Pháp Cú 403: Truyện Phật khen Tỳ kheo ni Khê Ma

"Người trí tuệ sâu xa

Khéo biết đạo, phi đạo

Chứng đạt quả Vô thượng

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 403)

Tích Pháp Cú: Lần đó Đức Phật lên núi Linh Thứu thuyết pháp cho Chư thiên. Có Trưởng lão Tỳ kheo ni tên là Khê Ma muốn đến thăm Phật. Bà dùng thần thông bay từ Tinh xá ni lên núi Linh Thứu thấy Chư thiên tụ hội đầy hết cả hư không. Thế nên Trưởng lão nghĩ nên nhường thời gian này cho Chư thiên. Trưởng lão bèn ở trên không lễ Phật rồi bay trở về.

Khi đó Thiên chủ Đế Thích mới hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, Tỳ kheo ni vừa bay đến rồi lại bay đi là ai?

- Này Thiên chủ, đó là Trưởng lão Khê Ma đệ nhất thần thông Ni chúng.

"Người trí tuệ sâu xa

Khéo biết đạo, phi đạo

Chứng đạt quả Vô thượng

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 403)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Bàn về Tỳ kheo ni Khê Ma

Tích Pháp Cú 347 ta đã nghe kể về Tỳ kheo ni Khê Ma. Bà là hoàng hậu vợ của vua Bình Sa. Bà vô cùng xinh đẹp và chấp nhan sắc của mình nên không thích Đức Phật. Bởi cứ gặp Phật là lại thấy Phật bảo: "Thân này rồi sẽ già yếu, xấu xí, răng rụng, tóc bạc còn vài sợ trên sọ, da nhăn như da voi, mắt mờ, tai điếc, lưng còng, đi đứng thì run rẩy lẩy bẩy..." bà ta sợ lắm. Phàm ai là con gái xinh đẹp mà nghe thấy bảo sẽ già xấu là sợ. Hoàng hậu Khê Ma cũng thế.

Thế rồi một lần vua Bình Sa mới lừa bà lên núi nghe Phật giảng pháp. Mọi người thì lắng nghe còn bà thì không muốn nghe. Nhưng chợt bên cạnh Phật có cô gái xinh đẹp tuyệt trần như tiên trên trời. Nàng đẹp hơn cả bà Khê Ma. Bà ngạc nhiên nhìn chăm chú cô gái đó tự hỏi: "Sao có người đẹp vậy mà ta không biết?" Bà cứ nhìn 1 lúc thì thấy cô gái đó già đi, xấu xí, da nhăn, tóc bạc... dần dần rồi gục xuống chết. Thân từ từ mục tan chỉ còn bộ xương. Rồi xương cũng mục tan biến bay đi theo gió bụi. Bà hốt nhiên chứng A-la-hán ngay tức thì.

Rồi Phật mới quay sang nói với vua Bình Sa:

- Này Đại Vương, hoàng hậu Khê Ma đã chứng A-la-hán và có 2 con đường để đi. Hoặc hoàng hậu sẽ nhập Niết Bàn ngay tại đây. Hoặc hoàng hậu sẽ xuất gia sống trong Ni chúng.

Vua sững sờ vì vua mới chỉ chứng Sơ quả Dự Lưu nên luyến ái còn. Vua lập tức chọn phương án 2. Từ đó trong Ni chúng có 2 bà hoàng hậu A-la-hán. Đó là bà Kiều Đàm di mẫu của Đức Phật và bà Khê Ma. Về sau bà Kiều Đàm nhập diệt thì bà Khê Ma lên thay lãnh đạo Ni chúng.

Bài học 2: Đạo là gì? Phi đạo là gì?

Đầu tiên ta phải hiểu sao gọi là: đạo Phật, đạo Kito, đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Giáo, đạo Lương...? Vậy chữ "Đạo" đi kèm tên gọi tôn giáo đó nghĩa là gì?

"Đạo" tức là con đường, hệ tư tưởng, chủ nghĩa tôn giáo... "Đạo" mang tầm "Chiến lược gốc rễ".

Dưới đạo là "Pháp" tức là các cách thức, các phương pháp... "Pháp" mang tầm "Chiến thuật khung thân".

Dưới pháp thì có "Kinh" tức là lời dạy cụ thể của vị giáo chủ tôn giáo đó. "Kinh" giống như cành lá. Đạo Phật còn gọi "Kinh""các Pháp Môn tức là những cánh cửa đi đến Pháp".

Tiếng gốc từ "Phật" trong tiếng Pali là Buddha (Bụt) nghĩa là Giác ngộ. Rồi dịch ra tiếng Trung là "Phật đà, Phật đề", dịch ra tiếng Việt là "Phật". Vậy "Đạo Phật" nghĩa là "Con đường giác ngộ tìm ra chân lý". "Giác ngộ" là hiểu rõ tường tận gốc rễ. "Giác ngộ" còn được gọi với cái tên khác là: "Chứng đạo".

Chánh Pháp của đạo Phật thì rất nhiều nhưng có một số nền tảng Chánh Pháp như sau: Luật Nhân Duyên Quả Báo - Vũ trụ quan đạo Phật 7 cõi gồm 6 cõi Luân hồi và 1 cõi Niết bàn - Tứ Thánh Đế - Bát Chánh Đạo - Duyên Khởi...

Kinh của đạo Phật thì nhiều nhưng cơ bản phân làm 2 nhóm: Nhóm 1: Dạy tu làm lành tích thiện tạo phúc bằng Thân - Khẩu - Ý. Kết quả là có phúc lớn được sinh cõi lành hưởng phúc (Gọi là: Tu Tam Nghiệp). Nhóm 2: Dạy Tỳ kheo tu Giới hạnh - Thiền định - chứng Tuệ Vô thượng (Gọi là: Tu Giới - Định - Tuệ). Về sau Phật Giáo Đại Thừa có thêm pháp tu Bát Nhã của hàng Bồ Tát, ta tạm gọi là Nhóm 3.

"Kinh" thì có Kinh đúng mang lại lợi ích và Kinh sai mang đến đau khổ. Vậy làm sao biết đúng, làm sao biết sai? Ta phải căn theo Luật Nhân Quả bởi Nhân Quả là quy luật của Vũ trụ. Ví dụ: "Mang bom đi đánh bom tự sát ở nơi công cộng giết chết hàng trăm thường dân ngoại đạo thì có phúc được sinh lên thiên đàng" là sai Nhân Quả.

Tập hợp nhiều kinh nói về một phương pháp chung, cách thức chung gọi là Pháp. Kinh sai sẽ tạo thành "Tà Pháp". Kinh đúng sẽ tạo thành "Chánh Pháp". Đạo thì tập hợp bởi nhiều Pháp. Vậy nhiều "Tà Pháp" sẽ tạo thành "Phi Đạo, Tà Đạo". Nhiều "Chánh Pháp" sẽ tạo thành "Chánh Đạo". Tạm thời ta bàn luận vậy thôi vì chủ đề này lớn lắm.

Bài học 3: Quả Vô thượng

Quả vị A-la-hán là quả vị "Vô Thượng Bồ Đề" tức là mức giác ngộ Chánh pháp cao nhất mà không ai có thể hơn kể cả Phật. Vậy A-la-hán và Phật khác nhau ở điểm nào? A-la-hán cũng Vô Thượng mà Phật cũng Vô Thượng thì chẳng lẽ các vị bằng nhau.

Ta biết Kinh Nikaya nói có 3 tầng Thánh quả: Sơ quả Dự Lưu, Nhị quả Nhất Lai, Quả Vô Thượng A-la-hán (không có Tam quả Bất Lai. "Lá Trong Lòng Bàn Tay - tập 3" đã phân tích). Vị chứng Quả Vô Thượng sẽ nhập vào cõi Vô Thượng Niết Bàn. Trong Niết Bàn cũng có kẻ thấp người cao và Đức Phật là vị Khai mở con đường đi tới Niết Bàn. Các vị A-la-hán là đi theo con đường Phật dạy để đến Niết Bàn. Đó là sự khác nhau giữa Phật và A-la-hán.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lvt