17. hao mon huu hinh va vo hinh

Câu 17: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, tác hại của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

1. Hao mòn hữu hình:

a. KN: là sự hao mòn về vật chất làm giảm sút tính năng kĩ thuật của TSCĐ dẫn đến hư hỏng từng phần hoặc hư hỏng toàn bộ rồi phải thải TSCĐ ra khỏi sx.

b. Nguyên nhân:

- Nhóm liên quan đến thiết kế chế tạo: do chất lượng thiết kế không đảm bảo, do chất lượng của nguyên vật liệu dùng để chế tạo TSCĐ đó, do trình độ lắp giáp và trình độ chế tạo.

- Nhóm liên quan đến sử dụng: do điều kiện làm việc, do chế độ làm việc, do trình độ của người sd, do chất lượng của nhiên liệu và năng lượng của TSCĐ đó sd, do chế độ bảo dưỡng, bảo quản.

- Nhóm liên quan đến điều kiện tự nhiên khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa…

c. Tác hại:

- Chất lượng sd giảm: năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chi phí nhiên liệu và năng lượng tăng, độ tin cậy trong sd giảm.

- Thiệt hại do ngừng sx để sữa chữa.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Không an toàn cho người sd.

2. Hao mòn vô hình:

a. KN: là sự làm mất giá TSCĐ theo thời gian do người ta đã chế tạo ra các TSCĐ mới giống TSCĐ cũ nhưng giá rẻ hơn hoặc chế tạo ra các TSCĐ mới có công dụng như TSCĐ cũ nhưng tính năng kĩ thuật cao hơn mà giá vẫn như cũ.

b. Nguyên nhân:

- Do năng suất lao động và trình độ tổ chức quản lý trong khâu chế tạo ra TSCĐ ngày càng cao => giá rẻ (hao mòn đô thị loại 1).

- Do tiến bộ KHKT trong khâu chế tạo ra TSCĐ nên đã chế tạo ra TSCĐ có tính năng kỹ thuật cao hơn nhưng giá vẫn như cũ còn được gọi là hao mòn vô hình loại 2

c. Tác hại:

- Đối với hao mòn vô hình loại 1: làm cho giá thành của sản phẩm đắt lên, không thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu nếu phải đánh giá lại TSCĐ.

- Đối với hao mòn vô hình loại 2: nếu vẫn giữ nguyên TSCĐ cũ để sd làm cho năng suất lao động thấp, chi phí nhiên liệu năng lượng tốn hơn, thu nhập thấp hơn. Nếu thay thế TSCĐ cũ bằng TSCĐ mới khi chưa hết niên hạn sd thì sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: