2b.NNPQXHCN
Câu 3: Phân tích các đặc trưng của NN PQ XHCN VN ? những yếu tố cơ bản nào đag cản trở quá trình xây dựng NN PQ XHCN ở nc ta hiện nay ?
Bài làm:
A. Phân tích
Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của HP, quản lý XH theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.
Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta “ đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nc PQ XHCN của dân, do dân & vì dân”. Từ nhận thức lí luận và thực tiễn xây dưng nhà nc pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát NN PQ XHCN có những đặc trưng sau:
- Đó là nhà nc thực sự của dân, do dân & vì dân, bảo đảm tất cả các quyền lực nhà nc thuộc về nhân dân.
+NN của dân: đặc trưng này phản ánh sự hình thành nhà nước của dân khác về bản chất so với nhà nước phong kiến hay kiểu nhà nước tư bản giả tạo; nhà nước của dân do nhân dân lập lên à nhà nước đại diện cho nhân dân, thực thi quyền lực của nhà nước, tuy nhiên quyền lực nhà nước thống nhất ở nơi dân.
+ NN do dân: Nhà nước do nhân dân lập lên, mọi vấn đề lớn của đất nước đều do nhân dân quyết định; Bộ máy nhà nước do nhân dân lập lên và nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy đó…
+ NN vì dân: Nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân; Lập lên và tồn tại vì lợi ích của nhân dân
- Đó là nhà nước tổ chức , hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nc là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nc trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nc về mặt lập pháp, hành pháp & tư pháp
Quyền lực nhà nước là thống nhất: Nó bắt nguồn từ nguồn gốc của quyền lực nhà nước, nhà nước do nhân dân lập nên và trao quyền. Do đó quyền lực nhà nước là thống nhất ở nơi dân.
+ Sự thống nhất còn biểu hiện thông qua sự lãnh đạo chung nhất của ĐCS
Hiến pháp 1992, quy định qyền lực nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt Lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Đó là nhà nc được tổ chức, hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. đảm bảo tính tối cao của hiến pháp và luật trong đời sống xã hội.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, pháp luật phải đặt ở vị trí tối thượng, để đảm bảo quản lý xã hội đi vào trật tự kỷ cương.
Tất cả mọi hoạt động của nhà nước phải tuân thủ pháp luật, dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Bộ máy nhà nước được tổ chức và thực thi quyền lực trên cơ sở pháp luật, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ mà pháp luật trao quyền. Nhân dân thực hiện quyền của mình và làm những điều mà pháp luật không cấm. Cá nhân, tổ chức hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
- Đó là nhà nc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con ng, tất cả vì hạnh phúc của con ng. bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nc và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
NN CHXHCNVN bảo đảm mọi quyền tự do, quyền con người của công dân; Quyền của công dân được bảo vệ và tôn trong, và được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật nhằm đảm bảo dân chủ, bảo đảm mục tiêu dân chủ được thực thi; ngược lại thông qua dân chủ, Pháp luật được củng cố, hoàn thiện và thực thi được tốt hơn…..
- Đó là nhà nc do đảng cộng sản việt nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, su giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.
+Điều 4 hiến Pháp: “Đảng CSVN đội tiên phong của GCCN VN, đại biểu trung thành quyền lợi của GCCN, NDLĐ và của cả dân tộc…. là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
+Điều 6, hiến pháp 1992:” ND sử dụng quyền lực NN thông qua QH, HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do ND bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình thông qua đại biểu do dân bầu, thông qua MTTQVN và các tổ chức chính trị xã hội mà mình tham gia.
- Đó là nhà nc thực hiện đường lối hòa bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc và các nhà nc trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau và cùng có lợi, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Điều này được khẳng định tại điều 12 hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992. Sửa đổi 2001: “nước CHXHCNVN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính tri và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, ko can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH.”
ð Với những đặc trưng nêu trên, nhà nước pháp quyền của chế độ ta thể hiện những tư tưởng quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, chúng ta đặt vấn đề đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực chất là tiếp thu những quan điểm tích cực, tiến bộ và khoa học về nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân - nông dân - trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Đó là, Nhà nước đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Đó là, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước.
- Đó là, Nhà nước mà mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng, cán bộ, công chức đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
B. những yếu tố cơ bản nào đag cản trở quá trình xây dựng NN PQ XHCN ở nc ta hiện nay ?
- bộ máy nhà nước chưa thực sự trong sạch vững mạnh, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan lieu còn nghiêm trọng, chưa đc ngăn chặn, hiệu lực quản lí và điều hành chưa cao, kỉ cương xã hội còn bị buông lỏng làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đảng và nha nc ta
- quản lí nhà nước ta chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kì mới, chưa phát huy đầy đủ các mặt tích cực và hạn chế được tính tự pháy, tiêu cực của kinh tế thị trường. Đất đai, vốn và tài sản của nhà nc chưa đc quản lí chặt trẽ, sử dụng lang phí và thất thoát nghiêm trọng
- tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nc trong hệ việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương – địa phương còn mô số mặt chưa cụ thể ( như quản lí đầu tưu, tài chính, bộ máy kết hợp quản lí theo ngành và lãnh thổ ..) làm cho tình trạng tập trunng quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm đc khắc phục
- sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nc vẫn còn trình trạng buông lỏng và bao biện, chống chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nc.
- > những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Việc xây dựng nhà nc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đk chuyển đổi kinh tế là nhiệm vụ mởi mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc vừa phải làm vừa phải tìm tòi và rút kinh nghiệm.
- Đảng chưa làm tốt việc lãn đạo cụ thể hóa nghị quyết của đảng về xây dựng nhà nc để có chủ trương kịp thời xử lí những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đổi mới, đặc biệt là những vấn đề nổi lên ngày càng bức xúc như tình trạng quan liêu, lãng phí, tham những, thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nc, thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp lí và đủ mạnh để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục những khuyết điểm yếu kém.
- Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học khi quyết định 1 số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương nên khi thực hiện có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế.
- Các cơ quan nhà nc chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong quán triệt và tổ chúc thực hiện nghị quyết của đảng trong việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn, bảo đảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị.
- Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dung cụ thế thiết thực và đổi mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy quyền làm chu tron việc tham gia xaay dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, sống & làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top