Pháp Cú 386: Truyện Bà-la-môn là ai?
"Tu thiền, xa trần lao
Việc đã xong, vô lậu
Đạt đến đích tối thượng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 386)
Tích Pháp Cú: Có một ông Bà-la-môn nọ luôn tự hào về giai cấp Bà-la-môn của mình. Đó là giai cấp được sinh ta từ miệng Phạm Thiên. Người đó phải được sinh trong giai cấp Bà-la-môn, thờ Phạm Thiên, tụng kinh Vệ Đà thì mới được gọi là Bà-la-môn.
Nhưng đôi khi ông ta vẫn hay nghe thấy Phật khen đệ tử của Phật là Bà-la-môn. Mà các Tỳ kheo đó thì chẳng được sinh ra từ giai cấp Bà-la-môn, không tụng kinh Vệ Đà, không thờ Phạm Thiên.
Ông ta mới đến hỏi Đức Phật:
- Thưa Sa Môn Gô-ta-ma, vì sao có những vị không sinh ra từ giai cấp Bà-la-môn, không thờ Phạm Thiên, không tụng kinh Vệ Đà mà Ngài lại gọi họ là Bà-la-môn?
Đức Phật mới đọc bài Kệ Pháp Cú:
"Tu thiền, xa trần lao
Việc đã xong, vô lậu
Đạt đến đích tối thượng
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 386)
Tức là một vị: Có tu thiền, đã xa rời trần lao đau khổ, việc đã xong vô lậu (chứng A-la-hán), đạt đến đích tối thượng (chứng A-la-hán) thì Phật gọi là Bà-la-môn. Đây là cách định nghĩa hoàn toàn khác biệt so với suy nghĩ của ông Bà-la-môn nọ.
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Bà là môn là ai?
Bà-la-môn là giai cấp trên cùng của 5 phân tầng giai cấp xã hội Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn còn có tên gọi khác là: Ấn Độ giáo, Hindu giáo, Vệ Đà giáo. Đạo đó thờ Tam Thần Ấn Giáo: (1) Thần Shiva tức là thần Hủy Diệt. (2) Thần Brahama (Phạm Thiên) là vị thần Sáng Tạo. (3) Thần bảo hộ Vishnu là vị thần Bảo Vệ điều Thiện trước cái Ác.
Giai cấp Bà-la-môn là giai cấp cao quý nhất được sinh ra từ miệng Phạm Thiên. Dưới đó mới là giai cấp Sát Đế Lỵ là vua quan hoàng tộc được sinh ra từ vai Phạm Thiên. Kinh họ đọc tụng tu hành là Kinh Vệ Đà. Đạo đó ra đời khoảng năm 800 trước Công nguyên, tức trước đạo Phật khoảng 200 năm.
Bài học 2: Bà là môn theo định nghĩa của Phật
Bà-la-môn theo định nghĩa của Phật lại hoàn toàn khác biệt. Phật bỏ qua toàn bộ giai cấp, thần thánh thờ phụng, kinh điển đọc tụng. Đức Phật chỉ xét về đạo đức tu hành.
Đầu tiên là vị đó phải biết "(1) Tu thiền". Sau đó vị đó phải "(2) Từ bỏ trần lao" tức thoát khỏi Luân hồi đau khổ. "(3) Việc đã xong" tức mọi duyên nợ thế gian đã chấm dứt. Ta bị Luân hồi kéo vào trong sinh tử khổ đau bởi ta còn Ác nghiệp chưa trả nợ xong. Một vị thánh A-la-hán đã chấm dứt Ác nghiệp nên vị đó đã trả nợ xong, tức là "Việc đã xong". Vị đó sẽ thoát Luân hồi đau khổ mà vào Niết Bàn.
"(4) Vô Lậu" Vị đó chứng Lậu Tận Minh cao nhất trong Tam Minh. "Lậu" là cấu uế, nhiễm ổ, tập khí, kiết sử trong tâm. Ta vẫn hay dùng từ "Lậu" ở các từ ghép: Buôn lậu, bệnh lậu, lương lậu, lậu thuế, hàng lậu... có nghĩa là xấu xa, bẩn thỉu, đen tối. Vậy Vô Lậu tức là vị thánh đó đã diệt sạch mọi tật xấu trong tâm nên chấm dứt làm sai tạo Ác nghiệp.
"(5) Đích tối thượng" đó là Niết Bàn là đích đến tối thượng của đạo Phật. Nơi đến của các vị thánh Tu thiền, giải thoát Luân hồi, chấm dứt hết duyên nợ, không còn nhiễm ô, tập khí, kiết sử trong tâm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top