14. Hàm sản xuất?Phân tích sx trong ngắn hạn

14. Hàm sản xuất?Phân tích sx trong ngắn hạn:

a,.Hàm sx

Khái niệm: sx là hoạt động của các doanh nghiệp chuyển hóa những đầu vào là những yếu tố sx thành những đầu ra gọi là sản phẩm.

_ CÁc yếu tố sx đầu vào được chia thành: lao đông(L) và tạo ra sản phẩm được dùng bởi các nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nhà xưởng,...gọi tắt là vốn(K) , các yếu tố này được kết hợp với nhau trong quá trình sx tạo ra những sản phẩm ( Q ) , quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sx được thể hiện bằng 1 hàm sx.

_ Hàm sx khái quát các phương pháp có hiệu quả về mặt kĩ thuật khi kết hợp các đầu vào để tạo ra sản lượng đầu ra.

_ Nếu hàm sx sử dụng những đầu vào có dạng

Q = f ( X1, X2, X3,...,Xn)

X1,X2,...,Xn : là các yếu tố đầu vào

Trong đó : Q là mức sản lượng đầu ra

_ Nếu hàm sx chỉ sử dụng K đơn vị và L đơn vị lao động còn các đầu vào khác là cố định thì hàm sx sẽ có dạng

Q = f ( L, K )

Hay Q = A. K^α . L^β

Trong đó

Q : là sản lượng đầu ra

K : là vốn

L : là lao động

A : là 1 hằng số phụ thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu vào và đầu ra

α và β là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L.

b,Phân tích sx trong ngắn hạn

- Năng suất bình quân và năng suất biên.

+ Năng suất bình quân: là đầu ra tính theo một đơn vị đầu vào là lao động, nó được kí hiệu là APL, và được xác định bởi công thức:

APL = ( Số đầu ra về sản lượng ) / ( Số lao động đầu vào)

= Q/ L

+ Năng suất biên của lao động là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao động tăng thêm một đơn vị, năng suất biên được kí hiệu là MPL , và được xác định bằng công thức:

MPL = (Số thay đổi của đầu vào về sản lượng) / (Số thay đổi của người lao động)

= ΔQ/ΔL

Năng suất biên của lao động tùy thuộc vào tổng số vốn được sử dụng, nếu số vốn đầu vào tăng thì năng suất biên của lao động cũng sẽ tăng. Cũng giống như năng suất bình quân, năng suất biên chỉ tăng trong thời gian đầu sau đó giảm dần.

( Bảng thấy rõ điều này)

+ Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất bình quân: giữa năng suất biên và năng suất bình quân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi năng suất biên > năng suất bình quân thì năng suất bình quân tăng dần, khi năng suất biên = năng suất bình quân thì năng suất bình quân không tăng, không giảm và đạt giá trị Max, khi năng suất biên

- Quy luật năng suất biên giảm dần:

Quy luật năng suất biên giảm dần cho biết chiều hướng và tỷ lệ thay đổi sản lượng của doanh nghiệp khi chỉ có một yếu tố sản xuất thay đổi, nếu số lượng một yếu tố sane xuất tăng đều trong khi số lượng của các yếu tố khác không thay đổi thì tổng số sản lượng sẽ gia tăng. Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục gia tăng các yếu tố đầu vào thì mức gia tăng sản phẩm sẽ giảm dần và đến mức nào đố nó sẽ giảm hẳn xuống.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: