14.15.hesinhthai.tudieuchinhesinhthai

Câu 14: Hệ sinh thái là gì? Cấu trúc của một hệ sinh thái điển hình?

Khái niệm: Hệ sinh thái (ecosystem) là khái niệm do A. Tánley (Anh), 1935 đè xuất. Hệ sinh thái được định nghĩa là một đơn vị tự nhiên, một vùng không gian địa lí, ở đó có sự thống nhất giữa sinh vật và ngọai cảnh. Sinh vật trong hệ sinh thái được gọi là quần xã. Chính tác động qua lại giữa sinh vật và ngoại cảnh đã làm nên hệ sinh thái đó. Nói cách khác hệ sinh thái là một đơn vị chức năng trong đó gồm có quần xã và môi trường của chúng. Có thể tóm tắt hệ sinh thái bằng công thức sau:

HST = Quần xã sinh vật + Môi trường.

Câu trúc của một HST điển hình:

Về cấu trúc, HST gồm 4 thành phần: Môi trường vô sinh (E), sinh vật sản xuất là các thực vật quang hợp (P), sinh vật tiêu thụ các cấp (C), và sinh vật phân hủy (D) gồm các vi sinh vật và hoại sinh trong HST.

Về quy mô, HST có thể có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ (một hòn non bộ, một bãi phân đọng vật, một cây gỗ muc...), quy mô vừa (một ruộng lúa, một cánh đồng, một trại cahwn nuôi, một ao cá...), hoặc quy mô lớn và rất lớn (một cánh rừng, lưu vực một con sông...). Những HST có quy mô càng lớn thì ý nghĩa kinh tế càng lớn, sự nghiên cứu nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ những HST này cần có sự hợp tác của nhiều địa phương, nhiều vùng thậm chí nhiều quốc gia có liên quan.

Người ta phân biệt 2 dạng HST cơ bản là: HST tự nhiên và HST nhân tạo.

HST tự nhiên là HST do thiên nhiên tạo ra, có đặc diểm là thời gian lịch sử lâu dài, có thành phần loài phong phú và có đầy đủ 4 thành phần cấu trúc. Ví dụ: một cánh rừng, lưu vực một con sông...

HST nhân tạo là HST do con người tạo ra, có đặc điểm là thời gian lịch sử ngắn hơn, có thành phần loài đơn giản và không có đầy đủ các thành phần cấu trúc của HST. Ví dụ: một thành phố, một cánh đồng lúa...

Câu 15: Sự tự điều chỉnh của HST là gí? Cho ví dụ minh họa? Giải thích tại sao sự tự điều chỉnh của HST lại có một giới hạn nhất định?

Sự tự điều chỉnh là một đặc điểm quan trọng của HST học. Sự tự điều chỉnh có thể được thể hiện ở các mức khác nhau: mức độ cơ thể, mức độ quần thể và mức độ quần xã.

HST là một hệ thống hở có khả năng tự điều chỉnh để lập lại cân bằng nếu sự cân bằng bị vi phạm. Tuy nhiên khả năng tự điều chỉnh của HST chỉ thể hiện được trong một giới hạn nhất định. Khi HST bị vi phạm cân bằng quá giới hạn, nghĩa là bị phá hoại quá mức thì nó không có khả năng tự điều chỉnh và HST sẽ bị hủy diệt.

Ví dụ: một khu rừng bị cháy hoặc bị phá hoại ở một phạm vi nhất định, nó có thể tự điều chỉnh để thiết lập lại cân bằng với môi trường bằng cách mọc lại các cây non và dần xác lập lại trạng thái cân bằng với môi trường của nó.

Tuy vậy, nếu cánh rừng do sự cố môi trường (bị mưa lũ, gió bão) gây sụt lở hoàn toàn hoặc bị cháy hoàn toàn thì HST rừng đó không có khả năng phục hồi.

Sự tự điều chỉnh của HST có một giới hạn nhất định bởi dự vào quy luật giới hạn sinh thái, sinh vật không thể chịu đựng được. Sinh vật chỉ tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong một giới hạn nhất định, khi vượt quá sự chịu đựng của cơ thể sinh vật sẽ bị tiêu diệt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phương