Hh

a, Tâm trạng chia tay đầy lưu luyến (8 câu đầu)
- Cách xưng hô "mình - ta" ở đây không phải là sự xưng hô thông thường của những đôi lứa yêu nhau hay của những cặp vợ chồng mà là sự tâm tình, thủ thỉ xưng hô của những người cách mạng với những người dân Việt Bắc. => Cách xưng hô thân thiết, gần gũi mà đầy luyến lưu trong giây phút chia tay giống như đôi lứa yêu nhau phải cách xa mà lòng thì không nỡ.
- Nghệ thuật điệp cấu trúc "mình về mình có nhớ" -> đây như một lời ướm hỏi để gợi lại những ký ức về "mười lăm năm ấy" với thiên nhiên và con người Việt Bắc nghĩa tình.
- "Mười lăm năm": khoảng thời gian từ 1940 các chiến sĩ bắt đầu tham gia cách mạng, chiến đấu hết mình vì nước vì dân trên núi rừng Việt Bắc đến cuối năm 1954 - là thời điểm những người cách mạng quay lại thủ đô, rời xa Việt Bắc.
- Nghệ thuật điệp từ "nhớ": Thể hiện nỗi nhớ dâng trào da diết, mãnh liệt luôn thường trực trong tác giả.
- "Cây, núi, sông, nguồn" là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của Việt Bắc và cũng là hình ảnh gắn liền với người lính trên chặng đường hành quân => Sự thủy chung, son sắc.
- Từ láy "tha thiết", "bồn chồn": thể hiện tâm trạng day dứt, bối rối khó tả.
- Hình ảnh "áo chàm": Nghệ thuật hoán dụ gợi hình ảnh thân thương của con người Việt Bắc.
- "Cầm tay", "biết nói gì": Trong giây phút chia xa, mọi người đều xúc động, cảm xúc nghẹn lại nơi cổ họng để rồi không nói nên lời, không biết phải trao nhau những câu nói gì hơn nữa ngoài cái cầm tay đầy yêu thương, luyến tiếc.
=> Phân tích bài Việt Bắc trong đoạn này thể hiện rõ người ở lại mang tâm trạng thiết tha, lưu luyến khiến người ra đi không nguôi nhớ lại quá khứ một thời với những kỷ niệm đẹp bên Việt Bắc.
b, Những kỷ niệm với Việt Bắc trong kháng chiến
- "Suối lũ", "mây mù", "miếng cơm chấm muối" => Qua hình ảnh tả thực về hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ lại càng thêm căm phẫn sự xâm chiếm của bọn thực dân Pháp.
- "Trám... để già" => Gợi lên cảm giác đầy trống vắng, thêm nhớ quá khứ một thời sâu đậm.
- "Hắt hiu... lòng son" => Phép đảo ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm của người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng, dù nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần, luôn son sắt, thủy chung.
- "Mái đình Hồng Thái", "cây đa Tân Trào": đây đều là những địa danh nổi tiếng trong lịch sử, nhắc nhớ một Việt Bắc hào hùng, oanh liệt
Đại từ xưng hô "mình" được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần thể hiện sự thân thiết, gần gũi, gắn bó giữa kẻ ở và người đi. Mình ở đây như là một mà có lúc như là hai.
b, Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc
- "Trăng lên... nắng chiều": nỗi nhớ như không còn phân biệt được thời gian và không gian nữa khi nó đã bao trùm, nhen nhóm mọi lúc, mọi nơi.
- "Nhớ gì như nhớ người yêu": Nếu đại từ nhân xưng mình - ta được tác giả sử dụng rất nhiều ở những câu thơ trên thì đến đây tác giả đã ví von ngay cảm xúc nhớ nhung của mình ở mức độ cao nhất như nỗi nhớ người yêu vậy.
- "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng": Khi gian khó, khi cực khổ thì quân và dân luôn có nhau, luôn đồng hành cùng nhau và hỗ trợ nhau hết mình để cùng nhau đẩy lùi kẻ thù chung của dân tộc.
- "Lớp học i tờ", "giờ liên hoan": chính những kỷ niệm gắn bó ấy đã khiến người đi thêm nhớ, thêm thương, thêm quyến luyến.
- Người mẹ" hay "cô em gái" đều là hình ảnh quá đỗi thân thuộc và bình dị nơi mảnh đất Việt Bắc anh hùng, họ vẫn đang lao động và đồng kháng chiến với những người chiến sĩ.
c, Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của Việt Bắc
- Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao => màu sắc ấm áp, hình ảnh lao động khỏe khoắn.
- Mùa xuân: mơ nở trắng rừng + người đan nón => màu của sự tinh khôi, thuần khiết và nên thơ.
- Mùa hạ: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng + tiếng ve => gam màu vàng nóng hòa vào âm thanh tiếng ve đặc trưng không khí mùa hè và người em gái vẫn siêng năng lao động.
- Mùa thu: ánh trăng + tiếng hát ân tình thuỷ chung => Vẻ đẹp êm dịu, hiền hòa, yên ả.
=> Sự hòa quyện kết hợp giữa màu sắc và âm thanh với con người và cảnh vật đã vẻ nên bức tranh tứ bình tuyệt duyệt dưới ngòi bút của Tố Hữu.
d, Phân tích bài thơ Việt Bắc qua cuộc kháng chiến
- "Rừng che bộ đội... vây quân thù" : phép nhân hóa thiên nhiên như lực lượng tham gia kháng chiến.
- "Phủ Thông, đèo Giàng" : những địa danh thân thuộc, gắn liền với Việt Bắc
=> Thiên nhiên không vô tri, vô giác mà thực sự đang chiến đấu chống giặc cùng quan và dân ta.
- "Ta cùng đánh Tây", "cả chiến khu một lòng", "rầm rập như là đất rung", "quân đi điệp điệp trùng trùng" -> khí thế vô cùng oanh liệt, mạnh mẽ, sẵn sàng xông pha và chiến thắng.
- "Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay", "dân công đỏ đuốc từng đoàn" => sức mạnh kỳ diệu của tinh thần đoàn kết, một lòng một dạ vì nước, vì dân, vì mục tiêu lý tưởng chung vĩ đại tạo nên một tinh thần và ý chí thép không tưởng..
- "Tin vui thắng trận trăm miền": Sự chiến thắng là chiến tích vĩ đại nhất mà mọi người cùng chờ đón, niềm vui chiến thắng, sự phấn khởi lan tỏa khắp mọi nơi.
=> Bức tranh sử thi hoành tráng ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bé