15: tình cảm? tình cảm và cảm xúc.nhận thức và tình cảm. DD, VT, YN
1. Định nghĩa về tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
So sánh giữa tình cảm và cảm xúc:
Với tư cách là một thuộc tính tâm lý ổn định tiềm tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc của chủ thể, tình cảm được hình thành và thể hiện qua các xúc cảm theo những quy luật đặc trưng của nó
Đặc điểm khác nhau giữa TC và cảm xúc:
Xúc cảm
Tình cảm
- Có cả ở người và động vật
- Là quá trình tâm lí
- Có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng
- Có trước
- ở trạng thái hiện thực
- Thực hiện chức năng sinh vật, giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường xung quanh với tư cách là một cá thể
- Gắn liền với PXKĐK, bản năng
- Chỉ có ở con người
- Là thuộc tính tâm lí
- Có tính xác định và ổn định
- Có sau
- Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Thực hiện chức năng xã hội, giúp con người định hướng và thích nghi với môi trường với tư cách là một nhân cách.
- Gắn liền với PXCĐK, với định hình động lực, với HTTHII
*) So sánh Nhận thức và Tình cảm
- Giống nhau:
Cùng là các hiện tượng tâm lý, hiện tượng tinh thần của con người, đều mang tính chủ thể và mang bản chất xã hội
- Khác nhau
Nhận thức
Xúc cảm, Tình cảm
*Về đối tượng phản ánh:
-Bản thân sự vật, hiện tượng
* Về phạm vi phản ánh:
- Tất cả các sự vật, hiện tượng khi tác động vào giác quan của cá nhân, rộng hơn TC.
* Về phương thức phản ánh:
- Hình ảnh, biểu tượng, khái niệm
* Về tính chủ thể:
- Thể hiện tính chủ thể thấp hơn
* Về quá trình hình thành:
- Nhanh hơn, đơn giản hơn
- Mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cá nhân
- Chỉ sự vật, hiện tượng tác động có liên quan đến nhu cầu của cá nhân, hẹp hơn NT.
- Rung động, rung cảm
- Cao hơn, đậm nét hơn
- Lâu dài, phức tạp hơn
1.2. Đặc điểm của tình cảm
1.2.1. Tính nhận thức: Nhận thức là cơ sở, tiền đề để nảy sinh tình cảm, khi chủ thể có tình cảm với đối tượng nào đó thì chủ thể hiểu được nguyên nhân gây nên tình cảm, xúc cảm và các biểu hiện cảm xúc của mình.
1.2.2. Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động và các mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội.
1.2.3. Tính ổn định Tình cảm khi đã hình thành thì tương đối ổn định và xác định chứ không phảI những biểu hiện nhất thời mang tính chất tình huống.
1.2.4. Tính khái quát Tình cảm thể hiện thái độ của con người đối với cả một loại, một phạm trù các SVHT chứ không phải đối với từng thuộc tính cũng như từng SVHT riêng lẻ.
1.2.5. Tính chân thực: Tình cảm phản ánh khá chính xác nội tâm thực của con người.
1.2.6. Tính đối cực: Liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của con người thì hình thành nên tình cảm đối cực (dương tính, âm tính).
1.3. Vai trò:
*) Đối với hoạt động
Xúc cảm, tình cảm là động lực bên trong thôi thúc cá nhân hoạt động, nó có thể làm tăng nghị lực, củng cố niềm tin, giúp cá nhân có thêm sức mạnh, có khả năng sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn trở ngại để đạt được kết quả cao nhất.
Xúc cảm, tình cảm có thể làm cá nhân uỷ mị, yếu đuối, thiếu tự tin mà không dám hành động hoặc hành động nhưng hiệu quả không cao.
*) Đối với nhận thức
- Xúc cảm, tình cảm là động lực thôi thúc cá nhân tìm tòi, khám phá thế giới, khao khát hiểu biết thế giới.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức của cá nhân diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức diễn rachậm chạp, nông cạn.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức của cá nhân bị sai lệch, không đầy đủ, không chính xác.
*) Đối với thế giới quan : Xúc cảm, tình cảm làm thế giới quan ổn định hơn, sâu sắc hơn và bền vững hơn.
*) Đối với tính cách: Tình cảm là mặt nhân lõi, là nội dung của tính cách, tạo cho con người có đời sống tâm lý, sinh lý bình thường, ổn định.
2. Các quy luật cơ bản của tình cảm:
2.1. Qui luật hình thành tình cảm từ những xúc cảm
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại.
Để hình thành TC cá nhân phảI hình thành từ những xúc cảm, rung cảm đối với SVHT.
2.2. Qui luật lây lan của tình cảm
Tình cảm, xúc cảm của người này có thể được lan truyền sang người khác. Nguyên nhân là do các cá nhân cùng thể nghiệmcùng trảI nghiệm sự kiện nào đó. QL này thể hiện tính xã hội của TC, biểu hiện là hiện tượng buồn lây, vui lây, adua…
2.3. Qui luật thích ứng
Tình cảm, xúc cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì cuối cùng cũng trở nên suy yếu, lắng xuống, dẫn đến hiện tượng“chai dạn”.
Để tránh "chai dạn" luôn phảI tạo ra cáI mới ở bản thân và ở đối tượng của tình cảm.
2.4. Qui luật di chuyển
Xúc cảm, tình cảm của con người có thể được di chuyển từ đối tượng này sang một đối tượng khác không phảI là nguyên nhân gây nên tình cảm.
Con người cần tránh hiện tượng "giận cá chém thớt"...
2.5. Qui luật pha trộn
Trong cuộc sống tâm lí của mỗi cá nhân, nhiều khi hai xúc cảm, tình cảm đối cực nhau (âm tính và dương tính) về cùng một đối tượng xảy ra một lúc nhưng chúng không loại trừ nhau mà bù trừ, bổ sung cho nhau cùng tồn tại trong một con người.
2.6. Qui luật tương phản
Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Hay là hiện tượng XC, TC này làm tăng cường hoặc giảm đI XC, TC khác đối cực với nó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top