22-25..........
22- Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Đáp án:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đại biểu trung thành cho lợi ích sống còn của dân tộc.
- Có sự chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước nhất là đồng bào miền Nam, “Thành đồng của tổ quốc”.
- Công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc giành được nhiều thắng lợi làm cho miền Bắc giữ được vai trò căn cứ địa của cả nước, hậu phương lớn đối vối cách mạng miền Nam, chi viện có hiệu quả để nhân dân miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai đồng thời đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.
- Có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự giúp đỡ ủng hộ của các nước anh em và của nhân dân tiến bộ trên thế giới trong đó có cả nhân dân Mỹ.
* Những bài học kinh nghiệm.
- Dương cao ngọn cờ ĐLDT & CNXH nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
- Đảng đã tìm ra phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
- Sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của TƯ Đảng và công tác chỉ huy chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội.
- Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lưc lương chiến đấu trong cả nước.
23- Câu hỏi: Trình bày mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thời kỳ đổi mới. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân.
- Đáp án:
* Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá
- Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là cảI biến nước ta thanh 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc ,thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đại hội X đề ra mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phỏt triển kinh tế tri thức. Sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển. Tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
* Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển trí thức.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Coi phát triển khoa học và công nghệ là nên tảng, là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bên vững
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bên vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
* Kết quả:
-Cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông-lâm- thuỷ sản giảm.
- đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 đến nay đạt trên 7,5%/năm.Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể.Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện
* Ý nghĩa:
- Có ý nghĩa rất quan trọng: là cơ sở để phấn đấu đạt mục tiêu: sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 mà ĐH X của Đảng nêu ra trở thành hiện thực.
* Hạn chế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực
- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.Trong CN các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít;cơ cấu đầu tư chưa hợp lý
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
* Nguyên nhân:
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế – xãc hôi
- Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém
- Ngoài các nguyên nhân chung nói trên, còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: công tác quy hoạch chất lượng kém,nhiều bất hợp lý dẫn đến quy “treo” khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng;cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém gây lãng phí, thất thoát, tệ tham nhũng nghiêm trọng.
24- Câu hỏi: Trình bày đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới ở nước ta.
- Đáp án:
- Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế mệnh lệnh hành chính, dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, chi tiêu từ trên xuống dưới.
+ Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
+ Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu.
- Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp sâu vào hoạt đống sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì vè vât chất với các quyết định của mình., những thiệt hại vật chất nhà nước chịu, các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm kết quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ ba, quan hệ hàng hóa bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, Nhà nước quản lý kinh tế thông qua cấp phát, giao nộp.
+ Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lý kém năng lực, quan liêu, cửa quyền, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.
- Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hang hoá thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường. DO đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phận phối vật phẩmtiêu dung cho cán bộ công nhân viên, theo hình thức tem phiếu.
+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế xin – cho.
- Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiệnđại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khuyết điểm của nó, làm cho kinh tế các nước XHCN trước đây, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.
25- Câu hỏi: Trình bày mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Kết quả, ý nghĩa.
- Đáp án:
* Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với nhữg nguyên tắ cơ bản của KTTT, thúc đẩy KTTT định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Na XHCN. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào 2020.
- Những năm trước mắt cần đạt được các mục tiêu:
+ Một là từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền KTTT định hướng XHCN phát triển thuận lợi.
+ Hai là đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
+ Ba là phát triển đồng bộ,đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước , từng bước liên thông với thị trường khu vực và trên thế giới.
+ Bốn là giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
+ Năm là nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế– xã hội.
* Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường…
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường…
- Kế thừa cú chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng… vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước…
* Kết quả và ý nghĩa
- Một là sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đó chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hai là chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu tũan dõn, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu sang nhiều hỡnh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trũ chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội.
- Ba là các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và kinh tế thế giới. Cơ chế thị trường có sự quan lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Quản lý nhà nứơc về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chớnh sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
- Bốn là việc gắn phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xó hội, xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả tích cực.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top