PHẦN PHÂN TÍCH Câu 11: Phân tích phương trình Henderson-Hasselback.
PHẦN PHÂN TÍCH
Câu 11: Phân tích phương trình Henderson-Hasselback. Nêu ý nghĩa liên quan đến thực hành điều trị và cho VD minh họa
1. Phân tích phương trình Henderson-Hasselback
Các phân tử thuốc còn đặc trưng bởi hằng số phân ly pKa, pKa được suy ra từ phương trình Henderon-Hasselbach
PH=pKa + log Dạng ion hóaDạng không ion hóa
Cho 1 acid: PH=pKa + log Nồng độ phân tửNồng độ ion
Cho 1 base: PH=pKa + log Nồng độ ion Nồng độ phân tử
K là hằng số phân ly của 1 acid, pKa =-logK
PKa dùng cho cả acid và base
Một acid hữu cơ có pKa thấp là 1 acid mạnh và ngược lại. Một base có pKa thấp à 1 base yếu và ngược lại.
Nói 1 cách khác, khi 1 thuốc có hằng số pKa bằng với pH của môi trường thì 50% thuốc có ở dạng ion hóa (không khuếch tán được qua màng) và 50% ở dạng không có ion hóa (có thể khuếch tán được). Vì khi đó nồng độ phân tử/nồng độ ion=1 và log=0
Một thuốc phân tán tốt, dễ được hấp thu khi:
Có trọng lượng phân tử thấp
Ít bị ion hóa: Phụ thuộc vào hằng số phân ly (pKa) của thuốc và pH của môi trường
Dễ tan trong dịch tiêu hóa (tan trong nước)
Tan được trong mỡ của màng tế bào
2. Ý nghĩa liên quan đến thực hành điều trị
Từ phương trình ta thấy độ ion hóa của thuốc phụ thuộc vào hằng số phân ly của thuốc và pH của môi trường. Do đó, muốn làm cho thuốc khi vào cơ thể phân tán tốt, dễ được hấp thu ta chọn đường dung thích (có pH phù hợp) hoặc điều chỉnh pH của môi trường sao cho thích hợp để thuốc ít bị ion hóa nhất (đối với những thuốc được vận chuyển bằng khuếch tán thụ động)
VD: Khi uống 1 thuốc là acid yếu, có pKa=4, môi trường dạ dày có pH=1 và môi trường huyết tương có pH=7
Áp dụng phương trình Henderson-Hasselback đối với 1 acid ta có
Log [R-COOH] [R-COO-] =pKa-pH
Ở dạ dày: Log [R-COOH] [R-COO-] =4-1=3🡪[R-COOH] [R-COO-] =1000
Ở máu: Log [R-COOH] [R-COO-] =4-7=-3🡪[R-COOH] [R-COO-] =0, 001
🡺Vì chỉ phần không ion hóa và nồng độ cao mới khuếch tán được qua màng cho nên acid này sẽ chuyển từ dạ dày sang máu và được hấp thu
Trong điều trị ngộ độc: Muốn ngăn cản hấp thu hoặc đưa thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể thay đổi pH của môi trường
VD: Phenolbarbital (Luminal, gardenal) là 1 acid yếu pKa=7, 2, nước tiểu bình thường cũng có pKa=7, 2 nên Phenolbarbital bị ion hóa 50%. Khi nâng pH nước tiểu lên 8, độ ion hóa của thuốc sẽ là 86% do đó thuốc không thấm được vào tế bào sẽ bị đào thải ra ngoài. 🡺Vì vậy trong điều trị ngộ độc Phenolbarbital cho truyền NaHCO3 1, 4% để base hóa nước tiểu, tăng thải trừ thuốc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top