288 Thủy xinh
4. Tội đào nhiệm (Điều 288 Bộ luật hình sự)
Đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm hoạt động bình thường, kỷ luật lao động của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác, có thể từ bỏ hẳn hoặc chỉ một thời gian. Hành vi này có thể được thực hiện qua việc từ bỏ cơ quan, tổ chức mà mình đang công tác để đi làm ở một nơi khác hoặc không làm gì cả. Tuy nhiên, nếu cán bộ, công chức có viết đơn xin nghỉ việc mà hết thời gian giải quyết, cơ quan, tổ chức chưa giải quyết thì việc bỏ cơ quan, tổ chức không cấu thành tội phạm này. Trường hợp này nếu cơ quan, tổ chức có quyết định không chấp nhận cho nghỉ việc mà vẫn nghỉ mới cấu thành tội phạm. Ngoài ra, tội phạm này cũng có thể được biểu hiện qua việc cán bộ, công chức bỏ nhiệm vụ công tác mà cơ quan, tổ chức đã giao cho mình (công vụ). Trường hợp này cần lưu ý để phân biệt hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở trường hợp hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, người phạm tội chỉ vì nhất thời sơ suất mà bỏ nhiệm vụ của mình chứ không có ý định bỏ hẳn nó, không làm. Hành vi này có dấu hiệu khách quan giống tội đào ngũ nhưng tội đào ngũ thì người phạm tội là quân nhân tại ngũ. Hành vi bỏ cơ quan, tổ chức hoặc bỏ công vụ này chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu từ bỏ nhiệm vụ để phạm tội khác nữa thì phải truy cứu thêm tội phạm tương ứng đó.
- Chủ quan: là lỗi cố ý, đa phần là cố ý gián tiếp, bởi vì khi thực hiện hành vi người phạm tội thực hiện một cách cố ý. Tuy chưa xác định người phạm tội có cố ý với hậu quả hay không, ít ra họ cũng bỏ mặc hậu quả đó xảy ra khi cố ý bỏ cơ quan, tổ chức hoặc bỏ nhiệm vụ.
- Chủ thể: là cán bộ, công chức đang công tác ở một cơ quan, tổ chức nhất định hoặc cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ cụ thể
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top