23 BỎNG
BỎNG
1009. Tác nhân gây bỏng gồm:
A. Sức nóng
B. Luồng điẹn
C. Hóa chất
D. Bức xạ
E. Tất cả đều đúng
1010. Bỏng do sức nóng:
A. 54-60%
B. 64-76%
C. 84-93%
D. 95-98%
E. Tất cả đều sai
1011. Bỏng do sức nóng gồm:
A. Sức nóng khô
B. Sức nóng ước
C. Bỏng do cóng lạnh
D. A và B đúng
E. A, B, C đúng
1012. Bỏng do nhiệt khô. Nhiệt độ thường là:
A. 400-5000C
B. 600-7000C
C. 800-14000C
D. >15000C
E. Tất cả đều sai
1013. Bỏng do sức nóng nước tuy nhiệt độ không cao nhưng.......................cũng gây nên bỏng sâu.
1014. Tổn thương toàn thân trong bỏng điện thường gặp:
A. Ngừng tim
B. Ngừng hô hấp
C. Suy gan-thận
D. A và B đúng
E. A, B, C đúng
1015. Bỏng điện thường gây bỏng sâu tới:
A. Lớp thượng bì
B. Lớp trung bì
C. Lớp cân
D. Cơ- xương-mạch máu
E. Toàn bộ chiều dày da
1016. Bỏng điện phân ra:
A. Luồng điện có điện thế thấp nhỏ hơn 1000Volt
B. Luồng điện có điện thế thấp lớn hơn 1000Volt
C. Sét đánh
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1017. Bỏng do hóa chất bao gồm:
A. Do acid
B. Do kiềm
C. Do vôi tôi
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1018. Bỏng do bức xạ tổn thương phụ thuộc vào:
A. Loại tia
B. Mật độ chùm tia
C. Khoảng cách từ chùm tia đến da
D. Thời gian tác dụng
E. Tất cả đều đúng
1019. Phân loại mức độ tổn thương bỏng dựa vào:
A. Triệu chứng lâm sàng
B. Tổn thương GPB
C. Diễn biến tại chỗ
D. Quá trình tái tạo phục hồi
E. Tất cả đều đúng
1020. Thời gian lành vết bỏng độ I:
A. 2-3 ngày
B. Sau 5 ngày
C. Sau 7 ngày
D. Sau 8-13 ngày
E. Tất cả đều sai
1021. Ðặc điểm lâm sàng của bỏng độ II:
A. Hình thành nốt phỏng sau 12-24 giờ
B. Ðáy nốt phỏng màu hồng ánh
C. Sau 8-13 ngày lớp thượng bì phục hồi
D. A và B đúng
E. A, B, và C đúng
1022. Bỏng độ III:
A. Hoại tử toàn bộ thượng bì
B. Trung bì thương tổn nhưng còn phần phụ của da
C. Thương tổn cả hạ bì
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1023. Ðặc điểm lâm sàng của bỏng độ III:
A. Nốt phỏng có vòm dày
B. Ðáy nốt phỏng tím sẫm hay trắng bệch
C. Khỏi bệnh sau 15-45 ngày
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1024. Bỏng độ IV:
A. Bỏng hết lớp trung bì
B. Bỏng toàn bộ lớp da
C. Bỏng sâu vào cân
D. Bỏng cân-cơ-xương
E. Tất cả sai
1025. Khi nhiều đám da hoại tử ướt, thấy:
A. Da trắng bệch hay đỏ xám
B. Ðám da hoại tử gồ cao hơn da lành
C. Xung quanh sưng nề rộng
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1026. Nhìn đám da hoại tử khô thấy:
A. Da khô màu đen hay đỏ
B. Thấy rõ tĩnh mạch bị lấp quản
C. Vùng da lõm xuống so với da lành
D. A, B đúng
E. A, B C đúng
1027. Phân loại bỏng theo diện tích có mấy cách:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
E. 7
1028. Trong phân diện tích bỏng, vùng cơ thể tương ứng với một con số 9:
A. Ðầu-mặt-cổ
B. Chi dưới
C. Thân mình phía trước
D. Thân mình phía sau
E. Tất cả đúng
1029. Trong phân diện tích bỏng, vùng cơ thể tương ứng với một con số 1:
A. Cổ hay gáy
B. Gan hay mu tay một bên
C. Tầng sinh môn-sinh dục
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1030. Trong phân diện tích bỏng, vùng cơ thể tương ứng với một con số 6:
A. Cẳng chân một bên
B. Hai mông
C. Hai bàn chân
D. Mặt và đầu
E. Tất cả đúng
1031. Ðối với trẻ 12 tháng bị bỏng:
A. Ðầu-mặt-cổ có diện tích lớn nhất
B. Một chi dưới có diện tích lớn nhất
C. Một chi trên có diện tích lớn nhất
D. Hai mông có diện tích lớn nhất
E. Tất cả sai
1032. Cơ chế bệnh sinh gây sốc bỏng:
A. Do kích thích đau đớn từ vùng tổn thương bỏng
B. Giảm khối lượng tuần hoàn
C. Do sơ cứu bỏng không tốt
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1033. Hội chứng nhiễm độc bỏng cấp do:
A. Hấp thu chất độc từ mô tế bào bị tan rã
B. Hấp thu mủ do quá trình nhiễm trùng
C. Hấp thu các men tiêu protein giải phóng ra từ tế bào
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1034. Ðặc trưng của thời kỳ thứ 3 trong bỏng là:
A. Mất protein qua vết bỏng, bệnh nhân suy mòn
B. Xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa-dinh dưỡng
C. Thay đổi bệnh lý của tổ chức hạt
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1035. Trong thăm khám bỏng, hỏi bệnh chú ý:
A. Hoàn cảnh nạn nhân lúc bị bỏng
B. Tác nhân gây bỏng
C. Thời gian tác nhân gây bỏng tác động trên da
D. Cách sơ cứu
E. Tất cả đều đúng
1036. Khi khám bỏng sâu, nhìn đám da hoại tử bỏng thấy........................do bỏng.
1037. Nhìn bỏng sâu thấy:
A. Da hoại tử nứt nẻ ở vùng khớp nách, bẹn
B. Bong móng chân, móng tay
C. Lưới tĩnh mạch lấp quản
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1038. Khi khám cảm giác da vùng bỏng:
A. Bỏng độ II, cảm giác đau tăng
B. Bỏng độ III, cảm giác đau tăng
C. Bỏng độ IV, cảm giác còn nhưng giảm
D. Bỏng độ V, cảm giác còn ít
E. Tất cả đều đúng
1039. Khi thử cảm giác phải chú ý:
A. Xem bệnh nhân còn sốc không
B. Bệnh nhân đã được chích thuốc giảm đau chưa
C. Khi thử phải so sánh với phần da lành
D. Thử ở vùng bỏng sâu trước
E. Tất cả đúng
1040. Cặp rút lông còn lại ở vùng bỏng nếu:
A. Bệnh nhân đau là bỏng nông
B. Bệnh nhân không đau, lông rút ra dễ là bỏng sâu
C. Bệnh nhân không có phản ứng gì cả
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng
1041. Ðể chẩn đoán độ sâu của bỏng, người ta dùng chất màu tiêm tĩnh mạch. Những chất đó là:
A. ..................
B. ..................
C. ...................
1042. Ðể tiên lượng bỏng, người ta dựa vào:
A. Tuổi của bệnh nhân
B. Vị trí bỏng trên cơ thể
C. Tình trạng chung của bệnh nhân
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1043. Nguyên nhân gây bỏng:
A. Sức nóng ướt hay gặp ở trẻ em:
B. Sức nóng khô hay gặp ở người lớn
C. Bỏng do hóa chất hay gặp ở trẻ em
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1044. Người ta chia bỏng theo độ sâu gồm 5 độ trong đó:
A. Ðộ I, II là bỏng nông
B. Ðộ II, III là bỏng nông
C. Ðộ I, II, III là bỏng nông
D. Ðộ IV, V là bỏng sâu
E. Tất cả đúng
1045. Sự thoát dịch sau bỏng cao nhất ở giờ thứ...............và kéo dài đến...............
1046. Nếu diện bỏng sâu trên 40% diện tích cơ thể thì:
A. Sự hủy hồng cầu từ 10-20%
B. Sự hủy hồng cầu từ 20-25%
C. Sự hủy hồng cầu từ 30-40%
D. Sự hủy hồng cầu từ 41-45%
E. Tất cả đều sai
1047. Tỷ lệ sốc bỏng:
A. Bỏng <10%, tỷ lệ sốc bỏng 3%
B. Bỏng <10%, thường không có sốc
C. Bỏng <10%, tỷ lệ sốc bỏng 5%
D. Bỏng <10%, tỷ lệ sốc bỏng 6%
E. Tất cả đều sai
1048. Nếu diện tích bỏng sâu từ 10-29%:
A. Tỷ lệ sốc bỏng 8%
B. Tỷ lệ sốc bỏng 15%
C. Tỷ lệ sốc bỏng 20%
D. Tỷ lệ sốc bỏng 40%
E. Tỷ lệ sốc bỏng 75%
1049. Nếu diện tích bỏng nông từ 30-49%:
A. Tỷ lệ sốc bỏng 40%
B. Tỷ lệ sốc bỏng 50%
C. Tỷ lệ sốc bỏng 60%
D. Tỷ lệ sốc bỏng 74%
E. Tỷ lệ sốc bỏng 84%
1050. Diện tích bỏng sâu > 40%:
A. Tỷ lệ sốc bỏng 70%
B. Tỷ lệ sốc bỏng 80%
C. Tỷ lệ sốc bỏng 90%
D. Tỷ lệ sốc bỏng 100%
E. Tất cả đều sai
1051. Chỉ số Frank G 30-55 đơn vị:
A. Tỷ lệ sốc bỏng 10%
B. Tỷ lệ sốc bỏng 25%
C. Tỷ lệ sốc bỏng 35%
D. Tỷ lệ sốc bỏng 44%
E. Tỷ lệ sốc bỏng 50%
1052. Chỉ số Frank G >120 đơn vị:
A. Tỷ lệ sốc bỏng 70%
B. Tỷ lệ sốc bỏng 80%
C. Tỷ lệ sốc bỏng 90%
D. Tỷ lệ sốc bỏng 100%
E. Tất cả đều sai
1053. Cùng mức tổn thương bỏng nhưng người già và trẻ em ..............hơn người lớn.
1054. Ở trẻ em, điều trị dự phòng sốc bỏng khi diện tích bỏng:
A. 3-5%
B. 6-8%
C. 10-12%
D. A, B đúng
E. Tất cả đều sai
1055. Khi sốc bỏng nhẹ, thể tích huyết tương lưu hành:
A. Giảm 15%
B. Giảm 18%
C. Giảm 19%
D. Giảm 21%
E. Tất cả đều sai
1056. Khi sốc bỏng nặng và rất nặng, thể tích huyết tương lưu hành giảm:
A. 31%
B. 35%
C. 40%
D. 43%
E. 46%
1057. Khi sốc bỏng nặng và rất nặng, chỉ số huyết áp:
A. Từ 100/85 - 90/60 mmHg
B. Từ 70/40 - 80/70 mmHg
C. Từ 65/40mmHg đến không đo được
D. A và B đúng
E. Tất cả đều sai
1058. Thời gian diễn biến của sốc bỏng vừa kéo dài:
A. 2-6giờ
B. 7-12g
C. 13-16g
D. 18-36g
E. >36g
1059. Biến chứng suy thận cấp trong bỏng gặp ở:
A. Thời kỳ đầu
B. Thời kỳ thứ hai
C. Thời kỳ thứ ba
D. Thời kỳ thứ tư
E. Gặp trong cả 4 thời kỳ
1060. Suy thận cấp ngoài thận trong bỏng, chỉ số bài tiết ure từ:
A. 10-20
B. 21-30
C. 31-40
D. 41-50
E. 80-200
1061. Suy thận cấp ngoài thận trong bỏng nặng:
A. Chức năng bài tiết của thận vẫn còn
B. Chức năng mất do hoại tử cấp ống thận
C. Tổn thương rất nặng ở ống thận
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1062. Khi có biến chứng thủng loét cấp ống tiêu hóa trong bỏng nặng có biểu hiện:
A. Nôn, chướng bụng
B. Ðau bụng
C. Chất nôn có máu hay ỉa phân đen
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1063. Tràn máu phế nang gặp trong:
A. Bỏng vùng ngực-cổ
B. Bỏng sâu ở lưng
C. Bỏng đường tiêu hóa
D. Bỏng đường hô hấp
E. Tất cả đều đúng
1064. Nhiễm độc bỏng cấp do:
A. Hấp thu vào máu kháng nguyên
B. Hấp thu mủ ở vết thương
C. Hấp thu độc tố vi khuẩn
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
1065. Sốt ở bệnh nhân bỏng do hấp thu mủ biểu hiện:
A. Bệnh nhân sốt cao
B. Thiếu máu tiến triển
C. Loét các điểm tỳ
D. A, B đúng
E. A, B và C đúng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top