2.5 Mạch tự động điều chỉnh độ khuếch đại
2.5 Mạch tự động điều chỉnh độ khuếch đại
2.5.1 Nguyên lý hoạt động
Để ổn định độ tương phản của hình, giảm ảnh hưởng của hình biến đổi theo cường độ sóng thu của hiện tượng Ant (hiện tượng FADING) nhà thiết kế dùng mạch tự động điều chỉnh độ lợi AGC. Mạch đo biên độ tín hiệu hình và qua đó điều chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại trung tần hay cao tần.
Để tăng hiệu quả, trong TV transistor, thường dùng kỹ thuật AGC khóa để giảm sự gây rối của các nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình. Mạch AGC này chỉ mở để đo xung đồng bộ ngang và căn cứ vào đó để chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại.
* Nguyên lý hoạt động của mạch AGC khóa (KEYED AGC)
Vậy: BJT chỉ dẫn trong thời gian tồn tại xung đồng bộ ngang. Trong các thời gian còn lại BJT tắt. Nhờ vậy, mạch AGC hạn chế được nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình, đồng thời xung đồng bộ và xung FlyBack có tần số cao 15750Hz nên mạch AGC đáp ứng nhanh. Đó chính là ưu điểm của mạch AGC khóa so với các mạch AGC khác như mạch AGC loại RC.
2.5.2 Mạch điện tiêu biểu
2.5.2.1 Thành phần mạch điện
Q1 : : AGC khóa (Keyed AGC)
Q2 : AGC Amplifier
R2, R3, R4 : Cầu phân cực, xác định điện áp VEQ1 = Cte
C1 : Tụ thoát cực E của Q1
R1 : Trở định dòng phân cực Q1 đồng thời cách ly giữa Q1 và KĐH
C2 : Tụ ngăn DC
R5C3 : Mạch lọc AGC, lọc gợn do mạch hoạt động ở chế độ Switching
R6 : Phân cực Q2
R7R8 : Tải cho Q2
R9, R10, R11 : Cầu chỉnh phân cực cho RFAMP
D1 : AGC trễ (Delay AGC)
C4 : Tụ thoát
2.5.2.2 Hoạt động của mạch AGC
• Khi vi tăng tín hiệu hình hỗn hợp tại VIDEO DRIVE (hoặc VIDEO OUTPUT) tăng theo xung đồng bộ ngang càng cao IBQ1 tăng và do xung FlyBack đến cùng lúc với xung đồng bộ đó làm Q1 dẫn mạch ICQ1 tăng C2 được nạp mạnh hơn Sau khi hết xung đồng bộ (hết xung FB) Q1 tắt vCQ1<0 (do điện áp trên C2) vCQ1 càng âm IBQ2 giảm vEQ2 giảm làm giảm phân cực IF và RF làm Av giảm vo = Cte.
Ngược lại
• Khi vi giảm xung đồng bộ ngang nhỏ IBQ1 giảm ICQ1 giảm vCQ1 ít âm hơn vEQ2 tăng làm tăng phân cực IF và RF làm Av tăng vo = Cte.
2.5.2.3 Hoạt động của AGC trễ D1
Gọi vimin là điện áp vào nhỏ nhất mà tuner vẫn đạt tỉ số:
Khi vi < vimin S/N không đạt cắt bỏ AGC để cho RF Amplifier phân cực mạnh nhất Av = Avmax hình thu không bị nhiễu.
Khi vi vimax AGC hoạt động giảm phân cực RFAMP tránh làm bão hòa cho tầng này. D1 giữ nhiệm vụ đó.
Cụ thể:
• Khi tín hiệu nhập vào quá bé vi<vimin Q1 dẫn yếu vCQ1 ít âm vBQ2 tăng Q2 dẫn mạnh vEQ2 tăng D1¬ tắt, tương đương với trường hợp cắt bỏ AGC không cho tác động đến RFAMP để cho nó tác động mạnh làm cho tín hiệu đầu ra của Tuner tăng S/N thỏa và trên màn hình không xuất hiện nhiễu.
• Khi tín hiệu vào tăng quá lớn vi>vimax Q1 dẫn rất mạnh Q2 dẫn rất yếu vEQ2 giảm nhỏ D1 dẫn điện AGC tác động lên RF làm giảm phân cực RFAMP để tránh làm cho nó bão hòa.
AGC Tuner chỉ hoạt động khi vi>vimax
2.5.2.4 Tác dụng của R3 và R8, R10
• Khi R3 A vEQ1 tăng vi có biên độ lớn thì Q1 mới hoạt động được, tương ứng với máy thu đặt gần đài phát.
R3 A : LOCAL :ở gần
• Khi R3 B vEQ1 giảm vi có biên độ thấp thì Q1 hoạt động bình thường, tương ứng với máy thu đặt ở xa đài phát.
R3 B : DISTANCE :ở xa
Vậy R3 là biến trở chỉnh biên độ tín hiệu nhập vào máy thu để mạch AGC làm việc bình thường. R3 gọi là AGC LEVEL.
• Khi điều chỉnh R8, R10
Khi điều chỉnh R8, R10 thì thay đổi điện áp phân cực cho tầng khuếch đại trung tần hình và tầng khuếch đại cao tần.
R8, R10 gọi là chiết áp AGC.
2.5.2.5 AGC thuận và AGC nghịch
Định nghĩa:
AGC thuận: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm tăng dòng phân cực cho IFAMP và RFAMP để giảm Av.
AGC nghịch: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm giảm dòng phân cực cho IFAMP và RFAMP để giảm Av.
Đặc tuyến hfe = f(ic) của BJT có dạng như hình vẽ.
Đoạn [BC] dốc hơn đoạn [AB]
Trong đoạn [AB] ta có: ICQ1 < ICQ2 thì hfe1 < hfe2
• Xét điểm Q2 [AB]
Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì
Muốn vậy, mạch AGC phải làm giảm phân cực điểm Q2 phải dời về điểm Q1 (ICQ2 ICQ1).
Vậy đoạn [AB] ứng với mạch AGC nghịch.
• Xét điểm Q3 [BC]
Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì . Muốn vậy mạch AGC phải làm tăng phân cực điểm Q3 phải dời về điểm Q4 (ICQ3 ICQ4).
Vậy đoạn [BC] ứng với mạch AGC thuận.
Trong mạch AGC đã khảo sát ta thấy: Khi vi tăng mạch AGC có tác dụng làm giảm phân cực IF và REAMP nên là mạch AGC nghịch và các BJT khuếch đại trung tần và cao tần phải làm việc trong đoạn AB của đường đặc tuyến hfe = f(ic).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top