3.2. Đtranh NG fục vụ đánh bại S.W của Mĩ (61-65)
3.2. Đấu tranh ngoại giao phục vụ đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
3.2.1. Tình hình
+ Vào những năm 60, các nước XHCN phát triển với tốc độ cao, mâu thuẫn LX – TQ bộc lộ gay gắt dẫn đến sự phân liệt trong các nước XHCN. Phong trào GPDT tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ khủng hoảng kinh tế. LX thua Mĩ về tốc độ phát triển kinh tế, bước vào chạy đua vũ trang. Chính quyền Kenơđi điều chỉnh chính sách đối ngoại thay “trả đũa ồ ạt” bằng “phản ứng linh hoạt”
+ VN bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Chế độ tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam khủng hoảng. Mĩ thực hiện nhiều kế hoạch quân sự và can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh VN.
3.2.2.Chủ trương ngoại giao
- Không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao mọi mặt với các nước trên thế giới, không ngừng củng cố địa vị của VN.
- Toàn bộ hoạt động ngoại giao của VN phải hướng vào việc phục vụ mục tiêu cách mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới
- Góp phần giữ vững và tăng cường đoàn kết nhất trí trong phe XHCN, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước bị áp bức trên thế giới.
3.2.3. Biện P
- Tiếp tục đề cao Hiệp định Giơnevơ. Kiên trì làm rõ trước dư luận thế giới về bản chất của chiến tranh đặc biệt, hành động can thiệp của Mĩ vào miền Nam VN. Tố cáo chính sách của Ngô Đình Diệm
- Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam:
+ Ta vừa có ngoại giao của VNDCCH vừa của Mặt trận, cùng chung nhiệm vụ là tuyên truyền giải thích sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, lên án chính sách xâm lược và hành động tàn bạo của đế quốc Mĩ.
+ Đề cao thế hợp P của Mặt trận, bác lại luận điệu của Mĩ về ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
+ Mặt trận cử nhiều đoàn đại biểu đi thăm các nước, đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam đến với bạn bè thế giới. Từ đó các nước lần lượt công nhận và lập quan hệ ngoại giao chính thức với Mặt trận và ngược lại Mặt trận cũng lập phòng thông tin ở một số nước Tây, Bắc Âu.
+ Công cuộc XDCNXH ở miền Bắc đạt được nhiều thành tựu, hoàn thành vai trò hậu phương với tiền tuyến lớn miền Nam.
+ Nhiệm vụ tranh thủ ủng hộ quốc tế với cách mạng miền Nam phức tạp hơn do LX lo ngại sự giúp đỡ của họ sẽ cản trở đến quan hệ Xô-Mĩ. Giữ gìn mối quan hệ với các nước XHCN là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động ngoại giao. Chủ tich HCM đã xử lý thành công và tài tình nhiều tình huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với hai nước lớn.
+ Đi đôi với tiến công chủ nghĩa đế quốc cần phải tích cực chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, cơ hội và giáo điều. Giáo dục cho nhân dân lòng biết ơn với các nước XHCN anh em. Năm 1963 LX buộc VN phải rút lưu học sinh học tập các ngành khoa học xã hội tại LX về nước.
- Tăng cường đoàn kết với nhân dân Đông Dương, mở rộng quan hệ với các nước XHCN và dân tộc chủ nghĩa.
+ Mĩ mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia nhằm cô lập cách mạng VN,vì vậy đoàn kết trở thành một nhân tố có tầm quan trọng chiến lược bảo đảm thắng lợi cho cách mạng VN.
+ Trước hết VN ủng hộ việc thành lập một nước Lào trung lập, không có nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Lào. VN quyết không từ chối một cố gắng nào để thực hiện mục tiêu đó.
+ Tại cuộc họp quốc tế ở Giơnevơ nhằm giải quyết các vấn đề về Lào với sự tham gia của 14 đoàn (5-1961), các bên đã nhất trí không để chiến tranh lan rộng tại Lào, thành lập chính phủ liên hiệp 3 phái có lực lượng cách mạng và lực lượng trung lập tham gia.
+ Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết ngày 23-7-1962 trong đó quy định tất cả quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài phải rút khỏi Lào, thừa nhận và tôn trọng nguyện vọng, ý chí của nhân dân Lào, không can thiệp vào công việc nội bộ của Lào
+ Ngày 5-9-1962 VNDCCH và Vương quốc Lào thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 3-1963 vua Lào sang thăm VN, quan hệ VN - Lào phát triển thuận lợi.
+ Đối với Campuchia, tháng 3-1964, Xihanúc cắt đứt quan hệ ngoại giao với VN Cộng hòa, thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH, quan hệ giữa hai nước về mặt nhà nước có bước phát triển tốt đẹp.
+ Quan hệ tốt đẹp giữa ba nước Đông Dương đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
+ Ở châu Phi, từ 1961 VN thiết lập quan hệ ngoại giao với Ghinê, Marốc, Angiêri, Cônggô, Gana. Cũng trong năm 1961 đoàn đại biểu cấp cao VNDCCH và Mặt trận đã có hàng loạt cuộc viếng thăm các nước XHCN.
- Từ 1963, ngoại giao có nhiệm vụ khuyếch trương thắng lợi của ta trong việc đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ, tố cáo các hành động chiến tranh của Mĩ trước dư luận thế giới.
+ Ngày 27-3-1963, HCM triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt và tuyên bố giải P duy nhất cho vấn đề miền Nam là phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.
+ Dư luận quốc tế lúc này quan tâm nhiều đến tình hình miền Nam, ông tổng thư ký LHQ U Than tuyên bố: “không thể mang lại hòa bình ở miền Nam bằng quân sự, ông kêu gọi mở hội nghị quốc tế, đề nghị một cuộc trao đổi giữa Oasinhtơn và Hà Nội. Đáp lại, HCM đã trả lời sẵn sàng gặp đại diện của Mĩ tại bất cứ đâu.
+ Ngày 5-8-1964 Mĩ dựng nên sự kiên Vịnh Bắc Bộ, leo thang chiến tranh, trước sự tố cáo của ta nhiều nước đã hình thành ủy ban ủng hộ VN, “Ủy ban đoàn kết với VN”. Ngay tại nước Mĩ, nhiều người Mĩ lên tiếng đòi chính phủ Mĩ chấm dứt chiến tranh (nhiều nghị sĩ, nhiều trường đại học).
Tóm lại: ngoại giao giai đoạn 1961-1965 đã:
+ Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho VN (cả miền Bắc và miền Nam)
+ Tăng cường tiềm lực quốc phòng
+ Tố cáo chính sách xâm lược của Mĩ, chính sách độc tài của chế độ VNCH
+ Làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, phối hợp vận động quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN, thúc đẩy việc hình thành mặt trận thế giới đoàn kết và giúp đỡ nhân dân VN.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top