321 mmt
Câu 1 : Định nghĩa mạng máy tính
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính độc lập được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý và tuân theo các quyước truyền thông nào đó
Câu 2 : Các thành cơ bản của mạng máy tính
Server :
Máy chủ có vai trò quan trọng trong mạng máy tính. Máy chủ thường xuyên phải tiếp nhận các yêu cầu khác nhau của người sử dụng từ các máy trạm. Do đó, máy chủ thường có cấu hình mạnh, tốc độ và độ an toàn cao. Cấu hình này phụ thuộc vào hệ điều hành mạng được sử dụng và số lượng các máy trạm làm việc trên mạng
Client :
Máy trạm thường là các máy tính cá nhân (PC) được nối vào mạng để khai thác tài nguyên trên mạng. Các máy này không cần phải có cấu hình mạnh như máy chủ. Trên các máy trạm thường được cài đặt các chương trình có thể kết nối được với các máy chủ gọi là chương trình Client như: Windows XP, Windows NT kstation,
Windows 95/98/ME, Windows for Workgroup 3.11
NIC:
Card mạng còn gọi là NIC (Network Interface Card). NIC là giao diện vật lý liên kết giữa máy tính và dây dẫn (NetworkCable). Tuỳ theo kiến trúc của mạng và dây cáp mạng để chọn Card mạng có đầu ra là BNC, RJ45,AUI... Thông dụng nhất hiện nay là Card mạng có cổng RJ45
Repeater
là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng.
Hub
có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
Router
Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau
Bridge
Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích
Câu 3 : Phân loại mạng máy tính
Theo khoảng cách:
Mạng cục bộ - LAN (Local Area Network)
Thường được lắp đặt trong các công ty, văn phòng nhỏ bán kính tối đa giữa các máy trạm khoảng dưới vài Km với số lượng máy trạm không nhiều hơn 50 máy
Mạng diện rộng -WAN (Wide Area Network)
Thường được lắp đặt trong phạm vi một quốc gia như Intranet phục vụ cho các công ty lớn, ngành kinh tế có bán kính hoạt động lớn, có thể liên kết nhiều mạng LAN,MAN, đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn
Thông
Theo kỹ thuật chuyển mạch:
Chuyển mạch kênh:Khi có hai máy cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh cố định và được duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo đường cố định đó.
Ưu điểm: • Độ tin cậy rất cao: một khi đường nối đã hoàn tất thì sự thất thoát tín hiệu gần như không đáng kể. Băng thông cố định. Đối với kiểu nối này thì vận tốc chuyển thông tin là một hằng số và chỉ phụ thuộc vào đặc tính vật lý cũng như các thông số cài đặt của các thiết bị.
Nhược điểm: Tốn thời gian để thiết lập kênh cố định giữa hai thực thể. Hiệu suất sử dụng đường truyền không cao vì sẽ có lúc kênh bị bỏ không do cả hai bên hết thông tin cần truyền trong khi các thực thể khác không được phép sử dụng
đường truyền này
Chuyển mạch thông báo: Thông báo(TB) là một đơn vị thông tin có chứa thông tin đích cần gửi đến. Căn cứ vào các thông tin này mỗi nút trung gian có thể chuyển TB đến nút kết tiếp để đến đích. Tuỳ theo cấu trúc mạng các TB có thể đi theo nhiều đường khác nhau để đến đích.
Ưu điểm:
• Hiệu suất sử dụng đường truyền cao
• Giảm được tình trạng tắc nghẽn mạng
Nhược điểm:
• Tốn bộ nhớ lưu trữ tạm thời
Chuyển mạch gói : Khác với kỹ thuật chuyển mạch TB, mỗi TB được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là gói tin có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin có chứa các thông tin điều khiển, trong đó có chứa địa chỉ của nguồn (người gửi) và đích (người nhận). Các gói tin thuộc về một TB nào đó có thể được gửi đi
qua mạng để tới đích bằng nhiều đường khác nhau.
Theo topology:
Kỹ thuật điểm-điểm
Cấu trúc: Các đường truyền nối từng cặp nút với nhau.
Hoạt động: Mỗi nút đều có trách nhiệm hoặc là nhận dữ liệu hoặc là lưu trữ tạm thời dữ liệu rồi chuyển đến nút kế tiếp. Vì vậy mạng loại này còn được gọi là mạng lưu và chuyển tiếp (store and forward)
Kiểu Quảng bá (Point-to-Multipoint hoặc Broadcast)
Cấu trúc: Tất cả các nút dùng chung một đường truyền vật lý.
Hoạt động: Dữ liệu chuyển đi từ một nút nào có thể được nhận bởi tất cả các nút còn lại.
Dạng sao: Cấu trúc: Các máy tính được nối vào một thiết bị trung tâm (TBTT). TBTT này có thể là Hub (bộ phân kênh), hoặc Switch (bộ chuyển mạch), hoặc Router (bộ chọn đường).
Dạng vòng: Cấu trúc: Các máy tính được nối với đường truyền vật lý khép kín (vòng).
Dạng bus: Cấu trúc: Các máy tính được nối với đường truyền vật lý
Hoạt động:
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
ứng dụng Hiện nay mạng sao là
cách tốt nhất cho trường
hợp phải tích hợp dữ liệu
và tín hiệu tiếng.Các
mạng đện thoại công
cộng có cấu trúc này Tốt cho trường hợp
mạng có số trạm ít hoạt
động với tốc độ cao,
không cách nhau xa lắm Tốt cho trường hợp
mạng nhỏ và mạng có
lưu lượng dữ liệu thấp
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
Độ phức tạp Mạng sao được xem là
khá phức tạp. Các trạm
được nối với thiết bị
trung tâm và lần lượt
hoạt động như thiết bị
trung tâm hoặc nối
được tới các dây dẫn
truyền từ xa Đòi hỏi thiết bị tương
đối phức tạp. Mặt khác
việc đưa thông điệp đi
trên tuyến là đơn giản, vì
chỉ có 1 con đường, trạm
phát chỉ cần biết địa chỉ
của trạm nhận, các thông
tin để dẫn đường khác
thì không cần thiết Không phức tạp
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
Hiệu suất Tốt cho trường hợp tải
vừa tuy nhiên kích
thước và khả năng, hiệu
suất của mạng phụ
thuộc trực tiếp vào sức
mạnh của thiết bị trung
tâm. Có hiệu quả trong trường
hợp lượng lưu thông cao
và khá ổn định nhờ sự
tăng chậm thời gian trễ
và sự xuống cấp so với
các mạng khác Rất tốt dưới tải thấp
có thể giảm hiệu suất
rất mau khi tải tăng
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
Tổng phí Tổng phí rất cao khi làm
nhiêm vụ của thiết bị
trung tâm, thiết bị trung
tâm không được dùng
vào việc khác .Số lượng
dây riêng cũng nhiều. Phải dự trù gấp đôi
nguồn lực hoặc phải có 1
phương thức thay thế khi
1 nút không hoạt động
nếu vẫn muốn mạng hoạt
động bình thường Tương đối thấp đặc
biệt do nhiều thiết bị đã
phát triển hoàn chỉnh
và bán sảm phẩm ở thị
trường.
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
Nguy cơ Độ tin cậy của hệ thống
phụ thuộc vào thiết bị
trung tâm, nếu bị hỏng
thì mạng ngưng hoạt
động Một trạm bị hỏng có thể
ảnh hưởng đến cả hệ
thống vì các trạm phục
thuộc vào nhau. Việc sửa
chữa trực tiếp hay dùng
mưu mẹo xác định điểm
hỏng trên mạng có địa
bàn rông rất khó Một trạm bị hỏng
không ảnh hưởng đến
cả mạng. Tuy nhiên
mạng sẽ có nguy cơ bị
tổn hại khi sự cố trên
đường dây dẫn chính
hoặc có vấn đề với
tuyến.
Dạng Sao Dạng vòng Dạng tuyến tính
Khả năng mở rộng Khả năng mở rộng hạn
chế, đa số các thiết bị
trung tâm chỉ chịu đựng
nổi 1 số nhất định liên kết. Tương đối dễ thêm và
bớt các trạm làm việc.
Giá thành cho việc thay
đổi tương đối thấp Việc thêm và định
hình lại mạng này rất
dễ.Tuy nhiên việc kết
nối giữa các máy tính
và thiết bị của các
hãng khác nhau khó
có thể vì chúng phải
có thể nhận cùng địa
chỉ và dữ liệu
Mạng ngang hàng (Peer to Peer Network) (P2P)
Một nút (node) vừa có thể yêu cầu và cũng vừa có thể cung cấp các dịch vụ mạng. Phần mềm mạng P2P được thiết kế để thực thi ngang nhau các chức năng giống nhau hoặc tương tự nhau cho mỗi nút.
Ví dụ hệ điều hành mạng P2P bao gồm:
• Microsoft Windows for Workgroups 3.11
• Microsoft Windows 95/98, ME
• Microsoft Windows NT Workstation
• Novell NetWare Lite
• Microsoft Windows 2000 Professional
Các mạng P2P còn được gọi là workgroups (nhóm làm việc) và được sử dụng ở những nơi có khoảng dưới 10 người sử dụng trên mạng. P2P không có người quản trị, mỗi một người sử dụng hoạt động như một người quản trị cho máy trạm của riêng họ, họ chọn lựa các tài nguyên và dữ liệu để chia sẻ ở trên mạng, đồng thời xác định những ai có thể truy cập vào tài nguyên và dữ liệu đó.
Mạng Client/Server (Khách/Chủ)
Một mạng Client/Server sẽ đặt ra các máy nào có thể cung cấp các dịch vụ và các máy nào có thể sử dụng các dịch vụ đó. Ngày nay hầu hết máy tính cá nhân đều sử dụng một trong cáchệ điều hành mạng như:
• Novell NetWare
• Windows NT Server
• Windows 2000 Server and Advanced Server
• Unix (Bao gồm sự phân tán khác nhau của Linux)
Các mạng dựa trên máy chủ thường được khuyến nghị sử dụng cho những mạng có nhiều hơn 10 người sử dụng và mỗi máy chủ thường thi hành các nhiệm vụ riêng biệt chẳng hạn như:
• File and Print Servers (Máy chủ tệp tin và máy in) - Quản lý người
sử dụng truy cập đến các tệp tin vàmáy in.
• Application Servers (Máy chủ ứng dụng) - Duy trì các vai trò máy chủ trong môi trường chủ khách (client/server) chẳng hạn như máy chủ cơ sở dữ liệu và máy chủ Web (databases and web servers).
• Mail Servers (Máy chủ thư) - Hoạt động giống như máy chủ ứng dụng trong đó có sự phân chia ứng dụng khách và ứng dụng chủ, việc dữ liệu được tải từ máy chủ về máy khách là có chọn lựa. Các mạng dựa trên máy chủ thường khó cài đặt, cấu hình và quản lý hơn mạng P2P, nhưng nó cung cấp cơ chế bảo mật tốt hơn đến các tệp tin người sử dụng và tài nguyên mạng. Công việc sao lưu dữ liệu có thể được quản lý dễ dàng hơn và có thể được lập lịch để thực thi một cách tự động.
câu 4:
Kiến trúc phân tầng:
nguyên tắc phân tầng
• Mỗi hệ thống trong mạng đều có cấu trúc tầng giống nhau (số lượng tầng và chức năng của mỗi tầng)
• Dữ liệu không được truyền trực tiếp từ tầng thứ I của hệ thống này sang tầng thứ I của hệ thống khác(trừ tầng thấp nhất liên hệ trực tiếp với đường truyeeng vật lý)
Như vậy việc kêt nối giữa 2 hệ thống được thực hiện thông qua 2 loại liên kết: liên kết vật lý ở tầng thấp nhất và liên kết logic(ảo) ở các tầng cao hơn
Việc liên kết giữa các tầng liền kề trong mô hình ÓI được xây dựng thoe nguyên tắc đáp ứng các dịch vụ thông qua các hàm nguyên thủy
• Request (yêu cầu): người sử dụng dùng để gọi 1 chức năng
• Indication (chỉ báo): Người cung cấp dịch vụ dùng để:
- Gọi 1 chức năng hoặc
- Chỉ báo 1 chức năng đã được gọi ở 1 điểm truy cập dịch vụ (SAP Sevice Access Point)
• Response (trả lời): Người cung cấp dịch vụ dung để hoàn tất 1 chức năng đã được gọi từ trước bởi 1 hàm Indication SAP đó
• Confirm (xác nhận): Người cung cấp dịch vụ dung để hoàn tất 1 chức năng đã được gọi từ trước bởi 1 hàm request SAP đó
Câu 5:
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection
Reference Model) (Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở) là một thiết kế dựa vào nguyên lý phân tầng, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các hệ máy đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng. và thiết kế giao thức mạng giữa chúng do ISO đưa ra.
Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng là: giao thức có liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless)
Đơn vị dữ liệu của các tầng:
Tầng 1(Physical - Tầng Vật lý)
Tầng vật lý (còn có thể gọi là tầng thiết bị, hoặc tầng vật thể) chịu tránh nhiệm đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng liên kết dữ liệu.
Tầng này ám chỉ đến phần cứng (hardware) của mạng truyền thông, đến hệ thống dây nối cụ thể, hoặc đến sự liên kết viễn thông điện từ. Xử lý thiết kế điện, khống chế xung đột (collision control), và những chức năng ở hạ tầng thấp nhất.
Tầng 2 (Data Link -Tầng Liên kết dữ liệu)
Đáp ứng các yêu cầu phục vụ của tầng mạng và phát sinh các yêu cầu phục vụ gửi tới tầng vật lý. Truyền dữ liệu giữa các nút mạng kề nhau trong một mạng diện rộng hoặc giữa các nút trong cùng một segment mạng cục bộ.
Cung cấp các phương tiện chức năng và thủ tục để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng và có thể cung cấp phương tiện để phát hiện và có thể sữa các lỗi có thể nảy sinh tại tầng vật lý.
Tầng 3 (Network - Tầng Mạng)
Chịu tránh nhiệm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ từ tầng giao vận và đưa ra những yêu cầu dịch vụ đối với tầng liên kết dữ liệu Đánh địa chỉ cho các thông điệp và dịch các địa chỉ lôgic và tên sang địa chỉ vật lý. Quyết định tuyến truyền thông từ nguồn đến đích, đồng thời quản lý những vấn đề về giao thông, chẳng hạn như chuyển mạch, định tuyến (routing), và khống chế sự tắc nghẽn của các gói dữ liệu.
Tầng 4 (Transport - Tầng giao vận)
Tầng này chịu tránh nhiệm đáp ứng các đòi hỏi về dịch vụ của tầng phiên và đưa ra các yêu cầu dịch vụ đối với tầng mạng Cung cấp dịch vụ chuyển dữ liệu giữa các máy → các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả Chịu trách nhiệm sửa lỗi, điều khiển luồng dữ
liệu, đảm bảo dữ liệu được chuyển tải một cách trọn vẹn.
Tầng 5 (Session - Tầng Phiên)
Đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng giao vận. Cung cấp một cơ chế để quản lý hội thoại giữa các tiến trình ứng dụng của người dùng cuối. • Thiết lập, duy trì, kết thúc, và khởi động lại các
phiên làm việc giữa các ứng dụng.
Tầng 6 (Presentation - Tầng Trình diễn)
• Đáp ứng những nhu cầu dịch vụ mà tầng ứng dụng đòi hỏi, đồng thời phát hành những yêu cầu dịch vụ đối với tầng phiên .Chịu trách nhiệm phân phát và định dạng dữ liệu cho tầng ứng dụng, để dữ liệu được tiếp tục xử lý hoặc hiển thị.Tầng này giải phóng tầng ứng dụng khỏi gánh nặng của việc giải quyết các khác biệt về cú pháp trong biểu diễn dữ liệu.
Tầng 7 (Application - Tầng Ứng dụng)
Giao tiếp trực tiếp với các tiến trình ứng dụng và thi hành những dịch vụ thông thường của các tiến trình đó; tầng này còn gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn
Câu 6: Mô hình TCP/IP
Các giao thức:
Hoạt động:
Cung giong nhu trong mo hinh tham chieu OSI,du lieu gui tu tang Application di xuong ngan xep,moi tang co nhung dinh nghia rieng ve du lieu ma no su dung.
Tai noi gui,moi tang coi goi tin cua tang tren gui xuong la du lieu cua no va them vao goi tin cac thong tin dieu khien cua minh sau do chuyen tiep xuong tang duoi.
Tai noi nhan,qua trinh dien ra nguoc lai,moi tang lai tach thong tin dieu khien cua minh ra va chuyen du lieu len tang tren.
Tầng ứng dụng
Người sửdụng thực hiện các chương trình ứng dụng truy xuất đến các dịch vụhiện hữu trênTCP/IP Internet
•Giao tiếp xảy ra trong tầng này là tùy theo các ứng dụng cụthểvàdữliệu được truyền từchương trình,trong định dạng được sửdụng nội bộbởi ứng dụng này,vàđược đóng góitheo một giao thức tầng giao vận.
Tầng giao vận
Kết hợp các khả năng truyền thông điệp trực tip(end-to-end)không phụthuộc vào mạng bên dưới,kèm theo kiểm soát lỗi(error control),phân mảnh(fragmentation)vàđiều khiển luồng
Việc truyền thông điệp trực tiếp hay kết nối các ứng dụng tại tầng giao vận có thể được phân loại như sau:
1.Định hướng kết nối(connection-oriented),vídụTCP
2.Phi kết nối(connectionless),vídụUDP
Tầng giao vận cung cấp dịch vụ kết nối các ứng dụng với nhau thông qua việc sử dụng các cổng TCP và UDP. Do IPchỉ cung cấp dịch vụ phát chuyển nỗ lực tối đa, tầng giao vận là tầng đầu tiên giải quyết vấn đề độ tin cậy
IP (Internet Protocol)
Giao thứcIPlàmột giao thức lớp mạng,được sửdụng phổbiến cho các mạng tham giaInternet.Thực chất, Internetlàmạng của các mạng nối với nhauquabộđịnh tuyến(Router).
IP làgiao thức cung cấp dịch vụtruyền thông theo kiểu không liên kết.
IP làgiao thức được sửdụng đểhướng các gói dữliệu đến nút mạng mànócần đến. Mục đích củaIPlàđểthống nhất việc sửdụng các máy chủvàroutertừcác hãng sản xuất khác nhau.Cho nên, IPcho phép kết nối nhiều loại mạng cóđặc điểm khác nhau màkhông làm gián đon hoạt động của mạng vàkết nối vớiInternet.
Giao thức IP có nhiệm vụ:
•Định nghĩa cấu trúc gói dữ liệu là đơn vị cơ sởcho việc truyền dữ liệu trên Internet.
•Định nghĩa phương thức đánh địa chỉ logic
•Định tuyến(routing).
•Xử lý lỗi.
•Phân mảnh và hợp nhất các gói dữ liệu
Địa chỉ IP
Địa chỉ IP là một số nhị phân 32 bit
Chia thành bằng 4 octet
Có 2 thành phần: Network ID (index) and Host ID.
Network ID :
- Được cung cấp bởi Internet Network Information Center.
- Định danh mạng mà thiết bị được gắn vào.
Host ID :
- Được thiết lập bởi người quản trị mạng.
- Định danh một thiết bị trên một mạng.
SUBNET
Giảm kích thước một miền quảng bá
Subnet mask
Phân biệt phần nào trong địa chỉ IP là Network ID và phần nào là Host ID.
• 1 số 32 bit.
• Chia thành 4 octets.
• Phần nào trong địa chỉ IP là network và subnet thì phần đó trong Subnet Mask=1.
• Phần còn lại = 0
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top