2. BP QLHD DH
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các nhà trường?
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường:
1.Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học
-Xây dựng kế hoạch chung
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT đã ban hành, cán bộ quản lý cụ thể hóa trong kế hoạch chung nhằm thực hiện dạy đủ môn học, đúng thời lượng cho các môn học ở từng lớp theo đúng phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
-Xây dựng thời khóa biểu
Đây là dạng kế hoạch đặc biệt, là một trong những phương tiện cơ bản để chỉ đạo dạy học. Vì thế, việc xây dựng thời khóa biểu phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn từng trường. Khi xây dựng thời khóa biểu phải đảm bảo nguyên tắc:
+Dựa trên kế hoạch dạy học và biên chế năm học do Bộ quy định
+Dựa trên cơ sở của khoa học sư phạm
+Đặc điểm của từng môn học
+Khả năng điều hòa lao động sư phạm của giáo viên
+Điều kiện hoàn cảnh của từng giáo viên.
-Xây dựng lịch theo dõi nề nếp dạy học hàng ngày, hàng tuần, thực hiện trên máy tính cán bộ quản lý đã được trang bị, được in theo tuần và in công khai trên bảng ở phòng đợi của giáo viên.
-Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém hàng năm.
-Xây dựng kế hoạch ôn tập, kiểm tra học kỳ, năm học.
-Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể để chỉ đạo dạy học.
-Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để phục vụ cho việc dạy học.
-Xây dựng kế hoạch cá nhân của từng người quản lý để chỉ đạo chuyên môn, đảm bảo cho quá trình dạy học được vận hành một cách nề nếp, có chất lượng.
2.Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động dạy học
2.1.Hoàn thiện ban chỉ đạo dạy học
-Phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
-Hoàn thiện các tổ chuyên môn và một tổ hành chính. Chỉ định tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn để các tổ, nhóm chuyên môn tăng cường hoạt động.
-Xây dựng những lực lượng cốt cán về chuyên môn làm nòng cốt.
-Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt động nhịp nhàng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2.2.Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
-Hiệu trưởng chỉ đạo dạy học theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT. Căn cứ phân phối chương trình và sách hướng dẫn giáo viên.
-Cập nhật và triển khai tốt mục đích yêu cầu của các công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
-Ngoài chương trình do Bộ quy định, cần hướng dẫn để mỗi giáo viên biết cụ thể hóa được kế hoạch gảng dạy cho mình ở môn học, lớp học phụ trách.
-Tạo điều kiển để các em có thời gian củng cố, nâng cao chất lượng các môn học, bồi dưỡng năng khiếu và các hoạt động tập thể.
-Lập kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Kế hoạch này phải được xây dựng cụ thể theo từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.
2.3.Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nề nếp dạy học
Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học bao gồm nội dung sau:
-Chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế của Bộ GD&ĐT về nền nếp dạy học.
-Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy nhà trường về nề nếp dạy học.
-Chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch đã được xây dựng.
-Tổ chức chỉ đạo nề nếp sinh hoạt chuyên môn.
-Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức sinh hoạt đoàn thể theo kế hoạch tạo thành những mắt xích trong guồng máy vận hành chung của trường.
-Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh – sạch – đẹp, tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình dạy học.
-Xử lý tốt các vụ việc, tình huống nảy sinh trong quá trình dạy học.
-Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nề nếp dạy học.
2.4.Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
-Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới PPDH.
-Thực hiện quy trình chỉ đạo đổi mới PPDH
2.5. Chỉ đạo và thực hiện dự giờ, phân tích giờ dạy của giáo viên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top