134 Thủy xinh
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự)
a. Định nghĩa
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản nhất định thì mới thả người bị bắt ra.
b. Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân (tự do thân thể của con tin) và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Thông thường, tội này xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt cóc, còn người thân của người bị bắt cóc bị xâm hại đến sở hữu tài sản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị xâm hại nhân thân cũng là người bị xâm hại về sở hữu tài sản. Đối tượng của tội phạm này là người bị bắt cóc và tài sản của người thân người bị bắt cóc hoặc tài sản của người bị bắt cóc.
- Khách quan:
Người phạm tội có hành vi bắt người khác trái pháp luật làm con tin. Hành vi bắt người trái pháp luật có thể bằng vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào (dụ dỗ, lừa dối, cho uống thuốc mê...) để giữ ở một nơi thuộc vùng kiểm soát của người phạm tội. Sau đó, người phạm tội tìm cách liên lạc với người thân của người bị bắt để đòi tiền, và đe doạ nếu không đưa tiền sẽ xâm hại đến đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bất kỳ thủ đoạn nào khác khiến cho người bị bắt cóc sợ hãi mà sớm yêu cầu người thân giao nộp tài sản. Tuy nhiên, nếu việc dùng vũ lực mà gây thương tích hoặc chết người thì người phạm tội phải bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng.
Người bị bắt làm con tin thường là những người thân của người bị đòi chuộc bằng tài sản hoặc bất kỳ người nào mà Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho họ. Vì thế, người phạm tội có thể yêu cầu người thân của người bị bắt hoặc cơ quan, tổ chức có quan tâm đến sự an toàn của người bị bắt giao nộp tài sản. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi bắt cóc con tin và ra yêu cầu chuộc bằng tài sản, không cần người phạm tội đã lấy được tài sản chuộc hay chưa.
- Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc của phạm tội này. Nếu hành vi bắt cóc con tin không nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội phạm khác (bắt cóc trẻ em (Điều 120), bắt người trái phép (Điều 123)...).
Về mục đích chiếm đoạt tài sản có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành vi bắt cóc diễn ra.
- Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top