1300 - Bảo đảm, cầm cố...
1
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________
Số: 1300/QĐ-HĐQT-TDHo Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 27/6/2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
- Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2002;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD ngày 24/09/2003, Quyết định số 411/QĐ-HĐQT-TD ngày 21/9/2005 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Điều 3. Các hợp đồng tín dụng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết và các hợp đồng tín dụng đã cho vay còn dư nợ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo các điều khoản đã ký kết hoặc thoả thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp.
Điều 4. Tổng Giám đốc, Trưởng các Ban tại Trụ sở chính, Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh cấp I, các Công ty được hoạt động cho vay, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
- Như Điều 4;
- Thống đốc NHNN (b/c);
- Các Vụ: CS Tiền tệ, Tín dụng;
- Thành viên HĐQT;
- Ban điều hành;
- Lưu: VP, CV, PC, Ban TDHo.
Đỗ Tất Ngọc
1
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam)
PHẦN I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Quy định này được áp dụng đối với Sở giao dịch, các Chi nhánh, Công ty (gọi tắt là chi nhánh NHNo) có hoạt động cho vay, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam (viết tắt là NHNo Việt Nam) và khách hàng vay vốn.
Điều 2. Quyền lựa chọn, quyết định
Các chi nhánh NHNo được phép lựa chọn, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Quy định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm tiền vay là việc NHNo Việt Nam áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho vay.
2. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của NHNo Việt Nam mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba.
3. Tài sản: bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
4. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Phần thứ sáu của Bộ Luật Dân sự (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền chuyển giao công nghệ...).
5. Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
6. Tài sản không có tranh chấp là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
7. Tài sản gắn liền với đất là tài sản không di, dời được, bao gồm:
7.1. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
7.2. Tài sản khác gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng nói tại điểm 7.1 khoản 7 Điều này trong trường hợp thế chấp, bảo lãnh bao gồm nhà ở, công trình xây dựng và tài sản đó;
7.3. Vườn cây lâu năm, rừng cây;
7.4. Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
8. Hoa lợi, lợi tức:
8.1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
8.2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
9. Vật chính và vật phụ:
9.1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
9.2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính, thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
10. Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm bờn cầm cố, bờn thế chấp, bờn ký quỹ, bờn bảo lónh và tổ chức chớnh trị - xó hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
11. Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lónh, tổ chức tớn dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ.
12. Bên nhận bảo đảm ngay tỡnh là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
13. Bờn cú nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có quyền.
14. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.
15. Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dõn sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.
16. Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
17. Hàng húa luõn chuyển trong quỏ trỡnh sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
18. Giấy tờ cú giỏ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
Điều 4. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hỡnh thành trong tương lai và được phép giao dịch.
2. Tài sản hỡnh thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hỡnh thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đó được hỡnh thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
3. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Chương IV- Luật Đất đai:
4.1. Điều kiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
a/ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp trước ngày 01 tháng 11 năm 2007 người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì vẫn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
b/ Đất không có tranh chấp.
c/ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
d/ Còn trong thời hạn sử dụng đất.
đ/ Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải phù hợp với quy định tại Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004.
4.2. Tổ chức kinh tế trong nước thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
a/ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
b/ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
c/ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất sau ngày 01/07/2004 được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
d/ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm (05) năm thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
đ/ Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê lại.
4.3 Hộ gia đình, cá nhân thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
a/ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
b/ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê sau ngày 1/7/2004, được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
c/ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê trước ngày 1/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm (05) năm thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
d/ Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê lại.
4.4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
a/ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
b/ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà phải trả tiền thuê đất hàng năm thì được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, đất thuê lại.
c/ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà phải trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp phỏp và cú giỏ trị phỏp lý đối với người thứ ba thỡ Toà ỏn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 5. Điều kiện đối với tài sản được nhận làm bảo đảm tiền vay
Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NHNo Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau đây:
1.1. Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2. Đối với tài sản của Doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật .
1.3. Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
2. Tài sản được phép giao dịch.
3. Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp.
4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.
NHNo Việt Nam kiểm tra điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay. Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.
Điều 6. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
1. Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ Luật Dân sự thỡ chi nhánh NHNo và khách hàng vay có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm theo Điều 48 Quy định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của NHNo Việt Nam, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng tín dụng.
3. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do chi nhánh NHNo, khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất nêu tại điểm 4.1 khoản 4 Điều này.
Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định. Chi phí thuê do khách hàng vay, bên bảo lãnh trả.
Việc định giá đất phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai và phương pháp xác định nêu tại khoản 4 Điều này.
4. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất:
4.1. Giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.
4.2. Giá trị quyền sử dụng đất đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm 4.1 khoản 4 Điều này thì do chi nhánh NHNo và khách hàng vay thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp.
Điều 7. Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
1. Đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ các tài sản nêu tại khoản 2 Điều này): Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam từng thời kỳ.
3. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: Mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.
PHẦN II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. GIAO KẾT GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Điều 8. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai
1. Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, chi nhánh NHNo có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì chi nhánh NHNo vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.
2. NHNo Việt Nam chỉ nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai khi:
2.1. Xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, quyền sử dụng; số lượng, giá trị của tài sản và tài sản đó phải được phép giao dịch;
2.2. Đối với tài sản là vật tư, hàng hoá ngoài việc có đủ điều kiện nêu trên chi nhánh NHNo phải có khả năng quản lý, giám sát;
2.3. Đối với tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của chi nhánh NHNo, khách hàng phải cam kết (bằng văn bản) và thực hiện mua bảo hiểm khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
Điều 9. Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm
1. Việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước theo quy định tại Điều 47 Luật Công chứng.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thì có thể lựa chọn hình thức chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất theo quy định tại Điều 130 Luật Đất đai.
Trường hợp thế chấp, bảo lãnh góp vốn...bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì phải có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
3. Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản thực hiện nhiều nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng, phải có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước.
4. Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn.
5. Việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Công chứng.
6. Lệ phí công chứng, chứng thực do khách hàng vay hoặc người được bảo lãnh trả.
Điều 10. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:
1.1. Cỏc bờn cú thoả thuận khỏc;
1.2. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;
1.3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
1.4. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Việc mụ tả chung về tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm.
Điều 11. Thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba
1. Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Việc thay đổi một hoặc các bên tham gia giao dịch bảo đảm không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.
Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:
1.1. Thế chấp quyền sử dụng đất;
1.2. Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
1.3. Thế chấp tàu bay, tàu biển;
1.4. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
1.5. Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cỏ nhõn, tổ chức cú yờu cầu.
3. Trỡnh tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm, sửa đổi, gia hạn, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 13. Trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm
1. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mỡnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thỡ chủ sở hữu cú quyền đũi lại tài sản theo quy định tại các Điều 256, 257 và 258 Bộ Luật Dân sự và khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê có thời hạn từ một năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê thỡ bờn bỏn cú bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo đảm đó đăng ký thỡ bờn nhận bảo đảm được coi là bên nhận bảo đảm ngay tỡnh và cú thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.
3. Tổ chức, cá nhân nhận bảo đảm bằng tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê sau thời điểm đăng ký hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê không được coi là bên nhận bảo đảm ngay tỡnh.
Điều 14. Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại
1. Bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi.
2. Các bên thoả thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trỡnh tổ chức lại phỏp nhõn; nếu khụng thoả thuận được thỡ bờn nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn; nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thỡ giải quyết như sau:
2.1. Trong trường hợp chia pháp nhân thỡ cỏc phỏp nhõn mới phải liờn đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
2.2. Trong trường hợp tách pháp nhân thỡ phỏp nhõn bị tỏch và phỏp nhõn được tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
2.3. Trong trường hợp hợp nhất, sỏp nhập thỡ phỏp nhõn hợp nhất, phỏp nhõn sỏp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm;
2.4. Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nước thỡ doanh nghiệp được chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm.
3. Đối với giao dịch bảo đảm được xác lập trước khi tổ chức lại pháp nhân và cũn thời hạn thực hiện thỡ cỏc bờn khụng phải ký kết lại giao dịch đó. Các bên có thể lập văn bản ghi nhận về việc thay đổi bên bảo đảm.
Đối với giao dịch bảo đảm đó đăng ký thỡ việc đăng ký thay đổi bên bảo đảm phải được thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định.
Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thỡ giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đó thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thỡ giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thỡ giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đó thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thỡ giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thỡ bờn nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mỡnh.
B. THỰC HIỆN GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
MỤC I: CẦM CỐ TÀI SẢN
Điều 16. Giữ tài sản cầm cố
Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, NHNo nơi cho vay trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thỡ NHNo vẫn phải chịu trỏch nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ Luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố.
Điều 17. Trỏch nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị
1. Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thỡ NHNo nơi đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thỡ NHNo nơi cho vay thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. NHNo nơi cho vay cú quyền yờu cầu bờn cầm cố thanh toỏn cỏc chi phớ hợp lý, nếu NHNo nơi cho vay không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.
Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của NHNo nơi cho vay thỡ phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thỡ quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và NHNo nơi cho vay được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mũn tự nhiờn.
Điều 18. Trỏch nhiệm của NHNo nơi cho vay trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khỏc
1. Trường hợp NHNo nơi cho vay bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ Luật Dân sự thỡ bờn cầm cố cú quyền đũi lại tài sản đó và yêu cầu NHNo nơi cho vay bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đũi lại tài sản trong cỏc trường hợp sau đây:
1.1. Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ Luật Dân sự;
1.2. Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tỡnh theo quy định tại Điều 257 Bộ Luật Dân sự.
2. Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đũi lại tài sản từ bờn mua, bờn nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thỡ NHNo nơi cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Điều 19. Quyền của NHNo nơi cho vay trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ cú giỏ
1. Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam thỡ NHNo nơi cho vay có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó.
2. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thỡ NHNo nơi cho vay cú quyền yờu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bờn cầm cố.
3. Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thỡ NHNo nơi cho vay cú quyền yờu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tõm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của NHNo đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó.
Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sỏt của NHNo thỡ phải chịu trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
MỤC II: THẾ CHẤP TÀI SẢN
Điều 20. Quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp khụng phải là hàng hoỏ luõn chuyển trong quỏ trỡnh sản xuất, kinh doanh mà khụng cú sự đồng ý của NHNo nơi cho vay thì NHNo nơi cho vay có quyền thu hồi tài sản thế chấp, trừ các trường hợp sau đây:
1.1. Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và bờn mua, bờn nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tỡnh;
1.2. Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đó được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp khụng mụ tả chớnh xỏc số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tỡnh.
2. Trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp thỡ cỏc khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đó bỏn, trao đổi.
Đối với giao dịch bảo đảm đó đăng ký thỡ NHNo nơi cho vay được chủ động yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm trong trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký.
3. Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trỡnh sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên thế chấp; bán, trao đổi tài sản thế chấp khác mà có sự đồng ý của NHNo nơi cho vay và trong các trường hợp quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1 Điều này thỡ bờn mua, bờn nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Điều 21. Quyền của bên cầm giữ trong trường hợp cầm giữ tài sản đang được dùng để thế chấp
Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tạiĐiều 416 Bộ Luật Dân sự mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì quyền của bên cầm giữ được ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp.
Điều 22. Thế chấp quyền đòi nợ
1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
2. NHNo nơi nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
2.1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
2.2. Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.
3. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
3.1. Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
3.2. Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.
4. NHNo nơi cho vay chỉ nhận thế chấp quyền đòi nợ khi xác định được giá trị cụ thể của khoản nợ và có cam kết về khả năng thanh toán, trách nhiệm liên đới nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả, theo thoả thuận giữa NHNo nơi cho vay và bên có quyền đòi nợ.
5. Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ Luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và NHNo nơi nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.
Điều 23. Thế chấp bằng nhà ở
Trường hợp khách hàng vay thế chấp bằng nhà ở phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng.
2. Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 24. Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp bên thế chấp cho thuê hoặc cho mượn tài sản thế chấp mà không thông báo cho bên thuê hoặc bên mượn về việc tài sản đang được dùng để thế chấp theo quy định tại khoản 5 Điều 349 Bộ luật Dân sự và gây ra thiệt hại thỡ phải bồi thường cho bên thuê hoặc bên mượn.
2. Hợp đồng cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp chấm dứt khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ. Bên thuê, bên mượn phải giao tài sản cho NHNo nơi cho vay để xử lý, trừ trường hợp NHNo nơi cho vay và bên thuê, bên mượn có thoả thuận khác.
Điều 25. Thế chấp tài sản đang cho thuê
Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuờ thỡ bờn thế chấp thụng bỏo về việc cho thuờ tài sản cho NHNo nơi cho vay; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thỡ bờn thuờ được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 26. Trách nhiệm của bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp
1. Trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thỡ bờn thế chấp phải thụng bỏo ngay cho NHNo nơi cho vay và phải sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác, nếu không có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Dân sự thỡ số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.
3. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp vật thế chấp bị hao mũn tự nhiờn.
Điều 27. Giỏm sỏt, kiểm tra tài sản thế chấp hỡnh thành trong tương lai
Bên thế chấp có nghĩa vụ tạo điều kiện để NHNo nơi cho vay thực hiện quyền giỏm sỏt, kiểm tra quỏ trỡnh hỡnh thành tài sản. Việc giỏm sỏt, kiểm tra của NHNo nơi cho vay không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hỡnh thành tài sản.
Điều 28. Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. NHNo nơi cho vay không được hạn chế bên thế chấp đầu tư hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để làm tăng giá trị tài sản đó.
2. Trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng phần tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận thế chấp bằng chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thỡ giải quyết như sau:
2.1. Trường hợp phần tài sản tăng thêm có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi đầu tư thỡ NHNo nơi cho vay cú quyền tỏch phần tài sản mà mỡnh nhận bảo đảm để xử lý;
2.2. Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thỡ tài sản thế chấp được xử lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo thời điểm đăng ký.
Điều 29. Giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho người yêu cầu đăng ký thế chấp
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật cho phép dùng quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thỡ NHNo nơi cho vay hoặc người thứ ba đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho NHNo nơi cho vay hoặc người thứ ba có quyền giữ giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Mục III: KÝ QUỸ
Điều 30. Tài sản ký quỹ
1. Tài sản ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Dân sự được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
2. Tài sản ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần tại ngân hàng nơi ký quỹ do NHNo nơi cho vay và khách hàng vay thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Điều 31. Nghĩa vụ của NHNo nơi nhận ký quỹ
1. Thanh toỏn theo yờu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phớ dịch vụ ngõn hàng.
2. Hoàn trả tài sản ký quỹ cũn lại cho bờn ký quỹ sau khi trừ chi phớ dịch vụ ngõn hàng và số tiền đó thanh toỏn theo yờu cầu của bờn cú quyền khi chấm dứt ký quỹ.
Điều 32. Quyền của NHNo nơi nhận ký quỹ
1. Yêu cầu bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.
2. Được hưởng chi phí dịch vụ ngân hàng.
Điều 33. Nghĩa vụ của bờn ký quỹ
1. Thực hiện ký quỹ tại ngõn hàng mà bờn cú quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại chỉ định hoặc chấp nhận.
2. Nộp đủ tài sản ký quỹ theo đúng thoả thuận với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại.
3. Thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại.
Điều 34. Quyền của bờn ký quỹ
Bờn ký quỹ cú quyền yờu cầu NHNo nơi nhận ký quỹ hoàn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phớ dịch vụ ngõn hàng và số tiền đó thanh toỏn theo yờu cầu của bờn cú quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ.
Điều 35. Nghĩa vụ của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thủ tục khi yêu cầu NHNo nơi nhận ký quỹ thanh toỏn.
Điều 36. Quyền của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu NHNo nơi nhận ký quỹ thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Điều 37. Mức tiền ký quỹ
Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ vào kết quả phân loại xếp hạng khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng vay quy định mức tiền ký quỹ cho từng trường hợp cụ thể.
MỤC IV: BẢO LÃNH
ĐIỀU 38. Điều kiện của bên bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự:
a/ Bên bảo lãnh là pháp nhân, cá nhân Việt Nam: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b/ Bên bảo lãnh là pháp nhân, cá nhân nước ngoài: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mà bên bảo lãnh là pháp nhân nước ngoài có quốc tịch hoặc cá nhân nước ngoài là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định; trong trường hợp pháp nhân, cá nhân nước ngoài xác lập, thực hiện việc bẩo lãnh tại Việt Nam, thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thế chấp, cầm cố tài sản tại NHNo nơi cho vay.
2. Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý Ngân sách Nhà nước thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh Ngân sách Nhà nước và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
Điều 39. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lónh
Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lónh do NHNo nơi cho vay và khách hàng vay thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây:
1. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lónh khụng thực hiện hoặc thực hiện khụng đúng nghĩa vụ đối với NHNo nơi nhận bảo lónh;
2. Bên được bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ đối với NHNo nơi nhận bảo lónh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
3. Bên được bảo lónh khụng cú khả năng thực hiện nghĩa vụ của mỡnh trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lónh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lónh khi bờn được bảo lónh khụng cú khả năng thực hiện nghĩa vụ;
4. Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định.
Điều 40. Thụng bỏo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lónh
NHNo nơi nhận bảo lónh thụng bỏo cho bờn bảo lónh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lónh khi phỏt sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lónh nêu tại Điều 39 Quy định này; nếu bên được bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thỡ NHNo nơi nhận bảo lónh phải nờu rừ lý do trong thụng bỏo về việc bờn được bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn.
Điều 41. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lónh
Bờn bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lónh trong thời hạn do cỏc bờn thoả thuận; nếu khụng cú thoả thuận thỡ bờn bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lónh trong một thời hạn hợp lý nhưng không quá 30 ngày, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lónh.
Điều 42. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lónh, nghĩa vụ của bờn được bảo lónh đối với NHNo nơi nhận bảo lónh
Các bên có thể thoả thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lónh, nghĩa vụ của bờn được bảo lónh đối với NHNo nơi nhận bảo lónh theo quy định của Bộ Luật Dân sự, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 43. Quyền yờu cầu hoàn trả của bờn bảo lónh
Bờn bảo lónh thụng bỏo cho bên được bảo lónh về việc đó thực hiện nghĩa vụ bảo lónh; nếu khụng thụng bỏo mà bờn được bảo lónh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với NHNo nơi nhận bảo lónh thỡ bờn bảo lónh khụng cú quyền yờu cầu bờn được bảo lónh thực hiện nghĩa vụ đối với mỡnh. Bờn bảo lónh cú quyền yờu cầu NHNo nơi nhận bảo lónh hoàn trả những gỡ đó nhận từ bờn bảo lónh.
Điều 44. Quyền của bờn nhận bảo lónh
Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lónh theo quy định tại Điều 40 Quy định này, NHNo nơi nhận bảo lónh cú cỏc quyền sau đây:
1. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo Điều 45 Quy định này
2. Yờu cầu Tũa ỏn ỏp dụng biện phỏp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lónh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
3. Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của NHNo nơi nhận bảo lónh phải chấm dứt hành vi đó.
Điều 45. Xử lý tài sản của bờn bảo lónh
Trong trường hợp phải xử lý tài sản của bờn bảo lónh theo quy định tại Điều 369 Bộ Luật Dân sự thỡ NHNo nơi cho vay và khách hàng vay thoả thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thoả thuận được thỡ NHNo nơi nhận bảo lónh cú quyền khởi kiện tại Tũa ỏn.
Điều 46. Thực hiện nghĩa vụ bảo lónh trong trường hợp bên bảo lónh là doanh nghiệp bị phỏ sản, bờn bảo lónh là cỏ nhõn chết hoặc bị Toà ỏn tuyờn bố đó chết
1. Trong trường hợp bên bảo lónh là doanh nghiệp bị phỏ sản thỡ việc bảo lónh được giải quyết như sau:
1.1. Nếu nghĩa vụ bảo lónh phỏt sinh thỡ bờn bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lónh. Trường hợp bờn bảo lónh khụng thanh toỏn đầy đủ trong phạm vi bảo lónh thỡ NHNo nơi nhận bảo lónh cú quyền yờu cầu bờn được bảo lónh thanh toỏn phần cũn thiếu;
1.2. Nếu nghĩa vụ bảo lónh chưa phát sinh thỡ bờn được bảo lónh phải thay thế biện phỏp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên bảo lónh là cỏ nhõn chết hoặc bị Toà ỏn tuyờn bố là đó chết thỡ việc bảo lónh được giải quyết như sau:
2.1. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lónh phải do chớnh bờn bảo lónh thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thỡ bảo lónh chấm dứt;
2.2. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lónh khụng phải do chớnh bờn bảo lónh thực hiện thỡ bảo lónh khụng chấm dứt. Người thừa kế của bên bảo lónh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lónh thay cho bờn bảo lónh theo quy định tại Điều 637 Bộ Luật Dân sự, trừ trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 Bộ Luật Dân sự. Người thừa kế đó thực hiện nghĩa vụ thay cho bờn bảo lónh thỡ cú cỏc quyền của bờn bảo lónh đối với bên được bảo lónh.
MỤC V: CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN
Điều 47. Đối với khách hàng được vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ
Chi nhánh NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hợp tác xã, hộ nông dân, chủ trang trại, người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài và một số khách hàng khác theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Tổng giám đốc.
Điều 48. Đối với khách hàng được vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của NHNo Việt Nam
1/ Điều kiện:
1.1. Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ trong quan hệ vay vốn với chi nhánh NHNo hoặc các tổ chức tín dụng khác;
1.2. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật;
1.3. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
1.4. Được xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chí phân loại khách hàng của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
2/ Trường hợp khách hàng vay có đủ điều kiện để được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, chi nhánh NHNo và khách hàng vẫn có thể thoả thuận về việc bên thứ ba có uy tín, có năng lực tài chính cam kết (bằng văn bản) trả nợ thay, nếu khách hàng vay không trả được nợ.
MỤC VI: TÍN CHẤP
Điều 49. Tớn chấp
1. Tớn chấp là việc tổ chức chớnh trị - xó hội tại cơ sở bằng uy tín của mỡnh bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đỡnh nghốo vay một khoản tiền theo lãi suất thương mại tại NHNo để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
2. Cá nhân, hộ gia đỡnh nghốo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong cỏc tổ chức chớnh trị - xó hội theo Điều 50 Quy định này.
3. Chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Tổ chức chớnh trị - xó hội bảo đảm bằng tín chấp
Đơn vị tại cơ sở của các tổ chức chính trị - xó hội sau đây là bên bảo đảm bằng tín chấp:
1. Hội Nụng dõn Việt Nam;
2. Hội Liờn hiệp Phụ nữ Việt Nam;
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 51. Nghĩa vụ của tổ chức chớnh trị - xó hội
1. Xỏc nhận theo yờu cầu của NHNo nơi cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đỡnh nghốo khi vay vốn tại NHNo đó.
2. Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với NHNo nơi cho vay giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đỡnh nghốo vay vốn; giỏm sỏt việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho NHNo nơi cho vay .
Điều 52. Quyền của tổ chức chớnh trị - xó hội
Tổ chức chớnh trị - xó hội cú quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đỡnh nghốo khụng cú khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.
Điều 53. Nghĩa vụ của NHNo nơi cho vay
NHNo nơi cho vay cú nghĩa vụ phối hợp với tổ chức chớnh trị - xó hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ, nếu chấp nhận cho vay có bảo đảm bằng tín chấp.
Điều 54. Quyền của NHNo nơi cho vay
1. NHNo nơi cho vay có quyền xem xét, quyết định không cho vay có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị- xã hội, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức chính trị - xã hội biết.
2. Trong trường hợp nhận bảo đảm bằng tín chấp, NHNo nơi cho vay cú quyền yờu cầu tổ chức chớnh trị - xó hội phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ.
Điều 55. Nghĩa vụ của bờn vay vốn
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đó cam kết.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo nơi cho vay và tổ chức chớnh trị - xó hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
3. Trả nợ đầy đủ gốc và lói vay đúng hạn cho NHNo nơi cho vay.
MỤC VII: BỘ HỒ SƠ BẢO ĐẢM
Điều 56. Hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (gọi chung là hợp đồng bảo đảm) phải được lập thành văn bản riêng.
Đối với cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, hợp đồng bảo đảm tiền vay được ghi trong hợp đồng tín dụng (Mẫu số 04E/ CV ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002).
2. Trường hợp giao dịch bảo đảm tiền vay bị coi là vô hiệu từng phần hay toàn bộ, thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà giao dịch bảo đảm đó là một điều kiện. Khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bảo lãnh của mình và bổ sung tài sản bảo đảm như đã cam kết.
3. Căn cứ mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay kèm theo Quy định này, chi nhánh NHNo có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng không được trái với quy định của pháp luật, Quy định này và không làm ảnh hưởng đến an toàn vốn vay.
Điều 57. Bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
Bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh gồm:
1. Hợp đồng bảo đảm tiền vay (mẫu biểu kèm theo Quy định này);
2. Hợp đồng thuê tổ chức chuyên môn xác định giá trị tài sản bảo đảm, kèm theo phiếu ghi kết quả giám định chất lượng và giá trị tài sản bảo đảm của tổ chức chuyên môn (nếu có) hoặc biên bản xác định gía trị tài sản bảo đảm;
3. Hợp đồng giao cho bên thứ ba giữ tài sản cầm cố, thế chấp (trong trường hợp NHNo nơi cho vay và khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận giao cho bên thứ ba giữ tài sản);
4. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố thế chấp, bảo lãnh:
4.1. Trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất:
a/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm 4.1 khoản 4 Điều 4 Quy định này;
b/ Sơ đồ thửa đất (nếu có);
c/ Chứng từ nộp tiền thuê đất (trường hợp được thuê đất).
4.2. Trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Chi nhánh NHNo phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
4.3. Đối với doanh nghiệp đã có quyết định giao, bán, khoán hoặc cho thuê phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho doanh nghiệp được cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn.
4.4. Văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (trường hợp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính).
4.5. Các giấy tờ khác có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay (phiếu nhập kho, các giấy tờ về bảo hiểm tài sản…).
4.6. Đối với tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có mua bảo hiểm tài sản, NHNo nơi cho vay phải giữ giấy chứng nhận bảo hiểm và thông báo bằng văn bản cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.
Thỏa thuận với tổ chức bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho NHNo nơi cho vay khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; thoả thuận này phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo đảm.
4.7. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai theo Điều 8 Quy định này thì ngoài các loại giấy tờ nêu tại khoản 1, 2, 3 Điều này, phải có thêm:
a/ Phụ lục hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai sau khi tài sản đã hình thành;
b/ Báo cáo kế hoạch và tiến độ hình thành tài sản do khách hàng lập;
c/ Các giấy tờ sở hữu tài sản sau khi tài sản đã hình thành và đã được giao kết giao dịch bảo đảm.
MỤC VIII: GIỮ, THAY THẾ, RÚT BỚT, BÁN TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Điều 58. Việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảm
1. Tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản: Tùy trường hợp cụ thể NHNo nơi cho vay và khách hàng vay, hoặc bên bảo lãnh thỏa thuận giao cho ngân hàng, khách hàng vay, bên bảo lãnh giữ.
Trong mọi trường hợp, bất động sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì NHNo nơi cho vay phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Tài sản cầm cố: Khi thực hiện cầm cố tài sản, bên cầm cố phải giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NHNo nơi cho vay hoặc người được chi nhánh NHNo uỷ quyền giữ tài sản theo Điều 16 Quy định này để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Điều 59. Bán, chuyển đổi tài sản bảo đảm
Việc chấp thuận cho khách hàng vay, bên bảo lãnh được bán, chuyển đổi tài sản bảo đảm là vật tư hàng hóa đang luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hoặc chấp thuận được bán, cho thuê đối với tài sản bảo đảm là nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê do NHNo nơi cho vay quyết định và phải được ghi rõ trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Điều 60. Rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm
Trong thời hạn thực hiện giao dịch bảo đảm, khách hàng vay, bên bảo lãnh có thể được rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm với điều kiện giá trị của những tài sản còn lại hoặc thay thế đáp ứng các quy định tại điểm 6.1 Điều 6 Quy định này.
Điều 61. Khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản bảo đảm
Khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh nếu đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của tài sản và được sự đồng ý của NHNo nơi cho vay.
MỤC IX: ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Điều 62. Mã tài sản bảo đảm
1. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của khách hàng vay, NHNo nơi cho vay phải thực hiện phân loại chi tiết và cấp mã tài sản bảo đảm. Mỗi tài sản bảo đảm được cấp một mã số duy nhất trong thời hiệu bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ.
2. Mã tài sản bảo đảm phải được liên kết với mã số khách hàng, mã số hồ sơ tín dụng để phục vụ công tác theo dõi, thống kê báo cáo và quản lý tài sản bảo đảm của khách hàng.
Điều 63. Đăng ký, quản lý và khai thác thông tin tài sản bảo đảm
1. Sau khi ký hoặc giải chấp hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, NHNo nơi cho vay phải nhập đầy đủ các thông tin có liên quan đến tài sản vào chương trình giao dịch điện toán.
2. Việc đăng ký, quản lý, khai thác thông tin tài sản bảo đảm, NHNo nơi cho vay thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.
PHẦN III: XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CẦM CỐ, THẾ CHẤP
Điều 64. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. NHNo nơi cho vay thực hiện xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Điều 65. Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản
1. Trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản thỡ tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Luật phá sản ngày 24/6/2004, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Quy định này để thực hiện nghĩa vụ; trường hợp Luật phá sản có quy định khác với Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Quy định này về việc xử lý tài sản bảo đảm thỡ ỏp dụng cỏc quy định của Luật phá sản.
2. Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản thỡ tài sản bảo đảm được xử lý như sau:
a) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm đó đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỡ tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nghĩa vụ;
b) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện thỡ tài sản bảo đảm được xử lý theo thoả thuận của cỏc bờn; trong trường hợp không có thoả thuận thỡ tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Luật Phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm.
Điều 66. Nguyờn tắc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thỡ việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thỡ tài sản được bán đấu gía theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thỡ việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thỡ tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với Quy định này.
4. Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là NHNo nơi nhận bảo đảm hoặc người được NHNo ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.
5. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của NHNo nơi nhận bảo đảm.
Điều 67. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận
1. NHNo nơi cho vay và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng một trong các phương thức sau để xử lý tài sản bảo đảm:
1.1. Bán tài sản bảo đảm;
1.2. NHNo nơi nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
1.3. NHNo nơi nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đũi nợ;
1.4. Phương thức khác.
2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Điều 68. Nghĩa vụ của người xử lý tài sản trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản theo Điều 69 Quy định này.
2. Thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thanh toán tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiờn thanh toỏn.
Điều 69. Thụng bỏo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thụng bỏo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đũi nợ, giấy tờ cú giỏ, thẻ tiết kiệm, vận đơn thỡ người xử lý tài sản cú quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
3. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản;
b) Nghĩa vụ được bảo đảm;
c) Mụ tả tài sản;
d) Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
4. Trong trường hợp người xử lý tài sản khụng thụng bỏo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đó được đăng ký thỡ phải bồi thường thiệt hại.
Điều 70. Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do cỏc bờn thoả thuận; nếu khụng cú thoả thuận thỡ người xử lý tài sản cú quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với động sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thụng bỏo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 69 Quy định này.
Điều 71. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý
1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thụng bỏo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thỡ người xử lý tài sản cú quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yờu cầu Tũa ỏn giải quyết.
2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản cú trỏch nhiệm:
a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rừ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của cỏc bờn;
b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xó hội trong quỏ trỡnh thu giữ tài sản bảo đảm.
3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thỡ bờn bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc cú hành vi cản trở việc thu giữ hợp phỏp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thỡ phải bồi thường.
5. Trong quỏ trỡnh tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thỡ người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xó, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỡnh ỏp dụng cỏc biện phỏp theo quy định của pháp luật để giữ gỡn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của NHNo nơi nhận bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm
1. Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, NHNo nơi nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép hoặc uỷ quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản.
2. Hoa lợi, lợi tức thu được phải được hạch toán riêng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Sau khi trừ các chi phớ cần thiết cho việc khai thỏc, sử dụng tài sản, số tiền cũn lại được dùng để thanh toán cho bên nhận bảo đảm.
Điều 73. Xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý
Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thỡ tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bảo đảm có thế xác định được giá cụ thể, rừ ràng trờn thị trường thỡ người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).
Điều 74. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đũi nợ
1. NHNo nơi nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao cỏc khoản tiền hoặc tài sản khỏc cho mỡnh hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thỡ NHNo nơi nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đũi nợ.
2. Trong trường hợp NHNo nơi nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thỡ NHNo nơi nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
Điều 75. Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm
1. Việc xử lý tài sản bảo đảm là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm.
2. NHNo nơi nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trỡnh vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoỏ ghi trờn vận đơn được thực hiện theo Điều 73 Quy định này.
Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hoá theo vận đơn cho NHNo nơi nhận bảo đảm mà gõy ra thiệt hại thỡ phải bồi thường cho NHNo nơi nhận bảo đảm.
3. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thỡ bờn nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
Điều 76. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý
1. Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thỡ cỏc tài sản này được bán đấu giỏ.
2. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thỡ khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 77. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thỡ nghĩa vụ trong tương lai có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm đó, không phụ thuộc vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ trong tương lai.
Điều 78. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mỡnh cú quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ Luật Dân sự.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thỡ người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thỡ hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.
Điều 79. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm
Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mỡnh đối với NHNo nơi nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thỡ cú quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.
Điều 80. Thứ tự ưu tiên thanh toán
1. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ Luật Dân sự.
2. Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mỡnh thế quyền.
3. Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thỡ số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Điều 81. Lựa chọn giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Trong trường hợp một nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm, mà khi đến hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỡ NHNo nơi nhận bảo đảm có quyền lựa chọn giao dịch bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các giao dịch bảo đảm, nếu các bờn khụng cú thoả thuận khỏc.
PHẦN IV. BẢO QUẢN TÀI SẢN, BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 82. Bảo quản tài sản, giấy tờ của tài sản
1. Tài sản cầm cố do NHNo nơi cho vay giữ phải được bảo quản theo chế độ hiện hành.
2. Các giấy tờ bảo đảm tiền vay của khách hàng được lưu giữ tại kho theo chế độ quy định đối vơí các giấy tờ có giá.
3. Nếu tài sản ở nước ngoài thì NHNo nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay, bên bảo lãnh về hợp đồng và thủ tục thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước ngoài và thông lệ quốc tế nhưng không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 83. Báo cáo thống kê
Chế độ thông tin, báo cáo thống kê các chi nhánh NHNo thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam.
PHẦN V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 84. Điều khoản chuyển tiếp
Các giao dịch bảo đảm được giao kết theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác mà còn thời hạn thực hiện sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn có hiệu lực mà không phải sửa đổi hoặc giao kết lại giao dịch bảo đảm đó.
Điều 85. Điều khoản thi hành
Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quyết định.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH
Đỗ Tất Ngọc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top