12: khái niệm xh hóa , các đặc điểm của qtrình xhh ? Các mt của qtrình xhh hóa?
1. Khái niệm:
- Xh hoá là qtrình cá nhân con ng lĩnh hội 1 hệ thống nhất định những tri thức, gtrị, chuẩn mực cho phép cá nhân đó hoạt động như 1 thành viên của xh. Là qtrình con ng tiếp nhận nền văn hoá, qtrình con ng học cách đóng vai trò để gia nhập vào xh.
- Xh hóa là qtrình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình (N. Smelser).
- Xh hóa là 1 qrình tương tác giữa ng này và ng # , kquả là 1 là sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó (Fichter).
2. Các đặc điểm:
- Xh hoá là 1 qtrình 2 mặt: 1 mặt cá nhân chịu sự tác động của xh, mặt # cá nhân với tính tích cực, sáng tạo của mình tác động trở lại đối với xh.
- Nội dung, cấp độ các cơ chế cụ thể của xh hoá mang tính lịch sử cụ thể. Chúng được quy đinh bởi cơ cấu kt - xh của các xh đó. Xh hoá ko phải là sự áp đặt cơ học 1 hình thái xh sẵn có cho cá nhân.
- Cá nhân vừa là khách thể vừa là chủ thể của qtrình xh hoá.
- Xh hoá kéo dài suốt đời và là qtrình tất yếu.
- Xh hoá luôn tuân thủ các khuôn mẫu hành vi của các nhóm # nhau.
- Qtrình xh hoá diễn ra nhanh hay chậm là do sự tác động, ảnh hưởng của khung cảnh văn hoá, của gđ và xh lên tác phong chứ không phải do yếu tố bẩm sinh (ảnh hưởng sinh lý, địa lý…).
- Qtrình xh hoá là ko đều đối với mỗi ng do sự đòi hỏi, yêu cầu của xh đối với mỗi ng là ko giống nhau, nó phụ thuộc nhiều vào khả năng xh của họ.
- Qtrình xh hoá diễn ra nhanh hơn nếu có sự khoanh vùng, hạn chế sự lựa chọn, hoặc có sự định hướng.
- Xh hoá được thực hiện nhờ các thiết chế có sẵn như gđ, nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức xh, các phương thức giao tiếp công cộng.
- Trong xh hoá có 2 khuynh hướng tác động:
+ Bản chất tự nhiên: Khả năng p.ứng lại các ảnh hưởng bên ngoài.
+ Khả năng đáp ứng, tuân thủ theo khuôn mẫu mà xh mong đợi.
3. Các mt của qtrình xh hóa :
* Gia đình
- Mỗi ng đều sinh ra trong một gđ. Qtrình xh hoá của 1 ng từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng qđịnh tới thái độ và hành vi khi đã lớn, cho nên gđ, như là nhóm ng đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xh thường phải phụ thuộc vào, rõ ràng là 1 mt xh hoá đầu tiên và có tầm quan trọng chính yếu.
- Để trưởng thành, mỗi ng cần phải trải qua một thời gian dài ở gđ trước khi có thể tự sinh sống. Qtrình xh hoá rất cần thiết để mỗi cá nhân trở thành những thành viên xh một cách đầy đủ, chính vì vậy, gđ, như 1 mt xh đầu tiên là nơi cá nhân tiếp xúc và trải qua qtrình xh hoá của mình, ở đó, mỗi ng được học để biết mình là ai, mình cần trở thành ng như thế nào, và phải biết đối xử với ng # ra sao…
- Gđ là 1 nhóm xh nhỏ, chính vì vậy, xh hoá được thực hiện chủ yếu qua giao tiếp trực tiếp. Qtrình xh hoá của đứa trẻ được theo dõi chặt chẽ và được điều chỉnh ngay.
- Phần lớn ảnh hưởng của gđ trong giai đoạn sơ khai của qtrình xh hoá đc thực hiện 1 cách ko chính thức và ko có chủ định và là sản phẩm của tương tác xh giữa những ng gần gũi nhất về tinh thần và thể chất. Trong bước khởi đầu đó, chúng ta cũng học được nhiều thông qua quan sát và kinh nghiệm hệt như được hướng dẫn hay dạy dỗ một cách có chủ định. Do vậy, khi cha mẹ ta nói với ta rằng phải khoanh tay chào những người lớn tuổi hay phải mời cơm bố mẹ trước mỗi bữa ăn …thì bên cạnh đó, 1 cách không chủ định, họ cũng dạy chúng ta nhiều hơn họ có thể hình dung như về trật tự trong giao tiếp gđ, xh.
Như vậy, những đứa trẻ sinh ra trong các gđ # nhau có thể xảy ra các qtrình xh hoá # nhau, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như khả năng ptriển của đứa trẻ sau này.
Tuy nhiên, ngày nay, với sự ptriển của các tổ chức xh ngòai gđ và truyền thông đại chúng, qtrình xh hoá trong gđ mất dần ảnh hưởng của nó. Cha mẹ có thể ko hoặc ít hiểu biết về qtrình xh hoá cũng như mục đích của nó. Họ cũng ko đc huấn luyện nhiều cho các kỹ năng này, mà chủ yếu xh hoá con cái của mình thông qua những kinh nghiệm mà họ trải qua và có được từ ng #. Chính vì lý do đó, nhà trường và các tổ chức, đoàn thể xh # cùng với truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xh hoá các cá nhân.
* Nhà trường và các tổ chức xh ngoài gđ:
- Các tổ chức xh đặc biệt là nhà trường có tầm quan trọng ngày càng tăng trong qtrình xh hoá của mỗi cá nhân do phần lớn thời gian ngoài gđ, các cá nhân phụ thuộc vào các tổ chức đó. Chính vì lẽ đó, nhiều người cho rằng toàn bộ qtrình giáo dục phổ thông cũng là 1 mt xh hoá chính yếu. Trong các xh ptriển và phân hoá cao, có rất nhiều kỹ năng và kiến thức đòi hỏi phải được thông qua các phương tiện xh hoá chính thức. Xh càng phức tạp, càng có nhiều kỹ năng bao nhiêu thì càng cần thiết có những thiết chế được lập ra một cách có chủ định - các cơ sở giáo dục như trường học, trường cao đẳng và trường dạy nghề - để phổ biến các kỹ năng và kiến thức cần thiết.
- Trường học là nơi các cá nhân đến để tiếp thu kiến thức. Khi 1 đứa trẻ tới trường, nó tiếp thu không phải chỉ các môn học của nhà trường mà cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi. Học sinh phải học ko chỉ lịch sử và địa lý cũng như các môn học # mà còn cả cách thức qhệ với giáo viên và các bạn học, cũng như những cách thức nhìn nhận về thế giới khác#. Ở trường, cá nhân ngoài việc học những môn học chính, chúng còn được tiếp thu những tư tưởng, khuôn mẫu, và giá trị mà xh coi trọng. Ngta thường đánh giá học sinh không chỉ bởi điểm số mà cả việc chúng chấp hành những qui định trong nhà trường, hay đối xử với bạn bè, thầy cô, thậm chí với gđ như thế nào. Như vậy, qtrình xh hoá mà học sinh tiếp nhận ở trường học do vậy không chỉ liên quan tới việc tiếp thu những kỹ năng qui định mà còn cả những kỹ năng xh khác.
- Khi trưởng thành, các cá nhân lại tham gia vào các tổ chức xh cụ thể hay những nghề nghiệp nào đó. Khi cá nhân tham gia vào một tổ chức, cơ quan, họ thường chịu ảnh hưởng 1 cách vô thức những quy ước, quy định có sẵn của các tổ chức này. Chúng ta thường nói nhiều đến thói quen nghề nghiệp, đây chính là một trong những hậu quả của qtrình xh hoá.
* Nhóm xã hội
- các nhóm xã hội (đặc biệt là nhóm bạn) cũng là mt xh hoá qtrọng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
- Khi đứa trẻ lớn lên, các mt # bên ngoài cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Những đứa trẻ # mà nó tiếp xúc, bạn bè cùng lứa tuổi, bạn cùng chơi… có ảnh hưởng xh hoá qtrọng. Mt này đgl nhóm tương đương và có lẽ là mt xh hoá đầu tiên mà bọn trẻ tiếp xúc được những suy nghĩ và hành vi khác với những điều mà chúng học được ở nhà. Cá nhân đặc biệt chịu ảnh hưởng của nhóm tương đương trong giai đoạn vị thành niên, vì trong giai đoạn này, các nhóm vị thành niên tạo đkiện cho cá nhân chấm dứt sự phụ thuộc vào ng lớn và thiết lập một vị thế xh bình đẳng mà từ trước tới giờ mỗi cá nhân chưa có được.
- Trong suốt cuộc đời của mình, mỗi ng trong chúng ta sống trong rất nhiều nhóm xh # nhau và có rất nhiều ng bạn, cả thân thiết lẫn ko thân thiết, nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến suy nghĩ của mỗi ng về xh.
- Các nhóm bạn cũng được hình thành theo nhiều cách # nhau, nhưng nhìn chung, thường bạn bè là ngang tuổi với nhau. Khi còn nhỏ, các nhóm bạn bè thường được hình thành một cách ngẫu nhiên như trong lớp học, cùng nơi ở,… Khi chúng ta càng lớn lên, chúng ta càng có thêm nhiều người bạn dựa trên sở thích, công việc, hay vị trí xh…
- Nhóm bạn là nơi mỗi cá nhân có thể học hỏi những hành vi mà họ có thể ko thể, ko có đkiện hay vì 1 lý do nào đó ko được thực hiện ở các mt x hoá # như gđ, nhà trường hay qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự thực cho chúng ta thấy rằng, cá nhân có thể học hỏi nhiều từ những ng bạn của mình đối với những vấn đề cụ thể, như những vấn đề trong hôn nhân, quan hệ # giới…
* Truyền thông đại chúng:
- Truyền thông đại chúng ngày càng phát triển đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống xã hội. Sự phát triển của truyền thông đã đưa nó trở thành nguồn cung cấp "kinh nghiệm" và chủ yếu cho cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng.
- Xh hóa là qtrình học hỏi nền văn hóa của xh mà cá nhân sống. Khi truyền thông đại chúng trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng và là bộ phận không thể thiếu trong xh thì nó trở thành công cụ quan trọng trong qtrình xh hóa.
- Nếu như gđ và nhà trường luôn đc coi là 2 mt qtrọng của qtrình xh hóa tạo cho cá nhân tiếp nhận nền văn hóa của xh mà cá nhân đang sống - thì truyền thông đại chúng ngày càng chiếm lĩnh dần trong việc đóng vai trò qtrọng để xh hóa cá nhân nhờ sự ptriển mạnh của phương tiện này và sự hạn chế của 2 thiết chế gđ và giáo dục.
- Việc tiếp thu tri thức, thông tin qua truyền thông đại chúng ngày càng trở nên qtrọng đối với cá nhân trong qtrình xh hoá của họ vì sự ptriển của thông tin hướng tới một xh thông tin.
- Truyền thông có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Chúng ta vẫn luôn nhìn thấy mặt tích cực của quá trình truyền thông nhiều hơn là những gì tiêu cực. Song trên thực tế, những mặt tiêu cực luôn đồng hành với mặt tích cực và dường như chúng cũng không kém ảnh hưởng gì đối với công chúng so với những cái mà chúng đã làm được. Truyền thông đại chúng có thể làm cho những điều xấu trở nên quyến rũ hơn dù mục đích ban đầu cuả chúng là phê phán những điều xấu đó. Truyền thông đại chúng cũng có thể hướng dẫn người ta - một cách vô tình hay cố ý - tham gia vào những điều xấu...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top