13/ Hãy nêu rõ quan điểm của Đảng về văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát
huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.
* Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền
vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
* Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.
* Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hóa theo nghĩa rộng bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ. Mỗi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền
tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dưới sự lãnh
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Phát huy nhận thức đổi mới từ Đại hội VI 1986, Đảng khẳng định:
giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; khoa học công nghệ còn nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh.
- Để thực hiện quốc sách đó, chúng ta chủ trương:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế
quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh sáng tạo con người Việt Nam.
+ Chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập
suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.
+ Đổi mới giáo mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông;
Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động; Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh
nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành; chú
trọng phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào
tạo, dân tộc, vùng miền¼
+ Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất
cả các cấp học, bậc học; tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học; hoàn thiện hệ thống đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục; nội dung và phương pháp thi cử cần đánh giá đúng trình độ tiếp thụ tri thức, khả năng học tập; khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực khác của giáo dục.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục: huy động nguồn lực vật chất và trí
tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục; phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp¼ để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; tiệp cận
chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới; có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.
+ Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, tập trung
nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh; làm tốt công tác chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng
đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế
cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP.
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
* Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một
sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
- Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đỏi hỏi nhiều thời gian.
- Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện "diễn biến hòa bình".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top