Chương 26: PHẨM BÀ-LA-MÔN - Pháp Cú 383: Truyện khen Tỳ kheo là A-la-hán

"Hỡi này Bà-la-môn

Hãy tinh tấn đoạn dứt

Dòng chảy của dục lạc

Biết các pháp Vô thường

Người là bậc Vô vi."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 383)

Tích Pháp Cú: Có vị Bà-la-môn nghe Phật thuyết pháp thì kính tin Tam Bảo và xin quy y Đức Phật. Sau đó ngày nào ông cũng thỉnh 15 vị Tỳ kheo về nhà thọ trai để ông được cúng dường. Vì kinh tế gia đình ông không giàu để cúng nhiều hơn.

Nhưng có điều rất khổ là ai đến nhà ông đó thì ông đều gọi là A-la-hán. Thế là suốt ngày ông nói: "Con thỉnh A-la-hán ngồi. Con thỉnh A-la-hán rửa tay, Con thỉnh A-la-hán thọ trai. Con thỉnh A-la-hán vào nhà. Con thỉnh A-la-hán..." Một thời gian sau thì không ai dám đến thọ trai nhà ông Bà-la-môn đó. Bởi các vị đó chưa chứng thánh mà cứ bị gọi là A-la-hán thì hoảng sợ không dám đến.

Thế là ông không thấy ai đến thọ trai nữa mà không rõ nguyên nhân. Ông bèn đến hỏi Phật.

- Bạch Thế Tôn, con thỉnh mỗi ngày 15 vị đến dự trai tăng nhà con để con được cúng dường. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà mấy hôm nay không có vị nào tới?

Đức Phật mới sai Ngài Xá Lợi Phất đi hỏi nguyên nhân. Các Tỳ kheo đó mới nói với Tôn giả rằng:

- Thưa Tôn giả, tụi con lúc đầu có đi ăn. Nhưng ông Bà-la-môn đó cứ gọi tụi con là A-la-hán nên tụi con sợ quá không dám đi.

Ngài Xá Lợi Phất báo lại với Phật thì Phật gọi các Tỳ kheo đó lên nói rằng:

- Này Tỳ kheo, người ta khen là tấm lòng của người ta. Lòng mình nên thanh tịnh và biết quý trọng lời khen của người. Nhưng do đó không phải sự thật thì tâm mình không nhận sẽ không có tội. Hãy coi đó là lời nhắc nhở và mình quyết tu để chứng A-la-hán.

Sau đó Phật đọc bài kệ:

"Hỡi này Bà-la-môn

Hãy tinh tấn đoạn dứt

Dòng chảy của dục lạc

Biết các pháp Vô thường

Người là bậc Vô vi."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 383)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Phản ứng trước "Lời khen"

Trong giao tiếng Tiếng Anh khi có ai đó khen bạn thì bạn sẽ trả lời: "Thank you, you're very kind". Nghĩa là: "Cảm ơn bạn, bạn thật là tốt". Nghĩa là vì họ là người tốt nên họ khen ta. Chứ ta chưa được tốt đẹp như lời khen đó.

Còn Tiếng Việt khi được người khác khen thì ta hay trả lời: "Thôi mà, anh khách sáo quá", "Thôi anh đừng quá lời", "Thôi mà, tôi có vậy đâu mà anh khen". Cách ứng xử trong Tiếng Việt trước lời khen là từ chối thẳng thừng. Nó không tế nhị bằng ngôn ngữ Tiếng Anh vì khiến người khen bị chạnh lòng bởi bị phản đối.

Lời khen là tốt đẹp cho xã hội vì cái đẹp được tuyên dương, được đề cao. Lời khen có lợi cho người nói vì người nói lời khen tâm có sự khiên tốn mới thấy người khác tài giỏi. Nhưng lời khen có hại cho người nghe vì nó khiến tâm người nghe "giàu trí tưởng bở" mà kiêu ngạo rồi đổ vỡ.

Có 3 cách phản ứng trước lời khen:

Cách 1: Nhận hết lời khen đó vào mình.

Cách 2: Từ chối lời khen và bỏ chạy.

Cách 3: Cảm ơn người đã khen vì chỉ người tốt mới khen ta. Còn bản thân ta cố giữ tâm thanh tịnh và không nhận lời khen nếu nó sai.

Cách 1: Khi ta được khen quá đà và ta nhận hết đó vào mình thì tâm ta sẽ kiêu ngạo, khệnh khạng, bố đời, giàu trí tưởng bở, mắc bệnh ngôi sao. Từ đó ta sẽ thấy ta to lớn vĩ đại, đỉnh của top và khinh thường người khác. Sau đó ta sẽ đi xuống đều đều. Đây là "Căn bệnh trầm kha của các ngôi sao" khiến họ không thể tiến lên cao mãi mãi vươn tầm thế giới.

Cách 2: Hoảng sợ bỏ chạy không dám nghe lời khen nếu nó quá sự thật. Đó là những con người đạo đức biết rằng bản thân không xứng được khen như vậy. Giống các Tỳ kheo đó biết chưa chứng thánh gì. Tâm vẫn là phàm tục đầy tham sân si. Thế mà ông Bà-la-môn đó cứ gọi là A-la-hán thì hoảng sợ bỏ chạy không dám tới.

Cách 3: là cách chuẩn nhất và khó thực hành nhất. Bởi hiếm có ai nghe lời khen mà giữ được tâm thanh tịnh. Vì không thể giữ được tâm thanh tịnh nên đa phần các vị đó không dám nghe khen mà bỏ chạy.

Thế nên Phật đã khuyên: "Người ta khen đó là tâm tốt của người ta. Ta nên biết quý trọng tâm tốt đó của người. Còn khi tâm ta thanh tịnh thì tự biết ta có tốt đẹp như lời khen hay không. Nếu lời khen đó quá sự thật thì ta không nhận sẽ không có tội. Ta nên đặt mục tiêu trở nên tốt đẹp như lời khen đó để phấn đấu". Đó là cách hành xử đúng đắn nhất và khó nhất.

Bài học 2: Tâm lý kẻ hay khen người

Người hay khen người khác có 3 loại:

Loại 1: Họ là người tốt nên tâm khiêm tốn. Vì khiêm tốn nên họ thấy được điều tốt đẹp của người khác. Từ đó họ khen một cách thật lòng, tán thán, ca ngợi một cách thật lòng.

Loại 2: Họ khen với mục tiêu phá hoại, kích động tâm kiêu mạn của kẻ nghe khen, hay khen đểu, khen kiểu mỉa mai, chọn cái xấu xí của người rồi khen thành tốt đẹp để mỉa mai.

Loại 3: Họ khen nịnh bợ muốn chiếm tình cảm của người nghe khen để làm gì đó.

Đối với người thứ nhất thì ta trả lời: "Thank you, you're very kind". Cảm ơn anh, anh thật tốt bụng. Vì anh là người tốt thì mới khen chứ tôi chưa được vậy.

Đối với kẻ thứ hai thì ta cần kiểm soát tâm ta xem có bị kích động hay không? Ta cầm kiềm chế sự kích động nếu không sẽ mắc mưu kẻ đó. Chú ý: Lời khen mỉa mai rất dễ làm ta "sôi máu".

Đối với kẻ thứ ba thì ta cần đề phòng bởi nếu ta nhận lời khen của một kẻ nịnh thần rồi ta thích nghe lời khen đó. Sau đó ta sẽ thích giữ kẻ đó ở bên để nghe "rót mật vào tai". Rồi chết. Tuy nhiên cũng xin chúc mừng bạn. Bởi chỉ khi bạn khi làm vua, hay làm chức vụ cao mới có kẻ nịnh thần.

Bài học 3: Cảnh giác với lời khen, bình tâm nghe lời trách

Đây là lời dạy của Khổng Tử: "Đối với lời khen ta cần cảnh giác bởi sau lời khen đó có thể là một tai họa. Đối với lời trách mắng ta nên bình tâm phân tích đúng sai, tìm ra lỗi lầm mà sửa lỗi".

Kinh Hàng Ma (Trung Bộ Kinh) kể về Đại Ác Ma Ma-ra muốn phá hoại tăng đoàn của Phật Câu Lưu Tôn thì nó dùng 2 món võ:

(1) Ma Vương nhập vào tâm gia chủ đến chửi mắng Tỳ kheo để Tỳ kheo sân hận. Tâm sân hận của Tỳ kheo tương ưng với tâm ma thì Ma vương sẽ nhập vào đó quậy quá. Phật mới dạy Tỳ kheo thiền quán: "Từ - Bi - Hỉ - Xả - Chánh niệm tỉnh giác" thì không giận không sân. Ma Vương thua hiệp 1.

(2) Ma Vương nhập vào tâm gia chủ đến khen tặng, tán dương, nịnh bợ Tỳ kheo để Tỳ kheo kiêu mạn. Tâm kiêu mạn đó tương ưng tâm ma thì Ma vương sẽ nhập vào đó quậy phá. Phật dạy Tỳ kheo tu thiền quán: "Vô thường, Vô ngã, Thân này sẽ già bệnh chết, thân sẽ tan thành cát bụi" thì không kiêu mạn. Ma Vương thua hiệp 2.

Thế là Ma Vương thua 2 hiệp thì hết võ. Nó tức tối nhập vào tâm đứa trẻ ven đường lấy đá ném vỡ đầu một vị A-la-hán. Sau đó nó đọa địa ngục 1 vạn năm.

Vậy nên: "Cảnh giác với lời khen, bình tâm nghe lời trách". Muốn cảnh giác được, muốn bình tâm được thì ta cần thiền quán: "Từ, Bi, Hỉ, Xả, Chánh niệm tỉnh giác" "Vô thường Vô ngã, Quán thân sinh, già, bệnh, chết rồi thân tan biến".

Bài học 4: Đạo lý Vô Vi

"Biết các pháp Vô thường - Người là Bậc Vô Vi". Vậy Vô Vi mà Phật dạy ở đây là bậc thánh A-la-hán giải thoát Luân hồi, chứng đạt Niết bàn.

Nhưng trên con đường đi đến Vô Vi đó thì vị đó phải làm vô lượng vô biên công đức, đạo đức tuyệt đối, diệt sạch mọi tâm xấu. Ví như Đức Phật thành Phật rồi mà sau đó Phật dành toàn bộ thời gian 45 năm còn lại của cuộc đời để giáo hóa chúng sinh không nghỉ ngơi. Đó là "đạo lý Vô Vi đích thực".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lvt