Pháp Cú 400: Truyện mẹ Ngài Xá Lợi Phất chửi con
"Không sân, xong bổn phận
Trì giới, không tham ái
Nhiếp phục, thân cuối cùng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 400)
Tích Pháp Cú: Ta biết Đức Phật phân công Ngài Xá Lợi Phất quản lý hội chúng Chư tăng ở Tinh xá Kỳ Viên, thành Xá Vệ, nước Ko-sa-la. Ngài Mục Kiền Liên quản lý hội chúng Chư tăng ở Tinh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà. Tuy nhiên thỉnh thoảng thì 2 Ngài vẫn đi đến Tinh xá của nhau để thăm hỏi giao lưu.
Lần đó Ngài Xá Lợi Phất về thăm lại thành Vương Xá và đến làng Na-lan-đa để thăm mẹ (về sau Na-lan-đa được xây dựng thành Đại Học Phật Giáo vĩ đại nhất Ấn Độ. Đến năm 1193 bị Hồi giáo đốt phá). Ngài đi cùng rất đông Tỳ kheo về nhà cũ để khất thực.
Thế nhưng khi mẹ Ngài nhìn thấy Ngài thì bắt đầu chửi. Bởi Ngài đi tu đã lôi kéo theo toàn bộ các anh em đều đi tu. Gia đình Ngài thì giàu có nay không có ai thừa kế thì tài sản gia đình sẽ bị vua sung công quỹ hoặc bị chia cho họ hàng. Thế nên mẹ Ngài giận Ngài. Thấy mặt Ngài là bà bắt đầu "bài ca hàng tôm hàng cá".
Dù Ngài có mang theo rất nhiều Tỳ kheo đi cùng thì bà cũng chửi chẳng nể mặt. Chửi thì chửi nhưng dù sao mẹ vẫn thương con. Bà sai giai nhân nấu ăn cho mọi người. Khi làm cơm thì bà vẫn tiếp tục chửi Ngài. Cơm xong rồi và mọi người bắt đầu thọ thực thì bà vẫn tiếp tục "bài ca không quên".
Mọi người thấy Ngài Xá Lợi Phất vẫn bình thản đón nhận mặt mũi tươi tỉnh không phản ứng. Thê nên các vị cũng chịu khó ngồi nghe và thọ thực. Ngài La Hầu La khi đó mang theo 2 cái bát. 1 cái để nhận đồ ăn cho mình còn 1 cái thì Ngài mang về cho Phật.
Ngài La Hầu La mang bát cơm đó về dâng lên Phật rồi Ngài kể lại chuyện cho Phật nghe. Phật nghe xong thì khen Ngài Xá Lợi Phất bằng bài kệ:
"Không sân, xong bổn phận
Trì giới, không tham ái
Nhiếp phục, thân cuối cùng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 400)
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Vì sao mẹ lại giận Ngài Xá Lợi Phất?
Pháp Cú 98 kể về cậu em út Rê-va-ta của Ngài Xá Lợi Phất. Vì Ngài Xá Lợi Phất đã dụ hết toàn bộ anh em đi tu. Gia đình còn mỗi cậu út ở lại thừa kế tài sản gia đình. Cha mẹ Ngài sợ cậu út theo anh đi tu nốt nên ép cậu cưới vợ sớm. Trong lễ thành hôn thì vị chủ hôn mới chúc:
- Cầu chúc cô dâu chú rể sống với nhau tới đầu bạc răng long giống cụ cố này.
Rồi ông ta chỉ vào bà cụ 102 tuổi. Chú Rê-va-ta nhìn bà cụ thì hoảng sợ bởi cô dâu xinh đẹp trẻ trung vậy mà tương lai sẽ giống bà cụ đó. Chú ta hoảng sợ bỏ chạy khỏi đám cưới thì Ngài Xá Lợi Phất đã biết trước. Ngài bố chí Tỳ kheo đón đường. Khi chú chạy đến thấy Tỳ kheo thì quỳ lạy xin xuất gia. Lập tức Tỳ kheo dấu chú mang đi. Rồi chú tu trong rừng keo gai góc vì sợ cha mẹ bắt về. Bởi gia đình Ngài Xá Lợi Phất là đại phú gia giàu có quyền lực nhất vùng. Thế ta đã biết vì sao đến khi gặp mặt Ngài Xá Lợi Phất là mẹ Ngài chửi con như "hát hay".
Tại khu rừng keo Tỳ kheo Ri-va-ta chứng A-la-hán. Đức Phật và Tôn giả Xá Lợi Phất cùng Chư tăng đến thăm. Chú bèn dùng thần thông biến rừng gai thành Tinh xá nguy nghi đẹp đẽ có lầu các cung điện. Chú đón tiếp Phật và Chư tăng trong nhiều tháng.
Bài học 2: Sao Ngài Xá Lợi Phất lại mang rất đông Chư tăng cùng đi để nghe mẹ chửi?
Ta sẽ tự hỏi: "Vì sao Ngài Xá Lợi Phất biết mình về nhà sẽ bị mẹ chửi. Sao Ngài còn mang theo rất đông các Tỳ kheo đi cùng để làm gì?"
Thường thì con người ta ai cũng có tính sỹ diện và muốn giữ thể diện. Nên nếu bị chửi hay bị làm nhục mà chỉ duy nhất 1 mình sẽ đỡ ngượng. Đây bị mẹ chửi trước mặt rất đông người chứng kiến. Trong đó còn có cả đệ tử ví như Ngài La Hầu La nữa. Nhưng Ngài Xá Lợi Phất vẫn kéo theo đông thật là đông mọi người đi cùng. Sao kỳ lạ vậy?
Theo tôi có 2 lý do sau:
Lý do thứ 1: Ngài muốn tạo công đức cúng dường trai tăng cho mẹ. Mẹ Ngài không hề thích đạo Phật. Bởi đạo Phật mà toàn bộ con bà đều đi tu hết. Nên gần như cả đời bà không bao giờ cúng dường Chư tăng tích phúc cả. Và đây là cơ hội để mẹ có thể cúng dường trai tăng số lượng rất đông Tỳ kheo. Trong đó còn có nhiều vị chứng A-la-hán.
Ta biết công đức cúng dường A-la-hán vĩ đại tới mức 500 Chư thiên xếp hàng dài cầu mong được cúng dường cho Ngài Ma-ha Ca Diếp. Thế nên nếu mẹ Ngài Xá Lợi Phất cúng dường trai tăng cho số lượng lớn Tỳ kheo và A-la-hán thì phúc báu lớn.
Lý do thứ 2: Mẹ Ngài thù hận và bực tức Ngài rất lớn. Nếu tâm thù hận đó bị nuôi trong lòng thì đến lúc bà chết sẽ đọa Địa ngục. Nay là cơ hội để bà xả cơn giận. Nếu bà chửi 1 mình Ngài nghe có thể phải chửi vài năm mới xả hết giận. Nhưng khi có đông người thậm chí tới hàng trăm vị cùng nghe thì chỉ 1 buổi chửi là xả hết toàn bộ cơn giận.
Các Tỳ kheo đi theo Ngài thì dĩ nhiên là không bị mẹ Ngài chửi rồi. Nhưng khi bà tức giận chửi mắng Ngài thì sẽ đả kích cả đạo Phật. Thế nên mọi người cũng bị chịu trận cùng Ngài. Nên cơn giận của bà mau nguội.
Tuy nhiên ta chú ý: Chửi thì chửi mà làm cơm ngon cho mọi người ăn thì bà vẫn làm. Vậy tức là lời nói và hành động không đi đôi với nhau. Vậy khi lời nói và hành động ngược nhau như vậy thì tâm bà thế nào?
Theo tôi đoán: Thật ra sâu trong tâm bà vẫn rất yêu con. Thế nên lời chửi phát ra miệng mà tâm thì lại thương yêu con và hành động là ân cần chăm sóc. Thế bảo sao Ngài Xá Lợi Phất nghe mẹ chửi mà tâm thấy hạnh phúc, bình an, sung sướng.
Bài học 3: Mẹ Tôn giả chửi Tôn giả có tạo Ác Nghiệp không?
Nếu xét theo Nhân Quả thì là có. Nhưng nếu có tạo Ác Nghiệp mà Ngài Xá Lợi Phất lại cố ý tạo điều kiện để mẹ tạo Ác Nghiệp thì đó không phải là Trí tuệ đệ nhất. Vậy nên sự thật là không tạo Ác nghiệp. Vì sao lại là không?
Thứ nhất: công đức cúng dường trai tăng cho đông đảo Tỳ kheo lớn hơn tội mẹ chửi con.
Thứ hai: Theo giới luật Sa-di xuất gia phải được cha mẹ cho phép. Thế nhưng Ngài Xá Lợi Phất đưa toàn bộ anh em bỏ cha mẹ, bỏ gia đình tài sản đi xuất gia không được cha mẹ đồng ý. Vậy sự thật là Ngài có tội. Thế nên cái tội đó được mẹ trả bằng sự chửi mắng nên mẹ Ngài không mang tội.
Ta ví dụ Ngài An-gu-li-ma-la giết hại 999 mạng người. Rồi người thân những người bị giết đó tìm đến Ngài trả thù. Dù khi đó Ngài đã chứng A-la-hán. Nhưng người thân gia đình đó không tạo tội bởi đó là sự trả nợ nỗi khổ mà Ngài đã gây ra cho họ.
Thứ ba: Mẹ Ngài chửi Ngài mà tâm vẫn yêu con, hành động vẫn làm cơm cho con ăn để chăm sóc con. Vậy bà chửi mà tâm không ác ý thì không có tội.
Bài học 4: Phân tích Pháp Cú
"Không sân, xong bổn phận
Trì giới, không tham ái
Nhiếp phục, thân cuối cùng
Ta gọi Bà-la-môn."
"Không sân" là Phật khen Ngài Xá Lợi Phất nghe mẹ chửi như "tát nước vào mặt" mà không sân, không khổ. "Không sân khi bị nghe chửi" là một đặc điểm của một vị A-la-hán. Tích Pháp Cú 320 khi Phật ở xứ Cô-dăm-bi thì dân chúng do hoàng hậu Ma-gan-bi-da xúi giục mua chuộc đã đứng lên chửi Phật. Phật và các vị A-la-hán thì bình an nghe chửi. Còn Ngài A-nan chưa chứng A-la-hán đi bên Phật thì thống khổ, không thể nào chịu nổi, tưởng như gục ngã.
"Xong bổn phận" tức Ngài Xá Lợi Phất có nợ ơn nghĩa với mẹ. Nay Ngài cố tình "vác bản mặt đến" để cho mẹ xả cơn giận. Đó là xong bổn phận trừ bỏ tâm hiềm hận trong lòng mẹ. Các vị A-la-hán "mọi việc cần làm đã làm xong" thì mới từ bỏ thế gian được.
"Trì giới, không tham ái" Tức Ngài Xá Lợi Phất luôn giữ giới hạnh, tâm không tham lam, ái dục.
"Nhiếp phục, thân cuối cùng" Ngài Xá Lợi Phất nhiếp phục tâm theo lý trí. Đây là thân cuối cùng của Ngài trên thế gian này. Sau đó sẽ được giải thoát.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top