Pháp cú 40: Truyện Tỳ kheo và khu rừng ma
"Giữ thân như đồ gốm
Giữ tâm như thành trì
Chống ma với gươm trí
Được chiến thắng vô nhiễm."
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 40)
Tích Pháp Cú: Có 50 Tỳ kheo được Phật dạy đề mục thiền quán: "Thân ta mong manh dễ vỡ như đồ gốm". Sau khi hiểu rõ đạo lý các vị rủ nhau về một nơi thanh vắng tu hành. Nơi đó là một khu rừng cây to bóng mát đẹp đẽ gần ngôi làng. Các vị ngồi thiền dưới gốc cây tu hành chăm chỉ. Mỗi buổi sáng các vị vào làng khất thực.
Không ngờ rừng cây đó có nhiều quỷ thần trú ngụ. Họ ở rất đông nhiều thế hệ tạo thành một "Làng ma". Người dân trong làng không ai dám bén mảng bước vào khu rừng. Rồi một hôm họ thấy có 50 Tỳ kheo vào rừng ma đó ở. Họ nghĩ các vị có thần thông hay năng lực gì đó át vía quỷ thần.
Quỷ thần trong làng ma lúc đầu cũng biết quý kính các sư tu hành. Họ nghĩ các vị ở đây 1-2 ngày rồi đi. Nhưng nhiều ngày qua đi cứ thấy sáng các Tỳ kheo vào làng khất thực. Nhưng chiều tối đến đêm khuya họ ở luôn trong rừng ngủ nghỉ, vệ sinh, sinh hoạt. Liên tục như vậy nhiều ngày thì quỷ thần không chịu nổi. Họ nghĩ 50 Tỳ kheo kia muốn chiếm khu khu rừng đẹp đẽ của họ. Quỷ thần bắt đầu tính kế đuổi 50 Tỳ kheo.
50 vị Tỳ kheo những ngày đầu ở trong rừng thấy khá an vui thoải mái. Nhưng về sau bắt đầu thấy ma áo trắng không đầu đi qua đi lại. Tiếng ma kê rên ghê rợn trong tiếng gió. Khi ngủ thì có ai đó kéo chân, thức dậy thấy ma hiện hình máu me kinh dị... 50 Tỳ kheo chịu không nổi nên phải bỏ khu rừng về lại Tinh xá Phật. Các vị thưa với Phật:
- Bạch Thế Tôn, chúng con nhận đề mục thiền quán của Thế Tôn. Nhưng chúng con đến ở nơi đó không an ổn. Nơi đó có nhiều quỷ thần quậy phá khiến chúng con không thể ngồi thiền. Còn ở Tinh xá thì đông người qua lại giảng pháp và thăm hỏi nên chúng con cũng không thể tĩnh tâm tu hành. Nay con xin Thế Tôn được tìm một nơi khác tu tập.
Phật khuyên 50 vị nên quay lại khu rừng đó. Và Phật dạy cho 50 Tỳ kheo đoạn Kinh Từ Bi để hàng ma. Đoạn Kinh Từ Bi này nay đã bị thất truyền. 50 vị Tỳ kheo quay lại khu rừng tu tiếp và họ tụng đoạn Kinh Từ Bi mà Phật dạy. Quỷ thần trong rừng tâm hồn bị lay động và hiền lành trở lại. Do lời kinh Từ Bi đó có năng lực thần thông mang theo tâm Đại bi của Phật cảm hoá tâm quỷ thần. Rồi quỷ thần đi đến hầu hạ các Tỳ kheo và hỗ trợ các vị tu hành.
Còn Tỳ kheo theo lời Phật dạy sau khi khất thực xong, họ trích đồ ăn cúng thí thực cho quỷ thần rừng cây. Thế là quỷ thần từ nay có đồ ăn no đủ chứ không bị đói như trước nữa. "Âm phù dương trợ" và âm dương yêu thương giúp đỡ nhau cùng tu hành.
Các Tỳ kheo tinh tấn tu hành tâm yên ổn mà đắc đạo A-la-hán. Sau khi các vị thành cựu công đức viên mãn thì từ biệt quỷ thần làng ma và từ biệt dân làng để quay về Tinh xá. Khi toàn thể 50 vị đứng giữa rừng cùng quỷ thần thì Phật hiện ra trong hào quang đọc bài kệ:
"Giữ thân như đồ gốm
Giữ tâm như thành trì
Chống ma với gươm trí
Được chiến thắng vô nhiễm."
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 40)
Bài học kinh nghiệm:
Bài học 1: Giữ thân như đồ gốm, giữ tâm như thành trì
Đồ gốm thì mong manh dễ vỡ và thân ta cũng vậy. Ta ngã xe là vỡ đầu chảy máu. Ta té cầu thang là gãy chân gãy tay. Con Covid-19 bé tí chui vào người khiến ta viêm phổi có thể tử vong. Con muỗi bé tẹo đốt ta khiến ta sốt xuất huyết. Ta trúng gió độc có khi liệt giường á khẩu.... Vậy nên thân ta mong manh dễ vỡ. Ta phải biết vậy và phải giữ thân như giữ đồ gốm kẻo vỡ bất cứ lúc nào.
Còn tâm ta luôn loạn động như con ngựa bất kham. Nếu ta không giữ chặt nó thì nó có thể chạy sang Mỹ hay lên sao hỏa hoặc cung trăng. Phải có một thành trì kiên cố tạo bởi sự tu hành nhiếp tâm thiền định để giữ tâm trong thanh tịnh. Phật dạy: "Ai giữ thân như đồ gốm, giữ tâm như thành trì sẽ sẽ đạt chiến thắng vô nhiễm". Tâm vô nhiễm cấu uế tức tâm trong sạch diệt trừ hết mọi tham sân si và đắc đạo.
Bài học 2: Chống ma với gươm trí
Chống ma dùng gươm đao, bùa chú, trấn ếm, diệt ma, trừ tà, nhốt ma, bắt ma... đều là kẻ vô trí. Vì Ma mãi mãi không chết còn ta tương lai sẽ chết. Nếu năng lực ma yếu hơn năng lực thầy phù thủy thì nó tạm thời chịu khuất phục. Đến khi thầy yếu thì ma sẽ quật lại thầy.
"Thầy khoẻ thì thầy bắt ma
Đến khi thầy yếu thì ma bắt thầy".
Chống ma chỉ có khuyên bảo ma lòng từ bi. Ta phải chuyên tâm khuyên ma bằng các bản Kinh Từ bi, Kinh Sám hối, Kinh Cầu siêu. Nhưng cốt yếu ta phải tu dưỡng đạo đức bản thân để: "Đức trọng quỷ thần kinh". Khi đạo đức ta cao dầy thì quỷ thần sẽ kinh hãi ta, vâng lời ta.
Còn miệng ta thì niệm Chú Đại Bi, tụng Kinh Sám hối để khuyên quỷ thần từ bi còn tâm ta thì thất đức, bất lương. Ma quỷ luôn thấu rõ tâm gan con người thấy vậy sẽ không nghe. Đó là "Chống ma với gươm trí sẽ được sự chiến thắng".
Ngày nay ta có: "Chú Đại Bi" bằng tiếng Phạn cổ (ngôn ngữ pali) là một đoạn Kinh Từ Bi hàng ma mà Phật dạy cho Tỳ kheo ở dịp khác. Do Thần Chú thì không bao giờ được dịch sang Tiếng Việt. Nên ta đọc "Chú Đại Bi" giống như đọc tiếng nước ngoài không hiểu ý nghĩa câu từ. Mà tâm ta không động thì tâm quỷ thần cũng không động. Do vậy "Chú Đại Bi" chỉ còn là đức tin vào sự linh nghiệm chứ không còn ý nghĩa là một đoạn Kinh Phật dạy về lòng từ bi cảm hóa tâm hồn quỷ thần.
Mục đích của Kinh Từ Bi để khuyên bảo, giáo hóa, dạy dỗ làm thay đổi tâm hồn quỷ thần và người. Chứ nó không phải là gươm đao, chém giết đánh đuổi quỷ thần. Đối với Phật thì mọi chúng sinh trong 6 ngả Luân Hồi đều đáng thương đáng quý như nhau.
Bài học 3: Rừng cây là nơi ở quỷ thần
"Thần cây đa – Ma cây gạo". Thành ngữ trên ám chỉ quỷ thần luôn cư ngụ ở các cây to. Ta thấy các cây to lâu đời ở Việt Nam thường có thắp hương và đồ cúng thí thực theo văn hóa tâm linh người Việt là đúng. Trong rừng cũng vậy. Những cây to bóng mát xanh tốt đều có quỷ thần cư ngụ.
Thế còn lâm tặc chặt cây phá rừng? Khi năng lực bọn chúng còn mạnh, phúc còn dầy thì quỷ thần không làm gì được. Nhưng khi phúc vơi thì chúng sẽ bị quỷ thần quật: hoặc chúng bị tai nạn nghề nghiệp, cây đổ đè chết, thú dữ ăn thịt, rắn độc cắn, hoặc bị thổ phỉ giết, hoặc phe phái tự nhiên lao vào đánh nhau vì mẫu thuẫn... hoặc công an bắt.
Thế nên tục ngữ Việt nam có câu:
"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt.
Ăn của chùa ngọng miệng".
Câu nói đó hàm ý "Của công cộng là của chung của mọi người, vạn vật muôn loài. Ai tham lam biến của công thành của riêng thì sẽ gánh quả báo đau khổ".
Bài học 4: Cõi quỷ thần
Sáu cõi Luân Hồi mà Phật dạy là: 1- địa ngục, 2- súc sinh, 3- ngã quỷ, 4- người, 5- thần, 6- trời. Cõi quỷ số 3 và cõi thần số 5 là 2 cõi tâm linh trên và dưới cõi người số 4 một bậc. Phúc của quỷ thần tương đương với phúc cõi người. Đây là cõi trung gian của con người chết đi nhưng không đủ phúc sinh Tiên giới cõi trời, cũng không bị tội nặng đọa địa ngục, súc sinh. Họ sẽ vào cõi quỷ thần ở khi đủ duyên sẽ tái sinh làm người.
Theo tín ngưỡng dân gian thì cõi quỷ thần có thời gian chúng sinh tồn tại lâu hơn cõi người. Thế nên dân gian có câu: "Sống ở thác về". Tức cõi sống là cõi tạm bợ ngắn ngủi. Cõi tâm linh quỷ thần sau khi chết mới là "cõi vĩnh hằng" (cõi bền lâu mãi mãi).
Cõi thần thì các vị thần sống trong đền, miếu, phủ, điện, bàn thờ tổ tiên, từ đường... bởi phúc các thần lớn nên nơi đó được trang hoàng đẹp đẽ, khang trang, đồ ăn vật thực, hương khói ấm cúng. Người sống có phúc lớn, có gia đình con cháu đông đảo, nhiều tiền, nhiều quyền... chết đi sẽ vào cõi thần vì khi chết họ vẫn còn phúc lớn. Vị đó ở cõi thần sẽ có lâu đài, cung điện, kẻ hầu người hạ, vật chất của cải, hương khói ấm cúng... và hưởng hạnh phúc sung sướng bền lâu của một vị thần. Hết duyên cõi Thần vị đó sẽ đầu thai làm người phúc lớn.
Cõi Ngã Quỷ ta hay gọi là ma hoặc nói ghép là ma quỷ. Cõi này giống cảnh cõi người thiếu phúc nghèo hèn, không nhà không cửa, đầu đường xó chợ, bới thùng rác tìm đồ ăn, cô đơn lạnh lẽo... Người thiếu phúc đó chết đi thì vào cõi ngã quỷ đói khát, cô đơn lạnh lẽo. Có câu rằng "Cô hồn các đảng, ma cũ ăn hiếp ma mới". Ngã quỷ cũng có cảnh xã hội đen, bắt chẹt, ức hiếp, kết bè kết đảng đánh nhau... giống người thiếu phúc thân yếu thế cô không nơi nương tựa bị ức hiếp đánh đập. Hết duyên ngã quỷ họ sẽ đầu thai làm người thiếu phúc.
Quỷ Thần sống hoà lẫn với cõi người ở cạnh người nhưng âm dương cách biệt khó thấy. Các nhà ngoại cảm xịn xò, các thầy bùa nuôi âm binh, các Thiền sư có định... có thể cảm ứng giao tiếp với quỷ thần. Rồi hiện tượng nhập đồng cũng là quỷ thần nhập. Rất khó có địa ngục hay thiên tử cõi trời nhập.
Bài học 5: Tục cúng thí thực cho các vong
"Vong" là ai? Vong là một chúng sinh ngã quỷ không nhà không cửa, lạnh lẽo, cô đơn, đói khát. Dân gian gọi là "Vong linh, vong hồn" gọi tắt là "Vong".
Trong 6 phép tu Bồ Tát Đạo là Lục Ba-la-mật thì phép Bố Thí Ba-la-mật xếp hàng đầu tiên. Cúng thí thực chính là Bố thí đồ ăn vật thực cho chúng sinh cõi ngã quỷ cô đơn đói khát, không nhà không cửa.
Theo Luật Nhân Quả khi ta nhận ơn nghĩa của ai thì tâm ta bị xúc động mạnh, xuất hiện lòng biết ơn vâng lời và mong muốn trả ơn. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đặc biệt những lúc ta cần, những cái ta thiếu... mà có người giúp ta thì tâm ta càng biết ơn sâu sắc. Đó là quy luật tâm lý tự nhiên.
"Vong" là chúng sinh chịu cảnh đói khát, cô đơn, lạnh lẽo. Nếu ta cúng cho họ đồ ăn vật thực, quần áo, nhà cửa là đúng cái họ cần thì họ sẽ biết ơn ta mạnh mẽ. Do vậy 50 Tỳ kheo có duyên với quỷ thần rừng cây. Các vị sống nhờ vào nơi ở của quỷ thần nên Phật dạy phải cúng thí thực. Chính vì phép cúng thí thực đó đã tạo thành ơn nghĩ. Khi đó quỷ thần sẽ hỗ trợ và bảo vệ cho các Tỳ kheo tu hành không trướng ngại. Tuy nhiên phúc các "Vong" yếu kém nên việc làm đó ta thu được ít phúc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top