3. Triết lý quản lý? Vai trò, ý nghĩa và các triết lý trong doanh nghiệp?
- Triết lý QTNL là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về các cách thức quản lý con ngươi trong tổ chức.
- Vai trò, ý nghĩa của triết lý QTNL: Triết lý QTNL là cơ sở để tổ chức đưa ra các biện pháp, chính sách, phương pháp quản lý nhằm tác động nhất định tới hiệu quả, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động.
- Các triết lý QTNL trong doanh nghiệp:
+ Ba học thuyết về con người:
Thuyết X: Bản chất con người là không muốn làm việc, họ chỉ quan tâm đến cái mà họ nhận được hơn là công việc mà họ làm. Họ sẵn sàng làm việc, kể cả những công việc nặng nhọc miễn là được trả công xứng đáng.
Thuyết Y: Bản chất con người không phải là không muốn làm việc, họ muốn góp phần thực hiện mục tiêu, tham gia vào công việc chung và có nhiều khả năng tiềm ẩn. Khi được động viên, khuyến khích và được trao một số quyền tự chủ, tự kiểm soát nhất định, họ sẽ sẵn sàng, tự nguyện làm việc.
Thuyết Z: Con người muốn làm việc trong một bầu không khí tốt, dân chủ, có sự tin tưởng, sự quan tâm lẫn nhau. Có được như vậy, họ sẽ tin tưởng, trung thành và dồn hết sức lực vào công việc.
+ Ba trường phái:
Trường phái cổ điển:
- Thống nhất chỉ huy và điều khiển.
- Phân công lao động và chuyên môn hóa các chức năng.
- Phân chia con người làm 2 bộ phận : thiết kế - tổ chức sản xuất và chuyên thực hiện công việc
- Hình thành quy chế quản lý bằng văn bản.
- Tập trung quyền lực cho cấp cao nhất.
- Không ai có thể lợi dụng để mưu cầu lợi ích riêng.
- Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục.
- Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt.
- Lợi ích bộ phận phụ thuộc lợi ích chung.
- Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc.
- Công bằng, không thiên vị.
- Nhà quản lý phải tìm ra phương pháp tốt nhất để thực hiện công việc, rồi huấn luyện cho công nhân.
- Quản lý doanh nghiệp là công việc của các chuyên gia đã được đào tạo (kỹ sư, nhà kinh tế)
Trường phái tâm lý – xã hội học:
- Phân quyền, trách nhiệm cho cấp dưới.
- Cho nhân viên tham gia, đóng góp vào công việc chung.
- Đề cao vai trò động viên của người quản lý.
- Xây dựng các mối quan hệ dựa trên lòng tin hơn là dựa trên quyền lực.
- Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra.
- Phát triển công việc theo tập thể tổ, đội.
- Tạo ra bầu không khí lao động tốt đẹp.
- Nhà quản lý phải hiểu người lao động nghĩ gì, cần gì, khó khăn gì.
- Tạo ra sự gắn bó, đồng cảm giữa con người.
- Xử lý các dư luận một cách khách quan, có lợi cho công việc chung.
- Đào tạo nhà quản lý thành các nhà tâm lý học lao động, giỏi động viên, xây dựng các mqh với con người.
- Ưu tiên cho các quan hệ con người trong hoạt động
Trường phái hiện đại:
- Coi DN gồm nhiều người là hệ thống mở, cần luôn thích ứng với môi trường bên ngoài.
- Những con người trong tổ chức phải được vận hành một cách thống nhất, gắn kết như một.
- Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung quanh luôn phát triển, thay đổi.
- Cải thiện điều kiện lao động, chất lượng cuộc sống cho người lao động.
- Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động, làm phong phú các chức năng tổ, đội tự quản, …vv
- Giải quyết các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật trong DN không được tách rời vấn đề xã hội
- Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự đổi mới, đặc biệt chú ý đến bộ phận tích cực.
- Nhà quản lý phải có đầu óc chiến lược, đầu óc tổ chức, giỏi làm việc với con người, động viên, phát huy được khả năng con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top