18 cách ứng xử
Câu 1: “Anh ơi em buồn quá”
Chắc chắn trong giai đoạn đang cưa cẩm, không sớm thì muộn gà sẽ nhận một tin nhắn như thế. Câu này thường lại đến rất đột ngột vào lúc tối hoặc đêm khuya. Đặc biệt hay sử dụng sau khi từ chối đi chơi với gà vào buổi tối hôm đó mà gà không tỏ ra vẻ gì buồn bực hay thất vọng.
Thật ra mục đích của cáo là thử “chất thép” trong thần kinh của gà thôi. Ý nghĩa thật sự của nó là: “Con gà này có vẻ cao thủ đây. Mình bắt đầu thấy thích thích nó rồi đấy. Bây giờ phải nắn gân thử một phát xem nó có dễ gục không”.
Trong hoàn cảnh này nếu gà tức tốc gọi điện thoại hỏi thăm là một sai lầm. Càng sai lầm hơn nếu vác xe chạy đến nhà cáo gọi ra ngoài tâm sự. Đúng ra thì gà cứ coi như không có chuyện gì xảy ra: đang đi chơi cứ đi chơi, đang ngủ cứ ngủ. Nếu mai kia gặp lại bị cáo hỏi vặn: “Hôm trước nhắn tin sao không thấy trả lời”, thì cứ nói thật là lúc đấy gà đang đi chơi, đang ngủ hay mải mải chat với bạn cũ nên không để ý. Nếu như cáo chủ động điện thoại gọi đến thì bảo “Bây giờ gà không nói chuyện được vì phải đi ngủ mai còn đi học”.
Câu 2: “Để em xem lịch thế nào đã nhé”
Dị bản: “Đến hôm đấy em gọi cho anh nhé”
Câu này gà nghe quen quen, quá quen là đàng khác. Khi mới làm quen rủ đi chơi, đặc biệt là nếu ngày hẹn là một ngày cuối tuần, chắc chắn gà sẽ nhận được câu này. Thật ra khi trả lời như thế cáo chỉ muốn câu giờ hoặc xác lập vị thế tay trên. Ý nghĩa thật sự của nó là: “Hiện nay cáo chưa có kế hoạch gì cho thời điểm đó, nhưng cáo không muốn hứa đi chơi với gà ngay tại vì cáo chả thấy gà hấp dẫn gì cả. Thôi gà cứ về nhà ôm điện thoại chờ đi, nếu hôm đấy mà mấy thằng gà mà cáo thích nó không rủ cáo đi chơi, hội bạn gái không tụ tập, ở nhà ông bà bô không tổ chức ăn uống vui vẻ, TV không có chương trình gì hay… thì may ra cáo sẽ cho phép gà được bỏ tiền ra để mua vui cho cáo trong một buổi tối. Sướng nhé!”.
Trong tình huống này gà cao thủ sẻ nói: “Cáo bận thì thôi!”. Còn cố gắng vớt vát là một sai lầm: “Gà hy vọng là đến hôm đấy cáo sẽ rảnh để đi chơi với gà” - mắt long lanh ngước nhìn lên, lưỡi thè ra, đuôi vẫy vẫy!
Câu 3: “Anh đang làm gì đấy?”
Câu này gà có thể bị hỏi bất cứ lúc nào bất cứ đâu. Gà mà tưởng mình đang được nhớ nhung thì sai lầm to. Cáo hỏi câu này chỉ nhằm giữ cho gà khỏi sổng trong lúc chờ bị làm thịt hoặc chờ đi bắt con gà khác. Sự thật là cáo chả nghĩ ra được cái gì hay ho để nói cả, đành phải hỏi vớ vẩn vậy.
Gà có thể trả lời bằng nhiều cách: “Gà đang rửa bát” hay cải lương một chút “Gà đang nhớ đến cáo” nhưng tốt nhất là nói thẳng “Gà đang đi đánh bi-da”.
Câu 4: “Anh có yêu em không?”
Câu này thì cáo lại khoái hỏi nhất khi sắp vòi vĩnh cái gì hoặc vòi chưa được. Mục đích của câu này chỉ nhằm màu đầu để thực hiện một yêu sách khi gà và cáo đã là một đôi, hoặc chỉ nhằm thăm dò, khi mới chỉ sắp là đôi. Khi hỏi câu này cáp thường nghĩ trong đầu thế này: “Hứ, kẹo thế… xin có thế cũng không cho” hoặc “Không biết nói dịu dàng thế này nó có làm theo ý mình không? Hừ, nếu không bà sẽ có cách khác nặng hơn”. Còn đối với các gà chưa sập bẫy, thì lúc đó cáo đang nghĩ: “Hừm, đồ gà mờ, bà đã ra dấu bật đèn xanh đến thế rồi mà vẫn kkhông phản ứng gì, lại để bà phải hỏi thẳng ra. Xem sẽ biết tay bà… hừm hừm”.
Thường thì khi gặp sao quả tạ cỡ câu này các chú gà thường lắp ba lắp bắp: “Anh rất yêu em! Anh sẽ làm mọi chuyện vì em”, mắt chớp chớp, đuôi vẫy vẫy, chạy lon ton quanh sân, có thể… gáy!. Hoặc sẽ trả lời: “Anh yêu em mà nếu không anh đâu có đứng đây”. Thế là đưa đầu vào bẫy. Tốt nhất là trả lời: “Úi giời, hỏi vớ vẩn!”
Câu 5: “Hôm nọ, anh X rủ em đi chơi…”
Quả là chẳng có gì chán bằng cáo đang đi chơi với gà nhưng lại kể chuyện về một con gà khác. Thế nhưng tình huống này vẫn xảy ra dù đàn gà chúng ta có muốn hay không. Những câu như “Hôm nọ, anh X rủ em đi chơi…” dùng để đổi đề tài rồi kể một tràng mười phút về con gà X nọ, hay trắng trợn hơn như câu “Hôm nọ em ngồi với anh Y ở quán càfê, anh ấy nói…” nhằm mục đích thử chất thép trong thần kinh của gà. Phân tích câu này, người ta thấy cáo có đến 3 ý đồ:
* 95%: “Anh mãi mãi chỉ là ‘bạn’ thôi. Em vẫn đi chơi với người khác đấy, đừng có trách là em không báo trước”.
* 4%: “Anh có đối thủ cạnh tranh đấy. Để xem anh có chịu được ‘nhiệt’ không hay mất bình tĩnh tự tin luôn”.
* 1%: “Em mới quen anh thôi nhưng em cảm thấy đi chơi với người khác là có lỗi với anh”. Trường hợp này thường kèm theo nói xấu con gà kia hoặc kể lại các vụ đi chơi không vui.
Khi gặp câu hỏi này gà chúng ta phải làm gì? Chỉ cần nở một nụ cười bí hiểm cỡ Mona Lisa rồi kiếm chuyện khác nói là tốt nhất. Bởi vì biết đâu hôm nọ gà cũng đi chơi với một em cáo khác thì sao. Còn nếu gà mà đáp “Sao em đang đi với anh mà lại cứ kể về đứa khác thế?” thì cáo có thể hiểu là “Anh chả có tí tự tin nào nên anh nghĩ chắc là nó hơn anh rồi”. Còn nếu trả lời “Anh yêu em. Không có em thì anh không sống nổi đâu” thì hết sức sai lầm.
Câu 6: “Em là gì của anh?”
Dị bản 1: “Em muốn biết tình cảm của anh đối với em thế nào”
Dị bản 2: “Anh đối với em có thật lòng không hay chỉ đùa giỡn thôi?”
Sau một thời gian hò hẹn đi chơi, đến một lúc nào đó gà sẽ nhận được chững câu hỏi loại này. Nếu gà nào nhận được câu này thì xin chúc mừng, có thể là bạn không còn ‘gà’ nữa. Câu này thật ra là một biến thể phức tạp kiểu phụ nữ của câu “Em thích anh”.
Đối với câu hỏi loại này chỉ cần trả lời “Tình cảm của anh gần bằng tình cảm của em đối với anh”. Còn nếu gà nào có trái tim sư tử thì hỏi ngược lại “Em định cầu hôn anh đấy à?”. Nhưng rất tiếc các gà thường lại hay trả lời: “Em là người yêu của anh”, “Em là tất cả”, “Đối với anh em quan trọng hơn mọi thứ trên đời”…
Đối với câu này chớ có dại mà nói “Chả là gì cả”, không tin thì thử đi rồi biết!
Câu 7: “Anh ơi em lạnh…”
Dị bản: “Em đang cô đơn quá”
Khi hỏi câu này có khi cáo đang… lạnh thật, rất muốn được sưởi ấm. Nhưng đôi khi chỉ muốn kiểm tra xem giờ này gà đang làm gì ở đâu, nhất là đêm hôm khuya khoắt có đi đánh bắt ngoài giờ hay không, hoặc là để đo mức độ cảm của gà có khi cần thật.
Trả lời: “Lớn rồi mà không biết làm cách nào cho hết lạnh sao, đêm hôm thế này…”
Hay “Em lấy thêm chăn đắp rồi sẽ hết lạnh ngay”.
Anh hùng thì: “Anh sẽ qua ngủ với em cho ấm nhé”.
Chớ có dại: “Có chuyện gì để mai em nhé, anh buồn ngủ lắm”.
Câu 8: “Em không thích người không nghiêm túc trong tình cảm”
Dị bản: “Anh không nghiêm túc trong tình cảm gì cả”
Khi mà gà nhận được câu này, chắc như vâm ý cáo là “Em muốn ‘chống lầy’ lắm rồi”. Người ta có thể diễn dịch câu trên như sau:
1. “Em không yêu anh nhưng bây giờ em cũng già rồi. Với lại em thấy anh cũng được đấy: hình thức OK, công ăn việc làm ổn định, thu nhập cũng khá, lại có chỗ ở đàng hoàng. Thôi anh lấy em đi để em có chỗ dựa. Anh mà không lấy em không thì bảo để em còn biết đường mà tìm người khác, không thì ế mất”.
2. “Em thích anh quá nhưng anh thì cứ tưng tửng thế. Để em thử xem anh có đàn ông thật không hay em vừa mới nói là “không thích” một cái là anh bị đánh gục ngay. Em nói là không thích thế thôi nhưng anh đừng có thay đổi nhé”.
Gà có thể trả lời như sau:
1. “Anh xin hứa từ nay sẽ không thế nữa” (Sai hoàn toàn)
2. Không nói gì nhưng âm thầm sửa chữa. (Cũng rất sai)
3. “Sao anh nghe câu đấy của em giống mấy người đăng báo tìm bạn quá” (Number one!)
Câu 9: “Chúng mình làm bạn tốt của nhau nhé”
Khi gặp câu này thì 100% cáo đang nắn gân gà xem gà này đã chín chưa, hay là thăm dò đối phương, nếu thuận tiện thì bật đèn xanh cho gà kết thúc luôn tình bạn ở đây.
Trả lời:
1. “Thì chúng ta vẫn là bạn tốt mà”
2. “Anh không muốn làm bạn tốt, anh muốn tiến tới cao hơn cơ” (Sai lầm)
3. “Anh yêu em lắm và anh không thể làm bạn tốt với em” - Mắt hấp háy, lưõi thè ra, đuôi vẫy vẫy. (Cực kỳ sai lầm)
Câu 10: “Tiêu chuẩn bạn trai của em là phải…”
Trong quá trình cưa cẩm, cáo thường dùng câu này để bất ngờ đánh úp gà. Các tiêu chuẩn của cáo thường là: cao trên 1m80, đi xe tay ga, hộ khẩu thành phố… trong khi gà chỉ cao có 1m55, thuê nhà để ở, đi xe Dream là cùng.
Cáo nói câu này là nhằm tự nâng giá trị, đồng thời thử phản ứng và thần kinh gà xem có vững không. Câu này được diễn Nôm như sau: “Em có giá lắm đấy. Nếu anh cảm thấy không chịu được nhiệt thì rút lui trong danh dự đi”.
Trong tình huống này, tốt nhất là gà coi như không có chuyện gì xảy ra. Đang nói chuyện thì tiếp tục câu chuyện, đang nắm tay thì tiếp tục nắm tay hay đang hôn hít thì tiếp tục hôn cho hết hơi. Hoặc gà có thể hưởng ứng bằng cách bảo “Tiêu chuẩn bạn gái của anh thì phải vừa xinh vừa thông minh, nếu nhà giàu thì càng được cộng điểm”. Sai lầm nếu trả lời thế này: “Anh mặc dù không được như thế nhưng anh yêu em thật lòng”. Còn nếu cứng họng, ngậm ngùi rút lui vì mình không đạt tiêu chuẩn thì miễn bàn.
Câu 11: “Em luôn sẵn sàng chờ đợi một tình yêu…”
Câu này thường gặp nhất khi gà và cáo mới quen nhau, đã có thời gian tìm hiểu và đã có chút cảm tình với nhau. Cáo chưa muốn yêu gà, nhưng cũng cảm thấy cô đơn. Nói thẳng là tình cảm là 50%, tức là 5 ăn 5 thua với gà. Câu này được dịch như sau: “Em thấy anh cũng được đấy, anh thích thì cưa tiếp em sắp đổ rồi đấy, còn anh vớ vẩn thì em kiếm thằng khác”.
Thường thì câu này được dùng để sàng lọc gà, cáo nói thì cứ nói vậy thôi còn khi nào cáo yêu thì chính cáo cũng không biết được.
Đối với tình huống này mà gà bộp chộp trả lời ngay “Anh yêu em mà, em còn phải chờ đợi gì nữa” thì quả là một hạ sách. Tốt nhất nên nói: “Khi nào em chờ không được nữa thì báo cho anh biết nhé!”
Câu 12: “Anh có bạn gái chưa?” hay
“Anh yêu ai?” hay
“Bạn gái anh đâu?” hay
“Chắc lại đi chơi với người yêu chứ gì?”…
Thật tình thì khi mới quen nhau, gà nào cũng phải đối diện với câu hỏi này. Câu này được giải nghĩa như sau: “Anh gà này nhìn ngon lành nhỉ, nếu không có khiếm khuyết gì thì chắc nhiều em kèm cặp lắm đây”.
Đúng nhất là giả vờ sợ hãi: “Ơ kìa em ghen đấy à!”.
Còn nói: “Chả hiểu sao anh vẫn chưa có người yêu” thì có phần lép vế.
Và rất sai khi gà thú nhận: “Anh yêu em!”
Câu 13: “Em không hiểu được mình” hay
“Nhiều khi em cũng không hiểu được mình, em không biết mình đang làm sao nữa!”
Dịch nghĩa: “Em đã chán anh rồi, dù anh rất tốt với em”. Con gái nói câu này có ý là “em không hiểu được em” thì anh “phải hiểu được em”.
Gà chỉ cần tỏ vẻ ngạc nhiên: “Anh thấy em vẫn bình thường mà”.
Còn nếu nói theo “Ừ, anh cũng thấy như vậy” thì là một sai lầm.
Riêng câu trả lời “Em làm sao thế? Có cần anh đưa đi khám không?” thì đúng là… gà!
Câu 14: “Anh cho em số điện thoại của anh rồi em sẽ gọi cho anh”
Thường thì đây là câu trả lời của cáo khi gà xin số điện thoại. Với câu này cáo muốn sơ loại bớt một số gà bị… gà. Câu này được dịch như sau: “Gà thì đi chỗ khác chơi cho chị mở hàng”.
Trả lời: “Câu này nghe quen quá! Thôi cứ đưa số đây, không sao đâu. Một ngày anh hứa chỉ gọi và nhắn tin cho em khoảng 70 lần thôi”.
Ngoan ngoãn làm theo: “Đây, số của anh đây, em nhớ gọi sớm nhé, lúc nào cũng được!” là sẽ mất điểm ngay.
“Nhân tiện đây em có cần lấy thẻ tín dụng, sổ đỏ nhà, giấy tờ xe của anh luôn không?”: Cái này thì miễn bàn.
Câu 15: “Em giới thiệu bạn em cho anh nhé?”
Khi mới quen, lúc gà bắt đầu bộc lộ mưu đồ đen tối, cáo thường dùng câu này để nắn gân. Hoặc cáo bắt đầu phát hiện bản chất… gà của gà.
Dịch nghĩa: “Anh làm sao với tới được em”.
Trả lời:
1. “Bạn em có xinh không? So với em thì thế nào?” (hết gà)
2. Nín (gà)
3. Ứ ừ! Anh thích em cơ, nói rồi nằm lăn ra đất gào khóc giãy giụa (rất gà).
Câu 16: “Hôm nay trông anh gà đẹp trai thế”
Khi nghe câu này có nghĩa là 100% anh gà đang không ở trong trạng thái đẹp trai cho lắm, lại thích được nịnh; lại có quan tâm trên mức đặc biệt với em cáo, nhưng cáo vẫn muốn giữ lấy anh gà để… chống móm.
Dịch nghĩa: “Chà chà, lâu nay anh gà lơ là quan tâm đến mình thế, hay là có chị cáo nào mới rồi; thế là không được”.
Trả lời:
1. “Thế thì đi với người xinh như em mới hợp em nhỉ?”
2. Nói sự thật: ”Anh mà đẹp trai hả?” (đúng là gà)
3. Nói sự thật phũ phàng: “Chắc là tại hôm nay anh vuốt keo” (quá gà!)
Câu 17: “Em lạnh lùng lắm, nhưng khi chọc người khác tức thì em vui”
Khi nói câu này cáo lúc đó đang ở trên đỉnh… ngọn cây. Mục đích nhằm xác định vị trí tương đối giữa gà và cáo, nhấn mạnh cho gà biết gặp gà nào cũng phớt tỉnh Ănglê, cùng lắm for fun thôi.
Dịch nghĩa: “Gà phải nỗ lực nhiều mới cua được cáo”.
Trả lời:
1. Leo lên cây hốt em nó xuống: “Anh thích con gái tính như em” (gà)
2. Lấy thang bắc cho em nó xuống: “Vì em đặc biệt thế nên anh mới yêu em” (quá gà)
3. Rung cây cho em nó… rớt xuống: “Vậy à, anh cũng chưa rảnh để tìm hiểu về em. Em cứ tự do kể cho anh nghe về em, khi nào rảnh anh hứa sẽ ngâm cứu”.
4. Cho em nó ngồi… tự sướng trên ngọn cây, chán thì… tự leo xuống: “Ủa vậy à. Mà em này, cho anh số phone nhỏ bạn đi chung với em hôm bữa đi, anh thấy nhỏ đó dễ thương quá luôn á”.
Câu 18: “Em hiểu những gì anh muốn nói nên anh không cần phải nói ra đâu”
Hai người đã quen nhau được một thời gian. Trong buổi đi chơi riêng hai người gà đã chuẩn bị tinh thần để tỏ tình. Gà tâm lý nặng nề thường im lặng một lúc lâu và ấp a ấp úng nên cáo đã đoán được ý đồ đen tối của gà. Câu chuyện như thế này:
Gà: “Anh có chuyện muốn nói với em…” - Chuẩn bị tinh thần để tỉnh tò.
Cáo: “Em hiểu những gì anh muốn nói nên anh không cần phải nói ra đâu” - Chưa sẵn sàng nên nói để phủ đầu để bịt miệng. Trong lòng có thể thích hoặc chưa thích gà nhưng nói chung cũng có thiện cảm vì nếu không đã chẳng đi chơi riêng cùng gà.
Mục đích của gà trong hoàn cảnh này là muốn chuyển mối quan hệ sang giai đoạn tiếp cận mới. Mục đích của cáo là hoãn binh.
Dịch nghĩa: “Anh cũng tạm được nhưng chưa đến lúc hoặc anh vẫn phải phục tùng em đã và chịu khó tiếp tục làm thân phận gà, chuyện còn lại xét sau”.
Phản ứng của gà:
1. Im như thóc và lại tiếp tục làm thân phận gà và hàng đêm mơ về cáo
2. Thảm thiết nói: “Anh yêu em… - mắt chớp chớp đuôi vẫy vẫy - mong em sẽ nhận lời…” (99.99% là thất vọng he he).
3. Bất ngờ nắm tay hoặc ôm hoặc ôm hôn là tốt nhất. Nếu cáo cũng hưởng ứng thì tuyệt còn nếu cáo tỏ thái độ không hợp tác thì nói “Anh tưởng em hiểu ý anh”. Làm như thế có tác dụng buộc cáo có câu trả lời cụ thể chứ không bắt anh em ta làm gà mãi được.
4. “Em hiểu rồi à, hay quá, anh chỉ nói bốn từ thôi: ‘Cho anh… vay tiền!’ “[♪♫]
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top