31XayDungVaPhatTrienVHoaDToc
Bài 31: Xậy Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Dân Tộc (Từ TK X đến đầu TK XV)
Tôn giáo:
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Ở TK X-XIV, Phật giáo phát triển được xem là "quốc giáo". Biểu hiện: nhiều nhà sư được triều đình và nhân dân trọng dụng, tham gia tích cực vào việc nước. Nhiều vua quan sùng đạo Phật (Trần Nhân Tông đã xuất gia đầu Phật, lập thiền phái Trúc Lâm ở núi Yên Sơn). Chùa chiền mọc lên khắp nơi. "Dân chúng quá nửa là sư". Đạo giáo được truyền bá trong nhân dân và hòa nhập với tín ngưỡng nhân gia.
Giáo dục:
Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí nên các nhà nước đương thời đều quan tâm đến đất nước. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu ở Thăng Long, đánh dấu nền giáo dục nước ta hình thành. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. Năm 1076, nhà Lý cho xây dựng Quốc tử giám bên cạnh Văn miếu để dạy học cho con em vua quan lại, đây được xem là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1396, các kỳ thi được hoàn chỉnh, đánh dấu nền giáo dục hình thành.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top