12.LN-NN-DKKQVCQ CMXHCN.docx

Câu 12: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan của CM XHCN.

Trả lời:

1.Khái niệm về CM XHCN:

CM XHCN là cuộc CM do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm xóa bỏ chế độ XH cũ, nhất là chế dộ TBCN, xây dựng thành công CNXH để tiến lên CN cộng sản.

Tuy nhiên, CM XHCN có lúc được nghiên cứu theo nghĩa rộng, có lúc được nghiên cứu theo nghĩa hẹp.

-          Theo nghĩa hẹp: CM XHCN là cuộc CM về chính trị. Trong đó quần chúng nhân dân lao động vùng dậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản (nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động) tạo tiền đề cho việc tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng ở giai đoạn tiếp theo.

-          Theo nghĩa rộng: CM XHCN là cuộc CM XH. Đó là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để xây dựng thành công CNXH, tiến đến CN cộng sản.

Như vậy, theo nghĩa rộng, CM XHCN bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – XHCN trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống XH.

2.Nguyên nhân của CM XHCN:

CN Mác – Lenin cho rằng, nguyên nhân xâu xa của cuộc CM XH là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. Do vậy, dưới CNTB, nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao; dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất TBCN về tư liệu sản xuất.

Biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức của sản xuất toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa TBCN gây ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp tư sản đã tổ chức các xanhdica, tờ rớt, congxocxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi.

Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt, nhưng CM XHCN không diễn ra một cách tự phát mà thông qua hoạt động của con người và những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.

3.Những điều kiện khách quan, chủ quan của cuộc CM XHCN:

CM XHCN muốn nổ ra và giành thắng lợi, phải có những điều kiện khách quan và chủ quan.

-          Những điều kiện khách quan của CM XHCN:

Những đk khách quan là phải có những mâu thuẫn về kinh tế- xã hội diễn ra gay gắt trong lòng XH TBCN. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng SX mang tính xã hội hóa cao với quan hệ SX chiếm hữu tư nhân về tư liệu SX. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, quyết định nhất của CM XHCN. Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp TS và giai cấp VS.

Dưới chế độ TBCN, nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cơ sơ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật đã hình thành những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung, làm cho lực lượng SX đạt đến trình độ xã hội hóa cao. Sự phát triển của lực lượng SX đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng và cao về chất lượng. Họ gắng bó hữu cơ với nền SX hiện đại và giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, nhưng của cải đó lại bị giai cấp TS chiếm đoạt. Điều đó giúp cho công nhân dễ dàng nhận thấy sự bạo tàn của giai cấp TS và họ trở thành kẻ thù của giai cấp TS; làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp TS ngày càng gay gắt.

Giai cáp TS không chỉ áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước, mà với lòng tham vô hạn, với khát vọng quền lực, giai cấp TS đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng. Điều đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.

Những mâu thuẫn trên dẫn tới nguy cơ tạo thành CM XH và nó đòi hỏi phải giải quyết bằng cuộc CM XH, nhằm xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của giai cấp TS, thiết lập một chế độ XH mới – XHCN.

-          Những đk chủ quan của CM XHCN:

Những đk khách quan đã tạo ra nguy cơ tạo thành CM XHCN. Nhưng để cho nguy cơ đó biến thành hiện thực thì phải có những điều kiện chủ quan.

Đk chủ quan có ý nghĩa quết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình là ĐSC. Lúc đó giai cấp công nhân mới có đủ khả năng đk để đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là tổ chức phát động quần chúng nhân dân lao động tiến hành cuộc CM XHCN. Nếu không có đk chủ quan này thì CM XHCN không nổ ra. Bằng chứng là ở các nước TBCN hiện nay như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp… Mâu thuẫn kinh tế - xã hội đã có, nhưng giai cấp công nhân vầ ĐCS ở những nước đó chưa muốn phát động cuộc CM XHCN. Mặt khác, sự khống chế của giai cấp TS ở những nước đó quá chặt chẽ nên CM XHCN chưa thể nổ ra được. Đk chủ quan thứ 2 là sự liên minh công - nông và tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức mạnh to lớn để đảm bảo cho CM thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: