Pháp Cú 397: Truyện "ta không còn sợ gì nữa"
"Đoạn hết các kiết sử
Không còn lo sợ gì
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 397)
Tích Pháp Cú: Chắc các bạn còn nhớ Pháp Cú 348 có nghệ sỹ xiếc U-đa-rê-na. Chàng là con nhà giàu có ở thành Vương Xá. Chàng yêu cô gái đoàn xiếc mà bỏ hết tài sản gia đình theo cô gái. Rồi chàng bị vợ khích bác thì tức khí tập xiếc trở thành nghệ sĩ tài danh nhất đoàn.
Lần đó đoàn xiếc quay về thành Vương Xá biểu diễn. Khi đến tiết mục của chàng trước toàn bộ các con mắt của người thân yêu trong gia đình và bạn bè xưa cũ. Chàng hăm ở biểu diễn thì Đức Phật xuất hiện. Thế là mọi người quên luôn chàng quay ra đảnh lễ Phật. Chàng đứng trên sân khấu mà tẽn tò, hụt hẫng, lòng thất vọng tràn trề.
Phật biết tâm U-đa-rê-na buồn nên Phật bảo:
- Này U-đa-rê-na, hãy biểu diễn tiết mục tâm huyết đó cho Như Lai xem.
Rồi toàn bộ dân chúng Vương Xá và cả gia đình chàng đều quay ra ngóng đợi xem tiết mục tâm huyết đó. U-đa-rê-na tâm đang thất vọng tràn trề thì bừng bừng xúc động hạnh phúc dâng trào. Ngay lúc đó thì Phật đọc kệ Pháp Cú 348 chàng lập tức chứng A-la-hán. Rồi chàng xin quy y Đức Phật và xin xuất gia. Đó là truyện tích Pháp Cú 348.
Tôn giả U-đa-rê-na những lúc nói chuyện với đồng đạo Ngài thường thốt lên câu: "Ta không còn sợ gì nữa". Các Tỳ kheo khác mới thấy ông đó cứ kỳ kỳ. Thế là họ mang chuyện đó lên hỏi Đức Phật. Phật mới xác nhận rằng U-đa-rê-na đã chứng A-la-hán. Rồi Phật đọc bài kệ để khen ngợi U-đa-rê-na:
"Đoạn hết các kiết sử
Không còn lo sợ gì
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 397)
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Từ đâu có tâm lý sợ?
Con người ta luôn có tâm THAM và tâm ÁI. Ta luôn tham lam thèm khát cái mà ta chưa có và muốn có nó. Khi ta có cái ta muốn thì ta yêu mến nó (gọi là Ái). Ta bám chấp vào nó và giữ chặt nó. Nếu nó có nguy cơ bị mất thì ta lo sợ. Càng yêu nhiều thì càng sợ nhiều. Nên khi cô gái yêu chàng trai si mê cũng là lúc cô ta sợ mất chàng ta nhất. Còn nếu cô không yêu thì không hề lo sợ.
Liệt kê cái THAM và ÁI thì nhiều lắm lắm. Nhưng túm lại có 2 loại là Vật chất và Tinh thần. Phân theo đạo đức cũng có 2 loại là Ích kỷ và Vị tha.
Vật chất cơ bản nhất là sinh mạng ta, sức khỏe, đồ ăn, dưỡng khí, như cầu ngủ, tình dục, bài tiết. Những thứ đó loài vật cũng cần vì nó là bản năng. Thiếu nó là chết hoặc giống loài tuyệt chủng.
Nhưng vật chất con người cao cấp hơn con vật nên có thêm: ăn ngon, hợp vệ sinh, có nghệ thuật ẩm thực, đặc sản địa phương. Mặc đồ đẹp. Ngủ giường êm nệm ấm, khách sạn 5 sao view đẹp. Rồi đi xe hơi, ở nhà lầu, phòng điều hòa, âm thanh, tivi, điện thoại. Và Tiền là vật chất quy đổi của mọi loại vật chất.
Về tinh thần thì con vật cần ít nhưng con người cần nhiều. Nhu cầu tinh thần quan trọng nhất của con người là học tập, tri thức, trí tuệ, triết học, đạo lý, chính trị, kinh tế, kinh doanh, tài chính, công nghệ... rồi 7 môn nghệ thuật, thể thao, chơi game vận động, game điện tử... Và thèm khát nhất của tinh thần là Danh tiếng và Quyền lực. Cao cả nhất của tinh thần là Văn hóa và Đạo đức.
Nếu Vật chất và Tinh thần đó phục vụ cho bản thân ta thì là Ích kỷ. Nếu vật chất và tinh thần đó phục vụ cho người, cho xã hội thì là Vị tha. Ví dụ:
"Tôi có một ước mơ là độc lập tự do cho dân tộc. Đất nước ta hùng cường sánh vang với cường quốc 5 châu. Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, đạo đức" thì đó là ước mơ Vị tha.
Còn "Tôi muốn làm Tỷ phú giàu nhất thế giới. Tôi muốn mua được máy bay riêng, du thuyền riêng, có biệt thử ở Dubai" thì đó là tham vọng Ích kỷ.
Nếu ta thèm khát vật chất và tinh thần mà chưa có nó thì sinh lòng THAM. Khi đã có vật chất và tinh thần rồi thì tâm sinh ÁI. Khi yêu nó và có nó thì ta sẽ lo sợ bị mất nó. Và tâm lý lo sợ xuất phát từ đây.
Vậy một vị A-la-hán đã diệt từ hết Kiết sử: Tham, sân, si, mạn, nghi, ái, dục... thì sẽ không còn tham, không còn ái và không còn lo sợ bị mất cái gì.
Tuy nhiên sợ cũng có mặt tốt. Ví dụ: Ta sợ chết nên ta phải "an toàn lao động". Ta sợ học dốt nên ta phải cố gắng. Vì sợ mất nước mà các chiến sỹ dám hi sinh mạng sống, cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top