13-18


13. Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu giám sát trong giám sát thi công xây dựng công trình ? Tổ chức giám sát thi công xây dựng cần có những điều kiện gì?

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng để tự thực hiện;

b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng;

đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch kết quả giám sát;

e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng;

g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:

a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;

b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;

c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;

b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;

c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;

đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;

g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện

Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.


14. Trình bày khái niệm về tổng thầu xây dựng? Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng công trình ? Các trường hợp được chỉ định thầu ?

Khái niệm

Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

Lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng

1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, loại, cấp công trình và những điều kiện cụ thể của dự án đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định các hình thức lựa chọn tổng thầu trong hoạt động xây dựng sau đây:

a) Tổng thầu thiết kế thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình;

b) Tổng thầu thi công thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình;

c) Tổng thầu thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và thi công xây dựng công trình;

d) Tổng thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình;

đ) Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình.

2. Nhà thầu độc lập hoặc liên danh dự thầu trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo quy định của Luật này.

3. Trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu quy định tại khoản 1 Điều này thì tổng thầu phải cử người có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng để điều phối toàn bộ công việc của tổng thầu.

Trường hợp chỉ định

1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm;

b) Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;

c) Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ;

d) Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá;

đ) Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.


15. Trình bày nội dung của hợp đồng trong hoạt động xây dựng?

Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

                1. Nội dung công việc phải thực hiện;

2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;

3. Thời gian và tiến độ thực hiện;

4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;

5. Giá cả, phương thức thanh toán;

6. Thời hạn bảo hành;

7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng;

9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.


16. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng đc điều chỉnh trong hợp đồng nào?

Nguyên tắc

1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.

2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau

Điều chỉnh

1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ được điều chỉnh khi được người quyết định đầu tư cho phép trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan;

c) Các trường hợp bất khả kháng.

2. Người cho phép điều chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc quyết định gây ra.

.


17. Tác giả tác phẩm kiến trúc có những quyền gì?

1-    Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phảm kiến trúc:

1.1  – Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân không đc chuyển giao cho ng khác bao gồm:

1.     Đặt tên cho tác phẩm

2.     Đứng tên thật or bút danh trên tác phẩm: đc nêu tên thật or bút danh khi tác phẩm đc công bố, phổ biến, sử dụng

3.     Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép or ko cho phép ng khác sửa đổi nội dung tác phẩm

1.2   – Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân có thể đc chuyển giao toàn bộ or 1 phần cho ng khác theo hợp đồng bằng văn bản or cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm:

1.       Công bố, phổ biến or cho ng khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm: trưng bày tác phẩm trc công chúng, truyền đạt tác phẩm tới công chúng = bất kỳ phương tiện or ccachs thức nào: phân phối tác phẩm or bản sao tác phẩm = cách bán, cho thuê or = cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm từ nc ngoài vào VN

2.       Cho or ko cho ng khác sử dụng tác phẩm của mình dưới các hình thức như xây dựng, sao chép, sao chụp lại các tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào

1.3   Tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm kiến trúc có các quyền tài sản đc chuyển giao toàn bộ or 1 phần cho ng khác theo hợp đồng bằng văn bản cho biếu tặng thừa kế thoe quy định pháp luật bao gồm:

1.       Đc hưởng nhuận bút

2.       Được hưởng thù lao khi tác phẩm đc sử dụng

3.       Đc hưởng lợi ích vật chất từ việc cho ng khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như: xây dựng, xuất bản, tái bản, trung bày, triển lãm, cho thuê

4.       Hận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm ko đc nhà nc bảo hộ

2         -  Đối vơi stacs giả ko đồng thời là chú sở hữu của tác phẩm kiến trúc:

2.1   Tác giả ko ddoowngf thời là chủ sở hữu của tác phẩm kiến trúc có các quyên fnhaan thân ko đc chuyển giao cho ng kahcs bao gồm:

2.1.1          Đặt tên cho tác phẩm

2.1.2          Đứng tên thật or bút dnh trên tác phẩm, đc nêu tên thật or bút danh khi tác phẩm đc công bố, phổ biến, sử dụng

2.1.3          Bảo vệ sự ton vẹn tác phẩm, cho phép or ko cho phép ng khác sửa đổi nội dung tác phẩm

2.2   Tac giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyên tài sản đc chuyển giao toàn bộ or 1 phần cho ng khác theo hợp đồng bằng văn bản or cho, biếu , tặng , thừa kế theo quy đinh của pháp luật gồm:

2.2.1          Đc hưởng nhuận bút

2.2.2          Đc hưởng thù lao khi tác phẩm sử dụng

2.2.3          Nhận đc giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ truwngf hợp tác phẩm ko đc nhà nc bảo hộ

18. Điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng nói chung, những lĩnh vực nào có yêu cầu và điều kiện năng lực? Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề? Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư?

Điều kiện năng lực

-  Các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc do tổ chức đảm nhận thực hiện.

- Năng lực của tổ chức khi trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng 1 và hạng 2 dựa trên cơ sở các tiêu chí sau:

+ Năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức;

+ Kinh nghiệm hoạt động xây dựng thể hiện qua năng lực quản lý và kết quả các công việc đã thực hiện của tổ chức;

+ Khả năng tài chính, lực lượng lao động, thiết bị thi công thực có của tổ chức hoặc do tổ chức thuê để thực hiện theo yêu cầu của công việc hoặc gói thầu.

Việc phân hạng tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng là để tổ chức đó tự xác định hạng năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu hoặc loại công việc khi tham gia thực hiện; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể có liên quan mà không phải là căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp hoạt động xây dựng.

- Chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu hoặc loại công việc cụ thể để lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp với gói thầu hoặc công việc đó.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ chiếu và cấp giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do tổ chức hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
- Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;
- Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp không có vi phạm gây ra sự cố công trình;
- Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này và đã nộp lệ phí theo quy định.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: