13 hinh thai kinh te xa hoi

4. Hình thái kinh tế - xã hội.  

4.1. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội  

  - Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng 

để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc 

trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và 

với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản 

xuất ấy. 

  - Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, 

trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc 

thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế-xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại 

lẫn nhau, thống nhất với nhau. 

  Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi xã hội hình thái kinh 

tế-xã hội. Hình thái kinh tế-xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy 

đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển 

và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội. 

  Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, ban đầu quyết định tất cả mọi quan hệ xã 

hội khác. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 

và tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất. Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có một 

kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan 

để phân biệt các chế độ xã hội. Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã 

hội. 

Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v.. và các thiết chế 

tương ứng được hình thành, phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất tạo thành 

kiến trúc thượng tầng của xã hội. Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát 

triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ , duy trì và phát 

triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.  

Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế-xã hội còn có quan hệ về 

gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ 

với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất. 

4.2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên 

Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội nối tiếp 

nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã 

hội, C. Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là 

một quá trình lịch sử-tự nhiên” 

Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác 

động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã 

hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của 

lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các 

quy luật xã hội khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình 

thái kinh tế-xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao như một quá trình lịch sử-tự 

nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn con người. Trong các quy luật khách quan chi 

phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội thì quy luật về sự 

phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai 

trò quyết định nhất. Nó vừa đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã 

hội, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. 

Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế-xã hội 

phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân 

loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy 

luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền 

thống văn hóa, về điều kiện quốc tế v.v.. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân 

loại hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử 

phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế-xã hội 

từ thấp đến cao. Nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái 

kinh tế-xã hội nào đó. Tuy nhiên, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình 

lịch sử-tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan. 

Như vậy, quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn 

ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những 

điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế-xã hội nhất định .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: