3 nguyen ly phat trien

2. Nguyên lý phát triển  

2.1 Nội dung nguyên lý 

Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên 

lý về sự phát triển thống nhất hữu cơ với nhau, bởi vì các sự vật tồn tại trong mối 

liên hệ phổ biến, nhờ có liên hệ mới có tác động qua lại và gây ra sự biến đổi- tức là 

vận động, mà nếu không có vận động thì không có sự phát triển, tuy nhiên, “vận 

động ” và “  phát triển  ” là hai khái niệm khác nhau. Vận động là mọi biến đổi nói 

chung, không tính đến xu hướng, kết quả của những biến đổi. Phát triển không khái 

quát mọi vận động mà chỉ khái quát những sự vận động đi lên, làm xuất hiện cái 

mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu. 

Phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp 

đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. 

Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về kết 

cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất. 

Phép biện chứng duy vật khẳng định sự phát triển, đổi mới là quá trình diễn ra 

không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy của con người. Trong giới 

hữu sinh, sự phát triển biểu hiện ở việc tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể 

trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện chính mình, ở 

khả năng hoàn thiện về trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường. 

Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên 

và xã hội theo quy luật, thông qua hoạt động thực tiễn của con người, hướng tới sự 

nghiệp giải phóng con người. 

Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, 

đầy đủ hơn về tự nhiên và xã hội và nhận thức chính bản thân con người. 

Phép biện chứng duy vật khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của 

các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tuyến, mà quanh co, phức 

tạp, theo hình xoáy ốc; trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối.  

Phép siêu hình do tuyệt đối hóa trạng thái ổn định của sự vật đi đến phủ nhận 

sự phát triển. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì cũng chỉ là sự tăng giảm về lượng, 

sự lặp lại tuần hoàn mà không có sự chuyển hóa về chất, không có sự phá hủy cái cũ 

và sự ra đời của cái mới.  

Về nguồn gốc của sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng 

siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen cho rằng sự phát triển giới tự 

nhiên của xã hội đều đã được thiết định trước, từ sự vận động của “ ý niệm tuyệt 

đối”. Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay 

trong bản thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong sự vật quy 

định. Do đó phát triển là tự thân phát triển, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên 

trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế 

thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ và cái mới, tạo ra 

khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển 

dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở cao hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: