3.Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối 45-54
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- 11/1946 Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội.
- 19/12/1946 Ban Thường vụ TW Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trị của Chủ tịch HCM.
- Vào hồi 20h cùng ngày, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng.
- Rạng sáng 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM đc phát trên Đài Tiếng nói VN.
2. Nội dung đường lối kháng chiến chống TD Pháp xâm lược:
Mục đích cuộc kháng chiến: tiếp tục sự nghiệp của CM T8 1945: đánh phản động TD Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập.
Tính chất: cuộc chiến tranh ND chính nghĩa mang t/c toàn dân, toàn diện và lâu dài.
Chính sách: đoàn kết toàn dân, tranh thủ sự ủng hộ của ND tiến bộ TG, đoàn kết 3 nước Đông Dương.
Nhiệm vụ: đoàn kết toàn dân, huy động nhân tài, vật lực, tự cung tự cấp để giành độc lập cho DT.
Triển vọng: kháng chiến nhất định thắng lợi
Phương châm kháng chiến chống Pháp: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh (Lý do; ND, biểu hiện; YN, tác dung).
- Kháng chiến toàn dân:
+Lý do: ta phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiều lần nên phải toàn dân pháng chiến.
+ Nội dung: trong “ Lời kêu gọi toàn quốc k/c” HCT nêu rõ: bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, ko phân biệt đảng phái, tôn giáo, g/c, hễ là người VN thì phải cầm súng đứng lên đánh đuổi TD Pháp.
+ Tác dụng: phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả DT.
- Kháng chiến toàn diện:
+ Lý do: 1 cuộc k/c toàn dân tự nó bao hàm t/c toàn diện, đồng thời Pháp đánh ta trên nhiều mặt nên ta phải toàn diện k/c.
+ Nội dung: k/c về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
+ Tác dụng: phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả DT.
- Kháng chiến trường kì:
+ Lý do: trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Pháp có những điểm mạnh và yếu khác nhau nên ta phải trường kì kháng chiến.
Việt Nam:
· Mạnh : Đảng lãnh đạo đường lối đúng đắn - Có sự đoàn kết toàn dân và tinh thần đấu tranh - Là cuộc chiến tranh chính nghĩa – Đánh địch trên đất ra
· Yếu : Quân sự: vũ khí thô sơ, lực lượng mỏng - Kinh tế: nạn đói hoành hành .
Pháp :
· Mạnh : Quân sự: Vũ khí tối tân. Lực lượng hung mạn - Kinh tế: nhận chi viện kịp thời
· Yếu : Là cuộc chiến tranh phi nghĩa nên không được ND TG ủng hộ - Tinh thần chán trường – không thông thuộc địa hình .
+ Nội dung: trường kì kháng chiến có nghĩa là lâu dài, nhưng không cố tình kéo dài cuộc chiến tranh mà phải giành thắng lợi từng bước.
+ Tác dụng: làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và Pháp: ta càng đánh mạnh, Pháp càng đánh, càng lún sâu, sa lầy vào cuộc chiến tranh.
- Tự lực cánh sinh:
+ Lý do: lúc này tình hình quốc tế có những đặc điểm không thuận lợi cho cuộc k/c của ta.
+ Nội dung:
· Chính trị: đề ra đường lối k/c đúng đắn CM KH.
· Kinh tế: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo, phá hoại đường tiếp tế lương thực của kẻ thù.
· Quân sự: sử dụng tất cả các phương tiện, trang thiết bị có trong tay: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng, có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, giáo mác. Cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương, mỗi làng xóm trở thành pháo đài chiến luỹ chống Pháp.
· Văn hóa: giải thích sự chính nghĩa của ta, phi nghĩa của thù, động viên toàn dân tham gia k/c; giải thích tính đúng đắn, CMKH của đường lối k/c.
· Ngoại giao: kết hợp thắng lợi trên chiến trường với mặt trận ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
+ Tác dụng:
· Tự lực cánh sinh nhưng không phủ nhận sự giúp đỡ của quốc tế, mà tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của ND tiến bộ Pháp và nhân loại tiến bộ trên TG.
· Tự lực cánh sinh giúp chúng ta chủ động trong toàn bộ cuộc kháng chiến.
à Đường lối k/c của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top