31,33,34,35,36

Câu 33: Trình bày giao thức X –modem trong kĩ thuật truyền số liệu :

Trả lời :

Giao thức X- modem được sử dụng rất rộng rãi và trở thành một trong những giao thức truyền nhận tập tin chuẩn mà tất cả các chương trình truyền số liệu phải có với đặc điểm :

-         chế độ thông tin: Song công

-         Thủ tục kiểm tra : CRC

-         Thủ tục điều khiển thường dùng : RQ dừng và đợi

 Sơ đồ cấu trúc gói dữ liệu X-Modem

   

Thủ tục truyền ,nhận theo giao thức X- Modem

  A, Truyền tin theo giao thức (3 giai đoạn )

     + Giai đoạn khởi tạo : Máy phát chờ tín hiệu NAK từ máy thu để thực hiện việc truyền đi gói tin đầu tiên

     + Giai đoạn tryền tin :

-         Máy phát chia các gói tin thành 128bytes cho mỗi gói và đóng theo chuẩn X –Modem và truyền đi sau đó chờ xác nhận

-         Nếu nhận được tín hiệu NAK từ máy thu , nó sẽ phát lại gói tin vừa phát đi

-         Nếu nhận được tín hiệu CAN thì dừng việc truyền

     + Giai đoạn kết thúc : Sau khi gửi gói tin cuối cùng thành công , máy phát sẽ sẽ gửi gói EOT , máy thu nhận được sẽ xác nhận ACK và giải phóng đường truyền .

   B, Nhận tập tin theo chuẩn X- Modem :

    + Giai đoạn khởi tạo : Máy thu sẵn sàng truyền gói NAK trong các khoảng timeout để  máy phát gửi tin .

    + Giai đoạn nhận tin :

-         Byte đầu tiên của gói tin nhận được là SOH , sau đó máy thu tiến hành các thủ tục kiểm tra lỗi và đưa ra kết quả , sau đó kiểm tra tính tuần tự của gói tin để kiểm tra số lượng các gói tin .

    + Giai đoạn kết thúc : Giải phóng đường truyền .

 Câu 34: Trình bày giao thức Y – Modem trong kĩ thuật truyền số liệu .

 Trả lời :

 Giao thức Y-Modem là được mở rộng của giao thức X-Modem , nó cho phép truyền nhận các khối dữ liệu có độ dài 1024 bytes và có khả năng tự động giảm bớt độ dài khối xuống 128bytes nếu đường truyền không tốt . Ngoài ra giao thức này còn có 2 tính năng  : phát hiện và kiểm tra CRC ; truyền các thông tin liên quan đến tập tin truyền cho máy thu.  

Sơ đồ cấu trúc gói dữ liệu Y-Modem

Thủ tục truyền ,nhận theo giao thức Y- Modem

  A, Truyền tin theo giao thức (3 giai đoạn )

     + Giai đoạn khởi tạo : Máy phát chờ tín hiệu NAK từ máy thu để thực hiện việc truyền đi gói tin đầu tiên

     + Giai đoạn tryền tin :

-         Máy phát chia các gói tin thành 1024bytes cho mỗi gói và đóng theo chuẩn Y –Modem và truyền đi sau đó chờ xác nhận

-         Nếu nhận được tín hiệu NAK từ máy thu , nó sẽ phát lại gói tin vừa phát đi

-         Nếu nhận được tín hiệu CAN thì dừng việc truyền

     + Giai đoạn kết thúc : Sau khi gửi gói tin cuối cùng thành công , máy phát sẽ sẽ gửi gói EOT , máy thu nhận được sẽ xác nhận ACK và giải phóng đường truyền .

   B, Nhận tập tin theo chuẩn Y- Modem :

    + Giai đoạn khởi tạo : Máy thu sẵn sàng truyền gói NAK trong các khoảng timeout để  máy phát gửi tin .

    + Giai đoạn nhận tin :

-         Byte đầu tiên của gói tin nhận được là SOH , sau đó máy thu tiến hành các thủ tục kiểm tra lỗi và đưa ra kết quả , sau đó kiểm tra tính tuần tự của gói tin để kiểm tra số lượng các gói tin .

    + Giai đoạn kết thúc : Giải phóng đường truyền .

Nhận xét :

      Nhược điểm : Đối với những cự li thông tin xa là không hiệu quả

      Khắc phục : Dùng giao thức Kermit.

Câu 35: Trình bày giao thức Kermit trong kĩ thuật truyền số liệu :

Trả lời :

 Giao thức Kermit là giao thức điều khiển thiên hướng kí tự , đơn công ra đời năm 1981 .Giao thức Kermit không chỉ cho phép thực hiện truyền , nhận tin giữa các máy tính nhỏ mà còn cho phép truyền nhận tập tin giữa các máy tính lớn .

  Giao thức Kermit có 1 số đặc điểm quan trọng sau :

       + Kermit cho phép truyền và nhận nhiều tập tin cùng một lúc

       + Gói dữ liệu của Kermit có chiều dài có thể thay đổi được .

       + Kermit có các gói đưa tin nhờ đó có thể mở rộng các chức năng của giao thức .

 Cấu trúc gói Kermit tổng quát

 MARK : vùng đánh dấu : để đánh dấu bắt đầu gói dùng SOH

 LEN  : vùng độ dài : số byte trong gói sau byte này tối đa là 94

 SEQ : Vùng số thứ tự : từ 1 đến 64

 TYPE : Vùng kiểu gói , có nhiều kiểu gói khác nhau

DATA : Vùng thông tin : Nội dng thông tin cần truyền

 CHK : Vùng kiểm tra : có thể chọn 1 vùng byte tổng để kiểm tra hoặc vùng 2 byte , vùng 3 byte kiểm tra CRC.

Câu 36: Trình bày về giao thức điều khiển HDLC trong kĩ thuật truyền số liệu .

Trả lời

 HDLC có 3 chế độ hoạt động :

-         Chế độ thông thường NRM : chế độ này dùng trong cấu hình không cân bằng trong chế độ này trạm thứ cấp chỉ có thể truyền khi nhận được 1 chỉ thị đặc biệt của trạm sơ cấp .

-         Chế độ đáp ứng bất đồng bộ ARM : chế độ này dùng trong cấu hình không cân bằng . Nó cho phép trạm thứ cấp xúc tiến một hoạt động truyền mà không cần sự cho phép từ trạm sơ cấp .

-         Chế độ cân bằng bất đồng bộ : trong chế độ này mỗi trạm có trạng thái như nhau và thực hiện cả hai chức năng sơ cấp và thứ cấp : nó là chế độ dùng trong giao thức X25

 Khuôn dạng Frame 

 FLAG : 01111110

 ADDRESS : có thể 1 byte hoặc 2 byte

 CONTROL : 1 byte , 2 byte

 DATA : N byte

   Thủ tục truyền nhận gồm 3 giai đoạn :

-         Giai đoạn thiết lập :

+ Dùng lệnh để yêu cầu chế độ làm việc và báo hiệu cho các trạm đối tác biết

+ Chờ phúc đáp để chuyển gói tin

-         Giai đoạn chuyển gói tin :

+ Sau khi các yêu cầu thiết lập được 2 bên xác nhận thì 2 bên sẽ thực hiện việc chuyển gói tin

+ Vấn đề điều khiển luồng , kiểm soát lỗi được thực hiện theo cơ chế cửa sổ trượt .

-         Giai đoạn kết thúc : giải phóng đường truyền

  Câu 31: Trình bày một số điều kiện và hoạt động của phương pháp điều khiển luồng theo cơ chế cửa sổ trượt trong kĩ thuật truyền số liệu .

   Trả lời :

  Trong phương pháp RQ liên tục , bên phát sẽ thực hiện truyền liên tiếp các gói tin mà không cần chờ báo xác nhận của bên thu , do số lượng các gói tin phát không bị giới hạn như vậy nên sẽ có thể xảy ra tắc nghẽn luồng và bộ đệm máy thu không đủ để chứa các gói tin chờ xử lý . Để khắc phục tình trạng này người ta đưa ra phương pháp điều khiển luồng theo cơ chế cửa sổ trượt , tức là số lượng các tin phát mà không cần báo nhận sẽ bị giới hạn .

 Cơ chế hoạt động :

-         Cơ chế hoạt động của phương pháp cửa sổ trượt cũng gần giống RQ liên tục . Bên phát thực hiện đi liên tiếp các gói tin mà chưa cần báo nhận của bên thu nhưng số gói tin này không lớn hơn K ( K : kích thước của cửa sổ ) . Sau khi phát đi các gói tin cũng được lưu vào bộ đệm chờ báo nhận , số gói có thể lưu trong bộ đệm tối đa là K .

-         Bên thu khi nhận được 1 gói tin nó sẽ xử lý và gửi báo nhận lại bên phát .Khi có báo nhận thì 1 gói tin trong bộ đệm sẽ bị xóa và bên phát lại gửi tiếp đi 1 gói tin nữa . Khi bộ đệm phát đầy thì nó dừng việc gửi tin và chờ xác báo từ bên thu .  

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: