278 Thủy xinh
1. Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự)
Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này trực tiếp xâm hại đến sở hữu tài sản của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, do đặc điểm của tội phạm này là được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn nên các nhà làm luật đã chuyển vào chương này (trong Bộ luật hình sự 1985, tội phạm này nằm trong chương các tội phạm xâm phạm sở hữu). Ngoài ra, tội phạm này còn xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
- Khách quan: đòi hỏi người phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hành vi phạm tội của tội tham ô tài sản trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng chiếm đoạt là tiền, tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản đó. Thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn được thực hiện rất đa dạng.
có 3 trường hợp tuy tài sản có trị giá dưới 500.000 đồng nhưng vẫn cấu thành tội tham ô. Đó là:
Trường hợp 1: người có chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng lại gây hậu quả nghiêm trong thì cấu thành tội tham ô. Hậu quả nghiêm trọng có thể là hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình đốn hoặc bị cản trở, hoạt động tác nghiệp của các tổ chức xã hội không thực hiện được hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội (tính mạng, sức khoẻ…).
Trường hợp thứ 2: là người chiếm đoạt đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Trường hợp thứ 3: người phạm một trong các tội được quy định từ Điều 278 đến Điều 284, đã bị Toà án kết án nhưng chưa được xoá án tích mà còn lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng.
- Chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích tư lợi nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Mục đích này bắt buộc phải có và có trước khi hành vi chiếm đoạt diễn ra. Nếu hành vi “chiếm giữ tài sản” không có mục đích này thì không cấu thành tội phạm.
- Chủ thể: đây là tội phạm đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Chỉ những người có những dấu hiệu đặc biệt đã được quy định trong Điều 278 Bộ luật hình sự mới có thể trở thành chủ thể của tội Tham ô. Đó là dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản.Những người không có chức vụ, quyền hạn này chỉ có thể là đồng phạm của tội tham ô với vai trò là người tổ chức hay giúp sức hoặc xúi giục. Chủ thể của tội tham ô, nếu nói một cách khái quát phải là những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Trách nhiệm quản lý tài sản có thể là trách nhiệm quản lý về mọi mặt như trách nhiệm thủ trưởng của cơ quan, có thể chỉ là trách nhiệm quản lý trên thực tế như trách nhiệm giữ, bảo quản của thủ kho, thủ quỹ hoặc quản lý trên văn bản giấy tờ như kế toán.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top