15/8/2013

1.   .

vNội dung:

_ Quyết định quản lý hành chính nhà nước là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền được trao trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước.

QĐ QLHC NN là một dạng của quyết định pháp luật do vậy nó cũng có đặc điểm giống như những quyết định pháp luật khác là đều có tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lý.

+ Tính ý chí và tính quyền lực của QĐ QLHC NN thể hiện ở chỗ khi ra quyết định, cơ quan, người có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, đại diện cho quyền lực NN. Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân thuộc đối tượng thi hành đều phải thực hiện quyết định đó, nếu không tự giác, trong các trường hợp pháp luật quy định sẽ bị cưỡng chế thi hành. Như vậy việc ra QĐ QLHC thể hiện ý chí quyền lực NN.

+ Tính pháp lý của QĐ QLHC NN thể hiện ở hệ quả pháp lý của nó. QĐ QLHC NN được ban hành có thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật ( cơ chế quản lý nhà nước) bằng việc đặt ra sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hay làm đình chỉ hiệu lực của chúng; đặt ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý; hoặc làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

Ngoài ra, QĐ QLHC NN có những đặc điểm riêng sau:

+ QĐ QLHC NN mang tính dưới luật; nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên.

+ QĐ QLHC NN được ban hành để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, không thể ban hành QĐ QLHC NN trong lĩnh vực xét xử, lập pháp.

+ QĐ QLHC NN có tính đơn phương và tính bắt buộc thực hiện ngay. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý. Khi xây dựng QĐ đòi hỏi các bên có liên quan tham gia. Nhưng khi quyết định được ban hành thì cần phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Tóm lại: QĐ QLHC NN là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực NN của các cơ quan NN có thẩm quyền, người có thẩm quyền đc ban hành trên cơ sở và để thi hành luật theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm định ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ có tính định hướng trong QLNN; hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hiện hành, làm thay đổi hiệu lực của chúng; hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các q/hệ p/luật hành chính cụ thể, để t/hiện các n/vụ và chức năng QLNN.

_ Yêu cầu đối với quyết định hành chính NN:

Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng NN Pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, yêu cầu một QĐHC NN phải hợp pháp và hợp lý. Khi ban hành QĐHC của cơ quan có thẩm quyền phải tính đến không chỉ tính hợp pháp mà cả tính hợp lý của những biện pháp đề ra. Tính hợp pháp và hợp lý này là những đòi hỏi không thể thiếu đối với bất cứ QĐ QLHC nào. Chúng gắn bó với nhau cả về nội dung và hình thức, chúng như một chỉnh thể thống nhất. Do vậy khi ban hành QĐHC cần có đủ 2 yếu tố này, nếu không thì sẽ không thì quyết định sẽ không thể đi vào đời sống và được xã hội chấp nhận. Nhưng cũng cần phải chú ý rằng ở mọi trường hợp, không thể vì tính hợp lý mà ban hành quyết định bất hợp pháp. Bao giờ ta đặt tính hợp pháp lên trên tính hợp lý trong quản lý nhà nước.

·        Yêu cầu về tính hợp pháp:

+ Ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý. Hay nói cách khác các cơ quan chỉ có quyền ban hành quyết định giải quyết những vấn đề mà pháp luật trao cho.

Đó là các chủ thể (cá nhân, tổ chức) ở trung ương, hay địa phương những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như các chủ thể có quyền chuyên môn…Cụ  thể  là  Chính phủ, Thủ Tướng chính phủ (ra quyết định dưới hình thức nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị); các Bộ và cơ quan ngang bộ (ra quyết định, chỉ thị, thông tư); Ủy ban nhân dân (được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó); các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân( bao gồm sở, phòng, ban) ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt). Khi quyết định hành chính do chính các chủ thể này ban hành thì nó mới có hiệu lực và có giá tri về mặt pháp lý bởi vì đó là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước.

+ Phù hợp với nội dung và mục đích của pháp luật, không trái với hiến pháp, luật, các văn bản, quy định của các cơ quan Nhà nước cấp trên.

Điều đó có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Trên cơ sở luật và pháp lệnh, các chủ thể trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành những quyết định để quản lí xã hội trên từng lĩnh vực. Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra quyết định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…

Ví dụ: Ngày 23/4/2008, Bộ GĐ – ĐT đã ban hành thông tư số 22/2008/TT –BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Tuy vậy thông tư này lại có dấu hiệu vượt quá điều 62 Luật thi đua khen thưởng năm 2003. vì vậy lãnh đạo bộ tư pháp và cơ quan của bộ đã phải cùng làm việc và xử lý lại thông tư 22 này.

+ Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành với những mục đích và nội dung khác nhau vậy nên trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định cũng không giống nhau. Chính vì lẽ đó mà pháp luật quy định về nguyên tắc, thủ tục rất chặt chẽ, rõ ràng.

+ Phù hợp với lợi ích nhà nước và công dân. Yêu cầu này nghĩa là quyết định ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích thiết thực của người dân, nhất là nhân dân lao động.  Ban hành theo hình thức do luật định, nghĩa là phải phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức pháp lý và hình thức thể hiện.

·        Yêu cầu về tính hợp lý, hiệu quả:

+ QĐ QLNN phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.

Ví dụ: Quyết định hủy 28 điểm bắn pháo hoa mừng Đại lễ trên địa bàn TP Hà Nội, chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại điểm duy nhất là sân vận động Mỹ Đình là một quyết định hợp lý, bởi nó vừa đảm bảo việc tổ chức đại lễ, vừa hợp lòng dân vì đã tiết kiệm được chi phí tổ chức để ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp thiên tai.

+ QĐHC phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ QLHC NN, tuyệt dối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định.

Ví dụ: Khung giá đất do NN quy định cho từng khu vực là không giống nhau, và thay đổi theo thời kỳ, phụ thuộc vào giá đất thực tế trên thị trường để đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân.

+ QĐ QLNN phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề và với các đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện.

+ QĐHC phải đảm bảo kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa. Nói cách khác, ngôn ngữ trong QĐHC cần chính xác. Và để có được ngôn ngữ chính xác như vậy thì phải kết hợp nhuần nhuyễn các quy tắc ngôn ngữ với các quy tắc xây dựng pháp luật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

+ QĐHC phải có tính dự báo. Người cán bộ quản lý giỏi, có nhiều kinh nghiệm không chỉ ra quyết định khi có đủ thông tin mà còn dự báo được những nét phát triển chính, những mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực có thể diễn ra khi quyết định được thi hành. Từ đó sẵn sàng bổ sung các biện pháp, phát huy mặt tích cực và hạn chế, ngăn chặn mặt tiêu cực nếu có để nâng cao tính hiệu quả của quyết định hành chính.

+ QĐ QLNN phải xem xét hiệu quả không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa hậu quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng. Các biện pháp được đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bộ với biện pháp trong quyết định có liên quan.

+ Quyết  định  hành  chính  phải  có  tính  khả  thi. Tức là nó phải có khả  năng  thực  hiện.  Như  vậy,  một  quyết  định  hành chính có tính khả thi là một quyết định có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói một cách khác là những quy định của quyết định đó có khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy. Cụ thể là ta cần phải bảo đảm tính khách quan, không được chủ quan, duy ý chí, thoát ly thực tiễn kinh tế – xã hội, coi thường quy luật của xã hội, áp đặt lên xã hội những quy định mà nó không cần, không muốn, không  thể  thực  hiện  được.  Muốn  làm  được  như  vậy,  thì  đòi  hỏi  các  cơ  quan  xây dựng quyết định hành chính phải bám sát thực tiễn xã hội và đánh giá được thực trạng đang diễn ra.

Ví dụ: QĐ xử phạt hành chính khi đi xe không chính chủ, đội mũ bảo hiểm rởm là 2 nội dung gây bức xúc và có nhiều ý kiến trái chiều trong nhân dân hiện nay. Việc xử phạt xe không chính hay đội mũ bảo hiểm rởm còn nhiều điểm chưa phù hợp với cuộc sống thực tế hiện nay.

_ QĐ QLHC NN của chính quyền cơ sở:

QĐ QLHC NN của chính quyền cấp xã ban hành bao gồm các quyết định sau: Quyết định chung, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Ví dụ: Quyết định của HĐND cấp xã; Quyết định và chỉ thị của UBND xã. Trong đó chủ yếu là các QĐ cá biệt.

vThực tiễn:

Như đã phân tích ở trên, ta thấy được tầm quan trọng của 2 tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC NN. Đây là đòi hỏi không thể thiếu đối với bất kỳ quyết định hành chính nào, nếu thiếu một trong 2 yêu cầu này thì việc ban hành QĐ hành chính sẽ không đạt được mục đích đề ra.

Hiện nay, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định QLHC NN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tất cả những hoạt động này đều hướng tới vì mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân, phục vụ nhân dân, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống để bảo đảm kỷ cương xã hội. Tuy nhiên, việc bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định QLNN trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập.

Ưu điểm:

Nhiều chính quyền cấp xã đã ban hành QĐHC NN bảo đảm được đầy đủ cả 2 tính hợp pháp và hợp lý của yêu cầu của QĐ QLHC NN.

Những QĐ được ban hành ra đã được nhân dân đồng tình phản ứng, đạt hiệu quả thực hiện cao.

Các QĐ góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của Nhà nước, xây dựng CQ vững mạnh.

Hạn chế:

+ Còn nhiều quyết định còn ban hành chưa đúng thủ tục, trình tự ban hành. Ví dụ: tiêu biểu ở một vài địa phương, trong công tác quản lý đất đai, chính quyền cấp xã có quyết định giải phóng mặt bằng của các hộ dân mà trong khi đó chính quyền cấp huyện bên trên còn chưa ra quyết định.

+ Việc ký quyết định còn chưa xác định rõ thẩm quyền của tập thể hay cá nhân. Do đó nếu QĐ xảy ra sai sót, cần truy cứu trách nhiệm của người có lỗi thì rất khó.

+ Các quyết định được ban hành ra không có tính khả thi cao, xa vời với thực tế, chưa sâu sát với thực tế, dẫn đến gây khó trong việc thực hiện QĐ của người dân.

Điển hình như: Bộ Công an đã có thông tư số 03 đề nghị công an các tỉnh, thành phố khôi phục hoạt động cấp đăng ký mới đối với xe gắn máy theo đúng nhu cầu sở hữu và sử dụng của người dân, và xem chiếc xe máy là một tài sản được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, ở Hà Nội, việc này không dễ dàng gì vì UBND thành phố Hà Nội vẫn đang duy trì hiệu lực của quyết định tạm dừng cấp đăng ký xe gắn máy trên 7 quận nội thành.

Tại huyện Chương Mỹ, Sóc Sơn của thành phố Hà Nội, có hiện tượng là chính quyền sở tại thành lập các trạm thu phí giao thông nhưng có những cây cầu có tận 2 trạm thu phí ở 2 đầu cầu, gây bức xúc trong dân, đây là điều bất hợp lý.

Ngày 22/1/2009 UBND TP Hà Nội ban hành “ Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, giá cầm trên địa bàn TP Hà Nội” – QĐ 51. QĐ này sau khi ban hành cũng có nhiều bất hợp lý như: có một số quy định mang tính cấm đoán không có căn cứ, có biểu hiện làm khó cho các cá nhân, công dân tham gia giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm. Cụ thể như: “ cấm vận chuyển gia súc, gia cầm vào khu vực nội thành, nội thị; cấm vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên xe máy, xích lô, xe đạp và các phương tiện khác”,… Do vậy Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý lại văn bản.

+ Công tác tuyên truyền, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân còn nhiều hạn chế. Qua đó xảy ra hiện tượng người dân không tự giác chấp hành, quyết định không phù hợp thực tiễn.

Cụ thể: đối với các Quyết định của HĐND, QĐ của UBND trước khi ban hành cần có công tác soạn thảo, lấy ý kiến của nhân dân địa phương, qua đó thống nhất kỹ lưỡng qua HĐND, UBND để quyết định ban hành. Tuy nhiên ở một vài địa phương công tác lấy ý kiến của người dân còn chưa cao.

+ Công tác phân công, phối hợp trong việc thực hiện chưa sát thực tiễn, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa tốt.

+ Có những quyết định sai sót ở khâu kiểm tra, đôn đốc do đó hiệu quả thực hiện còn kém.

+ Hạn chế về trình độ của cán bộ, công chức, về điều kiện cơ sở vật chất.

Giải pháp:

+ Nâng cao công tác đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ.

+ Tích cực tổng kết việc thực hiện các quy định ban hành. Tiến hành rà soát lại hệ thông QĐHC, từ đó đính chính, sửa đổi và bãi bỏ QĐ không hợp pháp, QĐ không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời bổ sung những quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khi ban hành các QĐHC thì cần phải tiếp thu ý kiến của nhân dân, nhất là ý kiến đóng góp của đối tượng bị tác động trực tiếp của QĐ đó.

+ Cần truy cứu trách nhiệm người có lỗi, người có trách nhiệm trong việc ban hành QĐ và người có trách nhiệm trong việc thi hành QĐ. Việc truy cứu này cũng cần căn cứ vào mức độ lỗi.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

+ Ra quyết định cần bám sát thực tiễn.

+ Tăng cường công tác chỉ đạo, công tác phối hợp của các tổ chức, công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các QĐ QL NN. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong hoạt động này.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính cho việc thực hiện tốt các QĐ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: