17.dẫn truyền xung động thần kinh qua synap và đặc điểm
A.Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synap.
Được thực hiện qua 3 quá trình đó là:
-Sự giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở cúc tận cùng:khi xung động thần kinh đến cúc tận cùng làm cho các túi nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh được kéo sát vào màng trước synap,giải phóng chất truyền đạt thần kinh(TĐTK)
-Chất TĐTK khuếch tán vào khe synap.
-Tác dụng của chất TĐTK lên nowrron sau synap.
Chất TĐTK gắn vào receptor ở màng sau synap.Tùy thuộc vào bản chất của chất TĐTK và bản chất receptor mà tại màng sau synap xảy ra các hiện tượng sau:
+ Kích thích màng sau synap: Xuất hiện xung động thần kinh ở nơron sau và xung động được tiếp tực truyền đi.
+ Ức chế màng sau synap gây ức chế nơron sau (xung động không được truyền tiếp)
+ Điều chỉnh hoạt động của nơron sau: có thể kích thích hoạc ức chế tùy thuộc vào trạng thái của nơron sau ở thời điểm đó
B.đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh qua synap
-Dẫn truyền xung động theo 1 chiều từ cúc tận cùng đến khe synap,rồi đến màng sau synap,vì cần có chất truyền đạt thần kinh được giải phóng từ cúc tận cùng đến tác động vào receptor ở màng sau synap.
-Cường độ kích thích càng mạnh thì tần số xung động càng cao,chứ không phải biên độ xung động cao.
-Hiện tượng chậm synap : Tốc độ truyền xung động qua synap chậm vì phải đòi hỏi nhiều thời gian cho nhiều quá trình xảy ra.
-Hiện tượng mỏi synap: Nuế kích thích liên tục thì tần số xung phát ra ở nơron sau synap lúc đầu rất lớn,nhưng sau giảm dần.Nguyên nhân là do:
+ Cạn kiệt chất TĐTK ở cúc tận cùng mà quá trình tổng hợp các chất này không kịp.
+ Bất hoạt dần các receptor ở màng sau synap.
Hiện tượng mỏi synap có ý nghĩa bảo vệ cơ thể,ví dụ hạn chế cơn động kinh
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top