2 dua tre - Thach Lam
Nói đến nhà văn Thạch Lam người đọc sẽ liên tưởng tới những tiểu thuyết tình cảm chuyên khai thác tâm lý nhân vật ( có chuyện nhưng ko có cốt truyện) . Xây dựng hình tượng nhân vật chỉ là cái cớ để dẫn dắt người đọc đi vào thế giới nội tâm đầy cảm xúc , có sức gợi cảm bao la không kém phần sâu sắc .
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam . Thông qua nhân vật Liên và An đã mở ra một bức tranh nhân thế đầy cảm động mà bố cục chính của tranh là số phận của chính người dân nơi phố huyện Cẩm Giàng trước CM . Hai đứa trẻ cũng bộc lộ được ước mong đổi đời tuy mơ hồ nhưng gợi mở tuy xa xăm nhưng “ có thể “
Chuyện xoay quanh đời sống lam lũ của người dân nghèo nơi phố huyện ở đó có nhà ga , tàu lửa , có những người tha phương cầu thực như chị em Liên được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu , lời lãi không đáng là bao, còn có những đứa trẻ mồ côi , mẹ con chị Tý , là cụ Thi , bác Siêu … Họ phải ngụp lặn vất vả trong cuộc mưu sinh để rồi họ chẳng dám mơ một giấc mơ đời thường là chuyện cơm áo gạo tiền thôi chứ nói gì đến ánh sang và hạnh phúc . Ai cũng lam lũ , nghèo túng , bế tắc và cam chịu . Không gian , thời gian trong tác phẩm gần như chật chội , hẹp túng đến ngạt thở , hàng quán thưa thớt lèo tèo họ phải kiên nhẫn chờ đợi cho bằng được chuyến tàu đêm đi qua rồi mới dọn hàng đi ngủ . Thời gian tính từ chiều tối đến đêm khuya và không gian mỗi lúc mới hiu hắt hơn , toàn cảnh là một dấu lặng lớn bao trùm lên phố huyện tăm tối bần hàn . Nếu như trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ ” không có những đoạn tả phố huyện lúc chiều tàn “ Mặt trời lặn ở phương Tây đỏ rực như hòn than sắp tàn , dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời “ thì có lẽ sự bế tắc sẽ không rõ ràng và nỗi buồn sẽ bớt da diết , bớt đau đáu hơn trong sự tàn lụi của thiên nhiên đó chứ không đơn thuần tả lại hiện tượng tự nhiên trong thế giới tự nhiên . Sự sống nhàm chán , nghèo nàn , tàn lụi được thể hiện qua những âm thanh quen thuộc như “ Tiếng trống thu không , tiếng ếch nhái , tiếng vo ve của đàn muỗi “ hay trong đôi mắt của cô bé Liên ngập đầy bóng tối , chiều quê hay hồn quê ? Buồn , ảm đạm ! vô cùng thấm thía . Buồn man mác và không hiểu vì sao một bé gái 11 tuổi lại có những suy nghĩ và tâm hồn già dặn hơn số tuổi của mình . Phải chăng đó là sự bất lực cũng những trăn trở , day dứt ? Phải chăng bàng bạc trong nhân vật Liên là tâm hồn của nhà văn Thạch Lam nói riêng hay là nổi đau canh cánh của những nhà văn có tâm cầm bút nhưng bất lực trước hoàn cảnh tối tăm chung của một giai đoạn lịch sử trước CM .
Tuổi thơ cơ cực của Liên làm cho cô bé già dặn hơn ( mồ côi cha , mẹ buôn bán hàng sáo nhỏ ) gia đình trở nên nghèo khó phải từ giả Hà Nội về quê ngoại để bương chải kiếm sống . Ở nơi đó có những người dân nghèo chất phát đang từng ngày từng giờ trông chờ cái gọi là vận may , họ trông chờ vào số phận hơn là sự nỗ lực , bế tắc trong cách sống , lối suy nghĩ , họ không tin vào bản thân mình , không lối thoát và đầy khổ cực . Đó là tụi trẻ con mồ côi bới móc , tìm kiếm , nhặt nhạnh những thứ vặt vãnh … là mẹ con chị Tý ban ngày làm lụng vất vã , mò cua bắt tép , ban đêm bán hàng nước bên gốc cây bàng nhưng cuộc sống cũng chẳng khá hơn … đó là lối sống cam chịu , sống lầm lũi cho qua một kiếp người thật đáng buồn làm sao ! Đó là cụ Thi hơi điên và nghiện rượu hình ảnh bà cụ ngữa cổ ra đằng sau uống một hơi cạn sạch rồi lảo đảo bước ra ngoài cười khanh khách … đâu phải là vô cớ ! Nó biểu hiện điều gì vậy ? Phải chăng là sự thất chí nhũng lòng , bất cần đời … người ta sợ , người ta thương hay đó cũng là tấm lòng của nhà văn xót xa cho những mãng đời cơ cực lam lũ nhưng cứ quẩn quanh với nghèo nàn tăm tối như vợ chồng ông Xẩm mù hát dạo kiếm sống … Gánh hàng phở của bác Siêu đối với chị em Liên hay đối với người dân ngụ cư nhập cư ở phố huyện này là một món hàng xa xỉ , tuy mùi phở thơm nức nhưng dù có mơ thì Liên và An cũng chẳng dám mơ bởi đó là cuộc sống hiện tại . Cuộc sống mà con người không có hoài bão ước mơ thì khác gì một cỗ máy , sẽ lạnh lẽo biết bao nếu không biết đến khát vọng và vươn lên trong đời , tác giả an ủi , cảm thông , động viên cho số phận của các nhân vật hay động viên chính mình “ vạch lối ” tìm đường đến CM ; nơi phố huyện buồn vắng đêm tối mênh mông mịt mùng chỉ leo lét ngọn đèn dầu của chị Tý và ánh lửa bếp của bác Siêu … Hình ảnh con tàu sang trọng sang trưng đi qua là một thế giới khác . Thế giới ồn ào xa lạ nhưng sự xuất hiện của nó đã trở thành thân quen với phố huyện . Thực chất sự mong đợi ấy là sự khang khác được sống ở thế giới khác dù chỉ là khoảnh khắc , giống như mọi người cố thức để đợi chuyến tàu đêm : “ Các toa đèn sáng trưng…những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người , đồng và kềnh lấp lánh , các cửa kính sang … Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng , xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre “ Kết thúc chuyện là phố huyện chìm dần vào bóng tối cô tịch đến tê lòng . Tác giả khéo léo trong cách dùng từ để diễn đạt không gian , thời gian từ “ động “ đến “ tĩnh “ để gợi mỡ những gì ở tương lai . Tiếng vang động của xe hòa nhỏ dần , mất dần , sao trên trời vẫn lấp lánh phố huyện hết náo động , bóng đêm lồng với bóng người đi về , gió đã thoáng lạnh , đom đóm không còn … những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên … như chiếc đèn con của chị Tý chỉ soi sáng 1 vùng đất nhỏ ... Tương lai sẽ mở ra nếu có niềm tin và khát vọng đổi đời phải có sự giác ngộ CM … phải nhìn xa trông rộng đồng bộ và không đơn lẻ như 1 thông điệp phải biến ước mơ thành hành động cụ thể để bóng tối phải nhường chỗ cho ánh sáng
Cuộc đời không pẳng lặng có những lúc thăng trầm , còn sống là còn phấn đấu để vượt lên trước hết là “ vượt lên chính mình “ để đấu tranh vì một ngày mai xa hơn nữa là tự bản thân của mỗi người phải chung vai góp sức vì sự tiến bộ của xã hội loài người vì một đất nước phồn vinh , công bằng , dân chủ , tiên tiến , văn minh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top