2thuộc tính và vì sao

Câu 2.Phân tích 2 thuộc tính của hàng hoá và Vì sao hàng hoá có 2 thuộc tính?

Trả lời:

* Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

- Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của vật quy định không phụ thuộc vào hình thái xã hội mà nó tồn tại. Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội đồng thời nó mang nội dung của giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực, nó phải được tiêu dùng. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất.

- Giá trị: Để hiểu được giá trị hàng hoá phải bắt đầu từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là tỷ lệ về số lượng giữa 2 giá trị sử dụng khác nhau. Thí dụ: 1m vải = 5kg thóc. Trong tỉ lệ đó, số lượng của những hàng hóa trao đổi với nhau, giá trị trao đổi của hàng hóa được biểu hiện ra.

Nếu hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không thể là công dụng, vì công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh với nhau trong khi trao đổi, đó là các hàng hóa đều là các sản phẩm của lao động. Cơ sở cho hai hàng hoá trao đổi được với nhau là lao động xã hội hao phí vào việc sản xuất ra những hàng hóa đó. Thực chất của trao đổi hàng hóa cho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hóa đó.

Như vậy, lao động hao phí để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi được gọi là giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hoá là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Nó phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá gắn liền với kinh tế hàng hoá. Nó là một phạm trù lịch sử. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị trao đổi.

* Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này, cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa. Thiếu một trong hai thuộc tính đó, vật phẩm không phải là hàng hóa.

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, tức đều là sự kết tinh về lao động. Mặt khác, quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về không gian và thời gian.

* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất

ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.

Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

* Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính?

Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính vì lao động sản xuất có tính chất hai mặt: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

- Lao động cụ thể: Là sự hao phí sức lao động giữa một ngành nghề chuyên môn nhất định. Lao động này tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá

- Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá không kể đến các hình thức cụ thể của nó. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: