3. Trình bày sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Trình bày sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học.
3.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học:
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung với tính cách là sự luận toàn diện (triết học, kinh tế chính trị và xã hội – chính trị) về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng mácxít nhằm thưc hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
3.2. Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Điều kiên kinh tế xã hội:
Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học hướng dẫn. Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa công nhân thành phố Liông (Pháp) 1831 – 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt Xêlidi (Đức) 1844; phong trào Hiến chương (Anh) 1838 – 1848. Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.
Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, không còn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý luận phong trào công nhân.
- Những tiền đề văn hóa – tư tưởng (tiền đề lý luận)
Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và tư tưởng. Về khoa học tự nhiên có: thuyết tế bào của M. Sơlayđen và T. Savanxơ (Đức); thuyết tiến hóa của Đ. Đácuyn (Anh); thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M. Lômônôxốp (Nga). Về khoa học xã hội có: triết học cổ điển Đức (Ph. Hêghen, L. Phơbách,…), kinh tế chính trị học Anh (Ađam Smít, Đ. Ricácđô,…), chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán (H. Xanhximông, S. Phuriê, R.Ôoen,…). Những thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.
3.3. Vai trò của C. Mác, Ph. Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Các Mác (1818 – 1883):
C. Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học. Ông là lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản thế giới.
- Phriđrích Ăngghen (1820 – 1895):
Ph. Ăngghen là nhà bác học, lãnh tụ và là người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đã cùng với C. Mác sáng lập ra học thuyết mácxít.
Khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng với phương pháp luận khoa học, C. Mác đã nêu ra hai phát kiến vĩ đại đó là: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. “Nhờ hai phát kiến ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học”. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy lý luận có cơ sở khoa học.
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo theo sựủy nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” – một tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” (2-1848) là tác phẩm bất hủ, là khúc ca tuyệt tác của chủ nghĩa Mác, là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân, phong trào cộng sản. Với những nội dung đã được trình bày một cách rõ ràng và sáng sủa của thế giới quan khoa học, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, theo V.I. Lênin, xứng đáng được thừa nhận là Tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội thế giới, là “cuốn sách gối đầu giường cho tất cả những người công nhân giác ngộ”.
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” là kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các Đảng Cộng Sản mácxít – lêninnít lấy tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top