Pháp Cú 411: Truyện nghi oan Ngài Mục Kiền Liên
"Người không còn tham ái
Có trí, không nghi hoặc
Thể nhập vào bất tử
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 411)
Tích Pháp Cú: Lần đó Ngài Mục Kiền Liên đến nhà một người nữ 3 ngày liên tiếp để nhận thức ăn cúng dường theo lời hẹn của cô gái chủ nhà. Nhà đó có 3 người nữ là bà ngoại, mẹ và đứa con gái. Bà mẹ mới hẹn Ngài Mục Kiền Liên muốn được cúng dường Ngài trong 3 ngày liên tiếp.
Ngày đầu tiên là Bà ngoại cúng. Ngày thứ 2 là cô cúng. Ngày thứ 3 là con gái cúng. Và như vậy nhà có 3 thế hệ đều tạo công đức lớn vì cúng dường bậc A-la-hán. Ngài Mục Kiền Liên đồng ý.
Nhưng hành động đó của Ngài bị các Tỳ kheo nghi ngờ. Các vị cho rằng Ngài bị nhiễm ái dục, tâm còn tham ái nên thường tới lui nhà nữ nhân đó.
Ngài Mục Kiền Liên thì Vô Ngã nên mọi người nói gì về Ngài, Ngài không quan tâm. Nhưng Phật sợ mọi người hiểu lầm nghĩ xấu vị A-la-hán thì mang tội. Nên khi các Tỳ kheo đang xì xầm bàn tán thì Phật đi đến hỏi xem chuyện gì. Mọi người nói ra thắc mắc trong lòng. Phật mới khẳng định Tôn giả Mục Kiền Liên đã đắc đạo giải thoát thì không còn tham ái. Rồi Phật đọc bài kệ Pháp Cú:
"Người không còn tham ái
Có trí, không nghi hoặc
Thể nhập vào bất tử
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 411)
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Suy bụng ta ra bụng người
Người xấu thì luôn nghĩ ai cũng xấu giống mình. Người tốt thì luôn nghĩ ai cũng tốt giống mình. Vậy Tỳ kheo thấy Tôn giả Mục Kiền Liên tới nhà người nữ mà nghĩ Ngài còn tham ái, tức chính tâm các vị đó còn tham ái.
"Suy bụng ta ra bụng người" có thể đúng nếu những kẻ đó đạo đức tương đồng, tâm lý tương đồng. Và chắc chắn là sai nếu kẻ đó lấy bụng phàm phu suy ra bụng vị A-la-hán.
Thế nên một kẻ dựng xe là khóa càng, khóa cổ, khóa bánh trước, khóa bánh sau... Có thể là hợp lý nếu cái xe đó dựng ở xóm bụi đời, nghiện hút. Nhưng rất không hợp lý khi cái xe đó dựng ở khu văn minh nhà giàu, bảo vệ 24/7, camera giám sát khắp nơi.
Rồi kẻ đi giữa đường phố Sài Gòn cầm điện thoại Iphone đời mất nhất giá khoảng 50 triệu hiên ngang gọi điện. Cái điện thoại đó sẽ bị cướp sau 5 phút gọi điện. Bởi kẻ gọi điện đó nghĩ ở Sài Gòn toàn người tốt, ai cũng tốt, chẳng có cướp giật.
Cũng vậy, suy nghĩ "Vị đó vào nhà người nữ 3 lần liên tiếp thì chắc là tham ái" sẽ đúng nếu vị đó là kẻ tà dâm, sở khanh. Nhưng nếu vị đó là Ngài Mục Kiền Liên thì 100% là sai. Và tâm hồn Tỳ kheo đó cũng đã bị ô uế, xấu xa, không tin tưởng vào đạo đức các vị thánh.
Quả báo nghĩ xấu một vị thánh thì kẻ đó sẽ bị khổ nhiều đời. Kẻ đó sẽ đọa súc sinh vào loài súc sinh tham dục và ô uế. Phật biết sự nguy hiểm đó nên hiện ra ngăn cản không cho Tỳ kheo tạo Ác Nghiệp.
Bài học 2: Đoán mò rất dễ sai
Đoán mò là ta sử dụng kinh nghiệm của ta, tâm lý của ta, sở thích của ta, góc nhìn của ta để đoán kết quả. Nhưng 100 người sẽ có 100 góc nhìn khác nhau, tâm lý khác nhau, sở thích khác nhau. Vậy nên đoán mò rất dễ sai. Đặc biệt ở đây các Tỳ kheo buôn chuyện bà tám là những kẻ xàm bậy. Vậy dùng tâm xàm bậy đó để nghĩ rằng tâm vị thánh cũng xàm bậy như họ thì 100% là sai.
Vậy nên muốn đoán đúng thì đầu tiên ta phải xét tâm lý người. Rồi ta đặt tâm ta giống tâm người. Đặt ta vào địa vị của người, mới hi vọng đúng. Nhưng rất khó làm được vậy vì kẻ phàm phu sao biết được tâm vị A-la-hán ra sao?
Bài học 3: Hai vị thượng thủ tăng đoàn vĩ đại mà vẫn bị nghĩ xấu
Pháp Cú trước và Pháp Cú này ta thấy: "Hai vị thượng thủ tăng đoàn đạo đức, trí tuệ, giác ngộ vĩ đại mà vẫn bị nghĩ xấu". Thế nên kẻ xấu thì sẽ nghĩ rằng ai ai cũng xấu. Xã hội này khi bị mất lòng tin vào đạo đức, mất lòng tin vào các vị thánh vĩ đại, mất lòng tin vào người tốt thì đạo đức xã hội sẽ tan vỡ.
Vì sao lại tan vỡ?
Bởi vì quan niệm: "Xã hội này ai ai cũng xấu, nên ta tự cho phép ta được xấu xa mà không hề ăn năn hối hận". Chỉ khi có niềm tin vào các bậc thánh nhân đạo đức thì ta mới tu sửa tâm cho đạo đức hơn, để xứng đáng với vị thánh mà ta tôn kính. Khi đó đạo đức xã hội mới tăng trưởng.
Ta nhìn xã hội bằng con mắt tiêu cực thấy ai cũng xấu xa ác độc, ví như ta đang hướng về bóng tối. Ta càng tiến về phía trước thì đời càng u tối. Ta nhìn xã hội bằng con mắt tích cực, thấy được đạo đức các vị thánh, ví như ta đang hướng về ánh sáng. Ta càng tiến về phía trước thì đời ta càng tươi sáng hạnh phúc. Chính quan niệm sống tích cực hay tiêu cực quyết định cuộc đời ta.
Bài học 4: Không còn tham ái, có trí, không nghi hoặc, thể nhập vào bất tử
Tham ái là Kiết sử thứ 5 mà một vị thánh Nhị quả Nhất Lai đã diệt. Tôi xin liệt kê 10 Kiết sử để ôn qua: 1- Thân kiến, 2- Giới cấm thủ, 3- Nghi, 4- Sân hận, 5- Tham ái, 6- Trạo hối, 7- Kiêu mạn, 8- Tham sắc ái, 9- Tham vô sắc ái, 10- Vô minh.
Một vị A-la-hán thì diệt Vô Minh nên tâm vị đó biết rõ đúng sai, tội phúc mà không còn Nghi hoặc đúng hay sai. Diệt Vô Minh thì trí tuệ vị đó sáng tỏ, minh bạch. Vì diệt Vô Minh nên vị đó sẽ không làm sai tạo Ác Nghiệp. Vì không còn Ác Nghiệp nên không còn quả khổ. Mà Luân hồi có sinh tử nên luôn có khổ. Vậy tức vị đó sẽ vượt thoát Luân hồi, không còn đau khổ, chấm dứt sinh tử. Đó chính là "Thể nhập vào Bất Tử".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top