Pháp Cú 415: Truyện Ngài Sa-mu-đa và cô gái
"Ai ở đời đoạn dục
Bỏ nhà, hạnh Sa Môn
Dục hữu được đoạn tận
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 415)
Tích Pháp Cú: Có Tỳ kheo tên là Sun-đa-ra Sa-mu-đa. Ngài vô cùng đẹp là con 1 trong gia đình giàu có. Ngài được cha mẹ thương yêu muốn gì có đó. Một lần Ngài cùng bạn bè đi nghe Phật thuyết pháp ở Kỳ Viên. Ngài nghe xong thì tâm bừng bừng chí nguyện xuất gia. Nhưng về nhà xin cha mẹ thì cha mẹ không cho. Bởi gia đình giàu sang tài sản nhiều mà có cậu con trai duy nhất. Thế nên cha mẹ cương quyết không cho Ngài xuất gia.
Ngài xin mãi không được thì Ngài tuyệt thực đến khi nào cha mẹ cho mới thôi. Thế là cha mẹ thua. Nhưng đi tu rồi thì cha mẹ cứ suốt ngày bám dính với con trai, thấy con thiếu gì là cúng.
Ngài thấy tu thế này không tu được. Tu mà cha mẹ cứ theo sau thiếu gì gì là cho cái đó sao gọi là từ bỏ thế gian. Ngài bèn xin Phật đi về Tinh xá Trúc Lâm cách Kỳ Viên ngàn dặm để tu. Từ đó cha mẹ không thấy mặt con thì buồn. Rồi cha mẹ mới bày mưu tính kế tìm gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp. Họ ra điều kiện với cô rằng:
- Cô làm thế nào dụ thằng con chúng tôi không tu nữa thì chúng tôi sẽ cho cô nửa gia tài.
Nhà đó thì giàu nổi tiếng nên nửa gia tài rất lớn. Cô gái đó đồng ý và lấy ít tiền làm vốn gọi là đặt cọc. Cô mang tiền đó về thành Vương Xá mua căn nhà mặt tiền có tầng lầu nơi Tỳ kheo hay khất thực qua lại. Rồi cô đóng giả làm cư sỹ đến Tinh xá nghe pháp và cúng dường Chư tăng.
Rồi cô cố tình gặp mặt Tỳ kheo Sa-mu-đa ở Tinh xá vài lần để Ngài quen mặt. Vậy là xong bước 1. Rồi một lần Sa-mu-đa đi khất thực gần nhà cô. Cô đến và quỳ xuống xin Ngài đứng ở sân chờ cô vào lấy đồ ăn cúng Ngài. Vậy là xong bước 2.
Lần khác thì cô cũng thỉnh Ngài đứng ở sân để cô cúng dường. Nhưng khi Ngài đứng ở sân thì có đoàn buôn ở đâu kéo đến hạ đồ đạc xuống buôn bán cò kè giá cả rất to tiếng. Thế là cô thỉnh Ngài vào trong nhà cho đỡ ồn để cô cúng dường. Ngài thấy cũng hợp lý thì vào trong nhà. Rồi cô mời ngài ăn luôn cho đỡ ra ngoài ồn ào. Thế là Ngài ngồi trong nhà cô thọ thực rồi cáo từ đi về. Vậy là xong bước 3.
Lần khác thì cô gái lại thỉnh Ngài đến nhà cô để cô cúng dường. Lần trước Ngài đã vào nhà rồi và thọ thực tại đó bình an. Nên lần này Ngài đồng ý. Giống lần trước Ngài ngồi trong nhà thọ thực luôn. Nhưng lúc đó có lũ trẻ ở đâu chạy đến sân nhà cô la hét cầm cát bụi ném nhau bụi bay mù mịt. Cô lại thỉnh Ngài lên lầu vì tầng 1 bụi bay vào đồ ăn. Ngài thấy bụi thật nên nên đồng ý.
Nhưng khi lên lầu cao không ai nhìn thấy bì cô gái bắt đầu khêu khêu gợi gợi Tỳ kheo. Giống cảnh 7 con yêu tinh nhền nhện gạ tình Đường Tăng vậy. Lúc đó thì Tỳ kheo tâm hoảng loạn, mắt nhắm nghiền, chắp tay niệm Phật. Bất chợt Đức Phật hiện ra trong hào quang trước mặt Ngài. Phật đọc bài kệ:
"Ai ở đời đoạn dục
Bỏ nhà, hạnh Sa Môn
Dục hữu được đoạn tận
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 415)
Ngay lúc đó Ngài chứng A-la-hán. Ngài lập tức dùng thần thông bay từ Vương Xá về Kỳ viên để đảnh lễ Phật. Các Tỳ kheo chưa chứng mới thắc mắc hỏi nhau: "Sao Tỳ kheo Sa-mu-đa đang tu ở Trúc Lâm chứng đạo thì lại bay về Kỳ Viên lễ Phật?" Rồi các Tỳ kheo mới dò hỏi và vỡ lẽ. Ngài bị cô gái dụ từ sân, rồi vào trong nhà, rồi lên lầu. Khi lên lầu cao không ai thấy thì cô gái gạ tình để ép Ngài hoàn tục. Đúng lúc đó Phật hiện ra đọc bài kệ thì Ngài chứng A-la-hán. Ngài bèn dùng thần thông bay về Kỳ Viên đảnh lễ Phật để tạ ơn Phật.
Các Tỳ kheo thấy chuyện kỳ lạ bèn hỏi Phật duyên cớ sao lại vậy. Phật kể rằng: "Kiếp xưa thì Sa-mu-đa là con linh dương đẹp nhất khu rừng. Ở kinh thành có ông vua thích nuôi thú trong vườn thượng uyển. Vua đó bèn sai lính dụ con linh dương đó vào khu vườn của vua. Rồi có vị quan đại thần thương con linh dương nên âm thầm thả nó về rừng. Vị quan đại thần đó chính là tiền thân của Như Lai."
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Cha mẹ thương con chỉ muốn con hưởng thụ sung sướng
Cha mẹ nào yêu con mà không biết Nhân Quả thì cũng muốn con hưởng thụ sung sướng. Nếu chúng có phúc từ quá khứ thì nay sẽ được hưởng. Còn nếu chúng không có phúc từ quá khứ thì muốn cũng chẳng được. Hoặc nếu chúng có phúc mà nay không tạo phúc mới thì tương lai sẽ khổ.
Cha mẹ vì không biết Nhân Quả nên cứ muốn con hưởng càng nhiều càng tốt thành ra hết phúc nhanh. Rồi vì không dạy con làm thiện tích phúc thì phúc không tăng thì tội sẽ tới nhanh. Con đường trước mặt của con toàn là đau khổ.
Còn cha mẹ hiểu Nhân Quả thì muốn con tạo công đức lớn cho đời để tích phúc. Nhưng rồi thẳm sâu trong tâm cũng muốn con có phúc để hưởng sung sướng ở tương lai. Đó cũng là sai.
Bởi khi có phúc lớn rồi mà tâm vẫn còn tham vọng thì con sẽ dùng phúc đó để quậy tung trời. Bởi nếu ta giàu nhất nhì thế giới, làm đại đế vương quyền lực nhất nhì thế giới, có thần thông phép thuật vĩ đại... mà tâm còn đầy tham vọng thì ta thành Ma Vương. Ma Vương sẽ gây tội lớn rồi đọa địa ngục thật sâu.
Đức Phật dạy rằng: "Làm phúc không chấp thủ 2 đời". Tức làm phúc chỉ nên lấy mục tiêu hạnh phúc cho đời. Ta không nên chấp thủ mong có phúc lớn để hưởng ở đời này và đời sau. Chỉ có vậy thì ta mới đi mãi trên con đường thánh đạo và không bị đọa.
Bài học 2: Gần nhà khó tu
"Gần chùa gọi Bụt bằng anh" Thế nên đi tu mà ở gần nhà rồi người thân tới lui cúng dường thiên vị. Rồi luyến ái cá nhân họ hàng quyến thuộc rất khó tu. Nên người đã từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ thế tục, tâm không còn niệm thế tục. Nếu xuất gia thì tốt nhất nên đi xa khỏi gia đình. Thế mới có thể để tu được bình an, không luyến ái. Tu gần nhà nhìn cảnh nhớ lại lần hẹn hò tình cảm khi xưa khó tu.
Bài học 3: Mưu kế dụ dỗ
Người tốt thì luôn nghĩ ai cũng tốt. Thế nên người tốt mất cảnh giác. Còn người luôn đề phòng bị lừa, bị trộm cắp, khóa xe thì khóa 4 cái mới yên tâm... chính kẻ đó lại là kẻ gian xảo.
Thế nên Tỳ kheo Sa-mu-đa bị lừa, bị dẫn dụ một cách khá dễ dàng. Dù tâm chàng không tham vật chất, tham đồ ăn, không tham gái đẹp. Nhưng vẫn bị lừa bởi mất cảnh giác, không đề phòng.
Còn kẻ tham lam vật chất thì dù có cảnh giác nhưng vẫn bị lừa bởi lòng tham che mất tâm. Kẻ tham gái đẹp dù cảnh giác, tâm đầy mưu kế mà vẫn bị lừa bởi tham ái dục che mất tâm.
Nên "Mỹ nhân kế" có từ thời Tôn Tử 2000 năm trước mà cứ khi dùng là kẻ đó mắc bẫy. Còn trò lừa đảo, bán hàng đa cấp, gửi tiền siêu siêu lãi xuất thì cổ như Trái đất mà vẫn có kẻ bị lừa.
Bài học 4: Lúc tâm hoảng loạn (Cú sốc tinh thần) thì dễ chứng đạo nếu có Chánh Pháp
Tỳ kheo Sa-mu-đa trong lúc hoảng loạn bởi bị gái đẹp ỡm ờ gạ tình để phá đời tu của chàng. Lúc đó tâm chàng bị sốc nặng thì Phật hiện ra trong hào quang đọc bài kệ là chứng A-la-hán tức thì.
Vậy nên cú sốc tinh thần: Quá ngạc nhiên, quá buồn khổ, hốt nhiên bừng tỉnh khi thấy Chánh pháp, tâm hoảng sợ vì gái đẹp dụ... nếu có Phật hiện ra khai mở chánh pháp thì dễ chứng đạo. Thời nay thì cú sốc tinh thần còn đầy mà chẳng có Đức Phật hiện ra nên chẳng ai chứng cái gì.
Bài học 5: Sự việc kiếp xưa và kiếp này có tính chất lặp đi lặp lại
Sự việc có tính chất lặp đi lặp lại bởi vì duyên. Thế nên kiếp xưa Phật cứu con hươu đó thoát cảnh giam cầm. Kiếp này Phật lại cứu Tỳ kheo Sa-mu-đa bị gái đẹp muốn giam cầm chàng trong cõi dục.
Nên có vợ chồng nhiều đời nhiều kiếp đều là vợ chồng bởi vì duyên. Hoặc ta thường thấy cảnh tượng này hay sự kiện này rất quen mà không biết đã gặp ở đâu rồi. Sự thật cảnh tượng này, sự kiện này đã diễn ra ở kiếp trước. Kiếp này cảnh tượng đó, sự kiện đó lại lặp lại đúng y hệt như vậy khiến ta cảm giác vô cùng thân quen như đã gặp ở đâu rồi.
Bài học 6: Dục hữu được đoạn tận
"Ai ở đời đoạn dục
Bỏ nhà, hạnh Sa Môn
Dục hữu được đoạn tận
Ta gọi Bà-la-môn."
Trong 10 Kiết Sử mà Phật nói: Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Sân hận, Tham dục, Trao hối, Kiêu mạn, Tham sắc ái, Tham vô sắc ái, Vô Minh Thì kiết sử Tham dục đứng hàng thứ 5. Một vị muốn diệt được Tham dục phải chứng Nhị quả Nhất Lai diệt Kiết sử 4,5,6. Sau khi từ bỏ thân người thì vị đó sinh về cõi Trời Sắc Giới vượt thoát Dục giới.
Cõi Trời Sắc Giới là cõi Phạm Thiên, Quang Âm Thiên, Đâu Suất Đà Thiên (Bồ Tát Di Lặc). Các vị Trời Phạm Thiên tiếng Pali là: Brahmaloka. Phiên âm tiếng Việt là Bà-la-môn.
Vậy nên vị thánh tu hành "Dục hữu được đoạn tật" sẽ sinh vào cõi Phạm Thiên. Đó chính là Bà-la-môn đúng nghĩa mà Đức Phật tán thán. Còn danh xưng Bà-la-môn mà giai cấp Bà-la-môn xử dụng chỉ là tên gọi xuông chứ không phải là vị Trời Phạm Thiên thật sự như Phật miêu tả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top