còn đường lui. Khi cấp trên đã từ chối việc đó ngay trước mặt bạn thì rất khó khiến ông ta rút lại lời nói, cho dù người lãnh đạo đó sau này cũng cảm thấy hành động của mình như vậy là không công bằng, nhưng để giữ thể diện và uy quyền của mình, thì thường là họ sẽ không sửa lại lời đã nói.
Hai là, vì trong câu chữ của mình không thận trọng, có thất thố, lỡ lời để lại ấn tượng xấu cho cấp trên hoặc có sai sót nào đó, dẫn đến “gà lành thành gà què”.
Ba là, vì tất cả do tự mình xuất đầu lộ diện, không tìm người khác để bàn bạc, không được nghe ý kiến tham khảo của người khác. Do đó, cho dù việc mình định làm cho dù cần hay không cần phải tìm đến lãnh đạo đó, nhưng cuối cùng vẫn theo ý định từ trước thực hiện và đôi khi ý tưởng đó có sai lầm.
Do đó, khi gặp trực tiếp lãnh đạo đề nghị hay nhờ vả thì cái lợi cũng có cái hại cũng có. Còn lợi hại đến đâu, lợi nhiều hơn hai hay hại nhiều hơn lợi thì phải căn cứ vào khả năng của từng cá nhân mức độ quan hệ với cấp trên và tính chất công việc định nhờ.
KẾ THỨ MƯỜI BỐN
GẦN GŨI CẦU THÂN
Bí quyết:
Muốn giành được sự đồng cảm, phải nhằm vào những tình cảm vốn có, tự nhiên của con người, trình bày những khó khăn của mình một cách có tình có lý, khiến người nghe cảm thấy đau xót, thương cảm, tiếc nuối.
Nếu càng có những chi tiết đáng thương cảm, đau khổt thì cần tận dụng, nhấn mạnh. Như vậy cấp trên mới bằng lòng chìa tay ra giúp đỡ bạn hoàn thành công việc với tư thế của một người hùng ra tay cứu khổ cứu nạn để khiến bạn phải thấy đó là ơn nghĩa suốt đời.
I. BA NGUYÊN TẮC KHI NHỜ VẢ LÃNH ĐẠO
Có nhiều mối quan hệ giao tiếp ngay bên cạnh ta, chỉ có điều khá nhiều người không biết cách tận dụng. Trong đó có mối quan hệ chủ yếu nhưng lại rất hay bị bỏ quên qua đó tận dụng mối quan hệ với lãnh đạo.
Trong cuộc sống và trong phạm vi giao tiếp của chúng ta, người lãnh đạo được ví như một cây đại thụ. Chỉ khi giỏi vận dụng mối quan hệ đó mới khiến chúng ta có thể nhờ vào đó làm được tất cả mọi chuyện vẫn được coi là “không thể” và vẫn không còn cảm giác “chuyện đó không thể làm nổi”. Nhưng cũng cần chú ý, chúng ta không nên bất chấp, thiếu suy nghĩ, bất kể chuyện to nhỏ đều tìm đến lãnh đạo. Nếu không, không những khiến lãnh đạo có cảm giác bạn thiếu năng lực mà đến khi có công việc thật sự cần đến sự giúp đỡ của lãnh đạo thì lại không mang lại hiệu quả nữa.
Vậy việc gì thì cần sử dụng đến mối quan hệ của lãnh đạo để giải quyết.
1. Những việc có liên quan đến công việc của cơ quan.
Có câu rằng: “trẻ không khóc mẹ không cho bú”. Trong cùng một điều kiện làm việc như nhau, hai người đồng nghiệp đều tỏ ra được việc, khá chăm chỉ, nghiêm túc, nhưng khi cơ quan làm chế độ phân chia nhà đất. Một người tuy trong lòng chất chứa nỗi khổ tâm nhưng lại không nói ra được, chỉ đưa ra đề nghị với lãnh đạo một lần. Anh ta tuy đã kết hôn vài năm, cả nhà ba nhân khẩu chen chúc trong một gian nhà nát cũ kỹ. Nhưng đồng nghiệp kia cứ dăm ba ngày lại tìm đến “kể khổ” với lãnh đạo, thỉnh thoảng lại nhắc đến chuyện phân nhà với lãnh đạo, kết quả anh này được ưu tiên xem xét còn anh bạn đồng nghiệp thật thà kia chỉ còn cách trợn mắt đứng nhìn người ta dọn đến căn hộ mới sáng sủa rộng rãi. Vậy phải chăng là do anh ta không hiểu được bí quyết ẩn chứa đằng sau sự việc đó hay không?
Có một số người cho rằng, nếu đòi hỏi lãnh đạo những chuyện liên quan đến lợi ích thì dứt khoát sẽ gây mâu thuẫn, gây phiền nhiễu cho lãnh đạo và do đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ chung. Lại cũng có người vùi đầu vào cong việc, không phàn nàn trách cứ, không đòi hỏi thù lao, chỉ mong được lãnh đạo nhìn nhận, không dám đưa ra yêu sách gì. Làm tốt công việc là trách nhiệm phải làm, đòi hỏi những gì mình đáng được hưởng là chuyện hợp tình hợp lý, bỏ ra càng nhiều công sức thì thành tích càng lớn sẽ được những thứ đáng được hưởng nhiều hơn.
Chỉ cần bạn làm việc mang lại hiệu quả, thành tích, cho dù bạn có đòi hỏi những quyền lợi đáng được hưởng, thì họ cũng vui vẻ thoải mái. Nếu bạn không làm nên công chuyện gì, cho dù bạn có thể hiện mình “thật thà” không đòi hỏi quyền lợi đến đâu thì họ cũng không ưu ái gì cho bạn. Trên thực tế nhìn từ góc độ người lãnh đạo thì người lãnh đạo giỏi điều khiển cấp dưới cũng là người thành thạo trong việc lấy lợi ích mà mình nắm giữ làm thủ đoạn để lung lạc, lôi kéo nhân tâm, khích lệ nhân viên cố gắng. Qua đó, ta cũng thấy rằng việc cấp dưới đến nhờ lãnh đạo giúp đỡ không chỉ giải quyết được vấn đề của bản thân họ mà đây còn là biện pháp nhằm tăng cường tình cảm trong quan hệ với lãnh đạo.
2. Những chuyện liên quan đến lợi ích của bản thân bạn.
Trước khi nhờ vả lãnh đạo việc gì, xem xét việc đó có thực sự liên quan đến lợi ích của bản thân bạn hay không. Nếu đúng như vậy, thì trong trường hợp này lãnh đạo với góc độ quan tâm đến cá nhân bạn hay quan tâm đến lợi ích của nhân viên trong đơn vị nói chung đều là việc đáng làm. Những việc như vậy, người lãnh đạo thường sẵn sàng làm và cũng cảm thấy danh chính ngôn thuận.
Ví dụ như: Vợ bạn cần chuyển công tác, nếu qua con đường khác có thể bạn phải tốn rất nhiều công sức cũng khó có thể xong việc, lúc này nếu bạn chủ động tìm đến nhờ vào lãnh đạo cơ quan, người lãnh đạo cho rằng bạn coi trọng vị trí của ông ta, tự nhiên ông ta có cảm giác tự hào của Chúa cứu thế, vừa có thể đứng ra giải quyết khó khăn của nhân viên mà ghi lại món nợ tình cảm về sau.
Trong một số trường hợp, những chuyện như vậy mà bạn không đến tìm lãnh đạo, ông ta thậm chí còn có ý nghĩ bạn coi thường ông ta.
Nhưng cũng cần ghi nhớ rằng, những chuyện như vậy bắt buộc phải liên quan đến lợi ích trực tiếp của bạn, hoặc vợ bạn hoặc con bạn hoặc người thân trực tiếp, còn nếu đó là chuyện của họ hàng xa lắc xa lơ nào đó mà bạn cũng cố găng ôm vào mình rồi nhờ lãnh đạo giúp đỡ, thì không những lãnh đạo không đồng ý mà thậm chí còn cho rằng bạn nhiều chuyện, như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của bạn đối với lãnh đạo.
3. Cần nắm vững chừng mực.
Nhờ vả lãnh dạo còn cần giữ vững chừng mực, những chuyện nhỏ nhặt thì không cần tìm đến lãnh đạo cầu cứu. Nếu công việc to nhỏ gì cũng tìm đến cầu cạnh, tự cho rằng lãnh đạo có thể làm việc đó thuận lợi hơn bạn như vậy lãnh đạo sẽ cho rằng bạn là người không đáng nể, thậm chí cho rằng bạn thiếu năng lực làm việc.
Chẳng hạn như bạn cần mua một chiếc tủ lạnh, nếu tìm đến nói đôi câu với lãnh đạo thì có thể bớt được vài trăm ngàn, nhưng nhớ rằng những chuyện nhỏ nhặt như vậy đừng bao giờ đi tìm lãnh đạo, những chuyện như vậy không đủ để thể hiện khả năng của lãnh đạo, lại vừa hạ thấp bản thân mình. “Tham bát mà bỏ mâm”.
Sự khác nhau giữa việc to và việc nhỏ còn tùy thuộc vào tính chất cơ quan bạn công tác và chức vụ của người lãnh đạo, bất kỳ việc gì cũng có một “mức” của nó.
II. NĂM NGUYÊN TẮC ĐỂ TRANH THỦ SỰ HIỂU BIẾT VÀ NHỜ VÀ LÃNH ĐẠO
Bạn định làm việc gì? Tại sao cần làm việc đó. Lý do đầy đủ không. Nếu chuyện đó trình bày với lãnh đạo họ có thấu hiểu tâm tình của bạn không? Nếu họ hiểu được thì rất có thể bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của họ, vấn đề do đó tự nhiên được giải quyết. Ngược lại, nếu lãnh đạo không hiểu thậm chí cho rằng bạn ra lời yêu cầu quá cao hoặc việc bạn cần nhờ nằm ngoài khuôn khổ vậy thì hy vọng thành công có thể trở nên mỏng manh, mơ hồ.
Vậy làm thế nào để nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của lãnh đạo. Tất nhiên câu trả lời không đơn giản như cách đưa ra câu hỏi. Muốn giành được sự thông cảm, thấu hiểu, bạn phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây.
1. Nguyên tắc thời điểm.
Cần gặp gỡ, đề đạt vào lúc cấp trên đang nhàn rỗi. Khi cấp trên đang bận, tâm tính dễ nóng vội, không những không nhớ đến việc bạn nhờ vậy mà thậm chí cho rằng bạn không biết điều. Nếu bạn gần gũi, gặp gỡ vào lúc lãnh đạo có thời gian, lãnh đạo nhất định nghe bạn nói, vấn đề khi đó có thể được coi trọng, sẽ càng có lợi cho khả năng hoàn thành công việc.
2. Nguyên tắc hoàn cảnh.
Khi tìm đến bàn bạc, tâm sự cùng lãnh đạo cần xem xét yếu tố hoàn cảnh, nơi chốn. Có những chuyện cần tìm đến phòng làm việc, có những chuyện cần tìm đến nhà riêng để nói, có những việc càng kín đáo càng hiệu quả, có những việc càng có nhiều người nghe thấy càng có lợi cho công việc, bí quyết ở chỗ mức độ công việc, ảnh hưởng của công việc bạn định nhờ, và tính cách của từng vị lãnh đạo.
3. Nguyên tắc dẫn dắt.
Khi tìm đến sự giúp đỡ của lãnh đạo cần chú ý trọng phương thức dẫn dắt câu chuyện, có những chuyện cần thẳng thắn, ngả bài, có những chuyện cần tiến dần, từ tốn hoặc gợi mở dần nếu không người lãnh đạo sẽ thấy vội vã, đường đột, trái tai, bực mình, thông thường thấy một số cách dẫn dắt dưới đây:
Một là: Từ bàn chuyện việc chung dẫn dắt đến chuyện của mình.
Hai là: Từ bàn chuyện đời sống dẫn dắt đến chuyện của mình.
Ba là: Từ bàn chuyện xã hội dẫn dắt đến chuyện của mình.
Bốn là: Từ bàn chuyện gia đình dẫn dắt đến chuyện của mình.
Năm là: Từ bàn chuyện lãnh đạo quan tâm dẫn dắt đến chuyện của mình.
Sáu là: Từ bàn chuyện mình quan tâm dẫn dắt đến chuyện của mình.
4. Nguyên tắc biết cách nói.
Muốn công việc trôi chảy, bắt buộc đầu tiên phải biết cách nói hay. Lời nói cần mang tín logic, có lý lẽ khiến người nghe cảm thấy hợp lý, có căn cứ, ngoài ra còn cần nhẹ nhàng khiến người nghe cảm thấy vui vẻ, đồng thời cố gắng trình bày một cách sinh động, khiến người nghe cảm động. Trên nguyên tắc dùng lý lẽ để đối phương hiểu, dùng tình cảm tác động khiến đối phương thay đổi, có tình có lý, tình lsy kết hợp thì cho dù người có lòng dạ sắt đá cũng sẽ cảm động mà sẵn sàng ra tay giúp bạn.
5. Nguyên tắc kính trọng.
Nhược điểm của con người là họ không thể đứng vững trước sự cung kính của người khác. Đối với lãnh đạo thì càng đúng như vậy, khi bạn cầu cứu anh ta giúp đỡ, tất nhiên là bạn cần kính trọng anh ta, bạn kính trọng họ thì ngược lại họ cũng kính trọng và coi trọng bạn, người được đối phương kính trọng thì sẽ không bỏ mặc đối phương gặp khó khăn.
Kiên trì thực hiện năm nguyên tắc trên trong quá trình nhờ vả cấp trên bạn sẽ rất dễ dàng giành được sự thông cảm thấu hiểu và ủng hộ, khi đó cho dù công việc khó khăn đến đâu thì cần người lãnh đạo có đủ khả năng thì thường sẽ không khiến bạn thất vọng.
III. NHẰM VÀO TÌNH CẢM VỐN CÓ CỦA CON NGƯỜI
Mạnh tử từng nói: “Nhân giai hữu bất nhân chi tâm” nghĩa là trên đời sống này mỗi người dường như đều có tình cảm nhân ái đồng cảm với kẻ yếu và thương xót kẻ bị nạn. Khi tìm đến tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo có được đáp ứng hay không chính lại một phần là do tác động của dạng tâm lý này.
Thường thì, trong tình huống bình thường người ta không dễ dàng quyết định đến tìm lãnh đạo yêu cầu giúp đỡ. Cấp dưới nếu không lâm vào tình trạng bất đắc dĩ, không còn lối thoát thì sẽ không tùy tiện đưa ra chuyện gì đó làm phiền đến lãnh đạo. Do đó, đối với cấp dưới đã tương đối hiểu việc đời thì nếu không suy nghĩ cân nhắc kỹ thì sẽ không tự tìm đến cầu cứu lãnh đạo, những người hễ nỗi hứng là lập tức tìm đến lãnh đạo cũng không phải là nhiều. Căn cứ vào kinh nghiệm thông thường, gặp những sự việc sau đây cấp dưới thường cần người lãnh đạo ra tay dàn xếp hoặc giải quyết.
Một là: Những quyền lời có liên quan đến công việc như: chuyển công tác, thăng tiến, thăng lương, chia nhà đất, dàn xếp mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp, dẹp bỏ những tin đồn dư luận không có lợi cho sự phát triển của bản thân. Những chuyện đó có thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào vị trí, trọng lượng của bạn đối với lãnh đạo. Nếu bạn thật sự có trọng lượng thì khi cân nhắc lợi ích sẽ nghiêng về bạn, nếu vai trò của bạn thấp thì bắt buộc bạn phải nhờ vào sự giúp đỡ gián tiếp hoặc sức mạnh bên ngoài mới mong công việc hoàn tất, còn nếu không bạn chỉ có thể đứng ngoài cuộc mọi chia chác quyền lợi.
Hai là: Cấp dưới tìm đến nhờ giải quyết những quyền lợi liên quan đến đời sống xã hội. Bao gồm mua bán, vay mượn, hòa giải tranh chấp, chuyện ma chay cưới hỏi, nhờ đứng ra phân giải tư vấn pháp luật khi bị xâm hại về tinh thần hoặc vật chất, nhờ giúp đỡ công việc của bạn bè, đồng hương, bạn học, người bà con. Khi làm những việc này, cấp trên thường không cần phải xuất đầu lộ diện, ra mặt trực tiếp hoặc tự làm, những can thiệp gián tiếp cua rhọ cũng thường rất có hiệu quả.
Ba là: Những chuyện liên quan đến quyền lợi của gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến cấp dưới tìm đến sự giúp đỡ của cấp trên. Bao gồm những chuyện liên quan đến quan hệ vợ chồng, con cái, người thân, họ hàng. Những khi quyền lợi liên quan đến đối tượng trên không được đáp ứng hoặc bị xâm phạm và bản thân người nhân viên đó không có khả năng dàn xếp hoặc giải quyết nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc, nên đành nhận lấy việc đó rồi đến trình bày, cầu cứu với lãnh đạo hy vọng lãnh đạo đứng ra can thiệp hoặc gây áp lực, tác động. Ví dụ như: Tìm việc làm cho con cái, giúp vợ chuyển công tác, giúp người thân nào đó tìm công ăn việc làm v.v…
Chính là vì những mối quan hệ liên quan đến quyền lợi trên mà bạn thường cần tìm đến sự giúp đỡ của lãnh đạo, những việc đó thường được góm lại ngắn gọn trong hai chữ “khó khăn” như là: Khó khăn về kinh tế, khó khăn về địa vị chức vụ v.v… tìm đến nhờ lãnh đạo giúp đỡ, nói rõ hơn đó là sự nhờ vả lãnh đạo giúp đỡ giải quyết những “khó khăn” đó. Đã là khó khăn thường gây nên sự bức bối, tâm tư trong lòng muốn sự việc được giải quyết, biện pháp tốt nhất là giải bày những khó khăn đó một cách thấu tình đạt lý, không lên gân, cường điệu, tình cảm khiến người lãnh đạo thấy đồng cảm, từ đó bằng lòng giúp bạn đạt được nguyện vọng.
Muốn đánh thức sự đồng cảm của người lãnh đạo cần nắm bắt, hiểu rõ quá khứ, kinh nghiệm xã hội của người đó, với những chuyện tương tự mà người lãnh đạo đó trước đây đã từng trải qua và có kinh nghiệm bản thân thì rât dễ dàng giành được sự đồng cảm và do đó dễ giành được sự ủng hộ và đồng ý.
Muốn giành được sự đồng cảm phải nhằm vào những tình cảm vốn có, tự nhiên của người con, trình bày những khó khăn của mình một cách có tình có lý, khiến người nghe cảm thấy đau xót, thương cảm, tiếc nuối. Do đó, nếu càng có những chi tiết đáng thương cảm, đau khổ thì càng cần tận dụng nhấn mạnh. Như vậy, cấp trên mới bằng lòng chìa tay ra giúp bạn với tư thế của người hùng ra tay cứu khổ cứu nạn để bạn phải thấy đó là ơn nghĩa suốt đời. Hãy nhớ rằng tất cả những chuyện gì khiến người ta nảy sinh ý tưởng về sự công bằng, nhân ái và từ bi đều có thể mang lại sự đồng cảm, giúp đỡ cho bạn. Không những vậy người giúp đỡ bạn còn có cảm giác tự hào đã cứu vớt người khác.
Muốn giành được sự đồng cảm của cấp trên, cần nằm được sở thích của lãnh đạo, biết được ngày thường họ thích cái gì, họ ghét cái gì, hiểu xu hướng tình cảm, tiêu chuẩn đánh giá đúng sai đối với sự việc. Sự đồng cảm của lãnh đạo có lúc do bản thân ta dẫn dắt, khơi gợi, có lúc lại cần phải khích, tác động mới có. Nếu lãnh đạo của bạn có thành kiến với bạn của bạn, cho rằng anh ta trình độ yếu kém, thì việc anh ta không được trọng dụng, hờ hững là chuyện có thể hiểu được. Vậy thì nếu bạn muốn giúp đỡ người bạn đó thoát khỏi cảnh lao động trong môi trường cơ sở khó khăn, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của lãnh đạo thì đây sẽ là việc khó khăn. Chỉ có khi lãnh đạo không có thành kiến thì mới giành được sự đồng tình.
Qua đây ta có thể thấy rằng, trong giải quyết công việc của mình nếu có thể giành được sự đồng cảm xuất phát từ lòng tốt của người lãnh đạo thì có thể mang lại hiệu quả không ngờ, sự tác động bằng tình cảm còn có tác dụng hơn sự thuyết phục bằng lý lẽ.
IV. NĂM DẠNG LÃNH ĐẠO KHÔNG THỂ NHỜ CẬY
1. Người lãnh đạo mang nặng tư tưởng cá nhân.
Ngoài miệng, họ nói rất hay, nhưng đến lúc quyết định thì có thể vì lợi ích bản thân mà họ sẵn sàng hy sinh bạn, những cấp trên như vậy chỉ biết lợi dụng cấp dưới.
Cho dù bạn cố gắng vì ông ta như thế nào cũng không được ông ta đền đáp. Bạn chỉ phí công vô ích. Những thành tích của cấp dưới, ông ta cũng giàn lấy, không mang lại cho cấp dưới quyền lợi gì.
Những lãnh đạo như vậy đa phần họ là những người biết cách nịnh nọt, tâng bốc, họ cố gắng để cấp trên hài lòng, còn sự cố gắng làm việc của cấp dưới họ cho rằng đó là chuyện đương nhiên phải làm, dạng lãnh đạo này rất hy vọng nhận được sự đền đáp, cảm ơn của cấp trên. Tất cả đều nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Nếu bạn quan hệ với lãnh đạo này, sức lực của bạn sớm muộn gì cũng bị lợi dụng.
2. Người lãnh đạo có thái độ lạnh lùng.
Dạng lãnh đạo này, cho dù cấp dưới có cố gắng làm việc đến đâu họ cũng sẽ không ra tay giúp đỡ mà đứng bên cạnh quan sát. Họ không nói: “Những người còn trẻ tuổi thì cần cố gắng, liệu vất vả một chút, đây là kinh nghiệm không tiền bạc nào mua được” mà họ thích thú đứng nhìn người khác phải tất bật vất vả.
Mẫu người này không thể nhờ cậy, nếu bạn nhờ vào họ bạn sẽ thất vọng.
3. Người lãnh đạo có tâm tư không ổn định.
Khi vui vẻ thì đối xử rất tốt với cấp dưới, khi bực bội thì thay đổi hoàn toàn cấp dưới không biết nên làm gì khiến họ vui trong lòng. Những người lãnh đạo nưh vậy rất nguy hiểm, không thể nhờ vậy, những người lãnh đạo tuy có tài mà không gặp vận thường thuộc loại này.
Nếu có quyền lợi gì họ sẵn sàng làm tốt công việc gấp vài lần những người khác, nhưng nếu không có lợi lộc gì thì họ trở nên lười nhắc. Đối với công việc họ không có sự kiên trì, nhận nại và không có tâm tính ổn định.
4. Người kiêu căng tự mãn.
Một số lãnh đạo tự cho rằng mình là người thông minh, coi thường kẻ khác. Họ tuy không cho rằng mình tài giỏi như vĩ nhân, nhưng lại tự cho mình giỏi hơn nhiều người khác, vi fnn vĩ nhân đó tuy vĩ đại trong quan niệm của mọi người nhưng họ quá xa xôi, trong cuộc sống hiện thực không thể so sánh với bản thân mình. Do vậy trong lòng họ, họ cho rằng mình là người tài giỏi nhất công ty và cũng chỉ có đầu óc của mình là nhanh nhạy nhất.
Người lãnh đạo tự mãn, thường không chịu nghe lời can ngăn của cấp dưới, họ cho rằng người có tài không cần phải nghe theo ý kiến của người vô danh tiểu tốt, mình là người có tài thì không cần phải nghe theo ý kiến của những kẻ thua kém mình, nghe theo người khác chẳng khác gì là sự khuất phục. Quân niệm sai lầm đó khiến họ không để ý đến ý kiến của người khác, e ngại nếu phải thừa nhận ý kiến của người khác thì sẽ hạ thấp bản thân mình.
Người những như trên có lòng dạ hẹp hòi, nếu lãnh đạo của bạn là người như vậy thì đừng mong dựa dẫm vào họ.
5. Người vất vả mà không phát triển được.
Vất vả, cố gắng nhưng chưa chắc đã mang lại thành công. Trong các lãnh đạo có không ít người không thể tiến xa được, họ cho rằng cấp trên của họ không biết nhìn nhận nhân tài. Những người như vậy chớ nên gần gũi, họ thường có nhận xét xấu về nơi công tác, phàn nàn về lãnh đạo, mà người hay phàn nàn thì không thể tiến bộ được.
Người lãnh đạo có lòng dạ hẹp hòi, đố kỵ với hạnh phúc của cấp dưới thì không thể gần gũi. Những lãnh đạo như vậy vậy cho dù họ không muốn thấy cấp dưới gặp chuyện không may, nhưng lại không muốn cấp dưới được hạnh phúc vui vẻ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top