16. Quan hệ lao động (Khái niệm, nội dung, nguyên tắc)?

- Khái niệm: QHLĐ là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia trong quá trình lao động.

   QHLĐ chỉ xuất hiện khi có 2 chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động

- Nội dung:

   + Theo trình tự thời gian hình thành và kết thúc của một QHLĐ:

     Các QHLĐ thuộc thời kì tiền QHLĐ như học nghề, tìm việc làm, thử việc. Nó là những mối quan hệ mang tính điều kiện, diễn ra trong quá trình tuyển dụng lao động

     Các QHLĐ trong qua trình lao động: là những quan hệ lợi ích vật chất, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, chuyên môn nghề nghiệp, thời gian làm việc, chất lượng công việc…

     Các quan hệ thuộc hậu QHLĐ: là những quan hệ xử lý các vấn đề khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa các bên mà nghĩa vụ, quyền lợi vẫn cón tiếp tục đặc biệt là nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động với người lao động

   + Theo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

     Các quan hệ liên quan đến quyền lợi của người lao động như: quan hệ về quyền lợi vất chất (quy chế lương thưởng, hưu trí…), quan hệ liên quan đến quyền được nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, quan hệ liên quan đến quyền lợi về hoạt động chính trị - xã hội…

    Các quan hệ liên quan đến nghãi vụ của người lao động như: nghĩa vụ chấp hành nội quy kỷ luật lao động, đóng BHXH…

- Tranh chấp lao động: là những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác. Tranh chấp lao động được biểu hiện dưới nhiều hình thức như bãi công, đình công, lãn công.

   Phòng ngừa:

     Tăng cường mối quan hệ thông tin giữa chủ sử dụng lao động với đại diện tập thể người lao động về tình hình thi hành các thỏa thuận về QHLĐ

     Tăng cường các cuôc thương thảo định kì giữa chủ sử dụng lao động với người lao động

     Điều chỉnh, sửa đổi kịp thời các nội dung của hợp đồng lao động cho phù hợp

     Tăng cường sự tham gia của đại diện tập thể người lao động vào công việc giám sát, kiểm tra hoạt động SXKD, tổ chức kí kết lại hợp đồng lao động tập thể theo định kì hợp lý

     Nhà nước tăng cường công tác thanh tra lao động, kịp thời sửa đổi quan hệ luật lệ về QHLĐ cho phù hợp với thực tế

  Nguyên tắc giải quyết:

     Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp

     Thông qua trọng tài, hòa giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của 2 bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật

     Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật

     Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp

  Trình tự giải quyết tùy thuộc vào đó là tranh chấp cá nhân hay tập thể

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: