156 Thủy xinh
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự)
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của người sản xuất kinh doanh. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng giả. Hàng giả ở đây được hiểu là các loại hàng hoá được làm giả về nội dung, chất lượng và công dụng không đạt những tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần phải có so với hàng thật; giả về hình thức như nhãn mác giả, bao gói của sản phẩm giả…
Theo Nghị định số 140-HĐBT (25/4/1991), những sản phẩm, hàng hoá sau đây được gọi là hàng giả:
+ Sản phẩm, hàng hoá có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý;
+ Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
+ Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu không đúng với nhãn đã đăng ký;
+ Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng cho phép;
+ Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
- Khách quan: điều luật quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.
+ Hành vi sản xuất hàng giả có thể là hành vi sản xuất ra những sản phẩm, hàng hoá là các đối tượng nói trên. Hành vi sản xuất hàng giả được hiểu là từ nguyên liệu qua khâu sản xuất, người phạm tội tạo ra thành phẩm chứ không phải là sự pha trộn các thành phẩm có sẵn.
+ Đối với hành vi buôn bán hàng giả thì có thể là hành vi mua, bán hoặc trao đổi các đối tượng nói trên. Cũng coi là buôn bán đối với những trường hợp mua, xin, chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển hàng giả nhằm mục đích bán lại. Hành vi sản xuất hoặc mua bán hàng giả cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Hàng giả mà nếu tính tương đương với hàng thật thì có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên; hoặc nếu dưới 30.000.000 đồng thì phải:
+ Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159, 161 Bộ luật hình sự mà còn vi phạm; hoặc
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159, 161 Bộ luật hình sự
.- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi buôn bán hàng giả thì người buôn bán phải biết đó là hàng giả mới cấu thành tội phạm. Mục đích của người phạm tội là buôn bán để thu lợi bất chính, động cơ vì vụ lợi. Động cơ, mục đích tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng có ý nghĩa để cân nhắc khi quyết định hình phạt.
- Chủ thể: bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Về các dấu hiệu định khung thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn, chúng ta có thể tham khảo nội dung phân tích tại Điều 153 về tội buôn lậu. Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (25/12/2001) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top