12 giai đoạn tha thứ đích thực phần 2
Giới Thiệu Tổng Quát
Thật ngạc nhiên khi nhận
thấy rằng những sách tâm
lý viết về khả năng
trị liệu của tha thứ
quá hiếm hoi. Theo sự
hiểu biết của tôi, không
một trường tâm lý trị
liệu nào đã thử cố
gắng đưa ra một lời
giải thích về tính chất
chữa bệnh của sự tha
thứ. Hơn nữa, họ chẳng
nghĩ đến việc dành cho
tha thứ một chỗ trong
quan niệm của họ về
nhân cách. Làm sao cắt
nghĩa sự thiếu sót nầy
? Chắc chắn lỗ hổng
nầy đến do khuynh hướng
của họ giảm trừ sự
tha thứ vào một hoạt
động thuần túy có tính
cách tôn giáo. Nếu như
vậy thì đó là một
sai lầm nghiêm trọng, bởi
vì như chúng ta đã
thấy, tha thứ đụng đến
tất cả mọi chiều kích
của con người, từ những
chiều kích thiêng liêng đến
những chiều kích sinh học
và tâm lý.
Ngày nay, tha thứ có
một tính thời sự rất
lớn. Lợi ích gộp lại
của nó được phát triển
như một nhân tố quan
trọng của sức khoẻ thể
lý, tâm lý và thiêng
liêng. Các nhà thần học,
chuyên gia tâm lý, bác
sĩ và các nhà liệu
pháp điều trị vừa bắt
đầu khám phá được giá
trị trị liệu của tha
thứ. Tại sao có lợi
ích bất thần nầy ?
Có lẽ bởi vì người
ta bắt đầu từ bỏ
dần dần cái quan niệm
ma thuật hay duy ý
chí của một sự tha
thứ được thực hiện theo
yêu cầu. Thay vì nhìn
thấy trong sự tha thứ
một thứ ma thuật hay
một cố gắng đơn giản
của ý chí, dần dần
họ nhận thấy rằng không
phải muốn tha thứ là
tha thứ được đâu. Sự
tha thứ phải tuân theo
những định luật phát triển
của con người và phải
thích ứng với những chu
kỳ trưởng thành của nhân
vị. Còn lâu mới là
kết quả của một động
tác ý chí, tha thứ
phát xuất bởi một qui
trình đòi hỏi sự dấn
thân của tất cả mọi
khả năng của con người
và theo một lộ trình
chia ra nhiều giai đoạn.
Những giai đoạn nầy nhiều
ít tùy theo tác giả.
Đối với tôi, dưới ánh
sáng kinh nghiệm bản thân,
lâm sàng và đọc sách,
tôi đi đến kết luận
rằng có mười hai giai
đoạn cần thiết để đạt
tới sự tha thứ đích
thực. Tại sao lại mười
hai ? Vì những lý
do sư phạm. Khi phân
chia sự khó tha thứ
thành nhiều giai đoạn, tôi
muốn sáng tạo một khoa
sư phạm riêng về tha
thứ, làm cho sự tha
thứ khả dĩ đạt đến
số đông người nhất có
thể. Tôi cũng phân phối
công việc tha thứ thành
những nhiệm vụ xem ra
có thể thực hiện được.
Dĩ nhiên tha thứ không
phải như một cái máy
có thể tháo ráp lúc
nào muốn cũng được. Tôi
hoàn toàn không nghĩ đến
việc phát minh ra một
công thức không sai lầm
về tha thứ. Tuy nhiên
tôi xác tín về lợi
ích của những cột mốc
nầy, dù xem ra quá
nhiều, trên con đường tha
thứ luôn luôn bấp bênh
nầy.
Chúng ta hãy xem các
giai đoạn tha thứ được
tổ chức như thế nào.
1) Ngay từ đầu, một
đàng tiến trình được khởi
sự với quyết định vững
chắc không trả thù và
đàng khác khiến kẻ gây
nên xúc phạm phải thôi
đi những hành động xấu
của nó. Đó là giai
đoạn đầu tiên.
2) Ba giai đoạn tiếp
theo nhằm săn sóc các
thương tổn : nhận ra
vết thương, chia sẻ vết
thương bằng cách mở lòng
ra với người nào đó
để xác định nó và
đành chịu thương tổn.
3) Giai đoạn thứ năm
hệ tại việc chấp nhận
nỗi tức giận và ước
muốn báo thù của mình.
4) Giai đoạn thứ sáu
hệ tại một khúc quặt
lớn trên con đường tha
thứ, là tha thứ cho
chính mình.
5) Một khi cố gắng
chăm sóc chính mình, người
ta quay về kẻ xúc
phạm mình để cố gắng
hiểu y. Đó là giai
đoạn bảy.
6) Rồi người ta sẽ
đi tìm ý nghĩa mà
tổn thương có thể mang
đến trong đời sống mình.
Đó là giai đoạn thứ
tám.
7) Ba giai đoạn kế
đó sẽ mặc lấy một
tính chất thiêng liêng hơn
: biết mình xứng đáng
với sự tha thứ và
đã được đặc xá rồi,
thôi làm khổ mình để
tha thứ, mở ra với
ân sủng tha thứ.
8) Giai đoạn thứ mười
hai và là giai đoạn
cuối cùng liên quan đến
những hậu quả mà người
ta muốn mang lại cho
sự tha thứ đã được
thực hiện. Người ta tự
hỏi xem đàng nào tốt
hơn cho mình : cắt
đứt liên hệ hay làm
mới nó lại.
Vậy đây là bảng liệt
kê các phận vụ phải
chu toàn, hầu đạt được
một sự tha thứ đích
thực :
1. Quyết định không báo
thù và khiến thôi những
cử chỉ xúc phạm.
2. Nhận ra thương tổn
và nghèo nàn nội tâm
của mình.
3. Chia sẻ thương tổn
với một ai đó.
4. Xác định rõ mất
mát của mình để đành
nhận chịu.
5. Chấp nhận nỗi giận
và lòng muốn báo thù
của mình.
6. Tha thứ cho chính
mình.
7. Bắt đầu tìm hiểu
kẻ xúc phạm đến mình.
8. Tìm ra ý nghĩa
của thương tổn trong cuộc
sống của mình.
9. Biết mình đáng được
tha thứ và đã được
đặc xá.
10. Thôi tự làm khổ
mình vì muốn tha thứ.
11. Mở lòng ra với
ân sủng tha thứ.
12. Quyết định chấm dứt
quan hệ hay đổi mới
quan hệ.
Đó là con đường đã
được vạch ra. Dĩ nhiên
mỗi người sẽ sử dụng
theo ý mình tấm bản
đồ đi đường nầy trong
cuộc hành hương tha thứ
của mình. Người ta sẽ
quyết định lướt nhanh qua
một số giai đoạn nào
đó, trong khi nghĩ là
lợi ích hơn phải chậm
lại lâu ở những giai
đoạn khác trình bày một
thách đố đặc biệt cho
mình. Một cuốn nhật ký
sẽ giúp đỡ lớn lao
trong việc ghi nhận các
tiến bộ của mình.
Cho mỗi giai đoạn, chúng
ta sẽ tìm thấy một
bài thực tập hay một
bản câu hỏi giúp đánh
dấu việc chu toàn nhiệm
vụ đòi hỏi trước khi
bước sang giai đoạn kế
tiếp. Kiểu cách cho các
áp dụng nầy thay đổi
bất ngờ, nhằm mục đích
cho đọc giả thực sự
sống một tiến trình tha
thứ và đi theo lối
ấy. Cũng có một số
bài tập được làm sẵn
để đọc cho nghe.
Giai Đoạn 1
Không trả thù và khiến
thôi đi những cử chỉ
xúc phạm
Bạo lực không bao giờ
chấm dứt được bạo lực
mà chỉ có bất bạo
lực mới chấm dứt được
bạo lực thôi.
"Dĩ oán báo oán, oán
trập trùng ; dĩ ân
báo oán, oán tiêu tan"
(Kinh Phật)
Ngay khởi đầu cuộc hành
hương nội tâm tiến đến
tha thứ, tôi đề nghị
với bạn hai quyết định
trọng đại : quyết định
không trả thù và quyết
định bắt phải chấm dứt
những cử chỉ xúc phạm.
Chuyển động tha thứ không
thể kết nối được bao
lâu bạn muốn làm thỏa
mãn lòng báo thù của
bạn, vì bạn sẽ kiệt
sức trong một tình trạng
nạn nhân.
1. Quyết định không báo
thù :
Trước hết, chúng ta hãy
bàn đến sự báo thù,
một chuyển động bản năng
được cảm nhận theo sau
một sự xúc phạm oan.
Lòng khao khát báo thù
là một cố vấn xấu.
Tránh đi lòng khao khát
báo thù là bạn tránh
được cho mình cả một
lô phiền muộn, như một
câu châm ngôn Trung Hoa
nói : "Kẻ báo thù
sẽ phải đào hai cái
huyệt". Nhưng còn hơn thế
nữa : đòi "nửa cân
thịt người" bù lại cho
những sĩ nhục đã phải
chịu sẽ an ủi bạn
trong chốc lát oán giận
trong lòng, nhưng sẽ không
dập tắt được nó. Trái
lại, sự trả thù sẽ
lôi kéo đến với bạn
cả một chuỗi những cay
đắng và bất hạnh mà
tôi sẽ liệt kê sau
đây. Trước khi bạn biết
chúng, tôi xin báo cho
bạn hay rằng bản liệt
kê đó không được gợi
hứng bởi một thứ luân
lý cấm đoán, nhưng từ
ý hướng tốt muốn kiếm
tìm hạnh phúc của bạn.
Đó chính là cái mà
người ta gọi là trãi
ra với trị liệu thực
tại, nghĩa là một trị
liệu nhằm đến cái có
thực và sự thoải mái
của bạn.
Trước hết hãy để thời
giờ đọc và suy niệm
những lý do bênh vực
cho sự không trả thù,
rồi bạn hãy tự hỏi
: "Sau khi xét qua
tất cả những lý do
đó, hỏi tôi có còn
thực sự muốn báo thù
nữa không ?"
- Sự báo thù hướng
chú tâm và nghị lực
của bạn lui về quá
khứ. Hiện tại của bạn
không còn chỗ nữa và
tương lai của bạn trống
rổng các dự án thích
thú.
- Tinh thần trả đũa
khơi sâu thêm vết thương
của bạn bằng cách không
ngừng nhắc đến nó. Nó
ngăn cản bạn vui hưởng
sự bình an và yên
tĩnh cần thiết cho sự
chữa lành vết thương và
liền sẹo.
- Để có thể thỏa
mãn lòng báo thù của
bạn, bạn sẽ phải bắt
chước kẻ xúc phạm đến
bạn, dù bạn không muốn
và bạn để mình bị
lôi đi trong cái vòng
địa ngục của nó. Không
những bạn sẽ làm bạn
bị tổn thương hơn nữa
khi làm điều đó, mà
rồi bạn còn bị giảm
giá trị.
- Sự trả thù xui
khiến tác giả của nó
làm lại những cử chỉ
độc ác cản trở việc
tăng trưởng nhân cách của
mình, vì bóp nghẹt hết
mọi sáng kiến sáng tạo.
- Trừng phạt người nào
để bạn được vui thú
trả thù sẽ sản sinh
ra nơi bạn một tình
cảm sâu xa là mình
có lỗi. Bạn sẽ cảm
thấy có tội đã sử
dụng đau khổ của một
người khác để xoa dịu
sự sĩ nhục của bạn.
- Tinh thần trừng phạt
tội ác nhân danh xã
hội thúc đẩy kết án
không thương xót kẻ mắc
lỗi, nhưng còn sợ rằng
phê phán làm giảm uy
tín bạn ném xuống trên
người ấy sẽ quây trở
lại chống đối chính bạn.
Lúc đó bạn sẽ cảm
thấy bị ám ảnh bởi
nỗi lo sợ bị những
người khác bắt bạn phải
trả chính cái giá ấy
trong một tương lai gần.
- Miếng đánh trả mà
bạn cho là đích đáng
sẽ tạo nên trong bạn
một trạng thái sợ hãi
và lo âu thường xuyên.
Bạn sẽ không ngừng e
sợ cái ngày mà kẻ
thù của bạn sẽ tấn
công trả đũa lại bạn.
- Sự trả thù sẽ
nuôi dưỡng trong lòng bạn
sự oán giận, hiềm khích
và tức giận, là tất
cả những thứ tình cảm
gây nên ứng suất. Chắc
bạn biết rõ những hậu
quả tác hại của ứng
suất. Nó tấn công hệ
thống miễn dịch và như
vậy gây nên cả một
lô bệnh về thần kinh
thực vật.
- Một Đấng bậc nọ
quá sính quyền bính và
cầu toàn phải chịu nhiều
ứng suất, gây tổn thương
tâm thần và cả thể
lý, vì dù đã dùng
nhiều biện pháp trả đũa
vẫn không khuất phục được
những người "bất tâm phục".
Càng dùng biện pháp càng
sa lầy trong sóng ngầm
"bằng mặt mà không bằng
lòng". Sự tức giận và
nhu cầu trừng trị có
hậu quả "gậy ông đập
lưng ông".
Đó là những nỗi bất
hạnh theo sau sự trả
thù. Hy vọng chúng nổi
bật lên cho bạn thấy
để chống lại sự trả
thù. Bấy giờ bạn có
thể thích hơn giải pháp
ít đắt giá hơn mà
lại triển nở nhất, đó
là giải pháp tha thứ.
Nếu, sau khi đã suy
nghĩ về những lý do
không nên trả thù, mà
bạn không thành công trong
việc chế ngự được các
xung năng, thì tôi khuyên
bạn lập tức qua ngay
giai đoạn thứ năm, là
nơi bạn sẽ học được
cách thức thuần hóa cơn
tức giận và ý thích
trả thù của bạn.
2. Khiến thôi đi những
cử chỉ xúc phạm :
Một người kia lưu ý
tôi thế nầy : "Kêu
gọi kẻ thù mình chấm
dứt những cử chỉ xúc
phạm không phải là một
hình thức che đậy của
sự trả thù sao ?"
Thưa, khiến thôi đi những
hành động xúc phạm bằng
cách sử dụng tất cả
sức mạnh của mình không
có gì giống với trả
thù hết. Trái lại, đó
chính là tự trọng không
tấn công kẻ xúc phạm.
Có thể lời kêu gọi
mặc lấy dáng dấp của
một lời nói cộc lốc
hạ nhục, nếu nó được
làm trong ý hướng tấn
công hay cố gắng tạo
nên nơi kẻ xúc phạm
một mặc cảm có lỗi.
Như vậy thật rất quan
trọng trong cách can thiệp
khiến thôi đi những cử
chỉ xúc phạm, cũng như
giữ mình trong thái độ
không trả thù.
Bao lâu cách ứng xử
xúc phạm còn tiếp tục
thì việc nghĩ đến muốn
tha thứ là vô hiệu.
Làm sao người ta có
thể làm việc đó, ngay
cả nghĩ đến làm việc
đó, khi mà còn chịu
khuất phục dưới một bạo
lực thường xuyên ? Tha
thứ trong những hoàn cảnh
như vậy là tương đương
với việc từ bỏ quyền
lợi của mình và là
bằng chứng của hèn nhát.
Ghandi, vị đại tông đồ
của bất bạo động, cũng
không nghĩ khác đi khi
khẳng định : "Nếu phải
lựa chọn giữa bạo lực
và hèn nhát, thì tôi
không ngần ngại khuyên chọn
bạo lực".
Hạnh phúc thay còn có
những chọn lựa khác để
chấm dứt bất công, chẳng
hạn chọn chạy đến công
lý. Tôi biết có những
phụ huynh đủ sức mạnh
làm việc đó : được
nhóm tương trợ nâng đỡ,
họ có can đảm tố
cáo với cảnh sát chính
con trai họ buôn bán
ma túy ; những người
vợ bị đánh đập đã
lướt thắng sợ hãi và
đã kêu gọi tới công
lý để tự vệ chống
lại sự bạo hành của
chồng. Dĩ nhiên ý hướng
tác động những người nầy
không phải là trả thù,
nhưng là để bắt chấm
dứt khủng bố và bất
công, và đồng thời để
chữa trị kẻ bạo hành.
Xét như vậy, phải chăng
là không có ý nghĩa
gì việc Đấng dạy chúng
ta tha thứ kẻ thù
lại chính Ngài đã không
nghĩ đến tha thứ cho
những kẻ buôn bán trong
Đền Thờ trước khi đuổi
chúng đi ? Ngài đã
xét thấy là đúng và
cấp bách việc trước hết
bắt phải thôi đi sự
xúc phạm Đền Thờ. Đó
là thái độ ứng xử
tương tự mà tôi đã
khuyên một người đàn ông
nọ trong các thủ tục
ly hôn có vấn đề
phân chia của cải và
nuôi giữ con cái. Ông
ta hỏi tôi trong những
hoàn cảnh như thế làm
sao ông có thể tha
thứ cho vợ ông. Tôi
đã trả lời là trước
hết ông phải tiến hành
vụ kiện với sự ngay
thẳng nhất có thể, và
rồi sau đó, nhưng chỉ
sau đó mà thôi, ông
sẽ tập trung nghị lực
để tha thứ cho vợ
ông.
Tôi muốn minh họa hơn
nữa điểm nầy dựa vào
một kinh nghiệm bản thân.
Tôi nghe từ hai nguồn
khác nhau rằng một trong
những đồng nghiệp tu trì
của tôi, mà tôi luôn
duy trì những tương quan
thân ái, đã nói xấu
tôi. Trong khi vắng mặt
tôi, người anh em đó
đã tố cáo tôi với
các đồng nghiệp là tôi
đã yêu sách quá đáng
tiền của nhà trường, nơi
chính anh ta làm việc.
Tôi cảm thấy buồn phiền
và tức giận hay rằng
thanh danh của tôi bị
bôi nhọ vì những lời
nói xảo trá như vậy.
Phản ứng đầu tiên của
tôi là không để cho
những lời vu cáo đó
tiếp tục, nhưng nhớ lại
điều tôi dạy người khác
là cấp thiết phải bắt
thôi đi những cử chỉ
xúc phạm, tôi cầm bút
và viết cho ngài :
"Thưa cha, tôi nghe rằng
cha đã nói sau lưng
tôi về những đòi hỏi
tiền bạc quá đáng của
tôi. Điều đó đúng hay
sai ? Nếu sai, nghĩa
là cha không nói, thì
cha chỉ đơn giản vất
lá thư nầy vào xọt
rác. Nhưng nếu đúng là
cha đã nói như vậy,
thì tôi yêu cầu cha
chấm dứt việc loan truyền
những lời như thế về
tôi. Nếu cha cần giải
thích, tôi sẵn sàng cung
cấp cho cha theo ý
cha, ngay cả vấn đề
lương bổng của tôi chẳng
liên quan chút nào đến
cha". Ông cha chấm dứt
ngay những lời bép xép
và tôi cảm thấy vui
vẻ hơn để lờ đi
câu chuyện ấy.
Những thí dụ nầy chứng
tỏ rằng tha thứ không
chước miễn phải có can
đảm chất vấn một người
xúc phạm và nại tới
công lý, nếu cần thiết.
Đức Gioan-Phaolô II tha thứ
cho kẻ ám sát ngài
là Agça, nhưng ngài đã
không bao giờ xin cho
anh ta thoát khỏi công
lý.
3. (Bài tập)
Để điểm lại tình hình
về hoàn cảnh nạn nhân
của mình :
Đây là một bản câu
hỏi giúp điểm lại tình
hình về một hoàn cảnh
trong đó mình là nạn
nhân. Tôi không phải nhắc
lại rằng sự tha thứ
vẫn không thể được bao
lâu người ta để cho
kẻ xúc phạm mình tiếp
tục mãi những cử chỉ
xúc phạm.
1) Bạn làm gì trong
những hoàn cảnh mà bạn
là nạn nhân của những
thủ đoạn của một cá
nhân ?
- Bạn thử cố quên
đi.
- Bạn để mặc cho
tình hình xấu đi.
- Bạn tự nhủ là
không có gì phải làm
cả.
- Bạn sợ những phản
ứng mà kẻ xúc phạm
sẽ có nếu bạn đòi
anh ta chấm dứt những
xử sự phá hoại ấy.
- Bạn để nỗi oán
giận lớn lên.
- Bạn chờ lúc để
báo thù.
- Bạn sợ nổi nóng
lên và trở nên bất
công.
2) Bạn dự tính can
thiệp một cách thế nào
cho có hiệu quả mà
không rơi vào sự báo
thù ?
3) Bạn có thể nói
với người nào về tình
hình để làm nhẹ đi
nỗi sợ hãi và tính
bạo lực của bạn, hầu
tìm được chiến lược can
thiệp thích hợp nhất và
hiệu quả nhất ?
4) Cách nào bạn muốn
chất vấn kẻ bách hại
bạn ?
Giai Đoạn 2
Nhận biết thương tổn và
sự nghèo nàn của mình
Sự Thật sẽ giải thoát
các con.
Phúc Âm theo thánh Gioan
Một nhà tâm lý trị
liệu già dặn kinh nghiệm
tâm sự với tôi :
"Tôi đã đi đến xác
tín rằng đa số những
bệnh tâm thần đều có
nguồn gốc ở một sự
phủ nhận hoặc không có
khả năng chịu đau khổ".
Quả thực, nếu sau khi
bị một xúc phạm mà
bạn không thuận tình nhận
biết và thừa nhận nỗi
đau của bạn thì bạn
sẽ liều không bao giờ
đạt tới sự tha thứ
đích thực được. Sự tha
thứ mà bạn tưởng cho
đi đó cuối cùng sẽ
là một hình thức tự
vệ chống lại đau khổ.
Bạn sẽ không bao giờ
thành công trong việc tha
thứ được, nếu bạn vẫn
cứ khăng khăng phủ nhận
việc bạn đã bị xúc
phạm và tổn thương, đồng
thời sự nghèo nàn nội
tâm của bạn đã bị
bóc trần. Do đó, một
trong những phận sự đầu
tiên của bạn sẽ là
sống biến cố bị xúc
phạm. Nhưng lần nầy, bạn
sống biến cố bị xúc
phạm với một niềm tín
nhiệm lớn lao ở bạn,
nhất là nếu bạn được
tháp tùng trong cuộc chinh
phục nội tâm nầy. Nỗi
đau gây nên bởi sự
xúc phạm nầy, bạn sẽ
học chấp nhận nó, chữa
lành nó và biến đổi
nó cho lợi ích của
bạn. Phải xử sự với
điều xúc phạm cũng giống
như đối với một lưỡi
câu đâm vào ngón tay
: bạn không thể lấy
lưỡi câu đi bằng cách
lôi nó ra được, nhưng
bạn phải đẩy lưỡi câu
sâu vào trong thịt để
rồi lôi cái đầu lưỡi
câu ra bên kia.
Bài tập tập trung mà
tôi đề nghị ở cuối
chương nầy sẽ giúp bạn
thực hiện việc trở về
với chính bạn. Nó sẽ
dạy bạn phải xử sự
làm sao để tiến bộ
trong pha xúc cảm nầy
của sự tha thứ. Nhưng
trước đó, điều quan trọng
là bạn ý thức về
hiện tượng các cơ chế
tự vệ được sử dụng
để chống lại đau khổ.
1. Hiện tượng các cơ
chế tự vệ :
Tâm thần con người được
tổ chức tốt để tự
vệ chống lại sự xâm
nhập của một đau khổ
quá lớn lao. Khi nỗi
đau trở thành không thể
chịu đựng được thì tâm
thần con người tìm cách
làm giảm nhẹ sự va
chạm của nó bằng nhiều
phương tiện khác nhau. Trên
bình diện sinh học, nóđiều động các hóc-môn tự
nhiên chống lại đau đớn.
Trên bình diện tâm lý,
những cơ chế tự vệ
hay kháng cự hành động
theo cách thức các cầu
chì chảy đi để ngăn
cản một dòng điện quá
mạnh làm cháy mạch điện.
Một cách chính xác hơn,
chúng làm tê liệt các
hậu quả tác hại củanhững cảm giác quá mạnh
ngõ hầu toàn bộ cơ
thể có thể tồn tại.
Một số tác giả tâm
lý học xem ra không
tán dương đúng mức sự
lợi ích của các cơ
chế tự vệ. Theo ý
họ thì phải loại bỏ
chúng đi, sớm chừng nào
có thể. Nhưng xem rahọ quên đi rằng có
một sự khôn ngoan được
ghi khắc trong những cơ
chế tự vệ sinh lý
và tâm lý. Những cơ
chế tự vệ sinh lý
và tâm lý nầy cho
phép những người bị tổnthương được sống còn và
rồi theo đuổi các hoạt
động của họ mà không
phải suy sụp hoàn toàn.
Phải chăng là nhờ các
cơ chế tự vệ nầy
mà người lính bị thương
tìm được sức mạnh vượt
qua những đoạn đường dài
đi bộ để được chăm
sóc ? Mà người mẹ
gia đình phải buồn phiền
sâu xa vì cái chết
của chồng sẽ nén lặng
nỗi khổ đau của mình
để tiếp tục chăm sóc
con cái ? Mà nhà
kinh doanh bị đe dọa
một cuộc phá sản sắp
xảy ra tìm được can
đảm để theo đuổi những
công việc thường ngày không
để cho mình bị quật
ngã ?
Tuy nhiên, những cơ chế
tự vệ nầy sẽ tỏ
ra vô ích và ngay
cả nguy hại, nếu chúng
cứ tiếp tục bảo vệ
một người nào đó, một
khi đã qua đi cơn
nguy hiểm. Con người nầy
sẽ giống như một cảnh
sát viên cố chấp cứmặc chiếc áo chống đạn
sau khi thi hành công
vụ, để được an toàn
trong nhà ở của mình.
Chúng ta hãy đi thêm
một bước và khảo sát
gần hơn những hình thức
khác nhau mà các sức
kháng cự tâm lý nầy
có thể mặc lấy. Như
thế sẽ nhận diện chúng
tốt hơn. Chúng thuộc về
hai phạm trù lớn :
những sức kháng cự do
khả năng nhận thức và
những sức kháng cự do
cảm xúc.
2. Những sức kháng cự
do khả năng nhận thức
:
Tôi sẽ đụng đến một
tí ở đây đề tài
về những sức kháng cự
do khả năng nhận thức,
bởi vì tôi đã nói
ở chương III. Chúng ta
hãy nhớ lại rằng sự
cự tuyệt có tính cách
nhận thức hệ tại việc
chối bỏ sự xúc phạm
hoặc cố giảm nhẹ sự
va chạm của xúc phạm.
Những sức kháng cự nầy
mặc lấy nhiều hình thức.
- Trước hết là hình
thức của sự quên :
lúc ấy người ta dám
chắc rằng sự quên đi
điều xúc phạm hoặc tác
động của nó trên mình
sẽ là lý tưởng để
theo đuổi trong hành động
tha thứ.
- Tiếp đến là hình
thức của sự xin lỗi
: lúc ấy người ta
sẽ gắng sức phát minh
ra đủ thứ lời xin
lỗi giả trá nhằm gỡbỏ trách nhiệm cho kẻ
xúc phạm.
- Cuối cùng, chúng ta
hãy nhớ lại một cạm
bẩy tương tự nhằm xoá
đi một xung đột của
một tha thứ nhanh chóngvà bề ngoài.
Để biện minh cho sự
cự tuyệt do khả năng
nhận thức, các lý do
không thiếu. Chúng còn cấp
bách hơn nữa khi liên
quan đến những sự phản
bội hoặc là những bất
công trầm trọng đến từ
những người thân cận. Chúng
được xem như là những
xúc phạm hết sức đau
đớn và đe dọa mà
người ta muốn không biết
đến chúng thì hơn. Nhưthế, nên, mặc dù có
nhiều dấu hiệu, người chồng
không chịu rằng vợ mình
không trung thành với mình
; người mẹ không tin
rằng con trai bà dùng
ma túy, ngay cả khi
bà nhận thấy nơi con
bà tất cả những cách
xử sự của một người
nghiện ma túy ; ông
chủ không nghĩ là người
thợ của ông tận tụy
như thế lại ăn trộm.
Dĩ nhiên một chiến lược
đà điểu không dám nhìn
thẳng vào nguy hiểm nhưthế giảm nhẹ nỗi đau
và thất vọng, nhưng về
lâu về dài sẽ phải
cay đắng nhiều khi ý
thức.
Đôi khi, sự kháng cự
do khả năng nhận thức
dẫn đến việc quên đi
trọn vẹn một biến cố.
Nhưng biến cố đó vẫn
làm phát sinh hậu quả
tai hại của nó trên
thái độ ứng xử, ngaycả sau nhiều năm. Đó
là điều xảy ra cho
một cán sự xã hội
mà tôi đã kể cho
bạn câu chuyện. Biến cố
đau thương ở bệnh viện
cũng như quyết định trẻ
con không còn tín nhiệm
vào người lớn đã bị
quên đi hoàn toàn và
chôn vùi trong vô thức.
Làm sao ông ta có
thể thực hiện một tiếntrình tha thứ, nếu ông
ta đã không phát hiện
ra được nguồn gốc sự
mất mát và xấu hổ
đã dẫn ông đến chỗkhông còn tín nhiệm vào
các cấp trên thuộc phái
nam của ông ?
3. Những sức kháng cự
do cảm xúc :
Những nghiên cứu mới đây
về những sự lệ thuộc
tạo nên do rượu và
ma túy mạc khải rằng
sự xấu hổ không đượcsống tốt đóng một vai
trò quyết định trong sự
cự tuyệt có tính cách
cảm xúc. Vậy người ta
khó nhọc bắt đầu khảosát tỉ mỉ cảm giác
xấu hổ và những cơ
chế tự vệ dùng đểche đậy nó. Cho đến
đó, cảm giác xấu hổ
thường bị lẫn lộn với
cảm giác có lỗi. Nhưng
cảm giác nầy không phảilà cảm giác kia. Chúng
không có cùng nguồn gốc,
mà cũng không có cùng
phận sự. Cảm giác có
lỗi trổi dậy từ ý
thức đã vi phạm một
luật hoặc một nguyên tắc
luân lý trình bày một
lý tưởng cá nhân hoặc
xã hội phải thực hiện.
Sự xấu hổ là tình
cảm mà cái ngã sâu
thẳm bị bóc trần và
phơi bày ra ánh sáng.
Sự xấu hổ làm cho
người ta khám phá thấy
mình quá dễ bị tổn
thương, bất lực, bất tài,
không thích hợp và lệ
thuộc. Người mắc phải cảmgiác có lỗi sẽ nói
: "Tôi đã làm điều
xấu, tôi có lỗi và
tôi cảm thấy mình là
thủ phạm", trong khi người
cảm nhận sự xấu hổ
sẽ khẳng định : "Tôi
là người xấu và chẳngđáng chi. Tôi rất sợ
rằng người ta sẽ loại
bỏ tôi".
Cảm giác có lỗi đến
từ ý thức đã không
đạt tới lý tưởng của
mình, trong khi cảm giác
xấu hổ sinh ra từ
ý thức sâu sắc về
những suy yếu và tính
cách dễ bị tổn thương
của cái ngã sâu thẳm.
Người xấu hổ có cảm
tưởng rằng những yếu đuối
của mình bị trưng bày
ra trước mắt mọi người.
Y luôn luôn cảm thấy
đe dọa bị người ta
chê cười và loại bỏ.
Một số người sẽ tự
hỏi : "Tại sao quá
nhấn mạnh như thế đến
mối tương quan giữa sự
xấu hổ và sự tha
thứ ?" Chính là vì
có mối tương quan chặt
chẻ giữa sự xấu hổvà sự cự tuyệt do
cảm xúc, và do đó
với sự tha thứ. Mộtcách chắc chắn, sự xúc
phạm gây nên một cảm
giác sĩ nhục và xấu
hổ. Cảm giác nầy còn
lớn lao hơn nếu sự
xúc phạm phát xuất bởi
một người được yêu mến
hay kính trọng mà người
ta lệ thuộc vào. Sự
lệ thuộc của y đối
với một người khác và
những nhu cầu khác nhau
ít nhiều ấu trĩ của
y bấy giờ bị phát
giác. Sự thất vọng còn
thấm thía hơn nữa khi
người ta cảm thấy bị
lăng nhục bởi chính conngười mà mình chờ đợi
tình thương yêu và sự
kính trọng.
Muốn tha thứ mà không
ý thức đến sự sĩ
nhục và xấu hổ đi
theo sự xúc phạm nầy
là tiến đi trên một
con đường mìn bẩy và
ngõ cụt. Ý muốn tha
thứ, dù có quảng đại
đi nữa, sẽ che đậy
một nhu cầu tự bảo
vệ chống lại sự xấuhổ cảm thấy mình "thấp
kém".
Thách đố lớn hơn phải
lấy đi trong suốt pha
cảm xúc của tha thứ,
chính thực là nhìn nhận
tình cảm xấu hổ sâu
xa của mình để chấp
nhận nó, tương đối hóa
nó, tiêu hóa nó và
sáp nhập nó. Một khi
được thuần hóa, tình cảm
xấu hổ đó không những
trở nên có thể chịu
đựng được, mà nó còn
làm cho con người ý
thức hơn về sự bất
lực và hữu hạn chung
của tất cả mọi người.
Nhưng tình cảm xấu hổkhông tự để bị khám
phá ra cách dễ dàng
đâu. Chúng ta cần phải
nhận ra các mặt nạ
mà nó ẩn núp bên
dưới : sự tức giận,
ý muốn quyền lực, óc
luân lý biệt phái, mặc
cảm nạn nhân vĩnh viễn
và chủ nghĩa cầu toàn.
Sự tức giận và nhu
cầu trả thù thường được
sử dụng để che đậy
sự xấu hổ. Thay vì
chấp nhận nó, người bị
xúc phạm lấy làm xấu
hổ và bị sĩ nhục
phản ứng lại bằng cáchmuốn đến phiên mình sẽ
hạ nhục kẻ xúc phạm.
Trong nổ lực tự giải
thoát khỏi sự xấu hổ
của mình, người bị xúcphạm phóng chiếu sự xấu
hổ đó lên kẻ xúc
phạm, hầu thấy nó cũng
phải đau khổ vì cùng
một sự dữ. Nơi một
số người, đôi khi sự
tức giận và nhu cầu
trừng trị có hậu quả"gậy ông đập lưng ông".
Sau khi đã kiềm chế
mọi tình cảm bạo lực,
họ quây lại chính mình
sự tức giận và ướcmuốn trả thù đó. Lúc
ấy sự xấu hổ được
che đậy ở đàng sau
những tình cảm lo âu
và có lỗi tự trừng
phạt. Cái đó càng làm
cho nó khó mà nhận
ra được.
Trong chiều hướng đó, có
thể nói là người ta
thích cảm thấy mình có
lỗi hơn là cảm thấy
xấu hổ và bất lực.
Một số sự tha thứ
được ban ra sau khi
tức giận đã đời đượclàm thành bởi những sự
trả thù tinh vi. Điều
đó giải thích tại sao
người được hưởng một sự
tha thứ như thế lạicảm thấy một sự khó
chịu sâu xa : thay
vì cảm thấy một tình
cảm giải thoát thì lại
cảm thấy xấu hổ và
lắm khi bị sĩ nhục.
Dù xem ra thật mâu
thuẫn, một số người bị
sĩ nhục lại chấp nhận
những thái độ quyền lực
và kẻ cả. Do đó
họ tìm cách tránh kinh
nghiệm sự bất lực phát
sinh do sự xấu hổ
về chính mình. Để phản
ứng lại, họ sẽ phóng
đại tầm quan trọng của
họ, họ xem người khác
kém hơn họ về mặt
hiểu biết, về phẩm chất
luân lý và về quyền
bính. Nói theo ngôn ngữ
của phân tích thỏa hiệp,
những người đó tự tuyên
bố là mình "nghiêm túc"
và cho những người khác
là "không nghiêm túc". Trong
cùng vết chân ấy, họchấp nhận những cung cách
ngạo nghễ của kẻ cả
và hiểu biết mọi mặt.
Tất cả những cái đó
là vì sợ trực diện
với sự nghèo nàn nội
tâm mà chỉ nghĩ đến
thôi họ đã cảm thấy
lo âu rồi. Quan niệm
của họ về tha thứ
đã bị hỏng và họ
sử dụng nó như một
phương thế bảo đảm cho
sự chế ngự vượt trội
của họ.
Ý muốn quyền lực là
một hình thức khác của
sự che đậy xấu hổ.
Nhìn trong một viễn tượng
luân lý, nó mặc hìnhthức của một sự cao
thượng luân lý giả dối
mà người ta có thể
gọi tên là não trạng
biệt phái. Người bị xúc
phạm, không có khả năng
chấp nhận sự sĩ nhục
của mình, sẽ sử dụng
sự tha thứ như một
phương tiện làm nhục kẻ
đã gây ra thiệt hại
cho mình. Người đó có
vẻ như muốn nói :"Anh thấy đó, tôi trổi
hơn anh và tôi sẽ
chứng minh điều đó bằng
cách tha thứ cho anh".
Thật quá rõ ràng là
thứ tha thứ nầy che
đậy nhiều tự ái và
lòng khinh bỉ kẻ khác.
Đối ngược lại não trạng
biệt phái với thứ luân
lý ngạo nghễ là người
đóng vai nạn nhân vĩnh
viển. Đảo ngược lại chiến
lược, người đó học được
cách rút phần lợi của
sự xấu hổ về mình
để lôi kéo lòng thương
hại của những người khác
: người đóng vai nạn
nhân vĩnh viển biết cáchkhai thác những lầm lỗi
của kẻ bách hại cho
lợi ích của mình. Y
luôn than phiền về kẻ
bách hại và những hànhđộng xấu của kẻ bách
hại, y nói về nỗi
đau khổ của mình cho
người nào muốn nghe, y
khéo léo trưng bày nhữnghành động tàn nhẫn y
phải chịu đựng. Đồng thời
y khêu gợi lên sự
tức giận nơi các thính
giả đối với kẻ bách
hại. Cũng vậy, khi người
phải chịu đau khổ triền
miên đó khẳng định bỏ
qua những lầm lỗi người
ta đã phạm đối với
y, thì y chỉ tìm
cách tỏ ra là mình
xứng đáng được ngưỡng vọng
và ca tụng.
Cuối cùng, chúng ta hãy
xem cái mặt nạ hoàn
hảo mà người tha thứ
có thể mặc cho mình.
Lúc là con trẻ, ngườicầu toàn thường đã phải
chường mặt ra với nhiều
xấu hổ. Sự giáo dục
gia đình đã khắc sâu
vào lòng y bằng nhữnglời quở trách khiến y
phải xấu hổ. Hoặc có
lẽ y đã phải sống
nhiều xấu hổ đối mặt
với những ứng xử thất
thường của một người cha
say rượu. Còn là trẻ
con, y đã có thểthề rằng sẽ không bao
giờ làm điều chi sai
lỗi để không phải xấu
hổ nữa. Để được như
vậy, y cố gắng trở
nên không gì chê trách
được trong mọi sự và
ở khắp mọi nơi. Là
gương mẫu về nhân đức,
y tự bắt buộc mình
phải tha thứ. Sự tha
thứ giúp y bảo vệ
cái bề mặt mỏng dòn
mà y muốn cho nó
không thể bị tấn công
được.
Đó là vài cái bẩy
tâm lý có thể gây
trở ngại cho việc mổxẻ cõi lòng con người,
là thành phần của động
lực tha thứ. Những cái
bẩy tâm lý nầy thường
nhằm che đậy cảm giác
sĩ nhục và xấu hổ
bởi một sự tha thứ
giả dối. Và như thế
chúng sẽ ngăn cản sự
tha thứ trở thành một
cử chỉ giải thoát và
triển nở. Do đó mà
có nhu cầu trước hếtphải tẩy rửa lãnh vực
cảm xúc của mình trước
khi đạt tới sự tha
thứ đích thực.
4. (Bài tập)
Để nhận biết thương tổn
và sự nghèo nàn của
mình:
Mục đích bài tập nầy
là để loại bỏ những
sức kháng cự đau khổ
và xấu hổ đã trở
nên vô ích và ngay
cả tác hại. Nó giúp
thực hiện chân lý và
chuẫn bị cho giai đoạn
kế tiếp hệ tại việc
chia sẻ với một người
khác.
Như chúng ta vừa thấy,
tâm thần con người không
dễ để lộ ra ý
thức trọn vẹn những kinh
nghiệm đau thương. Nó tự
bảo vệ chống lại đau
khổ và nhất là sự
xấu hổ. Vậy vấn đề
không phải là cày sâu
những sức kháng cự tâm
lý nầy hoặc ngay cả
tháo gỡ chúng đi, nhưng
trái lại, trước hết phải
ý thức chúng, chấp nhận
chúng và để chúng tựtan rả đi.
Phương thế tốt nhất để
đạt được điều đó là
đi đón gặp chúng ở
bất cứ đâu mà chúng
đang phục kích, nghĩa làtrong thân thể mình. Thân
thể đã ghi lại tất
cả và giữ như in
trong ký ức sự xúc
phạm và những hậu quả
vật lý và tâm lý
của chúng. Những sự căng
thẳng, xơ cứng, đau đớn,
ngay cả một số bệnh
tật thể xác phản ánh
sự đau khổ tâm lý
đã không được bộc lộ
ra. Chúng báo hiệu cómột vết thương cần được
chữa lành.
Nếu bạn sẵn sàng bắt
đầu bài tập luyện, bạn
hãy chú tâm tạo một
bầu khí thật yên tĩnh
chung quanh bạn. Hãy liệuđừng để bị quấy rầy
trong chừng hai mươi phút.
Hãy giữ một tư thế
thoải mái. Tránh đừng mặc
những quần áo quá chật.
Hãy để một lúc để
đi vào nội tâm bạn.
...
Hãy đặt mình bạn trước
sự hiện diện của Chúa
hay suối nguồn thiêng liêng
khác quan trọng đối với
bạn. Nhờ đó bạn sẽ
có can đảm hơn để
bắt liên lạc với thương
tổn và sự nghèo nàn
nội tâm của bạn.
...
Bạn hãy bắt đầu bằng
việc nhắc lại kinh nghiệm
về sự xúc phạm, trong
khi vẫn chăm chú vào
các phản ứng cơ thểcủa bạn. Nếu bạn không
nhớ ra, bạn hãy ý
thức về những căng thẳng,
xơ cứng và cả những
triệu chứng cơ thể củabạn. Hãy chú ý đặc
biệt những gì diễn ra
trong con tim vật lý
của bạn.
...
Nếu có nhiều phản ứng
cơ thể xảy đến trong
cùng lúc, bạn hãy chấp
nhận tất cả những phản
ứng ấy trong vài chốc
lát. Rồi bạn hãy cố
tập trung tinh thần trên
phản ứng nào xem ra
quan trọng nhất, trung tâm
nhất đối với bạn.
...
Bạn hãy hiện diện với
sự căng thẳng hay nỗi
đau của bạn mà không
muốn thay đổi gì hết,
cũng chẳng tìm một lờigiải thích. Bạn hãy tiếp
đón với nhiều tế nhị
và thiện cảm cái phần
đau khổ đó của bạn.
...
Vẫn luôn luôn với sự
tử tế đó, bạn hãy
hỏi sự căng thẳng của
bạn : "Mầy đang duy
trì ẩn giấu cái gì
đó ? Cái gì đang
diễn ra ? Tao sẵn
sàng lắng nghe mầy đây".
Bạn cũng có thể nói
thẳng với lòng bạn :
"Mầy đang giữ cái gìcủa sự xúc phạm để
nó ngăn cản mầy sống
một cách trọn vẹn ?"
...
Bạn hãy tiếp tục giữ
liên lạc với sự căng
thẳng và nỗi đau của
bạn. Bạn hãy chuẫn bị
đón tiếp những gì sắp
lộ ra mà không phê
phán gì cả. Bạn hãy
để cho các hình ảnh,các lời nói và ngay
cả những cảm giác khác
trổi dậy mà không tìm
giải thích, thay đổi hay
loại bỏ chúng đi.
...
Bạn cũng có thể nói
lại trong ngôn ngữ của
bạn những sứ điệp chảy
dồn tới dưới hình thức
những hình ảnh, những lời
nói hoặc những cảm giác.
Hãy hỏi cái phần đó
của bạn : "Tao có
hiểu rõ cái kỷ niệm
hay hình ảnh nầy mà
mầy giao cho tao không
? Đó có phải là
những lời mầy muốn nói
với tao không ? Cái
cảm giác kia đến từ
mầy hay từ một nguồn
nào khác ?" Chính như
vậy mà bạn tỏ cho
nó thấy sự chấp nhận
thuần túy và đơn giản
những gì xảy đến ở
trong bạn mà không phê
phán, không cắt nghĩa vàcũng không muốn thay đổi.
...
Nếu không có gì vươn
lên ý thức, bạn hãy
tiếp tục nhẫn nại giữ
liên lạc với thân xác
bạn. Nếu bạn sốt ruột,
bạn hãy tập trung vào
sự mất nhẫn nại đó
và để nổi bật lênsứ điệp mà cái lúc
sốt ruột nầy mang lại
cho bạn.
...
Khi bạn bằng lòng với
cái bạn vừa học được,
bạn hãy cám ơn cái
phần đau khổ của bạn
vì đã muốn thông hiệpvới bạn. Bạn hãy cho
nó một cuộc hẹn khác
và chuẫn bị để từ
giả nó.
Khen ngợi bạn vì đã
can đảm trở lại gặp
gỡ cái phần bị tổn
thương của bạn và đã
có thể nhìn thẳng mặt
sự nghèo nàn nội tâm
của bạn. Bạn nên bắt
đầu lại cuộc tập luyện.
Hiếm khi vô thức mạc
khải tất cả mọi sự
trong một lúc. Nó sẽ
để bạn tiêu hóa vài
nhúm nhỏ mà nó đã
cho bạn.
Cuối cùng, điều quan trọng
là bạn ghi lại trong
nhật ký những mạc khải
đã nhận được trong buổi
tập luyện.
Giai Đoạn 3
Chia sẻ thương tổn của
mình với một người nào
đó
Nếu tôi được lắng nghe,
chỉ được lắng nghe thôi,
tôi có được tất cả
không gian cho tôi, tuy
nhiên, vẫn có một người
nào đó.
Maurice Bellet
Có nhiều phản ứng có
thể có đối với một
lăng nhục, một sự phản
bội hay một bạo lực.
Giữa phản ứng tự vệ
của một người tự cô
lập mình và phản ứng
tự vệ của một người
bị bắt nạt đóng vai
tử đạo, có một chọn
lựa lành mạnh hơn và
hứa hẹn hơn cho việc
chữa lành : bạn chia
sẻ đau khổ của bạn
cho một người nào đó
biết lắng nghe bạn mà
không phê phán bạn, không
dạy luân lý cho bạn,
không đè nặng lên bạn
bằng lời khuyên bảo, ngay
cả không cố gắng nâng
đỡ nỗi đau của bạn.
Sự thành công của pha
cảm xúc của việc tha
thứ tùy thuộc phần lớn
vào sự cởi mở chân
thành của bạn với người
đối thoại chăm chú nầy.
1. Tại sao phải chia
sẻ nội tâm bị thương
tổn của bạn?
Một trong những khía cạnh
khó kham nhất của vết
thương bạn, chính là cảm
giác phải mang vác gánh
nặng nầy một mình đơn
độc trên đời. Vì thế,
khi bạn kể câu chuyện
của mình ra với người
nào đó chấp nhận lắng
nghe bạn thì bạn không
còn đơn độc nữa. Có
người nào đó không những
chia sẻ nỗi thầm kín
của bạn, mà còn chia
sẻ gánh nặng khổ đau
của bạn.
Ngoài ra, việc bạn tâm
sự với người nào đó
sẽ làm cho bạn sống
lại biến cố thương tổn
cách bình tĩnh hơn. Bạn
sẽ tận dụng điều đó
để ý thức những cảm
xúc còn canh cánh trong
lòng. Quá khứ chổi dậy
và trở thành hiện tại.
Bạn sẽ sống lại thảm
kịch của mình, nhưng lần
nầy trong bối cảnh được
an lòng hơn. Bạn sẽ
thủ đắc được một bảo
đảm lớn lao hơn nhờ
lòng tín nhiệm mà bạn
đã đặt để nơi người
tâm phúc của bạn. Quan
niệm của bạn về sự
xúc phạm sẽ thay đổi.
Bạn sẽ thấy nó bớt
đe dọa hơn và có
thể chịu đựng được hơn.
Chắc chắn bạn đã kinh
nghiệm được rằng dễ tìm
được giải pháp cho các
vấn đề của người khác
hơn là của mình. Đó
quả thật là cái xảy
đến với bạn khi bạn
thổ lộ tâm tình với
người nào đó đóng vai
làm chiếc gương phản chiếu
hoặc thùng dội âm cho
bạn. Tiếp đến, bạn sẽ
bắt đầu giữ khoảng cách
với những khó khăn của
bạn và sẽ thấy những
khó khăn đó trong một
viễn ảnh rộng lớn hơn.
Kết quả là bạn sẽ
chế ngự chúng cách tốt
đẹp hơn.
Lợi ích sau cùng bạn
có thể rút ra được
từ những cuộc trao đổi
của bạn với một người
khác : sự chấp nhận
vô điều kiện của họ
sẽ bắt đầu dần dần
có ảnh hưởng trên bạn.
Từ sự kiện người đó
đã đón nhận bạn với
lòng trắc ẩn, bạn sẽ
sẵn sàng hơn để đón
nhận chính mình với lòng
bao dung. Tôi bảo đảm
với bạn rằng sự đón
nhận chính bạn nầy sẽ
mang lại cho bạn bình
an và yên tĩnh nội
tâm.
Những hậu quả tốt lành
của việc chia sẻ các
trạng thái tâm hồn với
một người bạn tri âm
là không thể chối cải
được. Người ta có thể
chờ đợi những hậu quả
của một cuộc chia sẻ
như thế với chính người
gây nên xúc phạm chăng
?
2. Chia sẻ với chính
kẻ gây nên xúc phạm
:
Nhà tâm lý trị liệu
lâm sàng từng trải kinh
nghiệm James Sullivan khẳng định
trong cuốn Journey to Freedom
rằng sự thành công của
việc tha thứ có tính
cách xúc cảm tùy thuộc
vào ba điều kiện cốt
yếu sau đây về phía
người gây nên xúc phạm
:
- Nhìn nhận lầm lỗi
của mình,
- Biểu lộ sự ân
hận của mình,
- Quyết định không tái
phạm nữa.
Chính tôi đã có kinh
nghiệm sống một tình huống
tập trung cả ba điều
kiện đó. Đó là một
việc tầm thường xảy ra,
nhưng đã biến thành cuộc
xung đột tiềm ẩn thường
xuyên. Tôi ngồi nghe tin
tức truyền hình cùng với
mươi tu sĩ đồng nghiệp.
Một người trong họ khám
phá thấy một cái chai
rổng để gần một chiếc
ghế. Tin chắc tôi là
tác giả của sự cẩu
thả đó, người ấy đứng
dậy đầy phẩn nộ, cầm
cái chai đưa về phía
tôi và nói với tôi
bằng giọng càu nhàu và
cáo buộc : "Cái chai
nầy của ai ?" Không
cần phải thêm rằng sự
va chạm của cử chỉ
nầy tăng gấp mười vì
sự hiện diện của những
người chứng kiến. Đồng thời
không phải là tôi không
nhận ra những tiếng cười
phía các đồng nghiệp. Có
thể nói rằng họ chỉ
chờ việc xảy ra đó
để xác nhận thành kiến
của họ là tôi hay
chểnh mãng.
Tôi cầm lấy cái chai
không nói một lời, nhưng
sục sôi tức giận. Cho
tới lúc đi ngủ, tôi
nghĩ ra đủ thứ biện
pháp trả thù tinh tế.
Vào giờ nguyện gẫm ban
sáng, tôi ngạc nhiên về
tầm quan trọng mà tôi
đã đem vào mình do
cuộc đối đầu hôm trước.
Trong khi kiếm tìm nguyên
nhân của một mối xúc
cảm như thế, tôi khám
phá ra được rằng những
vết thương cũ đã bị
mở ra lại và ngay
lập tức tôi đã quyết
định đẩy xa mọi ý
nghĩ trả thù và sẽ
gặp người đồng nghiệp cáo
buộc ấy.
Tôi đợi lúc thuận tiện
chỉ có một mình tôi
với người anh em. Tôi
chia sẻ với y sự
sĩ nhục và cơn tức
giận của tôi do những
lời nói của y. Tôi
hết sức ngạc nhiên là
người bạn đồng nghiệp đã
khiêm tốn xin lỗi, viện
dẫn sự mệt mỏi hết
sức của anh như lý
do cách ứng xử của
anh. Rồi anh bắt đầu
thổ lộ với tôi suốt
một giờ những sự khó
khăn riêng của anh. Xem
ra sự cởi mở của
tôi đã khơi ra sự
cởi mở của anh. Một
sự thân tình mới đã
được tạo lập giữa hai
chúng tôi.
Chính lúc ấy tôi hiểu
được hơn câu ngạn ngữ
cũ : "Lỗi lầm đã
thú nhận được tha thứ
một nửa rồi", bởi vì
vào lúc anh thú nhận
và tỏ ra ân hận
thì lập tức tôi cảm
thấy trong mình tan biến
mất tất cả oán giận.
Dù chẳng nghĩ tới làm
việc đó, tôi đã tha
thứ cho anh ta rồi.
Cũng nên ghi nhận rằng
trước khi chất vấn người
bạn đồng nghiệp, tôi đã
chuẫn bị kỷ : tôi
đã cầu nguyện, đã cẩn
thận cân nhắc từng chữ
tôi sẽ chất vấn, tôi
đã cho anh ta trước
hình thức của một sứ
điệp không cáo buộc. Tôi
đã muốn tránh đi mọi
cáo buộc chống lại gây
tổn thương. Như thế, tôi
đã cho anh ta phản
ứng xúc cảm của tôi
một cách đơn giản và
không tấn công. Hơn nữa,
tôi đã sẵn sàng lắng
nghe anh và theo đuổi
cuộc đối thoại với anh
cho đến khi chúng tôi
có thể cùng nhau làm
sáng tỏ được tình cảnh.
3. Khi sự chia sẻ
với kẻ gây xúc phạm
là không thể được :
Nhưng cái gì xảy ra
nếu người có lỗi không
muốn nói đến, mà cũng
chẳng muốn nghe nói đến
sự xúc phạm, như trường
hợp của thiếu nữ kia
là nạn nhân một vụ
lạm dụng tình dục về
phía dượng ghẻ của cô.
Sau một thời gian dài
trị liệu, cô cảm thấy
nhu cầu phải nói với
ông về những hậu quả
tác hại do những lạm
dụng tình dục ông đã
làm cho cô phải chịu
đựng. Cô cảm thấy thời
gian cấp bách, vì dượng
cô đã bị ung thư
tới giai đoạn cuối. Về
phía mình, người dượng ghẻ
luôn luôn tránh đề cập
tới vấn đề đó. Không
thể đối thoại được với
dượng, cô nghĩ rằng không
thể tha thứ cho ông.
Tôi đã khuyên cô sử
dụng ngôn ngữ thinh lặng
của tâm hồn để nâng
đỡ nỗi đau và bạo
lực của ông, và liệu
tình hình mà tha thứ
cho ông. Đó là điều
cô ta đã làm. Trong
những lúc thinh lặng ở
bên giường bệnh của dượng
cô, cô đã tạo nên
một tương quan sâu xa
với ông bằng cách làm
cho nhịp thở của cô
đồng điệu với nhịp thở
của dượng cô, rồi cô
đã kể trong lòng cô
cho dượng cô tất cả
những đau khổ mà "việc
ấy" đã gây nên nơi
cô. Sau nhiều lần cô
để cho con tim mình
nói lên, cô cảm thấy
sự tha thứ trổi dậy
trong cô và lúc ấy
cảm thấy được nâng đỡ
sâu xa. Điều lạ lùng
là dượng cô xem ra
yên tĩnh nhiều hơn.
Tình trạng sẽ phức tạp
khi kẻ gây nên xúc
phạm từ chối nhìn nhận
lầm lỗi của mình, hoặc
kẻ gây nên xúc phạm
vắng mặt, không thể gặp
được, lạ mặt hay đã
chết. Trong một hoàn cảnh
tương tự, James Sullivan gợi
ý cho người cố vấn
đóng vai kẻ gây nên
xúc phạm, nhân danh kẻ
gây nên xúc phạm để
nhìn nhận lỗi lầm của
y, bộc lộ sự hối
hận và quyết tâm của
y.
Để minh họa chủ định
của mình, ông thuật lại
câu chuyện của một nữ
tu bị trầm uất thường
xuyên vì trong thời thơ
ấu đã bị mẹ ruồng
bỏ. Một khi hiểu rằng
nữ tu ấy đã chuyển
vị hình ảnh của mẹ
nàng sang ông, James Sullivan
chấp nhận đóng vai mẹ
nàng. Ông đã xin lỗi
vì đã lãng quên nàng
trong tuổi thơ ấu của
nàng. Rồi ông biểu lộ
niềm vui mừng khám phá
lại được nàng và có
thể học yêu thương nàng
trở lại. Theo vị chuyên
gia tâm lý nầy, những
trao đổi đó thật hết
sức sinh phúc, chúng khiến
vị nữ tu đã có
thể gặp lại đứa bé
gái bên trong của mình,
cho phép nàng sống lại
và bộc lộ những xúc
cảm mà mãi cho tới
lúc ấy đã bị băng
giá trong lòng nàng. Nàng
đã khóc thật nhiều, đã
tỏ ra giận dữ, nhưng
cuối cùng đã tha thứ
cho mẹ nàng.
Sự giúp đỡ của người
cố vấn sẵn sàng đóng
vai nhân vật gây nên
xúc phạm không phải luôn
luôn là có thể được.
Trong trường hợp đó, phải
chạy đến với các phương
tiện thay thế. Chẳng hạn,
viết những bức thư mà
không gởi đi, đối thoại
với một chiếc ghế mà
tưởng tượng rằng kẻ gây
nên xúc phạm đang ngồi
ở đó.
Đối mặt với một kẻ
gây nên xúc phạm không
hối cải và ngoan cố,
phương thế cuối cùng là
giao phó y cho Chúa,
như một khoản luật Dothái
muốn : "Nếu kẻ xúc
phạm đến ngươi không muốn
sửa chữa, ngươi hãy giao
phó nó cho sự công
bằng của Thiên Chúa". Đó
rõ ràng là điều vị
giám đốc một học hiệu
quan trọng đã làm. Khi
ông biết ý định của
tôi là viết về sự
tha thứ, ông đã kể
lại cho tôi câu chuyện
của ông, dĩ nhiên là
với ý hướng, dù không
nói ra, là để tôi
làm ích cho các đọc
giả của tôi.
Là nạn nhân của những
âm mưu bất chính của
hai đồng nghiệp, ông đã
bị mất một địa vị
hành chánh cao và đã
thấy sự nghiệp của mình
bị gãy đổ. Lúc đó
ông đã bị trầm uất
nặng, nhưng ông đã thoát
ra được nhờ một lời
khuyên được tìm thấy trong
tác phẩm của Michael Murphy
về tha thứ. Nhiều lần
trong ngày, ông đã lặp
đi lặp lại lời nguyện
vắt tắt sau đây :
"Lạy Chúa, trong sự bất
lực của con, con xin
trao phó các đồng nghiệp
của con (ở đây, ông
kể tên họ ra) cho
lòng nhân hậu lớn lao
của Chúa, ngõ hầu Chúa
biến đổi điều thiệt hại
họ đã làm cho con
thành lợi ích, và chớ
gì ý Chúa được hoàn
tất như vậy". Ông bảo
đảm với tôi rằng sau
ba tháng cầu khẩn như
thế, ông không còn cảm
thấy trong mình dấu vết
nhỏ mọn thù hận và
oán giận nào nữa. Vào
một dịp hội nghị, gặp
lại những kẻ gièm pha
cũ, ông ngạc nhiên thấy
mình tự phát đưa tay
ra bắt tay họ.
4. Để chia sẻ thương
tổn của mình :
Giữa những phương thế chia
sẻ đã được khuyên trong
chương nầy, bạn có tìm
kiếm phương thế nào thích
hợp nhất cho tiến trình
tha thứ riêng của bạn
không ?
Nói với chính kẻ xúc
phạm bạn, sau khi đã
chuẫn bị cuộc can thiệp
của bạn như thế nầy
: quyết định nói với
y điều bạn đã cảm
nhận nhờ những sứ điệp
bắt đầu bằng "tôi", lắng
nghe lời giải thích của
kẻ xúc phạm và đi
cho đến cùng cuộc trao
đổi.
Tìm một người nào đó
biết lắng nghe mà không
phê phán bạn.
Thực hành thứ "ngôn ngữ
của con tim" trong những
hoàn cảnh khó khăn.
Giao phó kẻ xúc phạm
bạn cho Chúa trong lời
cầu nguyện.
Giai Đoạn 4
Xác định rõ mất mát
của mình để đành nhận
chịu mất mát
"Tôi đã chịu một xúc
phạm, nhưng tôi đã không
bị xúc phạm ở thâm
sâu hữu thể mình."
(Vô danh)
Trên con đường dài của
tha thứ, bạn đã bắt
đầu nhận ra thiệt hại
mà sự xúc phạm đã
gây ra nơi bạn và
bạn đã nói về điều
đó với một người nào
rất có cảm tình. Hoàn
cảnh của bạn đưọc làm
sáng tỏ và gánh nặng
xúc cảm của bạn được
vơi đi. Vậy bây giờ
bạn đang trên đường được
chữa lành trọn vẹn. Trong
suốt giai đoạn thứ tư
nầy, tôi đề nghị với
bạn làm một bản kiểm
kê cụ thể những sự
mất mát gây nên bởi
sự xúc phạm đó. Sự
ý thức nầy sẽ giúp
bạn đành chịu những mất
mát đó. Bởi vì nếu
bạn không đành chịu những
gì bạn đã mất, bạn
sẽ không thực sự tha
thứ được.
1. Xác định rõ sự
mất mát của mình :
Chính là khởi đi từ
một kinh nghiệm bản thân
mà tôi đã hiểu được
tầm quan trọng của việc
xác định rõ thương tổn
của mình trước khi có
thể chữa lành nó. Hôm
đó, tôi nhận được một
lá thư của một thanh
niên muốn ghi danh vào
Đại học nơi tôi đang
dạy. Cậu ta xin tôi
cung cấp cho cậu những
chỉ dẫn về một chương
trình học mà tôi phụ
trách. Thế mà anh chàng
sinh viên đã quên không
cho tôi địa chỉ. Tôi
đoán chừng và nghĩ rằng
anh ta đã đăng ký
vào một phân khoa khác
trong cùng Đại học nên
anh ta không cần cung
cấp những chỉ dẫn đó
nữa. Thực sự tôi đã
quyết định đến hỏi viên
thư ký, công việc tôi
cho là thông thường. Nhưng
tôi vừa xin thì viên
thư ký đã có vẻ
gay cấn và sau khi
bảo tôi "đưa câu hỏi"
thì thẳng thừng từ chối
cung cấp thông tin tôi
xin. Còn tệ hơn, y
cáo buộc tôi ăn trộm
tài liệu học viện và
tống tôi ra khỏi văn
phòng.
Vừa bị va chạm, t
ôi
không rõ cái gì xảy
ra, rồi một cảm giác
tức giận tràn ngập lấy
tôi. Vậy tôi bắt đầu
viết cho ông giám đốc
để đưa viên công chức
vô lễ và khinh người
nầy vào khuôn phép. Tôi
vừa viết xong lá thư
với giọng điệu đầy chua
cay thì một đồng nghiệp
bước vào văn phòng của
tôi. Tôi kể cho anh
bạn nghe trường hợp khó
xử của tôi. Anh ta
chăm chú lắng nghe tôi
rồi đột ngột hỏi: "Tôi
thấy anh tức giận lắm.
Nhưng tôi tự hỏi không
biết điểm nhạy cảm nào
mà viên thư ký đã
có thể đụng đến ở
anh ?" Ngay lúc đầu,
tôi thấy câu hỏi của
anh ta không hợp thời,
cũng chẳng thích hợp nữa.
Tuy nhiên khi suy nghĩ
lại, câu hỏi đó đã
làm tôi khám phá ra
hai việc nầy : người
thư ký đặt vấn đề
về sự thẳng thắn nghề
nghiệp của tôi. Y cũng
đã đánh thức trong tôi
một nỗi đau khổ cũ
mà tôi tưởng đã quên
đi. Sự ý thức nầy
về các lý do sự
phẩn nộ của tôi làm
phát sinh trên tôi một
hậu quả hết sức bất
ngờ : tôi rất ngạc
nhiên, cơn nóng nảy và
cảm giác oán giận của
tôi tan biến đi đến
độ tôi không còn muốn
gởi lá thư cho ông
giám đốc nữa.
Làm sao một sự thay
đổi bất thần như vậy
đã có thể được thực
hiện nơi tôi? Đây là
giải thích tôi đã tự
cho mình. Ngay khi sự
việc khó chịu xảy ra,
tôi đã có cảm giác
rằng tất cả nhân cách
của tôi đã bị đặt
vấn đề. Rồi tiếp đó,
tôi hiểu rằng viên thư
ký đã nghi ngờ một
phần của tôi, tức sự
thẳng thắn nghề nghiệp của
tôi. Khám phá nầy giúp
tôi có một cái nhìn
mới trên thương tổn của
mình. Trước hết, tôi thấy
nó không quá lớn. Thứ
đến, tôi khám phá ra
rằng sự giao động của
tôi đến do cuộc cải
vả với viên thư ký
ít hơn là từ một
hoàn cảnh nặng nề mà
tôi đã chưa dàn xếp
được.
Bài viết của Trotter về
kết quả các nghiên cứu
của chuyên gia tâm lý
Martin Saligman soi sáng cho
tôi hơn nữa về những
gì đã xảy ra cho
tôi. Chuyên gia tâm lý
nầy chủ trương rằng người
ta bị tổn thương nhiều
do sự giải thích của
chính mình về một biến
cố khó chịu hơn là
do chính biến cố đó.
Theo ý kiến của ông,
người nào tự cho mình
là nguyên nhân trọn vẹn,
duy nhất và thường trực
của một biến cố bất
hạnh thì kẻ đó tự
kết án đánh giá thấp
về mình, và tức khắc
bị rơi vào sự bất
lực để phản ứng lại.
Để nắm bắt tốt hơn
ý nghĩa của những chữ
"trọn vẹn, duy nhất và
thường trực", chúng ta chỉ
cần lắng nghe cuộc đối
thoại nội tâm mà một
cá nhân nói về sự
thiệt thòi của y, hầu
giải thích những nỗi cay
đắng của mình. Y có
khuynh hướng tự chê trách
mình một cách trọn vẹn
và triệt để, dường như
đó là một khuyết điểm
bẩm sinh vậy. Y nói
"từ lúc nào, tôi luôn
luôn sai trái và bất
lực" thay vì tự khích
lệ mình bằng cách sau
đây : "Tôi đã làm
một điều lỗi, nhưng hoàn
toàn có thể sửa chữa
được". Tiếp đến, y tự
nhận về mình tất cả
trách nhiệm của lầm lỗi.
Y nghĩ rằng "tôi là
người duy nhất chịu trách
nhiệm về nỗi bất hạnh
của tôi", trong khi nhận
định rằng y không phải
là người duy nhất có
trách nhiệm về hoàn cảnh
và còn có những người
chủ chốt khác trong thử
thách nầy. Sau cùng, y
tự coi mình như nạn
nhân vĩnh viễn của số
phận. Y than phiền "cái
đó luôn luôn xảy đến
với tôi" thay vì tự
nhủ "đó là hậu quả
của một thời cơ chóng
qua".
2. Để thôi tự chê
trách mình :
Sự kiện lấy làm thích
thú trong tình trạng nạn
nhân chỉ có thể phá
hoại ngầm các nghị lực
của mình. "Tự đánh đòn"
mình luôn luôn là một
lời khuyên xấu và cản
ngăn tiến bộ trên con
đường tha thứ. Để ra
khỏi sự trì trệ đó,
tôi đề nghị những tập
luyện sau đây :
a) Bạn hãy tự hỏi
xem phần nào của bạn
đã bị đụng tới. Bạn
đã bị mất mát cái
gì ? Bạn cảm thấy
bị tấn công hay bị
nhạo báng trong những giá
trị nào ? Những chờ
đợi nào hay những mộng
ước gì đã bất thần
bị hủy hoại ?
Đây là vài giá trị
có thể phải chịu thiệt
hại : sự tự trọng
của bạn, thanh danh của
bạn, lòng tín nhiệm ở
chính mình, lòng tin vào
tha nhân, sự gắn bó
của bạn với người thân,
lý tưởng của bạn, mộng
ước hạnh phúc của bạn,
những của cải vật chất
của bạn, sức khoẻ của
bạn, sắc đẹp của bạn,
hình ảnh của bạn trong
xã hội, những chờ đợi
của bạn đối với quyền
bính, nhu cầu cẩn mật
đối với các bí mật
của bạn, sự ngưỡng vọng
của bạn đối với những
người bạn yêu thương, tính
ngay thẳng của bạn, v.v...
Sau khi đã nêu lên
và gọi tên sự mất
mát của bạn, bạn hãy
ý thức rằng đó không
phải là tất cả hữu
thể của bạn đã bị
xúc phạm, nhưng chỉ một
phần của bạn mà thôi.
Thật sinh phúc cho bạn
khi lặp đi lặp lại
: "Không phải tất cả
con người tôi đã bị
đụng tới, nhưng đó là
(ví dụ) thanh danh của
tôi đã bị thiệt hại".
Cách đây ít lâu, tôi
đã nghe trên truyền hình
chứng tá của một người
đàn bà nạn nhân của
một cuộc cưỡng hiếp. Bà
ta khẳng định : "Tôi
bị cưỡng hiếp, nhưng tôi
không không đáng khinh". Bằng
những từ ngữ khác, bà
nói : "Quả tim của
tôi vẫn an lành và
trọn vẹn, bất chấp sự
cưỡng hiếp, và tôi đã
không mất đi khả năng
tự chữa lành".
Khi nói đến những tai
ương xảy đến cho tôi,
tôi dùng động từ "có"
hoặc tất cả các thì
kép khác của trợ động
từ nầy, chẳng hạn "tôi
đã có nhận một sự
lăng nhục", tôi không diễn
tả cùng một việc nếu
tôi dùng động từ "là",
ví dụ "tôi bị lăng
nhục". Có một sự khác
biệt rất lớn trong quan
niệm về sự xúc phạm.
Khi tôi nói "tôi có
một tổn thương", tôi để
người ta hiểu rằng có
một khoảng cách giữa tôi
và vết thương, điều nầy
cho phép tôi phản ứng
và tự chữa lành. Trái
lại, khi tôi khẳng định
"tôi bị tổn thương" là
tôi đồng hóa mình trọn
vẹn với sự tổn thương
và như vậy tôi bất
lực phản ứng lại.
b) Cần thiết bạn nên
nhắc lại cho bạn rằng
bạn không phải là người
duy nhất chịu trách nhiệm
về biến cố nặng nề
hoặc về sự xúc phạm.
Trong một buổi thuyết trình
cho những người ly thân
hoặc ly dị, tôi nói
với họ rằng họ không
phải là những tác nhân
duy nhất của sự thất
bại về hôn nhân của
họ. Người phối ngẫu, cha
mẹ, xã hội, v.v... cũng
có một phần trách nhiệm.
Nghe những lời nầy, một
nữ thính giả đầm đìa
nước mắt. Tôi hỏi nàng
cái gì đã xảy ra,
và nàng đã trả lời
tôi rằng lần đầu tiên
nàng ý thức mình không
phải là "con mụ độc
ác" duy nhất có trách
nhiệm về sự thất bại
hôn nhân của nàng.
c) Sau cùng, điều quan
trọng là bạn phải xác
tín rằng một lầm lỗi
không bao giờ là không
thể sửa chữa được. Bạn
không bị kết án phải
sống lại không ngừng lỗi
lầm đó mãi hoặc bị
kết án phải luôn luôn
gánh chịu những hậu quả
của nó. Nếu bạn cứ
tưởng tượng bạn luôn luôn
bị theo đuổi bởi rủi
ro hoặc bởi số phận
xấu, bạn sẽ tự vạch
chương trình cho những thất
bại mới một cách không
sai chạy đâu cả.
Vậy thay vì tự dằn
vặt mình trước một thất
bại, bạn hãy tìm khám
phá ra tất cả bài
học mà bạn có thể
rút ra từ thất bại
đó. Biết bao nhiêu thất
bại là cơ hội cho
những kinh nghiệm phong phú,
những khởi hành mới và
những thành công trong cuộc
sống. Cuối cùng đây là
một khía cạnh tích cực
khác của những sai lầm
của bạn : chúng sẽ
làm cho bạn trở nên
bao dung hơn đối với
những người khác.
3. Chữa lành những tổn
thương thời thơ ấu :
Những thương tổn khó nhận
biết và xác định rõ
nhất là những thương tổn
lần lên trong quá khứ
xa xăm của thời thơ
ấu. Người ta không còn
nhớ đến những thương tổn
đó, cũng như các hoàn
cảnh đã gây nên những
thương tổn ấy. Cái còn
lại từ những thương tổn
đó thường chính là những
sự cứng cỏi trong ứng
xử và những phản ứng
tự vệ, phản ánh các
chấn thương cũ của tâm
hồn mà một xúc phạm
nhỏ đã đủ để khơi
dậy.
Những mối thất vọng của
thời thơ ấu vẫn tiếp
tục làm cho người ta
cảm nhận được hậu quả
của chúng một cách vô
thức nhiều năm sau. Tôi
thường gặp những con người,
dù rất thiện chí, bảo
rằng họ không thể tha
thứ được cả những lỗi
lầm rất nhỏ. Sự bất
lực của họ trong việc
tha thứ sĩ nhục họ
và thường làm cho họ
cảm thấy rất có lỗi.
Một người vợ trẻ thổ
lộ với tôi rằng chị
không thể tha thứ được
cho bố chồng của chị.
Cái lỗi "kinh khủng" của
ông là đã ở lại
hai ngày tại nhà con
dâu, trong khi ông chỉ
được mời ăn bửa cơm
tối gia đình thôi. Chỉ
với ý nghĩ tha thứ
cho ông, chị đã vấp
phải sự từ chối nội
tâm dai dẵng. Chị cũng
tự trách mình đã làm
lớn lầm lỗi một cách
quá mức. Chị tự nhủ
"đó là một việc tầm
phào, ta phải thôi không
nghĩ đến nữa". Thất vọng
không biết làm sao, Chị
xin gặp tôi. Tôi mời
chị định nghĩa thật chính
xác, chừng nào có thể
được, bản chất của thương
tổn. Chị trả lời tôi
: "Con có cảm giác
rằng con chẳng quan trọng
gì trước mắt ông, bởi
vì ông đã chẳng thèm
biết đến lời con ghi
trong giấy mời". Lúc ấy,
tôi đề nghị chị cứ
ở vậy với cái tình
cảm "không có gì quan
trọng", rồi đem tâm trí
về lại trong quá khứ,
để trổi lên trong chị
cái gì đã tự phát
liên kết với cái tình
cảm ấy. Chị ta bị
xúc động đến phát khóc,
vì nhớ lại một biến
cố trong thời thơ ấu,
và chị thuật lại cho
tôi rằng lúc lên tám
tuổi, mẹ chị đã hứa
với chị trong suốt cả
một năm trời là sẽ
dẫn chị đi tham dự
thánh lễ nửa đêm. Thế
mà khi chị thức dậy
thì đã là buổi sáng
lễ Giáng Sinh ! Chị
đã khóc và mẹ chị
bảo là chị còn bé
quá để tham dự thánh
lễ nửa đêm ! Sự
chán nản trẻ con nầy,
dù chị đã hoàn toàn
quên đi rồi, nay lại
đến, như một tiếng vọng
xa xăm, làm ách tắc
ước muốn tha thứ cho
bố chồng của chị. Như
thế, chính sau khi đã
họa lại dấu vết nguồn
gốc của tình cảm "không
quan trọng" mà chị đã
đạt tới được việc tha
thứ, trước hết là cho
mẹ chị, rồi sau đó
cho bố chồng của chị.
4. Để chữa lành một
tổn thương thời thơ ấu
:
Kinh nghiệm tâm lý trị
liệu của tôi dạy cho
tôi biết rằng một sự
ách tắc "ngoại lý" của
một dự tính tha thứ
thường đến từ một tổn
thương cũ hãy còn linh
hoạt, dù vô thức. Chính
vì thế, tôi đề nghị
thực hiện một cuộc suy
niệm về ách tắc làm
cản trở tha thứ.
Bạn hãy lấy một tư
thế thoải mái. Hãy gạt
xa bạn mọi thứ có
thể làm bạn chia trí
trong vòng hai mươi phút.
...
Bạn hãy để thời gian
đi vào nội tâm bạn,
như bạn đã làm trong
các thực tập suy niệm
khác.
...
Bạn hãy đặt mình lại
trong tình trạng gây nên
bởi sự xúc phạm và
hãy để bạn sống lại
những gì đã xảy ra
cho bạn. Bạn hãy để
thời gian xác định và
gọi tên cách rõ ràng
tổn thương.
...
Cứ giữ liên lạc với
cảm xúc hoặc toàn bộ
những cảm xúc hiện đang
trào ra nơi bạn.
...
Rồi, khởi đi từ cảm
xúc được nhận diện hoặc
khởi đi từ sự phức
tạp của các cảm xúc
của bạn, bạn hãy lùi
lại trong quá khứ, dường
như bạn lật lại từng
trang tập ảnh kỷ niệm.
Luôn được hướng dẫn bởi
cùng cảm xúc đó, bạn
hãy để trổi lên trong
bạn những hình ảnh, những
kỷ niệm, những lời nói
gắn chặt với những thời
kỳ khác nhau của cuộc
sống quá khứ của bạn.
...
Khi bạn bắt gặp lại
kỷ niệm xa xưa nhất,
bạn hãy để một ít
thời gian xem lại và
sống lại quang cảnh đã
diễn ra. Bạn bao nhiêu
tuổi ? Ai ở với
bạn ? Cái gì xảy
ra ? Bạn phản ứng
lại thế nào ? Bạn
quyết định gì theo sau
biến cố đau thương đó
?
...
Hãy xem lại đứa trẻ
là bạn lúc đó. Nó
ăn mặc thế nào ?
Nó ở đâu ? Bạn
có thể vẽ nó ra
thế nào ? Bạn hãy
quan sát cái gì nó
nhìn thấy, dường như nó
đang có đó, hiện diện
ở trước mặt bạn.
...
Bây giờ, vận dụng tới
tất cả kinh nghiệm người
lớn của bạn, sự từng
trải của bạn, sự hiểu
biết của bạn về tâm
lý trẻ con, bạn hãy
bắt đầu nói với nó,
trấn an nó, xin lỗi
nó vì đã bỏ quên
nó quá lâu như thế.
Bạn hãy giải thích cho
nó tất cả những gì
đã xảy ra. Bạn hãy
làm cho nó yên lòng
bằng cách hứa với nó
rằng bạn sẽ không quên
nó nữa.
...
Khi bạn chắc chắn đã
thuần hóa được đứa trẻ
của bạn và nó chấp
nhận để bạn tiếp cận
nó, bạn hãy đứng lên,
rộng tay ôm lấy nó,
đặt nó ngồi lên đầu
gối bạn, rồi siết nó
thật chặt bằng cách quàng
tay bạn trước ngực nó.
...
Bạn hãy để thời giờ
cảm nhận sự hiện diện
của nó, để nó tự
trấn tĩnh và giúp nó
tự chữa lành. Nếu bạn
nghĩ rằng nó đã sẵn
sàng, bạn có thể gợi
ý với nó bắt đầu
tha thứ cho người đã
xúc phạm nó. Nếu bạn
cảm thấy nó kháng cự
lại, thì bạn đừng thúc
ép nó. Bạn tiếp tục
đơn giản có mặt và
an ủi nó. Bạn biết
lòng quảng đại của đứa
trẻ của bạn. Bạn hãy
tín nhiệm nó. Khi nó
sẵn sàng, nó sẽ tha
thứ.
...
Trước khi từ giả đứa
trẻ của bạn, bạn hãy
trấn an nó bằng cách
nói với nó rằng bạn
sẽ không bỏ rơi nó
nữa, rằng bạn sẽ trở
lại nói chuyện với nó
và săn sóc nó.
Hoan hô ! Bạn vừa
đi một bước lớn trên
con đường chữa lành và
tha thứ có tính cách
cảm xúc.
Giai Đoạn 5
Chấp nhận nỗi giận và
lòng muốn báo thù của
mình.
"Phải là nhà tâm lý
trị liệu để biết được
có bao nhiêu bạo lực
bị dồn nén dưới sự
tha thứ giả dối."
(Paul Tournier)
Thường xảy ra là từ
ngữ "giận dữ" gợi lên
nơi người ta những cảnh
bạo lực ghê gớm. Do
đó nó hình thành nơi
họ một nỗi sợ lớn
lao khi cảm nhận mối
xúc cảm nầy. Một sốnhà tu đức rất khó
nhận thấy trong nỗi giận
và lòng muốn báo thù
những thực tại tâm lý
lành mạnh tự nó. Căn
cứ vào một quan niệm
bị cắt xén về tình
yêu, họ xét đoán rằng
phải dồn nén mọi chuyển
động của bạo lực.
Đây là câu chuyện của
một cuộc cải cọ giữa
tôi và một vị tuyên
úy của một nhóm đôi
bạn. Trước sự hiện diện
của ngài, tôi đã thuyết
trình về hiệp thông cho
một nhóm các đôi vợ
chồng. Tôi đã giải thích
làm sao cuộc sống lứa
đôi mang lại, cùng với
những niềm vui của nó,
cả một lô những tước
đoạt, mất mát. Sự tích
lủy của những mất mát
theo sau những va chạm
nhỏ và những bực tức
do đó mà ra, theo
ý kiến của tôi, tạo
nên một trong những trở
ngại lớn nhất cho sự
hiệp thông tốt đẹp ở
đôi bạn. Tôi cũng khuyên
các đôi vợ chồng đừng
để chết đi trong mình
những cơn giận nhỏ, nhưng
nên bộc lộ chúng ra
một cách có tính cách
xây dựng nhất có thể
được. Bởi vì tôi nghĩ
rằng cái hủy diệt tình
yêu không phải là sự
tức giận, nhưng chính là
nỗi sợ mở lòng mình
ra và sự dửng dưng.Ngay lúc đó, tôi thấy
vị tuyên úy nhảy ra
khỏi ghế. Bằng một giọng
giận dữ, ngài hét lên
với tôi : "Nầy cha,
đáng ra cha phải biết
rằng hờn giận là một
trong bảy mối tội đầuchứ !" Ngài lập tức
đi ra, đóng sầm cửa
lại.
Rõ ràng là chúng tôi
đã không có cùng một
định nghĩa về sự tức
giận. Tôi dùng từ ngữ
nầy để diễn tả tình
trạng bức tức bên trong
được gây nên bởi một
sự trái ý, một tiếng
chưỡi hay một sự bất
công. Ngài thì lại cho
từ ngữ "tức giận" ý
nghĩa của sự thù hằn
và oán giận, là nhữngtình cảm có mục đích
làm hại người khác hoặc
ngay cả hủy diệt họ
nữa.
Thường xảy ra là các
vị giảng thuyết, những thầy
dạy tu đức đặt đối
nghịch tha thứ và tức
giận. Đối với họ, để
đi đến tha thứ, trước
hết phải dập tắt hết
mọi chuyển động của tức
giận và xua đuổi hết
mọi ý nghĩ trả thù.
Nói chung, họ khuyến khích
sự trấn áp mọi tình
cảm được gọi là "tiêu
cực". Tiến trình nầy đối
với tôi xem ra không
có lối thoát. Bởi vì
sự tha thứ không thể
nào được trao ban, nếu
nó đã không được đi
trước bởi sự ý thức
và chấp nhận sự xấu
hổ của mình ; cũng
thế sự tha thứ là
không thể, nếu người ta
kềm chế nỗi giận và
lòng muốn báo thù của
mình. Không nhận biết và
chấp nhận nỗi giận và
lòng muốn báo thù của
mình, viện lý là muốn
tha thứ, chính là tự
lừa dối mình, và hơn
nữa là bóp méo tha
thứ thành sự giả dối
có tính cách xã hội.
Nhưng hãy coi chừng !
Ở đây không có vấn
đề khuyến khích hay nuôi
dưỡng sự hận thù. Người
ta thường quá hay lẫn
lộn cái xúc cảm tự
phát của tức giận với
mối hận thù. Trước hết
cần phải phân biệt xúc
cảm chóng qua của tức
giận với lòng muốn báo
thù của tình cảm kiên
quyết và được nuôi dưỡng
bởi lòng căm ghét hay
sự hận thù. Biết rằng
tức giận là một chuyển
động bạo lực của tâmhồn, nó chứa đựng những
yếu tố tích cực, bất
chấp những vẻ bề ngoài
của nó. Nó là một
phản ứng bình thường đối
lại một hành động bất
công, là một sự kiếmtìm sự trung thực và
là một nổ lực cất
đi chướng ngại cản trở
tình yêu tha nhân.
Ngược lại, mối hận thù
nhập vào lòng người như
một ung thư. Nó che
đậy một cơn giận câm
nín và bền bĩ chỉ
hết đi khi kẻ gây
nên xúc phạm bị trừng
phạt hoặc bị hạ nhục.Nó có thể mặc lấy
những hình thức khác nhau
: lời châm chọc mĩa
mai cay độc, hận thù
dai dẳng, những thái độkhinh miệt, sự cừu địch
triệt để, chỉ trích chê
bai và tính thụ động
bạo lực giết chết mọi
niềm vui có thể có
trong mọi quan hệ. Bao
lâu người ta không muốn
nhìn nhận sự tức giận
của mình và rút ra
lợi ích tốt nhất có
thể, thì có mối nguy
hiểm là nó sẽ bị
hỏng đi bên trong mình
và biến thành oán giận
và hận thù.
1. Những hậu quả tai
hại của cơn giận bị
dồn nén :
Kìm nén cơn giận của
mình, chính là dấn sâu
trong một vũng lầy không
có hy vọng thoát ra
được. Khi một xúc cảm
bị dồn nén vì bị
xã hội kết án là
không thể chấp nhận được,
thì sớm muộn gì nó
cũng trổi dậy dưới những
hình thức lệch lạc. Bởi
vì người ta không thể
kìm hãm năng lực cảm
xúc được. Nó luôn luôn
được bộc lộ ra một
cách giả tạo và lừa
dối. Để chỉ phẩm chất
những lệch lạc cảm xúc
nầy, trường phái tâm lý
phân tích có tính cách
dàn xếp (thỏa hiệp) đã
tạo ra thành ngữ "tình
cảm bịp bợm". Chúng ta
xem xét kỷ những "tình
cảm bịp bợm" gây ra
do sự dồn nén không
lành mạnh của tính bạo
lực.
Cơn giận bị kiềm chế
có thể đổi chỗ và
tấn công những hữu thể
vô tội - có thể
là những đồ vật, cầm
thú hoặc những con người.
Có ai chẳng bao giờ
nhìn thấy một người nào
đó đá một đồ vật
hoặc ngay cả một con
vật để nguôi đi cơn
giận trong lòng không ?
Người ta cũng tìm thấy
những phản ứng tương tự
đối với những con người("giận cá chém thớt"). Người
ta đã dám cả quyết
không phải không có lý
rằng một người chồng đánh
vợ mình là đang cố
tự giải thoát mình khỏi
hình ảnh của người mẹmột cách tuyệt vọng. Tôi
đã thấy một thằng bé
sau khi bị mẹ la
mắng đã cho thằng em
nó một cái tát nên
thân !
Thường xảy ra rằng những
thúc đẩy không thể kiểm
soát được của bạo lực
có nguồn gốc là sự
tích lủy của các cơn
giận bị dồn nén. Một
khách hàng có nụ cười
cố định đến tìm tôi
hỏi cách chế ngự những
cơn bạo lực bằng lờinói của y. Ông chủ
đe dọa thải hồi y
và vợ y thì lại
đòi ly dị. Tôi từ
chối giúp y tấn công
cơn giận của y, vì
tôi không muốn thất bại
như vị linh hướng của
y, khi đã cố tìm
mọi cách ngăn cản y
không được nổi cáu. Đúng
hơn, tôi đã quyết định
giúp y thuần hóa cơn
giận của y. Tôi đãkhông xin y kiềm chế
cơn giận của y, nhưng
lại để cho nó nổi
lên, nhận biết nó xuyên
qua những căng thẳng tiêubiểu của thể xác, chấp
nhận nó và tìm cho
nó những lối thoát có
thể chấp nhận được như
chơi thể thao, bửa củivà những tập luyện mạnh
mẻ khác.
Một trong những hậu quả
thông thường nhất của sự
dồn nén cơn giận là
khuynh hướng gán cho người
khác chính tình cảm tức
giận của mình. Người không
ý thức về nỗi giận
của mình sẵn sàng chuyển
nổi giận đó sang ngườikhác. Lúc ấy chính y
cảm thấy bị đe dọa
bởi các mặt nạ của
cơn giận của chính y
nên qui nó cho một
số người nào đó. Thí
dụ sau đây chứng tỏ
rõ ràng điều tôi muốnnói. Một bà có trình
độ văn hóa cao và
một cảm thức thiêng liêng
lớn đã viết cho tôi
để chia sẻ những xaoxuyến của bà việc tự
tử của con trai bà.
Bà kể cho tôi làm
sao bà đã sớm tha
thứ cho con bà về
sự khốn khó và buồn
phiền mà sự tự tử
của nó đã gây ra
cho bà. Tuy nhiên, bà
không thể tự giải quyết
được ý nghĩ làm saoThiên Chúa có thể tha
thứ một cử chỉ rất
đáng trách như vậy cho
con bà. Tôi nghĩ rằng
bà không thể cáng đángnổi giận bà đã cảm
nhận đối với con trai
bà và bà đã phóng
chiếu nỗi giận đó lên
Thiên Chúa. Điều làm cho
tôi quả quyết về sự
đúng đắn của giả thuyết
tôi đưa ra, chính là
những lo âu và nghi
ngờ của bà cứ tiếp
tục dày vò ray rứt
bà, dù những cố gắng
của các chủ chăn đểbảo đảm với bà về
lòng tốt và tình thương
xót của Thiên Chúa.
Đây là câu trả lời
của tôi cho lá thư
của bà : "Thưa bà,không có lúc nào tôi
đã dám nghi ngờ sự
thành thật của ước muốn
tha thứ cho con trai
của bà. Tuy nhiên bà
cho phép tôi ngạc nhiên
về thời gian quá ít
bà đã cống hiến để
chăm sóc cho nỗi đau
của bà, trước khi trao
ban sự tha thứ của
bà. Bà có tin rằng
nỗi buồn tang chế của
bà đã đủ chín muồi
và vết thương lớn lao
của bà đã đủ lànhda, để thực sự nghĩ
tới việc tha thứ cho
cậu nhà ? Kinh nghiệm
của tôi bên cạnh những
người phải đau buồn vìviệc tự tử của một
người thân yêu cho phép
tôi khẳng định rằng những
người còn sống cần phải
có rất nhiều thời gian
để cho những tình cảm
tức giận và có lỗi
được bộc lộ và biến
đổi. Bà sẽ được lợi
ích khi đặt mình lắngnghe các xúc cảm của
bà. Như vậy bà sẽ
có thể đón nhận trong
lòng những xúc cảm chưa
tìm ra được cách bộc
lộ đầy đủ". Ít lâu
sau, tôi nhận được một
lá thư trong đó bà
nói với tôi rằng tôi
đã thấy cách chính xác
trường hợp của bà và
bà đã tìm được cho
mình một nữ cố vấntốt để giúp bà đảm
trách các tình cảm có
lỗi và tức giận của
bà.
Một lệch lạc khác của
tức giận hệ tại việc
quay nó lại chống chính
mình. Nó phát sinh nơi
những kẻ tự cấm đoán
mình không được có một
chuyển động tức giận nhỏnhặt nào và tự cho
mình là có lỗi khi
thấy biểu hiện đầu tiên
của tức giận. Bấy giờ
họ tự cáo bộc mình,
tự trừng phạt mình, khi
không bị chìm đắm trong
một trầm uất thần kinh,
như trường hợp cán sự
xã hội kia. Một trongcác khách hàng của nàng
là một thanh niên mà
nàng rất gắn bó đã
tự tử. Nàng cay đắng
tự trách mình vì đã
vắng mặt hôm mà thanh
niên ấy đã gọi điện
thoại xin nàng giúp đỡ.
Từ ngày đó, nàng đã
sống với ý nghĩ rằng
nàng có một phần trách
nhiệm trong cái chết tự
tử ấy. Nàng tự cáo
buộc mình đã không nghĩ
rằng tự tử là một
cách giải quyết các vấn
đề của khách hàng của
nàng.
Sau khi đã lắng nghe
nàng kể lại những xúc
động của nàng, tôi gợi
ý nàng tưởng tượng chàng
khách hàng trẻ đang ngồi
trước mặt nàng và lặp
đi lặp lại với chàng
: "Tôi cảm thấy mình
có lỗi về cái chết
của anh". Rồi tôi đềnghị nàng thay thế câu
đó bằng câu sau đây
: "Tôi trách anh đã
tìm lấy cái chết, mặc
cho tất cả sự giúp
đỡ mà tôi đã mang
lại cho anh". Sau nhiều
do dự, nàng đã quyếtđịnh nói với anh ta
sự thất vọng và tức
giận của nàng. Những tình
cảm thất vọng và tức
giận của nàng càng mạnh
khi nàng càng để bộc
lộ ra. Rồi, khi nhận
biết mình bất lực không
thể ngăn cản việc tự
tử của khách hàng, nàng
bật khóc nức nở. Nàng
vừa chấp nhận những giớihạn của mình. Chính lúc
đó nàng mới bắt đầu
tha thứ cho mình, vì
đã tưởng rằng mình đủ
mạnh để cứu anh ta
mặc dù anh ta không
muốn.
Sự tức giận bị dồn
nén còn có thể mặc
lấy những hình thức che
đậy khác như chê bai,
chỉ trích càu nhàu, tháiđộ lạnh lùng vô liêm
sĩ, hiềm khích buộc tội
hoặc hờn dỗi. Tất cả
những cách bộc lộ sự
tức giận bị che đậy
nầy đi vào trong phạm
trù các "tình cảm bịp
bợm". Những tình cảm bịp
bợm nầy có tính đặc
trưng là dai dẵng và
lặp đi lặp lại. Ngược
lại, những tình cảm đích
thực sẽ bị loại bỏkhi người ta bộc lộ
ra. Đó là hậu quả
thông thường của sự thanh
tâm thành công. Nhưng vấn
đề hoàn toàn khác đối
với tình cảm bịp bợm.
Chúng dán chặt vào tính
dễ cảm xúc của chủ
thể khiến người nầy không
tìm được một cách bộc
lộ thích hợp. Phương cách
duy nhất thoát khỏi vũng
lầy xúc cảm nầy hệ
tại việc nối lại với
sự tức giận đã bị
kiềm chế và tìm được
cho nó một cách bộc
lộ đúng đắn.
Sự tức giận không được
thú nhận có thể là
nguyên nhân của nhiều chứng
bệnh tâm thể lý, vì
đã quá hao tổn nghịlực và vì ứng suất
do đó mà ra. Sự
tức giận nầy tạo cơhội cho một ứng suất
không lành mạnh là nguồn
gốc cho một số bệnh
thể lý rất khác nhau.
Trong cuốn La guérison des
souvenirs, anh em Linn tường
thuật các kết quả nghiên
cứu do bác sĩ Floyd
Ring hướng dẫn trong lãnhvực nầy. Ông đã nghiên
cứu các chứng bệnh khác
nhau gây nên bởi sự
thiếu chế ngự sự tức
giận, hoặc bởi một sự
bộc lộ vụng về nỗi
tức giận nầy.
- Một đàng, ông quyết
đoán rằng những bộc lộ
quá mức của tức giận,
dù thể lý hay lời
nói, thường sản sinh ranhững chứng bệnh sau đây
: tắc nghẽn động mạch
vành, chứng viêm khớp thoái
hóa, loét dạ dày.
- Đàng khác, những người
dồn nén nỗi sợ và
tức giận của mình dễ
bị mắc những chứng bệnh
về da, thấp khớp vàviêm loét đường ruột.
- Cuối cùng, những người
vì lẽ một sự kiểm
soát quá mức thực hiện
trên chính mình không bao
giờ dám bộc lộ nỗi
giận dữ và sợ hãi
của mình, ngay cả khi
họ ý thức về điều
đó, có nguy cơ bị
suyển, tiểu đường, cao huyết
áp và chứng đau nửa
đầu.
Bảng liệt kê các bệnh
nầy có lẽ xem ra
quá đen tối cho một
số người, nhưng điều xem
ra không chối cải được,chính là sự trấn áp
triệt để các chuyển vận
của tức giận gây nên
những trạng thái bệnh lý
và thần kinh như chủ
thể không còn tìm được
nghị lực cần thiết để
dấn mình vào con đường
tha thứ.
Tôi muốn kết thúc phần
nầy với vài lưu ý
về cách ứng xử với
những cuồng tưởng của sự
trả thù. Tôi đã gặp
những người muốn xua đuổi
ý nghĩ trả thù của
họ bằng cách chiến đấu
thẳng mặt. Đó là công
khó mất đi. Họ càng
cố gắng đẩy lùi chúng,
chúng càng trổi dậy ám
ảnh hơn. Để chiến thắng,
bạn hãy thực hiện cuộc
tập luyện nhỏ nầy :bạn hãy cố đừng nghĩ
đến màu đỏ. Bạn sẽ
khám phá ra rằng không
thể được, vì để tưởng
tượng ra cái không đỏthì trước hết bạn phải
nghĩ đến cái đỏ đã.
Thực tế, trí tưởng tượng
không thể quan niệm cái
không đỏ.
Cũng thế đối với những
ý nghĩ trả thù của
bạn. Bạn càng cố xua
đuổi chúng đi thì chúng
càng áp đặt mạnh mẻ
hơn cho trí tưởng tượng
của bạn. Vậy bạn hãy
để cho chúng đến với
bạn cách êm can và
cho phép chúng diễn ra
như một cuốn phim. Ngay
khi bạn làm như vậy
và coi chúng là của
bạn, bạn sẽ thấy những
cuồng tưởng đó sẽ xem
ra rất phù phiếm. Vấn
đề còn lại là bạn
quyết định không cho chúng
tồn tại nữa.
2. Những khía cạnh may
lành của cơn giận :
Cơn giận được hiểu trong
ý nghĩa là một chuyển
động mạnh mẻ và bạo
lực của tâm hồn tự
nó không có gì làxấu cả. Trái lại, nó
do một bản năng bổ
ích của sự sống còn
thể lý, tâm lý và
đạo đức. Hậu quả có
hại hay may lành tùy
thuộc ở cách người ta
sử dụng nó.
Được sử dụng tốt, cơn
giận dùng vào cuộc vận
hành tốt của các mối
quan hệ nhân bản giữa
các vợ chồng, những người
yêu nhau, bạn hữu, cha
mẹ và con cái, hoặc
chủ và nhân viên. Trong
những trường hợp nầy, điều
quan trọng là để bảo
vệ những biên giới và
giá trị của mình, và
đôi khi phải làm điều
đó cách kịch liệt và
phẩn nộ. Nghịch lại những
gì xảy ra khi người
ta tỏ thái dộ dững
dưng hoặc bạo lực phản
hồi thì sự bộc lộ
đúng của cơn giận baohàm ước muốn tái lập
mối liên hệ. Sự khẳng
định mình, dù có nóng
nảy, luôn tìm cách cất
đi những trở ngại chohiệp thông và tình yêu.
Những hậu quả may lành
khác phát sinh do bạo
lực không bị dồn nén
và được hấp thụ, chẳng
hạn như đưa dẫn tôi
khám phá những giá trị
tôi lấy làm tha thiết
nhất trong tâm hồn. Như
vậy ở đây cơn giận
có hậu quả chứng tỏ
cách rõ ràng điều người
ta muốn trở nên vàthực hiện. Nó báo động,
nó cảnh giác cho tôi
về mối hiểm nguy cho
phép người khác lạm dụng
tôi hoặc xâm chiếm các
biên giới cá nhân của
tôi. Hoặc nữa, cơn giận
làm cho tôi phản ứng
lại trước những bất công
phạm đến một con người
hay một nhóm người. Nói
tóm lại, nó đánh thứctrong tôi nghị lực luân
lý để đương đầu với
sự dữ và bất công.
3. Chế ngự cơn giận
để bắt nó phục vụ
mình :
Nếu sự dồn nén cơn
giận và lòng muốn báo
thù dẫn đến những ngõ
cụt một cách không thể
tránh được, thì phải làm
gì cho đúng ? Để
chúng sục sôi trong lòng
hay thuần hóa chúng ?
Giai thoại sau đây gợi
ý câu trả lời chonhững vấn nạn đó. André
đến trình diện với tôi
sau sau một cuộc chia
ly đau buồn đe dọa
nặng nề sự quân bìnhtâm lý của chàng. Chàng
vừa đến chu toàn nhiệm
vụ giáo viên trong một
trường cấp hai. Chàng luôn
phiền muộn và tự buộc
mình có lỗi về cuộc
ra đi của vợ, tự
trách mình đã giận dữ
lớn tiếng và như vậy
trong nhiều năm dài. Những
sự nổi khùng đó làm
anh phải sĩ nhục nhiều
lắm. Có những thời kỳ,
André kiềm chế được tính
khí như lửa của mình
nhờ những cố gắng rất
lớn về ý chí, nhưng
sau những lúc bình lặng,
thì chỉ cần một biến
cố tầm thường cũng đủ
làm cho anh nổi đóa
trở lại. Anh nói lên
cả ngàn lời hối hận
và xin lỗi, anh xưng
tội và quả quyết lắng
nghe những lời cảnh cáo
và khuyến khích của cha
giải tội, nhưng tràng chửi
rủa giận dữ sau đó
làm tiêu tán hết mọicố gắng tốt đẹp của
anh.
Khởi đầu cuộc trị liệu,
tôi không dám đề cập
với anh đề tài về
cơn giận, sợ anh chưa
khuây khỏa được nỗi đauchia ly. Khi tôi thấy
anh đã sẳn sàng đụng
tới nỗi giận bị dồn
nén của anh, tôi gợi
ý với anh làm việc
về vấn đề nầy, nhưng
xem ra anh chẳng còn
quan tâm nữa. Tuy vậytôi cũng muốn đặt ra
thảm chủ đề những thúc
đẩy cáu giận của anh.
Anh nói cho tôi nghe
là cơn giận của anh
đã được đặt dưới một
sự kiểm soát hoàn hảo.
Nhưng tôi không tin và
một ngày kia quyết định
thử thách anh xem. Tôi
nói với anh về những
sự bất trung của vợanh và về cuộc ly
dị nặng nề và sĩ
nhục của anh. Anh vẫnthản nhiên. Tôi đi xa
hơn bằng cách nhắc anh
làm sao anh đã bị
cắm sừng mà chẳng hay
biết trong khi mọi người
chung quanh anh đều tường
tận hết vụ việc ấy.
Khi nhìn thấy mặt anh
đỏ rần lên và các
nếp nhăn hằn trên trán,
tôi hỏi anh cái gì
đã xảy ra trong anh,
nhưng anh bắt đầu chối
là chẳng cảm nhận chút
cảm xúc nào cả. Tôinhấn mạnh mời anh mô
tả các cảm giác anh
cảm thấy trong thân xác
anh. Anh thú nhận với
tôi rằng có một thứbướu lớn trong dạ dày.
Tôi bảo anh cứ liên
lạc với cái bướu đó,
nhưng anh dứt khoát từ
chối, lấy lý do là
anh không muốn nổi khùng
thấy làm điều đó là
xấu.
Nhắc anh về khả năng
đạo đức và nghề nghiệp
linh mục - tâm lý
gia của tôi, tôi xin
anh hãy tín nhiệm ở
tôi. Được bảo đảm, anh
tập trung vào cái bướu
đó và bắt đầu môtả cho tôi cơn giận
đang nổi lên và tất
cả những gì anh muốn
nói và muốn làm. Bấy
giờ tôi gợi ý anh
nói với cơn giận của
anh và nói với nó
là anh muốn đón tiếp
nó, chấp nhận nó và
cám ơn nó vì đã
có mặt ở đó để
che chở cho anh. Anh
lại từ chối lần thứ
hai. Tôi lại phải mời
anh lần nữa tín nhiệm
vào tôi, để cuối cùng
anh thuận tình ngõ lờivới cơn giận của anh,
tiếp đón nó như một
người bạn thân muốn bảo
vệ anh, rồi anh sẽ
tế nhị tuyên bố rằngngay trong tức thời trước
mắt thì anh không cần
đến những sự giúp đỡ
của bạn ấy. Thật là
điều kỳ diệu, cái bướu
trong dạ dày của anh
bắt đầu tan biến và
tỏa nhiệt an lành trong
khắp thân thể của anh.
Khách hàng của tôi vừa
hòa giải với phần tức
giận của con người mình,
phần mà anh đã phải
chiến đấu từ nhiều năm
nay không thành công. André
vừa ra khỏi những diễntiến luân phiên của trấn
áp và bùng nổ đã
cản trở sự tiến hóa
trưởng thành xúc cảm của
anh trong suốt nhiều năm.Ít bị vướng víu trong
cơn giận của mình, bây
giờ anh có thể nghĩ
đến việc đạt được sự
tha thứ đích thực.
Ít tháng sau, tôi muốn
kiểm chứng xem các hậu
quả của sự hòa giải
của anh với cơn giận
của anh. Anh thuật lạicho tôi sự kiện sau
đây : "Một hôm đang
dạy học, tôi cố làm
cho các sinh viên của
tôi nghe mình. Khó nhọc
vất đi. Chúng nói to
hơn tôi. Tôi cảm thấy
cái bướu lập tức hìnhthành trong dạ dày. Tôi
đang muốn đâm cho chúng
một đòn tức giận khủng
khiếp của mình. Bấy giờ
tôi nói với chúng bằng
một giọng cương quyết "Chú
ý ! Lúc nầy tôisẽ cho một cô bạn
đứng lên làm cho các
anh chị im lặng. Đó
là cơn tức giận của
tôi. Và các anh chị
biết là nó không đẹp
khi nó nổ ra. Nếu
các anh chị im lặng
thì nó sẽ dịu đi".
Quá ngạc nhiên về cách
thức mới áp đặt kỹ
luật của tôi, các sinh
viên của tôi im lặng.
Cha Jean, tôi có thểbảo đảm với cha rằng
tôi đã không tỏ ra
tức giận nào từ bốn
tháng nay. Tôi đã học
nhận biết nó và kính
trọng nó như một người
bạn gái".
Như chúng ta nhận định
khi đọc câu chuyện nầy,
không có những xúc cảm
"tiêu cực" hoặc đáng khinh
bỉ nào tự nó cả.
Các cảm xúc tạo nên
những nghị lực nhân bản
tích cực. Chúng đòi được
nhìn nhận, chế ngự và
được sử dụng cách có
ý thức. Tuy nhiên, khi
chúng là đối tượng của
sợ hãi và bị dồn
nén trong vô thức, chúng
sẽ tạo nên các trung
tâm xúc cảm và hình
ảnh gần như độc lập
và lúc đó mang tên
các "phức cảm". Theo khoa
tâm lý của Jung, chất
liệu bị dồn nén làm
thành "bóng tối" của nhâncách. Chất liệu nầy trở
thành hổn loạn bừa bãi
và không thể kiểm soát
được bao lâu con người
từ chối ý thức vàcố xua đuổi nó khỏi
ý thức. Nếu người đó
quyết định "ăn" dần dần
cái bóng của mình, như
trường hợp André hòa giải
với cơn giận của mình,
thì cái xem ra là
một khuyết tật hủy hoại
sẽ biến đổi thành nguồn
nghị lực và triển nởcho cá nhân và xã
hội.
4. Những lý lẽ để
tách mình khỏi nỗi oán
giận :
Một số người bị tổn
thương từ chối bỏ rơi
nỗi oán giận của mình.
Quả thực, họ sợ rằng
nếu họ chấp nhận biếnđổi nỗi oán giận và
hận thù của họ thì
họ tự phản bội chính
mình. Họ nghĩ một cách
sai lầm rằng giữ vững
nỗi oán giận của họ
sẽ cứu vãn được nhân
phẩm của họ và tránh
cho họ khỏi chịu những
sĩ nhục khác về phía
kẻ gây nên xúc phạm.
Dĩ nhiên, ý hướng làm
cho người ta tôn trọng
nhân phẩm của mình gợi
lên những tình cảm caothượng, nhưng không phải là
ít chắc chắn rằng nuôi
lớn sự oán giận của
mình dẫn đến việc làm
suy thoái bản thân và
đến các chu kỳ báo
thù vô ích, như chúng
ta đã nói trên kia.
Vậy có những phương thế
khác để duy trì nhân
phẩm và tự trọng, mà
không để cho mình bị
gậm nhấm và hủy diệt
bởi chính ác tâm của
mình.
Một số người khác cho
rằng nỗi oán giận và
hận thù có thể dùng
để tác động họ chứng
tỏ cho chính mình và
các kẻ khác về giá
trị và khả năng của
họ. Đó là điều mà
một bà kia chủ trương.
Bà khẳng định rằng chính
là nhờ thù hận và
hiềm oán của bà mà
bà đã thực hiện và
thành công trong việc học
của bà. Bà muốn chứng
tỏ cho chồng cũ của
bà khả năng độc lập
về tài chánh của bà.
Sau khi khen bà về
tính kiên trì và những
thành công trong học tập,
tôi hỏi bà khi nào
thì bà thôi hành động
theo chồng cũ của bà
để đầu tư tốt hơn
năng lực của bà theo
chính bà và theo cái
bà muốn làm về cuộc
đời của bà. Sự oángiận, giống như một chiếc
hỏa tiển, có thể tạo
nên được lúc đầu một
sức đẩy mạnh mẻ, nhưng
chỉ ngắn ngủi thôi.
5. Để tôn trọng cơn
giận và lòng muốn báo
thù :
Đây là một tập luyện
khác giúp đi vào liên
lạc với cơn giận ngõ
hầu đón tiếp nó và
học được điều nó có
thể làm cho mình. Có
thể trong khi tập luyện
người ta đi vào liênlạc với một cảm xúc
khác, chứ không phải cơn
giận. Đừng ngừng lại việc
luyện tập. Đàng sau cơn
tức giận thường che giấu
một đau khổ vô thức
và nhiều xấu hổ.
Bạn giữ một tư thế
thoải mái. Tránh xa những
gì có thể làm bạn
chia trí suốt trong hai
mươi phút tới.
...
Để thời gian đi vào
trong chính mình. Nhớ lại
hoàn cảnh mà bạn đã
bị tổn thương, tập trung
chú ý trên thân xáccủa bạn. Không phê phán,
hãy chấp nhận các căngthẳng, các cứng cõi, các
"bướu" và ngay cả các
sự khó chịu thể lý.
...
Khi bạn đã phát hiện
một phản ứng quan trọng
của cơ thể, bạn hãy
chú ý đến nó với
kính trọng và tế nhị,
không tìm cách làm thay
đổi, giải thích hay loại
bỏ nó.
...
Tăng cường liên lạc với
cảm giác đó của thân
thể bạn, bằng cách hít
thở trong nó dường như
đó là một lá phổimà bạn muốn làm đầy
khí, rồi lại làm trống
đi.
...
Luôn luôn tập trung vào
phản ứng cơ thể của
bạn, bạn làm ra vẻ
như bạn vừa mới làm
cho nó gồng lên và
bạn thổi nó bay ra
ngoài khỏi hai bàn tay
bạn mở ra đưa caongang mặt.
...
Bạn càng thổi khí trong
tay bạn, bạn càng bắt
đầu quan sát hình thù
của sức căng cơ thể
bị thổi ra ngoài. Nhiềungười thấy xuất hiện một
đám mây mang nhiều hình
thức và màu sắc. Rồi,
ngay giữa đám mây, họ
phân biệt được một hình
ảnh thật đặc biệt.
...
Bạn hãy dùng thời gian
cần thiết để biện phân
rõ ý nghĩa của sức
căng vừa lộ diện trong
hình ảnh. Bạn hãy mô
tả sức căng trong hình
ảnh đó bằng một cái
tên hay một thành ngữ.
...
Dù hình thức ấy tượng
trưng cho bạn một xúc
cảm tức giận hoặc một
xúc cảm khác, bạn hãy
hỏi nó : "Mầy muốnlàm gì cho tao ?
Mầy muốn bảo vệ tao
khỏi cái gì ? Mầymuốn giúp đỡ tao thế
nào ?" Bạn hãy đợi
câu trả lời của nó.
Rồi, bạn hãy nói lại
với nó câu trả lời
của nó bằng ngôn từ
của chính bạn để tỏ
cho nó là bạn đã
hiểu. Bạn hãy tiếp tục
đối thoại với cái phần
nầy của bạn, bằng cách
đối xử với nó như
một người bạn".
...
Tới lúc nầy, bạn hãy
nghĩ tới việc cầu khẩn
Chúa và giao phó cho
Ngài vết thương của bạn
hoặc cơn giận được đạidiện trong biểu tượng. Bạn
hãy xin Chúa giúp đỡ
bạn biến nó thành nguồn
hiểu biết, tăng trưởng và
khôn ngoan cá nhân.
...
Khi bạn thỏa mãn về
sự biến đổi của trạng
thái xúc cảm đúng như
nó được diễn tả trong
biểu tượng của bạn, bạnhãy lấy lại trong tay
bạn cái phần đã được
biến đổi như thế của
bạn và bắt đầu truyền
nó vào bên trong bạn
bằng cách phân phối nó
ra trong tất cả các
phần của cơ thể bạn.
...
Bây giờ bạn hãy kiểm
chứng xem cái phần khó
chịu thể lý lúc ban
đầu của bạn đã được
thay đổi đến mức nào.
...
Nếu bạn thích, bạn hãy
biểu dương sự sáp nhập
mới nầy của chính bạn
bằng một lời nguyện, một
bài hát, một điệu nhảy
hoặc giản dị là ghi
vào nhật ký kinh nghiệm
ấy của bạn.
Giai Đoạn 6
Tha thứ cho chính mình.
"Ghét linh hồn mình, chính
là không thể tha thứ
cho chính mình, là không
hiện hữu, mà cũng chẳng
thể là mình."
(Bernanos)
Tha thứ cho chính mình
xuất hiện cho tôi như
điểm quay vòng của tiến
trình tha thứ. Những sự
tha thứ cho Thiên Chúa
và cho tha nhân trước
hết phải đi qua sự
tha thứ mà bạn trao
ban cho bạn. Kẻ muốn
tha thứ nhưng không tha
thứ cho chính mình giống
như một người bơi lội
mà sóng biển cứ kéo
ra khơi, mãi xa bờ.
Mọi nổ lực mà bạnsử dụng để tha thứ
cho kẻ khác sẽ bị
mất tác dụng vì sựhận thù mà bạn mang
lại cho chính bạn. Ngay
cả trường hợp người ta
không chịu một xúc phạm
hay chửi rủa đặc biệt
nào, sự tha thứ cho
chính mình vẫn là một
trong những thực hành lớn
có tính cách tâm lý
và thiêng liêng để được
chữa lành. Một nhà phân
tâm đã nói : "Cái
cốt yếu của việc trị
liệu, chính là bạn học
tha thứ cho chính bạn".
Khi bạn bị tổn thương
sâu sắc, bạn không còn
có thể do dự tha
thứ cho chính mình nữa.
Bằng mọi cách, bạn đã
bị dồn vào đó. Một
cú cay đắng đã phải
nhận chịu, nhất là khi
nó lại đến từ một
người thân yêu, sẽ phá
tan thành mãnh sự hòa
điệu nội tâm của bạn.
Lúc ấy, những sức mạnh
đối địch sẽ được phát
động lên trong bạn. Chỉ
có sự tha thứ khiêm
tốn mà bạn trao ban
cho mình sẽ thành công
trong việc tái lập trong
bạn sự bình an và
hòa điệu, đồng thời mở
lòng bạn ra với sự
có thể tha thứ cho
người khác được thôi.
1. Ý thức về sự
thù hận chính mình :
Sự hòa điệu nội tâm
vẫn luôn luôn ở trạng
thái quân bình mong manh
và không bền. Một nỗi
thất vọng, một sự bấtcông hoặc một bất hạnh
bất ngờ xảy ra đủ
đánh thức dậy trong mình
những tiếng nói bất hòa
xâm lấn hầu như cảkhông gian của thế giới
nội tâm, đến đổi chẳng
còn chỗ cho tha thứ
nữa. Bị vướng trở nơi
chính mình như thế, người
ta trở nên không thể
tha thứ cho kẻ khác
được. Đó là điều tôi
đã nhận thấy sau một
tuần chữa trị cho nhữngngười phân ly vợ chồng.
Tôi đã xin các tham
dự viên mô tả những
chướng ngại ngăn trở họ
tha thứ. Trở ngại chính
mà họ thuật lại là
do sự chỉ trích khắt
khe về chính mình và
sự bất lực không thể
tha thứ cho chính mình.Đây là những trích dẫn
từ các chứng từ của
họ :
Tôi khó tha thứ cho
chính mình, bởi vì tôi
đã làm gia đình tôi
tan vở, đã không suy
nghĩ trước khi ra đi,
đã không chứng tỏ có
đủ tâm hồn cao thượng
để chịu đựng và dung
thứ những xung đột vợ
chồng, vì...
Lẽ đáng ra tôi phải
thấy trước các vấn đề
khi tôi cưới lấy một
người đàn ông có một
sự dòn mỏng tâm lý
như vậy ...
Tôi hận mình vì đã
quá ngây thơ và đã
đặt tất cả lòng tínnhiệm vào nàng ...
Tôi không tha thứ cho
mình được vì đã nghĩ
trước khi kết hôn rằng
tôi có thể làm thay
đổi được người chồng rượuchè của mình ...
Tôi phẩn nộ với chính
mình vì đã tin vào
những lời dối trá của
nàng và đã kéo dài
quá lâu những bất trung
và những xài phí quá
đáng của nàng...
Con người mà tôi cảm
thấy khó nhất để tha
thứ là chính tôi, một
kẻ nhu nhược, vì đã
ngoan cố sống trong mộtcuộc hôn nhân không có
tương lai, vì đã quá
duy vật chất...
Tôi có sự khó tha
thứ cho mình vì đã
không sẵn sàng tha thứ...
Những lời "tự thú" nầy
chứng tỏ người ta hối
hận đến độ nào khi
gặp phải thất vọng lớn.
Họ không tha thứ chomình vì đã đấn mình
vào những bất hạnh như
thế, và xúc phạm mà
họ phải chịu đựng lại
phơi bày ra ánh sángnhững suy sút và yếu
đuối của họ. Còn hơn
là bị sĩ nhục, họ
cảm thấy tràn ngập xấu
hổ và có lỗi, hòa
lẫn với chuỗi dài những
nhục nhã của quá khứ.
2. Nguồn phát sinh sự
coi thường chính mình :
Người ta có thể biện
phân ba nguồn chính của
sự coi thường chính mình:
- trước hết là sự
thất vọng vì đã không
đạt được đỉnh cao lý
tưởng mơ ước ;
- tiếp đến là những
sứ điệp tiêu cực nhận
được từ cha mẹ và
những người có ý nghĩa
đối với mình ;
- sau cùng là những
tấn công của bóng tối
cá nhân được hình thành
trong phần lớn tiềm năng
nhân bản và thiêng liêng
bị dồn nén, và do
đó không phát triển được.
Nguồn thù địch đầu tiên
với chính mình đến từ
sự kiếm tìm hạnh phúc
và một sự hoàn hảo
tuyệt đối, giống như các
thần thánh hay tiên nữ,
hoặc ít nhất như hoàng
tử và công chúa. Cái
ước vọng vô biên nầy
luôn hành động trong mình,
mặc dầu những giới hạn
và bất lực của mìnhvốn là thọ tạo. Dần
dần, ta phải học chấp
nhận sự hữu hạn của
mình và chịu đựng tình
cảm có lỗi không hoànhảo của mình. Việc chấp
nhận cụ thể trạng thái
tạo vật của mình luôn
luôn được xem như một
bước lớn trên con đường
sức khoẻ tâm lý và
thiêng liêng. Người ta gọi
đó là "đức khiêm nhường".
Nhân đức nầy giúp nhận
lấy đúng kích thước của
mình. Nó cho phép tha
thứ cho mình không những
vì bị giới hạn và
sai lầm, mà còn vì
tưởng rằng mình là toàn
năng, toàn tri, không thể
chê trách được và hoàn
hảo về mọi phương diện.
Nguồn thứ hai buộc tội
và chê ghét chính mình
đến từ những sứ điệp
tiêu cực về phía những
nhân vật mà người ta
coi là quan trọng trong
cuộc đời mình. Những sứ
điệp nầy thuộc trật tự
không lời hay bằng lời.
Trước hết, chúng ta hãy
xem những sứ điệp tiêu
cực không lời. Đứa trẻ
cảm nhận trong thân thể
nó cả một lô những
sứ điệp không lời, như
những cử chỉ thiếu nhẫn
nại và bạo lực củacha mẹ. Sự mệt mỏi,
suy sút, từ chối vô
thức của đứa trẻ, thiếu
sót các chăm sóc vệ
sinh, sự xâm nhập vào
tính sâu kín trẻ con
của nó, những hành động
bạo lực, những lạm dụng
tình dục, trẻ con ghi
hết tất cả vào trong
hệ thống thần kinh và
ký ức của nó.
Về sau, sự coi thường
và cả sự thù hận
chính mình sẽ lớn lên
theo sau những sứ điệp
bằng lời có nghĩa xấu,chẳng hạn những lời nói
làm mếch lòng, những phê
phán ác ý, những so
sánh, những chế nhạo, những
biệt hiệu, v.v... Sự tích
lủy các sứ điệp bất
lợi tạo nên nơi conngười một mặc cảm tự
ti, chẳng hạn nó không
ngừng tự so sánh mình
với một lý tưởng không
thể được vì lẫn lộnvà được định nghĩa sai.
Thất vọng về mình và
luôn luôn thua kém, người
đó càng lún sâu trong
phiền muộn và những trạng
thái trầm uất định kỳ,
có khi bị xô đẩy
tới chỗ tự tử là
hình thức cao nhất của
sự từ chối tha thứ
cho chính mình.
Nguồn thứ ba của tình
cảm có lỗi và khó
chịu đối với chính mình
phát sinh do "bóng tối"
nhân cách. Bóng tối bao
gồm tất cả mọi phương
diện của mình mà người
ta đã không thể hay
không biết phát triển, vì
nghĩ rằng chúng không thể
được môi trường xã hội
chấp nhận. Bị hoảng sợ
trước những phần của mình
mà mình cho rằng không
thể đón nhận được, người
ta chôn giấu chúng trong
vô thức. Đó là cái
mà người ta thường làm,
chẳng hạn với sự bạo
lực mà người ta sợ
phải đương đầu. Bạo lực
nầy nổi lên ngay lúc
bị xúc phạm và đòi
trả chỗ cho nó. Nếu
lúc ấy mà nó không
được đón nhận và chấpnhận, thì sẽ có nguy
hiểm là nó quay lại
chống người không biết đến
nó. Thay vì là liên
minh, nó sẽ quay sanghàng ngủ kẻ thù để
tấn công dưới hình thức
tự buộc tội mình một
cách bệnh hoạn.
3. Sự đồng nhất hóa
với kẻ tấn công :
Theo sau một xúc phạm,
một lăng nhục hay một
tấn công cá nhân, một
hiện tượng lạ phát sinh
mà trong khoa tâm lý
người ta gọi là "sự
đồng nhất hóa với kẻ
tấn công". Một cách nào
đó, thì đó là một
phương thế để sống còn.Bởi đó, người ta nhằm
thoát khỏi trạng thái nạn
nhân bằng cách thay thế
cho chính kẻ gây nên
xúc phạm. Mặc cho mình
sức mạnh của kẻ tấn
công như thế, nạn nhâncó ảo tưởng bảo vệ
được một phẩm giá nào
đó hoặc một vẻ bề
ngoài tự lập. Nhưng vấn
đề là người ta tiếp
tục là kẻ bách hại
chính mình, ngay cả khi
sự xúc phạm đã biếnmất. Hầu hết các trường
phái tâm lý đều nhìn
nhận sự hiện hữu của
một cơ chế tự vệ
mà họ chỉ định bằngnhững danh từ khác nhau
: siêu ngã, tâm thần
tội lỗi, mặc cảm tự
tôn...
Bấy giờ cái phần nầy
của hữu thể tự tỏ
ra bạo ngược và nhẫn
tâm đối với chính mình.
Nó hiển hiện ra trong
một số phát biểu phản
bội lại một yêu sách
quá mức đối với mình,
ngay cả một sự không
bằng lòng triền miên. Đây
là vài ví dụ của
cuộc đối thoại nội tâm
đó : "Tôi cần phải...","tôi phải...", "lẽ đáng ra
tôi phải...", "lẽ đáng ra
tôi cần phải...". Đôi khi
tính chua chát nầy được
bộc lộ bằng những bí
danh làm cho hèn hạ
và những lời chửi bới
mà người ta nói cho
chính mình.
Một cuộc đối thoại như
thế tạo nên một tính
đối cực mà hai phần
của chính mình đi vào
xung đột. Phần nầy cókhuynh hướng hà hiếp phần
kia bằng những yêu sáchkhông thể thỏa mãn được,
trong khi phần kia chịu
đựng đủ thứ cáo buộc
và chịu sụt giá trước
những thành tích nghèo nàn
của mình và những lần
khác thì lại nổi loạn.
Từ cuộc chiến thường khi
vô thức nầy phát sinh
ra những tình cảm có
lỗi, xao xuyến miên man
và những trạng thái trầm
uất.
Như vậy, mỗi khi là
nạn nhân của một xúc
phạm hay một bạo lực
thì một phần của chính
mình chịu để bị hư
hỏng bởi hành động đê
tiện của kẻ tấn công
và tự làm cho mình
thành đồng lõa với kẻ
xúc phạm đến chính mìnhbằng cách tự bách hại
chính mình. Điều dữ mà
người ta làm cho nó
thúc đẩy nó nhai lại
những lời nói gây thươngtổn, xem lại những hình
ảnh của biến cố đau
thương và làm linh hoạt
trở lại những xúc cảm
đã sống khi bị xúcphạm. Sự dữ thâm nhập
vào mình và người bị
hành hạ có nguy cơ
lớn quay lại chống chính
mình và chống lại cáckẻ khác vì những lạm
dụng mà mình đã phải
gánh chịu.
Thường xảy ra trong trị
liệu là người ta tự
cáo buộc mình bằng chính
những lời nói của kẻ
tấn công họ. Một nữkhách hàng lặp đi lặp
lại không ngừng "Tôi là
đồ súc sinh !" Tôi
xin nàng tự nói lại
cho mình lời nguyền rủa
ấy trong khi lắng nghe
giọng điệu tiếng nói của
mình để khám phá ra
tiếng nói coi nàng là
súc sinh đó thuộc về
ai. Hết sức ngạc nhiên,
nàng nhận ra trong tiếng
nói của nàng giọng nói
của chồng nàng, là người
đã đối xử với nàng
như thế khi rời bỏ
nàng.
Do đó một trong những
điều kiện đầu tiên để
tha thứ cho chính mình
hệ tại việc bắt đầu
tha thứ cho chính mình
vì đã đồng nhất hóa
với kẻ xúc phạm mình.
4. Việc chấp nhận chính
mình và sự tha thứ
:
Cái giá mà người ta
phải trả vì thiếu chấp
nhận và quí mến chính
mình là rất cao. Trong
L'homme à la recherche de
son âme, đại tâm lý
gia Carl Jung chủ trương
rằng chứng loạn thần kinh
là nguồn gốc sự thiếuchấp nhận và quí mến
chính mình : "Chứng loạn
thần kinh là một trạng
thái chiến tranh với chính
mình. Tất cả những gì
nhấn mạnh sự chia rẻ
vốn ở trong mình làm
cho tình trạng của bệnh
nhân thêm trầm trọng hơn,
và tất cả những gì
phá tan sự chia rẻ
nầy góp phần chữa lànhbệnh nhân".
Cũng chính tác giả nầy
nói tiếp khi đề cập
đến tình yêu chính mình
: "Sự chấp nhận chính
mình là chính yếu tínhcủa vấn đề luân lý
và là tổng hợp của
mọi viển ảnh của cuộc
sống. Nếu tôi cho những
người đói ăn, nếu tôi
tha thứ một xúc phạm,
hoặc nếu tôi yêu kẻ
thù của tôi nhân danh
Chúa Kitô, thì chắc chắn
điều đó tạo nên nhữngnhân đức lớn. Điều gì
tôi làm cho kẻ bé
mọn nhất trong các anh
em của tôi là tôi
làm cho chính Chúa Kitô.
Nhưng tôi sẽ làm gì
khi tôi khám phá ra
rằng người bé nhỏ nhấttrong mọi người, người nghèo
nhất trong mọi kẻ ăn
xin, kẻ tồi tệ nhất
trong những kẻ đã xúc
phạm đến tôi được tìm
thấy ở trong chính tôi,
rằng chính tôi là kẻ
cần ăn xin sự dễ
thương của tôi, rằng chính
tôi là kẻ thù đang
van xin tình thương của
tôi ?"
Cần phải thú nhận rằng
tất cả chúng ta đều
phải tha thứ cho mình,
vì chúng ta đã tưởng
mình toàn năng như thầnthánh, đã chen vào những
thương tổn của tha nhân,
đã để mình bị chê
bai bởi những sứ điệp
tiêu cực của cha mẹ
và những người đào tạo
chúng ta, đã cho phép
cái bóng của chúng ta
quay lại chống chúng ta,
và cuối cùng, đã đồng
lỏa với kẻ xúc phạm
chúng ta đến độ tiếp
tục mãi những cử chỉ
gây xúc phạm trong chúng
ta.
Trước những thách đố lớn
lao như vậy của việc
tha thứ cho chính mình,
không có cái gì khác
ngoài sự ngã lòng, thất
vọng sao ? Dĩ nhiên
là có. Theo vẻ bề
ngoài như thực, chúng ta
sẽ vấp ngã, nếu chúng
ta chỉ tin vào sángkiến và sức mạnh của
chúng ta thôi. Bernanos không
nghĩ gì khác hơn :
"Một người bị bó buộc
nhìn ra ngoài lòng thương
xót dịu dàng của Thiên
Chúa chỉ rơi vào sự
thù hận và khinh miệt
chính mình thôi".
Dù gì đi nữa, tôi
hy vọng rằng mọi người
đã hiểu tầm quan trọng
sinh tử của việc tha
thứ cho chính mình. Sựtha thứ cho chính mình
nầy là điều kiện thành
công cho các tha thứ
khác : "Nếu một người
nào độc ác đối vớichính y thì người ta
làm sao mà có thể
chờ đợi ở y lòngcảm thông với người khác
được ?"
5. Để giúp tha thứ
cho chính mình :
a) Nhờ thực tập đầu
tiên nầy, chúng ta sẽ
học đối xử dịu dàng
hơn với mình. Vấn đề
là phải ý thức về
tất cả mọi lần mà
chúng ta tự cáo buộc
mình và cho mình nhữngmệnh lệnh với các thành
ngữ như tôi cần phải,
tôi phải, có lẽ tôi
phải, tôi bị bó buộc
phải ... :
Bạn bắt đầu liệt kê
những phát biểu của ngôn
ngữ thường ngày của bạn,
chẳng hạn tôi cần phải
tha thứ cho bạn tôi.Rồi trong khi bạn ghi
vào danh mục các "cần
phải" và những công thức
truyền khiến khác, bạn để
thời giờ dừng lại ở
mỗi thứ và cảm nhận
cái gì xảy đến trong
mình bạn. Chắc chắn bạn
sẽ hiểu tất cả những
cưỡng bức mà bạn tự
áp đặt cho mình đó
là nguyên nhân gây nên
ứng suất như thế nào.
Một khi bản liệt kê
của bạn được chấm dứt,
bạn thay thế những chữ
cần phải, tôi phải, lẽ
ra tôi phải, lẽ ra
tôi nên bằng tôi chọn...,
tôi tự do để... Bạn
dừng lại để thưởng thức
trạng thái mới của tâm
hồn được tạo nên nhờ
sự thay thế đó.
b) Tập luyện nầy nhằm
làm lại sự hòa điệu
nội tâm đã bị phá
hủy do sự va chạm
của xúc phạm :
Bạn ngồi một cách thoải
mái, lưng thẳng đứng, loại
bỏ mọi sự chia trí
trong vòng hai mươi phút.
Dành vài chốc lát để
đi vào nội tâm bạn.
...
Trước hết, bạn ý thức
về hai phần của bạn
: phần cáo buộc bạn
và phần bị cáo buộc.
...
Bạn đặt hai tay lên
đầu gối và tự hỏi
tay nào trong hai taycó thể đại diện cho
phần cáo buộc. Bạn tin
chắc tay kia có khả
năng đóng vai phần bị
cáo buộc. Nơi nhiều người,thường chính bàn tay thuận
đóng vai kẻ cáo buộc
và tay kia đóng người
bị cáo buộc.
...
Một khi đã xác định
rõ hai phần rồi, đưa
tay cáo buộc lên một
bên quá đầu, gấp khuỷu
tay lại để bạn khỏi
quá mệt. Nhìn vào bàn
tay dường như đó là
một màn ảnh mà trênđó bạn thấy vẽ ra
phần cáo buộc của bạn.
Bạn sẽ vẽ nó ra
như thế nào ?... Những
khuôn mặt nào xem ra
đang ẩn núp đàng sau
cái phần đó của bạn,
mà phần cáo buộc nầy
tỏ ra quá yêu sách,
bạo ngược và bắt lỗi
? ... Nghe một hoặc
nhiều giọng nói với bạn
những lời khiển trách...
...
Bây giờ, bạn đặt các
ngón tay lên vai để
cho cánh tay của bạn
được nghỉ ngơi.
Đưa bàn tay bên kia
lên quá đầu một chút
và hơi chếch đàng sau.
Bạn nhìn phần lần nầy
bị cáo buộc của bạn.
Nó là phần nhạy cảm,
dịu dàng và dễ bị
tổn thương, có khuynh hướng
dễ bị suy sút tinh
thần vì những lời khiểntrách. Bạn sẽ mô tả
nó như thế nào ?
... Nó bao nhiêu tuổi
? ... Bạn ngắm nhìn
nó hiển hiện ra suốt
trong nhiều thời kỳ khác
nhau của đời sống bạn...
...
Bạn đặt các ngón tay
lên vai để cánh tay
được nghỉ ngơi.
Bây giờ trở lại với
phần cáo buộc. Đưa bàn
tay lên quá đầu. Hai
mắt lại chăm chú nhìn
phần cáo buộc của bạn,bạn tự đặt ra cho
mình những câu hỏi sau
đây : Tôi có tán
dương cái phần nầy của
tôi không, dù nó tỏ
ra quá yêu sách đối
với tôi và thường năng
cải lộn với tôi nhưthế ?... Ý hướng tích
cực nào mà nó hành
động với tôi như vậy
? ... Cái gì sẽ
xảy ra cho tôi nếu
tôi thiếu mất nó ?
... Dần dần bạn khám
phá ra ý hướng tích
cực đang tác động nó.
Ngay cả khi bạn không
luôn luôn tán thành những
cách thức nó muốn giúp
đỡ bạn, bạn ý thức
rằng nó muốn điều tốt
cho bạn.
...
Bạn đặt các ngón tay
vên vai để cánh tay
được nghỉ ngơi. Bây giờ
sang bàn tay kia. Đưa
nó lên quá đầu một
chút và hơi nghiêng về
đàng sau. Tự đặt cho
bạn những câu hỏi :
Tôi tán dương cái gì
nhất trong nó, dù tính
rất nhạy cảm và dễ
bị tổn thương của nó
?... Ý hướng tích cựcnào nó có trên tôi
?... Tôi sẽ làm gì
nếu không có nó ?
... Dần dần, bạn ý
thức về tất cả tầm
quan trọng của nó đốivới bạn, ngay cả khi
bạn không luôn luôn sử
dụng các phương tiện nó
dùng để làm cho nó
được yêu thương.
...
Cứ để bàn tay bạn
nghỉ ngơi trên vai bạn.
Trở lại với bàn tay
kia bằng cách đưa nó
lên quá đầu, về một
bên và hơi nghiêng về
đàng sau. Bạn xin lỗi
nó về mọi lần bạn
đã không tán dương nó
hoặc bạn đã muốn tống
khứ nó đi.
...
Sau khi nhận sự tha
thứ của nó, bạn nói
với nó rằng bạn tha
thứ cho nó mỗi lần
nó đã quá cứng cỏi
hoặc quá vụng về đối
với bạn. Bạn xin nó
tìm các phương thế khác
nhân bản hơn và thích
hợp hơn để thực hiện
những thành tích mà nó
chờ đợi ở bạn.
...
Bạn để bàn tay và
cánh tay nghỉ ngơi, rồi
lại nói với phần dịu
dàng và nhạy cảm của
bạn. Bạn xin lỗi nó
về những lần bạn xét
đoán nó là quá nhạy
cảm và dễ bị tổn
thương, và những lần bạn
đã muốn không thèm biết
đến nó hoặc bạn muốn
tống cổ nó đi.
...
Sau khi nhận được sự
tha thứ của nó, bạn
tha thứ cho nó về
tất cả những đau khổ
mà nó đã gây nên
cho bạn. Bạn xin nó
tìm kiếm các phương tiện
khác hiệu quả hơn đểbạn hoàn tất những gì
nó muốn ở nơi bạn.
...
Bây giờ, bạn giơ hai
tay ra trước mặt, cao
quá đầu và cách nhau
khoảng một mét. Bạn để
ít khoảnh khắc ngắm nhìn
hai phần của bạn mà
chúng tượng trưng và tất
cả những gì mỗi phần
cống hiến cho bạn về
sự phong phú, phẩm chất
và tài nguyên.
...
Khi bạn cảm thấy sẵn
sàng, bạn cho hai tay
xáp lại gần nhau theo
nhịp độ riêng của bạn.
Bạn tiếp tục chiêm ngắm
sự đồng nhất riêng với
mỗi bên của cả hai
phần. Khi chúng đụng vào
nhau, bạn đan các ngón
tay vào nhau và đưa
hai bàn tay đan nhau
đặt trên bụng bạn. Rồi
bạn đi vào trong mình
(nhập định) một cách sâu
xa.
Không cố gắng, ngay cả
không tìm cách giải thích
những gì xảy đến trong
bạn, hoặc thử đoán biết
những gì xảy đến với
bạn, bạn để cho hai
phần của bạn tiếp tục
gặp nhau để chúng học
nhận biết nhau hơn, sáp
nhập với nhau hơn, cộng
tác với nhau hơn và
kính trọng lẫn nhau hơn.
...
Như vậy là tốt. Bây
giờ, bạn đi vào nội
tâm mình cách còn sâu
xa hơn nữa. Bạn phó
mình cho sự khôn ngoan
vô thức đang hoạt động
trong bạn (ở đây, bạn
có thể khẩn cầu nguồn
linh hứng thiêng liêng của
bạn). Bạn xin Chúa khai
mở sự hòa điệu hai
phần của bạn, ngõ hầu
chúng có thể sống trong
bình an, thanh lặng va
trong suốt.
...
Bạn thưởng thức sự thanh
lặng, bình an, và hiệp
nhất nội tâm nầy. Đang
khi ở lại trong trạng
thái thư giản nầy, bạntưởng tượng nhìn thấy đôi
mắt của người đã làm
tổn thương bạn và trong
ít giây, bạn ý thức
tất cả những gì bạn
muốn dạy dổ y. Bây
giờ, bạn để đôi mắt
của y ra đi. Rồi
bạn trở lại thưởng thức
sự bình an và hiệp
nhất sâu xa mà bạn
cảm nhận trong lòng. Hai
phần của bạn sẽ tiếptục hòa giải với nhau
và sáp nhập với nhau
trong những ngày tới, những
tuần tới, những tháng tới.
Bạn tìm trong nhà một
vật gì tượng trưng cho
trạng thái thanh lặng, vui
tươi và trong sáng mà
bạn hiện đang sống. Khi
bạn nhìn ngắm nó, vật
biểu tượng ấy sẽ làmsống dậy trong bạn cái
kinh nghiệm hiện tại về
sự thanh lặng, bình an
và vui tươi.
...
Rồi, tùy theo nhịp điệu
riêng của bạn, bạn để
mình trở lại với thế
giới bên ngoài. Bạn đếm
từ một cho đến mười
để giúp bạn bắt liên
lạc lại với những tiếng
động, ánh sáng và màu
sắc bao quanh bạn.
Cuộc luyện tập nầy tạo
nên cho bạn một cảm
giác lớn về bình an
và hòa điệu nội tâm.
Bạn có thể làm lại
tập luyện nầy nhiều ngày
liên tiếp. Sự hòa điệu
mới mà bạn sẽ thiếtlập với chính bạn sẽ
giúp bạn dễ dàng trong
nhiệm vụ trao ban cho
người khác sự tha thứ
của bạn.
c) Cuộc luyện tập trên
đây nhằm thiết lập lại
hòa điệu nội tâm. Cuộc
tập luyện nầy sẽ giúp
thực nghiệm sự tha thứcho chính mình :
Dùng thời gian bạn muốn
để đi vào trong bạn.
Làm mới lại ý hướng
của bạn là để cảm
nhận bạn được giải thoátkhỏi mọi sự coi thường
và mọi hận thù đối
với bạn. Bạn dọn mình
để đón nhận bạn với
tình yêu và cảm thông.
Bạn cầu xin Chúa đồng
hành với bạn trong tiến
trình tha thứ cho chính
bạn, đồng thời đổ đầy
tâm hồn bạn sức mạnh
và tình yêu.
Đã đến lúc để rơi
rụng xuống mọi tình cảm
bạo lực, coi thường và
tức giận đối với bạn.
Hãy để biến mất đi
tất cả mọi tình cảm
phá hoại.
Bạn loại trừ mọi cám
dỗ hạ thấp bạn, tranh
chấp, so sánh, nghĩ là
bạn hơn hay thua kẻ
khác.
Một lần cho mọi lần,
bạn cho phép bạn được
là chính bạn.
Thật nặng nề biết bao
khi biết rằng bạn bị
vất ném ra khỏi bạn
và sống bên lề chính
con tim của bạn.
Từ từ, bạn mời gọi
con tim bạn đón nhận
và yêu thương bạn trở
lại.
Hết sức dịu dàng, bạn
lắng nghe con tim bạn
nói với phần không được
yêu thương của bạn :
"Ta tha thứ cho mầynhững yếu đuối, nhân tính
bị tổn thương, những ước
vọng quá mức và tất
cả mọi lỗi lầm của
mầy. Ta tha thứ chomầy. Ta tha thứ cho
mầy".
...
Bạn để cho con tim
bạn nói với bạn :
"(Tên bạn) ơi, tôi đón
nhận ... trong lòng tôi.
Tôi muốn dành một chỗ
thật lớn ở đó cho
... Tôi tha thứ cho
... Tôi tha thứ cho
... "
Chính như thế. Bạn xóa
tan đi mọi phán đoán
bất lợi và mọi cay
đắng đối với bạn. Bạn
để biến mất đi mọi
cảm giác cứng cỏi đối
với bạn.
Bạn tiếp tục đón nhận
mình với tế nhị và
yêu thương, dường như bạn
cư xử với đứa con
đã làm bạn tổn thương.
Bạn dành cho mình còn
nhiều chỗ hơn trong tráitim và bạn tưởng tượng
nhìn thấy tim bạn được
bao bọc đầy ánh sáng
và hơi ấm.
Có thể bạn bất chợt
thấy rằng bạn xét đoán
quá bao dung đối với
bạn, đến độ bạn cảm
thấy bối rối. Bạn đóntiếp những ý nghĩ nghiêm
khắc ngăn cản bạn tha
thứ cho mình đó. Bạn
đón nhận chúng và để
cho chúng tan chảy trong
hơi ấm nồng nhiệt của
trái tim bạn.
Bạn cảm nhận rằng trái
tim bạn mềm ra dần
dần và trở nên dịu
dàng đối với bạn.
Bạn bắt đầu thưởng thức
niềm vui tha thứ cho
chính bạn và sự sinh
hạ của một tự do
nội tâm mới. Sự an
ủi mà bạn cảm thấy
sẽ làm cho bạn hiểu
rằng thật là phù phiếm,
nếu bạn cứ hận mình
lâu dài hơn.
Bạn để cho sự hiệp
thông và lòng quí mến,
bình an và cảm thông
của con tim thấm nhuần
tất cả con người bạn.
Bạn thấy cảm giác được
giải thoát phát sinh do
sự tha thứ cho chính
mình giúp bạn tỏ ra
cảm thông hơn đối vớingười khác và sẳn sàng
tha thứ cho họ đến
mức độ nào.
Cảm thông với chính mình
:
Tôi muốn tha thứ cho
tôi,
- vì đã tìm kiếm
vì sao không thể đạt
tới được,
- vì đã dòn mỏng,
- vì đã xấu hổ
về đau khổ của mình,
- vì đã nhận là
có lỗi trong bất hạnh
của mình,
- vì đã duy trì
khao khát một sự hoàn
hảo không thể tới được,
- vì đã đồng lõa
với kẻ bách hại mình,
- vì đã tự đặt
mình ra ngoài con tim
mình,
- vì đã nhớ mãi
những lời cáo buộc gây
tổn thương đến mình,
- vì đã không có
khả năng tiên liệu mọi
sự,
- vì đã thù ghét
mình không xót thương,
- vì đã cảm thấy
bất lực để tha thứ
cho người khác,
- ...
Tóm lại, tôi muốn tha
thứ cho tôi, vì đã
là người.
Giai Đoạn 7
Hiểu kẻ xúc phạm đến
mình
"Sự tha thứ dẫn tới
việc ngưng lại mọi xét
đoán về kẻ gây nên
xúc phạm và khám phá
cái Mình đích thực của
y..."
(Joan Borysenko)
Trong một buổi thuyết trình
về các giai đoạn tha
thứ, một bà bự lắng
nghe tôi. Khi tôi đề
cập đến giai đoạn hệ
tại việc hiểu kẻ gây
nên xúc phạm, bà lập
tức ngắt ngang tôi :
"Tôi nghe cha mãi cho
đến lúc nầy, nhưng như
thế là quá lắm rồi,
tôi không muốn cố gắng
hiểu người phối ngẩu cũ
của tôi nữa, tôi đã
mất quá nhiều thời gian
vào cái trò đó". Tôi
trả lời bà bốp chát
: "Bà không thể nuốt
hết tất cả các giai
đoạn của tha thứ trong
một mạch và trong cùng
một buổi tối được. Có
lẽ lợi hơn cho bà
là trở lại giai đoạn
chấp nhận cơn giận của
bà". Cũng như nữ thính
giả của tôi, nếu bạn
cảm thấy bị ách tắc
ở một giai đoạn, thì
thật là hữu ích khi
tự hỏi xem bạn có
đốt một giai đoạn nào
trước đó không? Do đó
điều quan trọng là bạn
tôn trọng nhịp điệu tiến
triển cá nhân trong tiến
trình tha thứ của bạn.
Vậy, nếu vết thương của
bạn hãy còn quá mới
và được chữa trị không
đúng, thì bạn dấn thân
vào giai đoạn nầy là
vô ích. Giai đoạn nầy
giả thiết rằng bạn đã
thôi không quá bận tâm
đến vết thương của bạn
nữa. Bạn đã cảm thấy
sẵn sàng ra khỏi bạn
để thay đổi quan niệm
của bạn về người đã
làm thiệt hại cho bạn
chưa ?
Có cần thiết phải nhắc
lại cho bạn, trước khi
đi xa hơn, rằng hiểu
kẻ gây nên xúc phạm
không có nghĩa là thứ
lỗi cho y và càng
không phải là thân oan
cho y ? Hiểu kẻ
gây nên xúc phạm, chính
là mang một cái nhìn
trong sáng hơn trên y,
để nắm bắt mọi kích
thước về con người của
y và các lý do
của lỗi lầm của y.
Điều hiển nhiên là bạn
không thành công để hiểu
hết mọi sự về y
và về lối xử sự
của y. Nhưng mớ hiểu
biết ít ỏi về y
mà bạn sẽ đắc thủ
được sẽ làm cho sự
tha thứ trở nên dễ
dàng hơn đối với bạn.
Sự tha thứ không còn
xuất hiện ra cho bạn
như một cử chỉ thiếu
suy nghĩ hoặc mù quáng
nữa, bởi vì bạn đã
tìm được những cái "tại
sao" cho lối ứng xử
gây xúc phạm của y.
Hơn nữa, bạn sẽ sẵn
sàng hơn để thay đổi
cái hình ảnh mà bạn
đã có về y và
nổ lực tha thứ nhờ
đó càng được nâng đỡ.
Đối nghịch lại những người
khuyên bạn cứ nhắm mắt
tha thứ, tôi xin mời
bạn tha thứ với đôi
mắt rộng mở, để thấy
rõ và để khám phá
nơi kẻ xúc phạm bạn
những khía cạnh mà cho
tới lúc đó vẫn còn
chưa biết đối với bạn.
1. Hiểu kẻ xúc phạm
bao hàm việc thôi chê
trách nó:
Sự sĩ nhục và đau
khổ gây nên do sự
xúc phạm ảnh hưởng đến
quan niệm ta có về
kẻ gây nên xúc phạm
và có thể làm sai
lạc quan niệm đó. Lúc
ấy, người ta đã thấy
nơi kẻ gây nên xúc
phạm một con người tồi
tệ, lừa phỉnh, bạo lực,
bất trung, nguy hiểm, đe
dọa, thù hận, vô trách
nhiệm, v.v... Kỷ niệm ám
ảnh của cử chỉ xúc
phạm ảnh hưởng đến cái
nhìn của người bị xúc
phạm đến độ kẻ gây
nên xúc phạm thôi không
còn là một con người
có khả năng tiến hóa,
bởi vì y đã bị
đánh dấu mãi mãi vì
tội phạm của y rồi.
Y thường trở thành sự
ác tâm và độc dữ
đã được nhân cách hóa.
Do đó mà có khuynh
hướng để bị cơn phẩn
nộ kéo đi và quên
những lời Phúc âm :
"Con đừng tự đặt mình
làm thẩm phán để khỏi
bị xét đoán" (Mt.7,1). Trước
hết chúng ta ghi nhận
thành ngữ "đừng xét đoán"
không có nghĩa là "không
sử dụng sự phê phán
của mình", nhưng đúng hơn
là không sử dụng sự
phê phán của mình để
"kết án" kẻ khác. Tiếp
đến, mệnh lệnh Phúc âm
nầy không do một bó
buộc khô khan và thuần
túy luân lý, nhưng nhằm
theo đuổi trước hết thiện
ích của chính mình. Bởi
vì nếu tôi không tránh
kết án kẻ khác, thì
tôi cũng sẽ không tránh
khi đến phiên tôi bị
kết án.
Việc đó sẽ xảy ra
thế nào ? Trước hết
trong khi kết án kẻ
khác, tôi gặp nguy cơ
xao lãng chính mình trong
mức độ mà tôi tập
trung quá đáng trên các
khuyết điểm của tha nhân.
Tiếp đến sự mù quáng
về con người tôi sẽ
dẫn tôi dự phóng trên
kẻ khác chính những lỗi
lầm và yếu đuối của
tôi. Vả lại, nếu tôi
giữ mình không kết án
kẻ khác, tôi sẽ có
nhiều cơ may hơn để
có một cái nhìn khách
quan hơn về chính mình,
và do đó, có một
cái nhìn khách quan hơn
về kẻ xúc phạm đến
tôi. Phải chăng đó là
sứ điệp Chúa Giêsu đã
nói dưới một hình thức
gợi hình: "Sao con nhìn
cái rác trong mắt anh
em con, mà cái xà
trong mắt con, con lại
không lưu ý ?" (Mt.7,3).
Việc kết án kẻ xúc
phạm tôi một cách nào
đó trở lại kết án
chính tôi. Một phần lớn
của cái mà tôi bài
xích nơi người khác thường
là một phần của chính
tôi mà tôi từ chối
nhận biết nơi mình. Lúc
ấy kẻ xúc phạm tôi
trở thành cái màn hình
trên đó tôi phóng chiếu
những khía cạnh của chính
tôi mà tôi rất lấy
làm nặng nề khi nhìn
thấy. Con người bị kết
án phản ánh cho tôi
những phương diện khó thương
của tôi. Xét về mặt
nầy, thật ích lợi khi
tôi qui cho mình những
khuyết điểm và sai quấy
mà tôi chồng chất lên
kẻ xúc phạm. Đón nhận
như thế cái làm cho
tôi sợ nơi tôi là
thiết yếu cho sự trưởng
thành của tôi. Khi lấy
lại những khía cạnh của
mình mà tôi cho là
yếu đuối và thiếu sót,
tôi trở nên đầy đủ
hơn và như vậy trở
nên chính tôi hơn. Vậy
tôi sẽ không hiểu được
kẻ xúc phạm tôi, nếu
trước đó tôi đã không
làm cho thích hợp với
mình những yếu đuối và
khuyết điểm mà tôi đã
mặc cho y.
Suy nghĩ kỷ thì qui
tắc không kết án kẻ
xúc phạm mình lẫn lộn
với qui tắc "yêu thương
kẻ thù của mình". Ở
đây nữa, lời dạy nầy
không được khắc ghi trong
một luân lý bổn phận,
nhưng trong một ước muốn
tăng trưởng nhân vị. Bởi
vì trong bối cảnh của
tha thứ, kẻ thù hoặc
kẻ xúc phạm gởi trả
lại cho tôi những phần
khó thương tạo nên "cái
bóng" của tôi. Vậy, "yêu
thương kẻ thủ" trở về
đón tiếp trong mình "cái
bóng" của mình, nghĩa là
cái làm cho sợ hoặc
cái gây nên xấu hổ
trong tôi. Vậy, tôi thực
hành không kết án kẻ
thù và yêu thương kẻ
thù, chính là không kết
án cái bóng của tôi
và bắt đầu thuần hóa
nó, yêu thương nó. Trong
hành động tha thứ, một
cách nào đó, sự không
xét đoán dẫn đến một
sự hòa giải với kẻ
xúc phạm, nhưng nhất là,
đến một sự hòa giải
với khía cạnh bóng tối
của chính mình được xác
nhận là một nguồn suối
nhân vị lớn lao.
2. Hiểu, chính là biết
rõ những tiền sự của
người khác :
Một câu ngạn ngữ xưa
nói rằng : "Thiên Chúa
tha thứ tất cả, vì
Ngài hiểu rõ mọi sự".
Chân lý sâu xa thật
quan trọng phải ghi nhớ
để đi qua giai đoạn
hiện tại. Rõ ràng là
một sự hiểu biết tốt
các tiền sự về gia
đình, xã hội và văn
hóa của một con người
sẽ giúp ta tha thứ
cho con người đó. Ngay
cả khi những điều kiện
chung quanh đó không biện
minh cho lối xử sự
không tốt của người đó,
thì ít ra chúng cũng
giải thích được một phần.
Đó là cái tôi khám
phá được trong khi cố
hiểu những cơn lo âu
và nổi giận của cha
tôi mà tôi cho là
không thể dung thứ được.
Sau một cuộc chuyện vãn
với cô tôi về thời
thơ ấu của cha tôi,
tôi đã thay đổi triệt
để thái độ bất bao
dung của mình. Là anh
cả của gia đình, cha
tôi đã làm việc cần
cù, ngay từ lúc nhỏ,
cha tôi đã phải gánh
vác trách nhiệm quá nặng
của "người đàn ông trong
nhà" suốt những thời gian
vắng mặt rất dài của
ông nội tôi. Do đó
mà sinh ra những nỗi
sợ và lo âu thường
xuyên của người.
Một khi biết được sự
kế thừa và lịch sử
của một con người, ta
dễ đặt mình vào hoàn
cảnh của người đó và
hiểu được những sự sai
lệch trong tính tình của
y. Như thế, sự kiện
biết được rằng một người
lạm dụng tình dục đã
là nạn nhân của sự
lạm dụng không giảm thiểu
tính nghiệm trọng tội ác
của y, nhưng làm cho
người ta độ lượng hơn
đối với y.
3. Hiểu, chính là tìm
ý hướng tích cực của
kẻ xúc phạm :
Virginia Satir, thầy thuốc điều
trị tại gia trong suốt
hơn bốn mươi năm, biểu
lộ một sự tín nhiệm
lớn lao nơi những người
mà bà luôn tìm khám
phá ý hướng tích cực
của các hành động, dù
họ là những khách hàng
rượu chè trụy lạc nhất.
Theo ý bà, nơi mỗi
con người đều có một
ý chí tăng trưởng không
thể trừ khử, ngay cả
trong những cử chỉ độc
ác nhất. Đối với bà,
ý hướng tích cực là
một nguồn mạch nội tâm
phong phú cho phép bà
tiếp cận khách hàng và
cùng y khởi đầu một
sự thay đổi ứng xử.
Một khi ý hướng tích
cực đã được khám phá,
bà giúp khách hàng ý
thức và nhận thấy tất
cả vẻ đẹp của nó.
Rồi bà gợi ý cho
khách hàng những phương thế
xây dựng để thực hiện
cái ý hướng tăng trưởng
đó. Chẳng hạn bà hiểu
rằng ý hướng tích cực
của một người tự tử
là nhằm chấm dứt đau
khổ ; ý hướng tích
cực của một người cha
bạo lực là có được
sự chế ngự trên đứa
con ; ý hướng tích
cực của tên trộm trẻ
ở quầy hàng là để
chứng tỏ giá trị của
nó với bạn bè ;
ý hướng tích cực của
cậu bé nổi loạn là
để chứng minh khả năng
của nó với các nhà
đào tạo.
Chính với cùng ý hướng
tích cực đó mà một
số người nghĩ là phải
làm tổn thương một người
khác để thúc đẩy y
tự sửa chữa và tiến
bộ. Một số nhà giáo
dục bắt phải chịu bao
sĩ nhục với một ý
muốn tuyệt vời của thế
gian ? Tôi nhớ rõ
ngày mà thầy coi nhà
nguyện, sau một giờ tập
hát, đã trịnh trọng rút
ra khỏi túi một mãnh
giấy, rồi trước sự hiện
diện của cả ca đoàn
ba mươi người, lớn tiếng
đọc : "Các em André,
Claude và Jean phải ra
khỏi ca đoàn ngay lập
tức và vĩnh viển". Lòng
đầy bực tức, tôi bái
gối Mình Thánh Chúa rồi
lập tức rời nhà nguyện.
Ngày nay tôi vẫn còn
tự hỏi tại sao ông
thầy nầy đã không thông
báo việc đuổi chúng tôi
trước giờ tập hát. Dĩ
nhiên, ông đã thành công
trong việc hạ nhục tôi,
nhưng ông đã lầm, nếu
ông muốn qua đó để
dạy tôi thực hành đức
khiêm nhường.
Tôi cũng thấy ông thầy
Anh văn ở cấp hai
khủng bố tất cả lớp
với lối châm chọc cay
độc của ông bằng cách
đọc lớn tiếng những bài
thi kém nhất. Người ta
không thể nhắm mắt trước
những sự vụng về như
thế và những hậu quả
mà chúng kéo lê trong
cuộc đời của các nạn
nhân. Tuy nhiên, dù các
phương pháp nầy thật đáng
trách, có lẽ người ta
chẳng nghi ngờ gì những
ý hướng tốt của các
nhà giáo dục đó.
Mặt khác, nếu xảy ra
là một số người làm
điều sai với những ý
hướng tốt, thì cũng có
những người khác làm điều
đó mà không muốn. Chúng
ta hãy nghĩ đến những
người lái xe ẩu say
rượu hay ghiền ma túy
đã giết chết hoặc gây
thương tích cho người nào
đó trong các tai nạn
; những điều dưỡng viên,
vì cớ một chẫn đoán
sai hoặc vì lối điều
trị lầm lẫn, đã hủy
hoại sức khoẻ của các
bệnh nhân ; một trụ
cột của gia đình, vì
đã thỏa hiệp trong những
cuộc làm ăn phiêu lưu,
đe dọa cuộc sống sung
túc thoải mái của vợ
con... Trong những trường hợp
nầy, các nạn nhân phải
chịu những thiệt hại nặng
nề. Tuy nhiên, việc biết
rằng những người chịu trách
nhiệm về các thiệt hại
đó đã không cố tình
gây nên chắc chắn không
thể loại trừ các đau
khổ phải chịu, nhưng ít
ra cũng có thể giảm
nhẹ sự chán ghét tha
thứ đi.
4. Hiểu kẻ xúc phạm
chính là khám phá được
giá trị và phẩm giá
của y :
Người ta có khuynh hướng
giảm trừ kẻ gây nên
xúc phạm với cử chỉ
ác tâm của y và
từ đó hoàn toàn coi
thường y. Dầu vậy, một
ứng xử lầm lỗi của
kẻ xúc phạm không bao
giờ là lời nói cuối
cùng về y. Vì, bất
chấp các lầm lỗi của
y, y vẫn còn có
khả năng thay đổi và
trở nên tốt. Nỗi thất
vọng càng sâu xa thì
nó càng làm cho người
ta chỉ nhìn thấy lỗi
lầm của kẻ xúc phạm
và muốn dìm nó xuống.
Mối nguy hiểm còn lớn
hơn nữa khi đó là
một người gần gủi và
được yêu mến.
Về vấn đề nầy, tôi
nhớ là mình đã được
xây dựng bởi thái độ
tích cực của một người
đàn bà mà cuộc sống
cá nhân và gia đình
bị một người chồng rượu
chè say sưa làm hỏng.
Bà nói với tôi rằng
ngay cả khi bà đã
quyết định lìa bỏ ông,
bà không ngừng yêu ông
bất chấp tất cả và
không ngừng ngưỡng mộ sự
dịu dàng, lòng can đảm,
óc hài hước và niềm
tin tôn giáo sâu xa
của ông. Bà nói tiếp
: "Không ai có thể
lấy đi của tôi tình
yêu và niềm vui đã
sống với người đàn ông
nầy cả". Hết sức ngạc
nhiên, tôi nhìn bà thoát
ra khỏi cuộc phiêu lưu
vợ chồng với phẩm cách
và trong một sự kính
trọng lớn lao đối với
người phối ngẩu cũ của
mình. Tôi không còn nhìn
thấy nơi bà một nạn
nhân còn ở dưới ách
một người chồng nghiện ngập
nữa, mà là một người
vợ tự do.
5. Hiểu, chính là chấp
nhận không hiểu hết mọi
sự :
Ngay cả khi người ta
muốn biết mọi sự về
kẻ xúc phạm mình, thì
người ta cũng không bao
giờ chọc thủng được hoàn
toàn cái bí mật của
con người y, cũng chẳng
thể khám phá được mọi
động lực cử chỉ của
y, những động lực mà
thường y cũng không biết.
Người ta lại thấy mình
đang đứng trước huyền nhiệm
của một nhân vị sống
động, đến đổi hiểu kẻ
xúc phạm chính là chấp
nhận không hiểu hết mọi
sự. Đó là điều mà
một người thợ nọ, sau
một buổi thuyết trình về
tha thứ, đã đến thăm
tôi để tâm sự với
tôi cái triết lý sống
của ông : "Nếu người
nào gây nên cho con
một điều thiệt hại, con
thưa với Chúa : con
không hiểu tại sao y
làm cho con như vậy,
nhưng con tin rằng Chúa
biết tại sao. Và suy
tư nầy đủ làm cho
con giữ được sự bình
an nội tâm của mình".
Những lời nầy làm dội
lại tư tưởng của bác
sĩ Philippe Madre : "Chung
cuộc, tha thứ không phải
là một cử chỉ xóa
sạch (trong thực tế không
thể được vì điều dữ
tôi tha thứ vẫn mãi
mãi làm thành phần của
lịch sử đời tôi), nhưng
là một cử chỉ tin
tưởng ở tha nhân, lòng
tin tưởng xuyên qua một
nỗi khổ đau nào đó,
chỉ có thể có được
nhờ sự giúp đỡ của
Chúa".
6. Để hiểu kẻ xúc
phạm mình :
Có cần thiết để nhắc
lại rằng những luyện tập
mà tôi đề nghị thực
hiện được diễn ra theo
một sự tiến triển nào
đó không ? Nếu xảy
ra là bạn cảm thấy
khó chịu và không thoải
mái trong một tập luyện
thì không nên cứ khư
khư theo đuổi nó làm
gì. Vẫn cứ liên lạc
với sự khó chịu hoặc
phản kháng nội tâm của
mình, người ta sẽ khám
phá được mình đang ở
đâu trong tiến trình tha
thứ của mình. Sự ý
thức nầy sẽ giúp bạn
định vị và đánh giá
tốt hơn cái buớc kế
tiếp phải thực hiện trong
chiều hướng tốt.
1) Bạn đi vào trong
chính mình. Bạn để thời
giờ nhìn thấy với đôi
mắt tưởng tượng kẻ đã
làm thiệt hại bạn. Bạn
lược lại trong mình những
gì bạn biết được về
lịch sử cá nhân của
y. Nếu đủ can đảm,
bạn tự đặt mình vào
địa vị của y và
tự hỏi xem cái gì
xảy đến cho bạn nếu
bạn đã phải sống trong
cùng những biến cố như
y...
2) Sau tập luyện vừa
rồi, tôi mời bạn phát
hiện ra ý hướng tích
cực đã tác động kẻ
xúc phạm bạn trong các
hành động đáng chê trách
của y : ước muốn
bảo vệ chính mình, ham
quyền lực, cách bảo vệ
phẩm giá của mình,v.v... Chúng
ta ghi nhận rằng nhận
biết ý hướng tích cực
không có nghĩa là bạn
tán thành các phương tiện
kẻ xúc phạm bạn sử
dụng.
3) Bạn liệt kê các
khuyết điểm mà bạn nhận
thấy nơi kẻ xúc phạm
bạn, nhất là những khuyết
điểm làm bạn khó chịu
nhất, rồi bạn áp dụng
cho mình từng khuyết điểm
đó. Chẳng hạn sau khi
đã tuyên bố tôi ghét
sự bạo lực của nó,
bạn tự nhủ chính tôi
cũng bạo lực. Có lẽ
bạn sẽ khám phá ra
một phần đáng ghét của
bạn bên dưới cái khuyết
điểm mà bạn quở trách
nơi y. Nếu trường hợp
đó xảy ra, trước hết
bạn nghĩ tới việc đón
tiếp cái phần ấy để
sáp nhập nó vào toàn
thể nhân cách của bạn.
Chẳng hạn tôi cần điều
hòa sự dịu dàng thái
quá của tôi với một
sự khẳng định chính mình
cách bạo lực hơn.
Giai Đoạn 8
Tìm ra trong cuộc sống
mình một ý nghĩa cho
sự xúc phạm
"Thách đố ... là quấn
vào nhau những sợi tinh
tế của một cuộc đời
tan nát để làm thành
một công trình giàu ý
nghĩa và ý thức trách
nhiệm."
(Gordon Allport)
Tiến trình tha thứ của
bạn đã qua nhiều giai
đoạn. Sau khi đã quyết
định không trả thù, bạn
đã nghĩ đến làm mộtcuộc trở về can đảm
với chính mình và bạn
đã cảm nhận rằng vết
thương của bạn đang trên
đường được chữa lành. Nhờ
những sự ý thức liên
tiếp và nhờ sự chấp
nhận đau khổ nội tâm
của bạn, bạn đã nhận
ra bạn sẵn sàng hiểu
kẻ xúc phạm bạn. Như
vậy bạn đã đặt được
các nền móng và các
điều kiện tâm lý cho
sự tha thứ của bạn.Suốt trong giai đoạn thứ
tám, tôi mời bạn vượt
quá quan điểm thuần túy
tâm lý để khám phá
ra ý nghĩa tích cựccủa sự xúc phạm đã
nhận chịu hoặc để mang
lại cho nó một ý
nghĩa. Bạn học được cái
gì từ lời chửi mắng
nầy, từ sự xúc phạm
nầy, từ sự phản bội
nầy, từ sự bất trungnầy ? Bạn tính sử
dụng nó thế nào để
trưởng thành và để thực
hiện chính mình cách sâu
xa ?
Điều mà tôi xin bạn,
chính là phát hiện ra
những hậu quả tích cực
có thể có mà sự
xúc phạm sản xuất ra
trong cuộc đời bạn. Bạn
sẽ sử dụng thất bại
nầy cho lợi ích củabạn thế nào ? Những
hậu quả độc hại chỉ
tồn tại cho những kẻ
chọn không tiến lên phía
trước và than vãn chosố phận của mình. Thay
vì nhượng bộ cho cơn
cám dỗ nầy, điều quan
trọng là nhớ lại rằng
không có sai lầm vàthất bại nào không giấu
ẩn những yếu tố tăng
trưởng.
Tìm được ý nghĩa tích
cực của thất bại hệ
tại việc khám phá ra
sự phong phú ẩn giấu
của nó. Vậy bạn đừng
để bị chận dừng lại
bởi những kẻ bảo rằng
: "Chẳng có gì tốtđể kỳ vọng nơi một
nỗi bất hạnh cả". Tôi
bảo đảm cho bạn điều
nghịch lại rằng thương tổn
của bạn có thể trởnên nguồn suối tăng trưởng.
Biết bao nhiêu người đã
nhìn thấy cuộc đời của
họ có một định hướng
mới và hữu thể của
họ được triển nở theo
sau một thử thách lớn
lao !
Tôi nghĩ là thích hợp
để nói với bạn trước
khi đi xa hơn làcó thể lúc nầy bạn
cảm thấy bối rối, khó
chịu và phẩn nộ vì
lời mời gọi tìm cho
được một ý nghĩa tích
cực cho thương tổn của
bạn và cho các hậu
quả của nó trong cuộc
sống của bạn. Một phản
ứng kiểu đó là dấu
hiệu bạn chưa sẵn sàng
để thực hiện giai đoạn
hiện tại. Bạn cần trở
lại các giai đoạn trước
để đào sâu và hấp
thụ chúng tốt hơn.
1. Sự thay đổi môi
trường có lợi của xúc
phạm :
Hậu quả đầu tiên của
xúc phạm trên nạn nhân
là hậu quả của một
cú va chạm và của
một sự xáo trộn sâu
xa. Nạn nhân cảm thấy
bị giày vò mãnh liệt.
Những ý tưởng định trước,
những dư luận có sẵn,
những xác tín, những thànhkiến cũng như những vở
kịch cuộc đời của y
đều bị xáo trộn. Nhưng
dù hoàn cảnh có khó
khăn, nó không để mấtsự hứa hẹn cuộc sống.
Nó có thể được biểu
lộ là một thời khắc
trong sáng quí báu, một
cơ hội thuận lợi đểthoát ra khỏi sự thiển
cận thường nhật của mình.
Một trong các vị giáo
sư của tôi khẳng định
rằng rất ít người biết
rút tỉa lợi ích từ
những sự phong phú và
những khả thể của thực
tại. Phần đông mang những
thành kiến đúc khuôn trên
các biến cố. Họ nhìn
thấy các biến cố ấyxuyên qua các lăng kính
đã bị biến dạng của
những chờ đợi, những thành
kiến cá nhân và văn
hóa hoặc của dư luận
sẵn có của môi trường
sống của họ. Không chịu
cố gắng khám phá ra
ý nghĩa sâu xa của
một biến cố, họ bằng
lòng với những phán đoán
tầm thường và tổng quátkiểu điều đó tốt, điều
đó xấu, cái đó trắng,
cái kia đen.
Câu chuyện sau đây rút
từ văn học dân gian
Trung Hoa minh chứng rõ
ràng tính vô ích của
những phán đoán kiểu đó.
Một hôm, một người chủ
trang trại bị mất con
ngựa đực giống đẹp nhất,
con ngựa tuyệt vời đã
trốn đi. Các người láng
giềng đến thăm an ủi
cho số phận của y
: Ông thật rủi ro
! Y trả lời :
Biết đâu !... Hôm sau,
con ngựa đực giống lại
hiện về trong chuồng có
ba con ngựa cái hoang
dã ở bên cạnh. Các
người láng giềng vội đến
chúc mừng chủ trang trại
về vận may của ông.
Cũng câu trả lời vắn
gọn đó Biết đâu !...
Ngày nọ, con trai chủ
trại vì muốn khống chế
một trong mấy con ngựa
cái hoang dã bị ngãgảy chân. Các người láng
giềng lại chạy đến thương
xót cho nỗi bất hạnh
của ông. Nhưng chủ trang
trại vẫn có cùng phản
ứng đó Biết đâu !...
Ít ngày sau, một toán
lính tới động binh bắt
buộc các thanh niên tại
chỗ. Tuy nhiên họ không
muốn nhận người thanh niên
tật nguyền. Các người láng
giềng lại la lên May
mắn thay ! Và chủ
trang trại đáp lại Biết
đâu !...
Vì những thành kiến và
và dư luận định trước
về người và các biến
cố, chúng ta thường gặp
phải thất vọng và mấtmát. Chúng ta mang những
ý nghĩ định sẵn về
cách cha mẹ phải hành
động đối với con cái,
về cách một người phối
ngẫu phải cư xử, về
cách ông chủ phải đối
xử với thợ, về cách
Thiên Chúa phải cứu chuộc
thế giới, v.v... Thế mà
các sự việc không xảy
ra như dự liệu trước.
Và như vậy lại càng
hay !
Bởi vì sự va chạm
của xúc phạm lại bổ
ích. Nó làm cho người
bị xúc phạm loại bỏ
được những thiên kiến và
vất bỏ những lập trường
cứng cỏi của mình. Còn
thật hơn nữa đối với
một xúc phạm do một
người thân yêu gây nên
: bị tước đoạt những
chờ đợi không thiết thực
của mình, người bị xúc
phạm sẽ phải thanh luyện
bản thân để đi tới
chỗ tán dương và yêu
thương người bà con hoặckẻ gần gủi đó đúng
như bản chất của họ.
2. Khám phá ra những
cái thu được từ sự
mất mát của mình :
Trong một số lần thuyết
trình, tôi thường thúc giục
các thính giả suy nghĩ
về những gì kinh nghiệm
bị chữi bới, lăng nhục
hoặc là nạn nhân của
một sự bất trung, bấtcông mang lại cho họ.
Tôi hướng dẫn họ tự
vấn như sau : "Bạn
đã học được gì từ
kinh nghiệm nầy ? Bạn
đã lớn lên như thế
nào xuyên qua thử thách
nầy ? Đời sống bạn
đã có một ý nghĩa
mới đến mức độ nào
?" Đây là ít mẫu
câu trả lời :
- Tôi biết mình hơn
nhiều lắm.
- Tôi đã đạt được
tự do nội tâm nhiều
hơn.
- Điều đó đã làm
cho tôi ý thức về
các giá trị của mình.Sau khi ly thân, tôi
nhận thấy mình có thể
trở nên chính mình hơn
và sống theo các giá
trị của tôi.
- Nỗi đau vì tình
đã dạy cho tôi biết
mình hơn. Bây giờ, thay
vì lệ thuộc vào tình
thương của người khác, tôi
đã bắt đầu yêu thương
chính mình.
- Thế là xong, tôi
kkông còn để cho người
khác làm tổn thương nữa.
Tôi học tự bảo vệ
cho mình tốt hơn.
- Tôi đã học được
nói "không" khi điều đó
không xứng hợp với các
giá trị của mình.
- Khi vợ tôi ra
đi, tôi tự nhủ tôi
không có chọn lựa nữa,
tôi sẽ phải làm nội
trợ lấy. Bấy giờ, dù
kiêu ngạo, tôi đã cầuxin sự giúp đỡ lần
đầu tiên trong đời tôi.
- Thử thách của tôi
đã kết dệt cho tôi
một trái tim yêu thương.
- Tôi đã có lòng
trắc ẩn và cảm thông
nhiều hơn với tha nhân.
- Tôi thôi không chạy
theo những người chồng say
sưa để cứu vớt họ
nữa. Tôi đã ý thức
rằng chính tôi là ngườicần được cứu giúp.
- Trong cơn cùng quẩn
của mình, tôi đã tìm
lại được tình yêu và
lòng trung thành của Chúa,
sau khi tôi đã rất
phẩn nộ đối với Ngài.
Khi tôi chất vấn các
người như thế về những
ý nghĩa mới của cuộc
đời họ tiếp theo sau
một xúc phạm, tôi luôn
luôn ngạc nhiên về tính
đa dạng và phẩm chất
của các câu trả lời.
Đôi khi hậu quả tích
cực của xúc phạm và
sự bất công mà họ
là nạn nhân xuất hiện
một cách tự phát. Những
lần khác, sự khám phá
ra những cái tích cực
thu được và ảnh hưởng
của chúng trải ra trong
nhiều tuần lễ, cả nhiều
tháng nữa. Ban đầu, những
người nầy thấy cuộc đời
họ như hình ghép khó
hiểu, nhưng sau khi khám
phá được ý nghĩa của
xúc phạm thì một viễn
ảnh mới của cuộc đời
họ được hình thành và
xác định.
3. Sự xúc phạm dẫn
đến "hãy biết mình" :
Không ai khác ngoài chính
bản thân có thể đạt
được việc tìm thấy một
ý nghĩa cho sự mất
mát mà mình vừa phảichịu, nhưng điều đó không
muốn nói rằng chúng ta
chẳng cần ai thúc đẩy
mình làm vệc đó. Rủi
thay rất hiếm có những
người hướng dẫn biết đưa
chúng ta đạt được mộtsự biết mình và đánh
thức những khả năng tăng
trưởng mà nỗi bất hạnh
mang lại.
Một sự bất công nặng
nề hoặc một xúc phạm
nghiêm trọng có thể đánh
dấu khởi điểm của một
cuộc phiêu lưu nhân bản
phong phú diễn ra trong
ba thời kỳ. Trong thờikỳ thứ nhất, vấn đề
là phải tống táng hoàn
cảnh trước đó. Thời kỳ
thứ hai, được gọi là
"giai đoạn bản lề" hoặc
là "giai đoạn ở giữa",
sẽ dành cho sự hiểu
biết tốt hơn về mình
và về những dự án
tương lai của mình. Giai
đoạn ở giữa nầy là
chủ chốt và quyết định.
Phải miệt mài đào sâugiai đoạn nầy trước khi
dấn thân vào thời kỳ
thứ ba, là thời kỳ
tái tổ chức lại cuộc
sống mình nhằm tới một
cuộc khởi hành mới.
Cái nguy hiểm lớn ở
đây là quên bỏ pha
quyết định của giai đoạn
ở giữa: hoặc là chúng
ta bị cám dỗ trở
lại đàng sau để trú
đóng ở đó, hoặc là
bị đẩy sang lập tức
ở pha khởi hành mới
của cuộc đời. Trong cả
hai trường hợp, chúng ta
tự kết án phải thất
bại.
Nhưng tại sao lại cho
pha của giai đoạn ở
giữa một tầm quan trọng
lớn lao như vậy ?
Một khi vết thương đã
bớt cay độc và làm
bận lòng thì cần phải
dừng lại và điểm lạitình hình của biến cố
đau thương : "Làm sao
tôi lại đến nước đặt
mình vào một tình huống
dễ bị tổn thương nhưthế được ?" Với sự
gãy đổ mà xúc phạm
mang lại, chúng ta dần
dần trở nên có khả
năng bỏ rơi một số
ảo tưởng và chờ đợi
không thể được mà chúng
ta đã ôm ấp chomình và cho kẻ khác.
Hơn bao giờ hết, chúng
ta phải trực diện với
chính mình và nhận thấy
rằng các lập trường vàvai trò đã đảm nhận
cho tới lúc ấy mất
đi tầm quan trọng của
chúng. Đương đầu với sự
trống rổng chung quanh mình,
chúng ta bị bó buộc
tự đặt ra cho mình
câu hỏi nền tảng :
"Tôi là ai ?" Không
ai khác ngoài chính mình
có thể trả lời câu
hỏi đó, không cả chuyên
gia tâm lý hoặc ngườiđồng hành thiêng liêng. Sự
chất vấn về căn tính
sâu xa của mình nầy
chắc chắn sẽ gây nên
những lúc cô đơn, xao
xuyến và sợ bị lầm.
Nhưng nếu kiên trì, chúng
ta sẽ thấy thời khắc
suy tư nầy có thể
biến đổi thành một sựhiểu biết mới mẻ và
sâu xa về chính mình.
Suốt trong giai đoạn bản
lề nầy, một vấn nạn
thứ ba được đặt ra
: "Tôi muốn làm gì
với cuộc đời của tôi?""Tôi sẽ cho mình những
lý do mới mẻ nào
để sống?" Lại một lần
nữa, câu trả lời cho
những vấn nạn nầy không
tìm được ở bất cứ
nơi đâu ngoài nội tâm
của mình. Cần phải có
can đảm và nhẫn nại
để cho những câu trả
lời đó lộ ra và
đón nhận chúng.
Chịu đựng một bất công
hay một xúc phạm còn
lâu mới là một kinh
nghiệm thú vị. Một khi
chấn thương tâm thần đãqua đi, kinh nghiệm nầy
sẽ dẫn bạn về với
chính mình và với tự
do nội tâm của bạn.
Nó sẽ đặt bạn đứng
trước sự chọn lựa để
bạn bị quật ngã hay
là tác động trở lại.
Nếu bạn chấp nhận tác
động trở lại, thì bạn
sẽ mở ra với khảnăng tìm lại được căn
tính sâu xa của bạn
và nối kết những giây
liên lệ mới với những
người khác. Lý do là
vì bạn đã tìm được
một ý nghĩa cho đau
khổ của bạn.
Đó là sứ điệp bác
sĩ Victor Frankl nói trong
cuốn Découvrir un sens à
sa vie. Ông nói cách
có thẩm quyền, bởi vì
ông đã phải chịu đựng
biết bao nhiêu đau khổ
và sĩ nhục trong các
trại tập trung mà không
để cho mình bị quật
ngã. Ông viết : "Vậy
điều quan trọng là phải
kêu gọi đến khả thể
cao nhất của con người,
đó là khả thể biếnmột bi kịch cá nhân
thành chiến thắng, biến một
đau khổ thành sự thực
hiện nhân cách".
4. Để khám phá ra
ý nghĩa tích cực của
thương tổn :
Ở đây tôi đề nghị
một loạt câu hỏi có
mục đích giúp khám phá
ra ý nghĩa tích cực
của thương tổn của mình.
Điều quan trọng là hãy
để các câu hỏi nầy
cật vấn mình và lưutâm đến các câu trả
lời do tiếng nói nội
tâm gợi lên mà không
nghĩ đến việc kiểm duyệt
chúng. Một câu trả lời
có thể tiến hóa và
chỉ với thời gian mà
chúng ta khám phá được
tất cả tầm mức và
ý nghĩa nó mang lại
cho mình. Trong khi luyện
tập, nên ghi lại vào
nhật ký các suy tưcủa bạn
- Tôi đã học được
cái gì từ sự xúc
phạm đã phải chịu ?
- Những hiểu biết mới
mẻ nào tôi đã đạt
được về chính mình ?
- Những giới hạn hoặc
dòn mỏng nào tôi đã
khám phá được nơi mình
?
- Sau đó tôi có
trở nên nhân bản hơn
không ?
- Những suối nguồn và
sức mạnh mới mẻ nào
của cuộc sống mà tôi
đã khám phá được ở
nơi mình ?
- Tôi đã đạt được
mức độ trưởng thành nào
?
- Thử thách nầy đã
dẫn tôi đến cái gì
?
- Tôi đã cho mình
những lý do mới mẻ
nào để sống ?
- Thương tổn của tôi
đã làm lộ ra chiều
sâu tâm hồn đến điểm
nào ?
- Trong mức độ nào
tôi đã quyết định thay
đổi các tương quan với
những người khác, đặc biệt
với Thiên Chúa ?
- Cách thức nào bây
giờ tôi sẽ theo đuổi
dòng đời của mình ?
- Xúc phạm đã phải
chịu đun đẩy tôi đồng
hóa với nhân vật quan
trọng nào hiện thời, trong
lịch sử hay thần thoại?
Location:
60% ·
5503
of
9147
Giai Đoạn 9
Biết mình đáng được tha
thứ và đã được đặc
xá
"Chỉ người nào đã có
kinh nghiệm về tha thứ
mới có thể tha thứ
thực sự."
(George Soares-Prabhu)
Là người hành hương nội
tâm trên đường tha thứ,
dần dần bạn sẽ nhận
thấy rõ ràng rằng hành
động tha thứ vừa là
nổ lực của con người
vừa là ơn ban của
Chúa. Vậy sự tha thứ
tỏ ra là một nhiệm
vụ của con người bởi
hoạt động tâm lý mà
bạn triển khai và một
ơn ban bởi ân sủng
của Chúa bù đắp cho
những thiếu thốn của bạn.
Chắc chắn trong công việc
tha thứ mà bạn đã
thực hiện cho tới đây,
bạn đã đụng tới những
giới hạn cá nhân của
mình và bạn đã cảm
thấy cần đến một sự
giúp đỡ đặc biệt.
Bây giờ bạn vào sâu
hơn trong vũ trụ thiêng
liêng, ở đó bạn sẽ
hành động ít hơn là
để bạn được tác động.
Nơi đây, các nổ lực
cá nhân trở nên ít
quan trọng hơn là sự
khiêm tốn mở ra với
ân sủng và nhẫn nại
đón tiếp ân sủng. Khi
tiến trình tha thứ của
bạn đi vào trong phạm
vi thiêng liêng, bạn có
ít sáng kiến và tự
chủ hơn, công việc của
bạn hệ tại nhiều hơn
là bạn thư giản để
mình được ân sủng xâm
chiếm.
Mục đích của chương nầy
là dẫn bạn nhận biết
rằng không những bạn đáng
được tha thứ mà người
ta đã tha thứ cho
bạn nhiều lần trong quá
khứ. Sự ý thức nầy
sẽ giúp bạn tha thứ,
vì việc xảy đến với
tha thứ cũng như với
tình yêu. Kẻ không thể
để cho mình được yêu
hoặc nhận thấy rằng mình
không thể yêu, thì sẽ
không thể cho kẻ khác
tình yêu. Cũng thế, nếu
người muốn tha thứ mà
không cảm nhận được rằng
người ta đã tha thứ
cho mình, thì làm sao
đến lượt mình có thể
tha thứ được ? Vậy
bạn hãy để rơi xuống
thật sâu những kháng cự
của bạn, hầu để bạn
được yêu và đón nhận
sự tha thứ của các
người khác, đặc biệt là
sự tha thứ của Chúa.
Đó là thách đố mà
bạn được mời gọi dấy
lên.
1. Kinh nghiệm về sự
tha thứ thiết yếu để
tha thứ :
Câu chuyện của Corrie Ten
Boom làm bật nổi sự
cần thiết phải kinh nghiệm
sự tha thứ của người
khác, trước khi trở nên
có khả năng tha thứ
lúc đến phiên mình. Corrie
được giải thoát khỏi trại
tập trung của quốc xã
một ít thời gian sau
khi các Đồng Minh chiếm
được nước Đức. Bà đã
để rất nhiều thời gian
để tự giải thoát mình
khỏi cơn hận thù câm
lặng của mình đối với
các lý hình.
Một ngày kia, bà quyết
định thực hiện một cuộc
chữa lành bằng tha thứ.
Một khi chắc chắn mình
đã hoàn toàn được giải
thoát khỏi lòng thù hận
của mình và đã tha
thứ, bà nghĩ ra một
dự án lớn để chữa
lành các vết thương và
những hiềm khích do đệ
nhị thế chiến gây nên
cho các quốc gia nầy.
Vậy bà đã tung ra
một cuộc vận động xuyên
qua nhiều nước bằng cách
rao giảng ở những nơi
ấy sức mạnh sáng tạo
của tha thứ và của
tình thương.
Bà không sợ đến nước
Đức để phổ biến sứ
điệp của bà. Chiều hôm
ấy, tại Munich, sau khi
đã nói chuyện với một
nhóm người Đức ao ước
làm cho mình được tha
thứ, bà đã có một
kinh nghiệm sống đau lòng
thử thách chính sức mạnh
tha thứ của bà. Một
người đàn ông tiến về
phía bà, chìa tay ra
cho bà và nói: "Bà
Ten Boom, tôi sung sướng
biết bao khi đã nghe
bà nói rằng Chúa Giêsu
tha thứ hết mọi tội
lỗi cho chúng ta".
Corrie đã lập tức nhận
ra ngay một người trong
số các lý hình của
mình ở trại tập trung.
Bà nhớ lại y đã
lăng nhục bà và các
bạn tù phụ nử của
bà thế nào, khi y
cưỡng bách họ tắm trần
truồng trước cái nhìn khinh
miệt "siêu nhân"của y. Ngay
lúc y muốn bắt tay
bà, Corrie bổng chốc cảm
thấy bàn tay bà bị
đông cứng lại phía bà.
Bấy giờ bà ý thức
được sự bất lực của
bà để tha thứ cho
y, bà vừa kinh ngạc
vừa khiếp sợ vì điều
đó. Dù bà đã tin
chắc rằng mình đã được
chữa lành khỏi vết thương,
đã chiến thắng sự hận
thù của mình và đã
tha thứ, nhưng ngay lúc
ấy, đứng trước một trong
những tên lý hình, bà
đã bị nắm chặt bởi
khinh bỉ và hận thù.
Bị đờ người ra, bà
chẳng còn biết làm gì
hay nói gì nữa.
Lúc ấy, bà bắt đầu
cầu nguyện : "Lạy Chúa
Giêsu, con cảm thấy bất
lực để tha thứ cho
người đàn ông nầy. Xin
Chúa tha thứ cho con".
Ngay lúc ấy, có cái
gì kỳ diệu đã xảy
ra, bà cảm thấy mình
được tiếp vào sự tha
thứ của Chúa Giêsu. Bàn
tay của bà đưa lên
và nắm lấy bàn tay
của kẻ tra tấn bà
trước kia. Cùng một lúc,
bà vừa tự giải thoát
mình vừa giải thoát tên
lý hình của bà khỏi
cái quá khứ khủng khiếp
của mình.
Làm sao giải thích được
một sự thay đổi hoàn
toàn trong phút chốc như
vậy? Chúng ta sẽ đoán
ra được. Phép lạ tha
thứ được phát sinh nơi
Corrie nhờ cái tình cảm
không thể diễn tả được
là Chúa Giêsu đã tha
thứ cho sự bất lực
không thể tha thứ của
bà. Lời thú nhận bất
lực của chính bà đã
làm mềm lòng bà và
đã làm cho bà có
khả năng đón nhận ân
sủng tha thứ.
2. Diễn tả cảm giác
đáng được tha thứ thế
nào ?
Như tôi vừa nói, tự
cảm thấy mình là đối
tượng của một sự tha
thứ là một kinh nghiệm
không thể diễn tả ra
được. Ngôn ngữ không đủ
để diễn tả tính chất,
sự phong phú sâu xa
và cường độ của nó.
Kinh nghiệm đó không so
sánh được với bất cứ
kinh nghiệm nào khác, như
những kinh nghiệm về tình
yêu say đắm, về lòng
biết ơn, về niềm vui,
về thành công, về sự
gặp lại nhau giữa bạn
bè, v.v... Một cách nào
đó, kinh nghiệm nầy gặp
lại Cái Tôi trong sâu
thẳm của nó, và chúng
ta có thể đánh giá
nó là kinh nghiệm nền
tảng.
Lewis Smedes gọi nó là
fundamental feeling. Nền tảng, bởi
vì hơn mọi kinh nghiệm
khác, nó cung cấp cho
chúng ta cảm giác được
nhận biết và quí trọng
vì những gì mà chúng
ta là trong sâu thẳm
chính mình. Lúc ấy chúng
ta cảm nhận mình được
yêu thương cách vô điều
kiện, bất chấp những xấu
xí, khuyết điểm, thất bại
và không tuân thủ. Chính
lúc đó, chúng ta nói
rằng cái Tôi sâu thẳm
tự biết nối kết với
suối nguồn tình yêu và
không không tách lìa khỏi
nguồn suối ấy.
Chúng ta có thể so
sánh tình cảm nầy với
cảm giác nồng nhiệt về
an toàn và tín nhiệm
của đứa bé được cha
mẹ mong muốn và yêu
mến vì chính nó. Mặc
dù chúng ta có thể
cảm thấy rất có lỗi
liền sau các lầm lỗi
hoặc sai sót của mình,
cảm giác đã được xét
đoán là đáng được tha
thứ còn mạnh mẻ hơn.
Cảm giác nầy đem lại
bảo đảm là sẽ không
bao giờ bị mất đi
nguồn suối tình yêu vô
tận nầy nữa. Chúng ta
biết rằng trong mọi lúc
mình có thể lại đến
giải khát nơi suối nguồn
nầy và lại thấy mình
được củng cố trong tình
yêu.
Tuy nhiên điều có thể
xảy ra là chúng ta
không còn cảm nhận được
cái cảm nhận nền tảng
nầy. Tìm lại được nó
là một kinh nghiệm rất
cảm kích. Tôi đã có
kinh nghiệm đó sau một
khóa nghiên cứu về việc
sử dụng các câu chuyện
và giai thoại nhằm mục
đích mục vụ. Trong một
phòng chật ních hơn bốn
trăm linh mục, nan nữ
tu sĩ, nhà thần học
John Shea nổi tiếng vì
tài kể chuyện thuật lại
cho chúng tôi dụ ngôn
đứa con hoang đàng.
Lúc đầu, tôi không cảm
thấy chút chi hứng thú.
Vậy mà rồi tôi đã
để mình bị người kể
chuyện bắt lấy đến độ
nước mắt ràn rụa trên
mặt. Và không phải một
mình tôi thôi đâu !
Khi ra khỏi cơn mê
hoặc, bằng một liếc nhìn
vụng trộm, tôi nhận thấy
hầu như cả phòng đều
khóc. Ngay cả một số
người còn khóc nức nở
đến đổi những người ngồi
gần nghĩ là nên đến
an ủi họ. Nhờ tài
bi kịch của mình, John
Shea đã thành công trong
việc làm sống lại nơi
các thính giả hai tình
cảm trái ngược : ước
muốn mạnh mẻ biết mình
được yêu thương tha thứ
và niềm xác tín mình
không đáng được như thế.
Tuy nhiên, chúng ta không
thể dùng ý chí tự
cung cấp cho mình một
tình cảm như thế và
không cảm nhận mình được
yêu thương đến được tha
thứ như mong muốn. Điều
duy nhất chúng ta có
thể làm, chính là chuẫn
bị cho mình đón nhận
ân sủng đặc biệt liên
kết với ơn hoán cải
nầy. Phúc Âm dạy chúng
ta rằng những người trở
lại là những ai tự
để cho mình được yêu
thương, mặc dù sự nghèo
nàn của mình, trong khi
những kẻ cứng lòng là
những ai đã từ chối
tình yêu và sự tha
thứ. Chúng ta thấy, một
bên, những nhân vật như
Maria Mađalêna, Giakêu, Matthêu, người
đàn bà xứ Samaria chấp
nhận để cho tình yêu
nhân hậu của Chúa Kitô
đánh động ; còn bên
kia, các luật sĩ và
biệt phái, ông Simon và
người mắc nợ nhẫn tâm
giữa bao người khác nghĩ
là mình tốt vẫn vô
cảm đối với tình yêu
và sự tha thứ.
3. Những trở ngại trong
việc nhận biết mình được
yêu thương đến tha thứ:
Tại sao có biết bao
kháng cự không để cho
mình đạt tới ân sủng
tha thứ ? Để biết
điều đó, chúng ta hãy
xem xét bốn loại người
không thẩm thấu được với
sự tha thứ. Có thể
chúng ta nhận ra được
mình nằm trong số những
người ấy chăng ?!
- Chắc chắn có những
người tin rằng mình không
thể được tha thứ. Họ
có cảm tưởng rằng lỗi
của họ quá lớn đến
đổi không bao giờ người
ta có thể tha thứ
chúng cho họ. Hình như
những người thuộc loại nầy
mỗi lúc một hiếm đi
trong xã hội tục hóa.
- Tiếp đến là những
người không tin vào tính
nhưng không của tình yêu.
Trên nguyên tắc, họ chấp
nhận có thể có một
tình yêu vô điều kiện,
nhưng trong thực hành thì
họ chẳng tin là có
thứ tình yêu ấy, bởi
vì họ xác tín rằng
chẳng có gì là nhưng
không cả và mọi cái
đều phải trả giá, vào
một ngày nọ hay một
ngày kia thôi, kể cả
sự tha thứ. Những người
nầy thường đã có những
cha mẹ không bao giờ
biểu lộ cho họ một
tình yêu nhưng không. Họ
chỉ được yêu thương như
phần thưởng cho những điểm
cao đạt được ở trường,
cho hạnh kiểm tốt hoặc
những việc phục vụ họ
đã làm.
- Hạng người thứ ba
từ chối sự tha thứ
: Họ không cảm thấy
cần đến nó chút nào
cả, vì xem ra họ
chẳng cảm thấy chút nào
có lỗi, về phương diện
cá nhân cũng như về
phương diện xã hội. Họ
sống trong một thứ trống
rổng về luân lý và
thiêng liêng. Họ đau khổ
vì một bệnh thần kinh
thiêng liêng và luân lý
làm cho họ vô cảm
với mọi nhu cầu tha
thứ. Phải chăng đó là
thân phận của nhiều người
đương thời của chúng ta
? Một số tư tưởng
gia quả quyết rằng sự
thiếu mẫn cảm luân lý
nầy là nguyên nhân của
một con số tự tử
lớn lao nơi các người
trẻ.
- Hạng thứ tư là
những người chối bỏ cách
đơn giản sự có lỗi
như một thiếu sót tâm
lý. Một số trường phái
tâm lý coi cảm giác
có lỗi và nhu cầu
tha thứ như một sự
thiếu trưởng thành và thiếu
tự lập. Người ta lẫn
lộn ở đây cảm giác
có lỗi bị ám ảnh
và bệnh hoạn với cảm
giác có lỗi lành mạnh.
Trong khi cảm giác có
lỗi loạn thần kinh hành
hạ và nghiền tán cá
nhân, thì tình cảm có
lỗi lành mạnh và bình
thường báo động cho người
ấy về cái thực sự
là nó : một hữu
thể bị giới hạn và
sai lầm. Cái nhìn chân
lý nầy trên cá thể
giải thoát nó và có
thể dẫn đưa nó xác
định cho mình một lý
tưởng luận lý thiết thực.
Chấp nhận lãnh nhận sự
tha thứ mà không cảm
thấy bị nhục mạ hoặc
bị hạ thấp, đó là
thách đố. Nhiều người từ
chối sự tha thứ đúng
là để tránh sự sĩ
nhục. Khi mô tả thảm
kịch tha thứ của Chúa
nơi các nhân vật của
Bernanos, Philippe Le Touzé làm
nổi bật sự từ chối
đó : "Nhưng con người
khép kín với tha thứ,
vì tha thứ hạ nhục
nó và cướp đi của
nó cái ảo tưởng tự
lập để giao nộp nó
cho người khác muốn làm
gì thì làm, do đó
thời đại mới toan tính
làm lại một vũ trụ
không có Thiên Chúa". Một
cái nhìn biến thể về
tự lập đẩy tới những
hành động của sự độc
lập giả trá, trong khi
sự tự lập đích thực
tạo nên khả năng chọn
lựa những sự tùy thuộc
của mình.
Tóm lại, xem ra hiển
nhiên rằng người nào không
yêu mình và không tha
thứ cho mình sẽ không
còn có thể yêu thương
và tha thứ cho kẻ
khác nữa. Vả lại, tình
yêu mình và tha thứ
cho mình xem ra không
thể thực hiện được và
là ảo tưởng, nếu không
có sự ân cần của
Đấng Khác. Bấy giờ xem
ra là thiết yếu chấp
nhận biết mình đáng tha
thứ và đã được tha
thứ để có thể tha
thứ khi đến phiên mình.
4. Để làm cho mình
có thể đón nhận sự
tha thứ :
1) Để cho mình được
yêu thương trong tha thứ
không phải là việc dễ
dàng. Để giúp bạn làm
điều đó, tôi đề nghị
với bạn một thực tập
có khả năng đặt bạn
trong tình trạng nhận lãnh
cách đơn giản. Một số
người hoạt động và quảng
đại không bao giờ học
tập để nhận lãnh, và
còn ít hơn để cho
mình được biệt đãi. Họ
cảm thấy mình tự chủ
và bảo đảm hơn về
chính mình khi họ cho
đi. Họ không chịu đựng
được cảm giác lệ thuộc
mà hành dộng nhận lãnh
làm phát sinh nơi họ.
Bạn hãy sẵn sàng nhận
lãnh và đón tiếp tất
cả những gì mà cuộc
đời cống hiến làm cho
bạn cảm thấy dễ chịu
hôm nay : mùi thịt
quay, hương thơm cà phê,
sức ấm mặt trời, nhìn
thấy một quang cảnh đẹp,
hình thú một ngọn cây,
các màu sắc của mỗi
mùa, cảm giác thoải mái
trong đời, nghe một khúc
nhạc hay, v.v... Bạn hãy
để cho những cảm giác
đó tắm gội toàn thân
bạn, dù chỉ vài phút
mỗi ngày.
2) Bài thực tập thứ
nhì nhằm mục đích giúp
gia tăng khả năng nhận
lãnh của bạn:
Bạn giữ một tư thế
thoải mái, rồi bạn nhớ
lại những dấu hiệu quan
tâm mà bạn đã nhận
lãnh trong suốt cả ngày
: những lời chào hỏi,
những lời khen tặng, những
khuôn mặt hạnh phúc khi
gặp bạn, những dấu hiệu
của lòng biết ơn, lá
thư của một bạn thân,
v.v... Bạn đã đón tiếp
thế nào những quà tặng
rất tầm thường nầy của
cuộc đời ? Bạn có
để thời giờ lắng xuống
trong bạn niềm vui nhận
lãnh, cho nó bắt rễ
trong tình cảm của bạn
và bạn có thể vui
mừng vì nó không ?
3) Thực tập nầy được
gọi là "Kinh cầu tình
yêu", rút ra từ cuốn
Aimer, perdre et grandir :
Bạn giữ tư thế thư
giản và loại bỏ mọi
sự chia trí. Bạn hãy
bắt đầu bằng việc đọc
cho mình "kinh cầu" những
người, những loài vật, những
cây cỏ và những đồ
vật yêu thích bạn. Ví
dụ : Gioan yêu tôi,
mẹ tôi yêu tôi, Chúa
yêu tôi, bạn Arthur yêu
tôi, con chó của tôi
yêu tôi, mặt trời yêu
tôi, gió heo may yêu
tôi, bức tranh của tôi
yêu tôi, v.v... Bạn hãy
lẹ lên mà không lo
âu về mức độ hoặc
phẩm chất của tình yêu.
Điều quan trọng là bạn
ý thức được nhiều hình
thức tình yêu đang vây
quanh bạn.
4) Để bạn biết mình
đáng được tha thứ và
đã được đặc xá, bạn
hãy lập danh sách những
người đã tha thứ cho
bạn các lầm lỗi của
bạn, các yếu đuối, các
khuyết điểm và các lỗi
của bạn trong quá khứ.
Một khi danh sách chấm
dứt, bạn hãy để thời
gian trở về với từng
sự tha thứ bạn đã
lãnh nhận. Bạn hãy thưởng
thức từng tha thứ một.
Bấy giờ bạn hãy để
tràn ngập bạn cảm giác
về giá trị của bạn
và không cần biết đến
những cảm giác khác có
thể đến làm giảm bớt
nó đi.
5) Bạn hãy để thời
giờ suy niệm những lời
nầy của Thánh Gioan :
"Trước mặt Chúa ta sẽ
an tâm, vì dẫu lòng
ta có trách ta đi
nữa thì Chúa lớn hơn
lòng của chúng ta và
Ngài biết tỏ tường tất
cả" (1Jn.3,19-20)
Giai Đoạn 10
Thôi tự làm khổ mình
vì muốn tha thứ
"Đừng theo ý muốn của
mình cách khư khư và
căng thẳng. Hãy thư giản,
rảnh rang... Phó giao mọi
sự cho Chúa."
(Thomas Kelly)
Cho đến đây, bạn đã
dành biết bao nhiêu nổ
lực để bước đi trên
"con đường bấp bênh" của
tha thứ, chắc chắn bạnngạc nhiên về tiêu đề
chương nầy : Thôi không
tự làm khổ mình vì
muốn tha thứ. Bởi vì
đến lúc bạn đang trênđường dấn thân sâu hơn
vào pha "thiêng liêng" của
sự tha thứ, bạn nhận
thấy rằng, thay vì giúp
đỡ bạn, một nổ lực
thuần túy ý chí có
thể làm hại bạn. Đã
đến lúc bạn phải loại
bỏ mọi thứ kiêu ngạo
tinh tế và bản năng
thống trị mà bạn đã
cố nhượng bộ hầu muốn
tha thứ bằng mọi giá.
Tính cố chấp muốn tha
thứ chỉ dựa vào những
nổ lực riêng của mình
phản ánh một cuộc kiếm
tìm không lành mạnh chính
mình. Vậy bạn phải từ
chối muốn là tác giảduy nhất của sự tha
thứ của bạn, và tiếp
theo, là từ chối quyền
lực cá nhân mà sự
tha thứ đó có thể
mang lại cho bạn.
Như thế, bạn sẽ giải
thoát bạn khỏi mọi động
lực giả trá trong việc
tha thứ mà bạn có
thể cho bạn. Chúng chỉ
làm hỏng đi vẻ đẹp
và sự chân thực của
cử chỉ bạn thôi. Cùnglúc đó, bạn phải tạo
nên trong bạn một sự
trống rổng cần thiết cho
ân sủng tha thứ ngõ
hầu kiện toàn hoạt độngcủa nó.
Trong suốt giai đoạn nầy,
bạn học từ chối mọi
ước muốn tự phụ không
tương xứng với sự cao
cả của tha thứ. Bạncũng chuẫn bị cho mình
biết từ chối cả với
ý muốn hoàn hảo cá
nhân, dù nó đáng ca
tụng thế nào đi nữa.
Tất cả những cái đó
cho phép sự linh hứng
của Thiên Chúa hành động
cách tự do trọn vẹn.
Dĩ nhiên bạn vẫn tiếp
tục duy trì con tàu
của bạn trên bến tha
thứ, nhưng bạn thôi chèochống hầu để cho ngọn
gió nhẹ thần linh đẩy
đi.
Khởi đi từ lúc quyết
định tha thứ, bạn đã
phải đòi buộc mình một
mức lường khổ hạnh bản
thân thật tốt. Nhưng tha
thứ không phải là kết
quả của một khổ hạnh
bản thân đơn giản. Nó
tùy thuộc một suối nguồn
khác, suối nguồn thần linh.
Bạn chấp nhận bạn không
phải là tác nhân duynhất trong sự tha thứ
của bạn, song cộng tác
với hoạt động thần linh.
Phải chăng đó là cái
mà chính Chúa Giêsu đã
làm trên thập giá ?
Ngài đã không muốn chính
Ngài trao ban sự tha
thứ cho các lý hình,
nhưng Ngài đã kêu xin
Chúa Cha làm việc đó
cho Ngài : "Lạy Cha,
xin Cha tha cho họ
vì họ không biết việc
họ làm" (Lc.23,34).
1. Tính khư khư ngăn
cản sự tha thứ đến
:
Ý tưởng không cố chấp
muốn tha thứ đã đến
với tôi như thế nào
? Nó đã đến với
tôi sau khi nghe câu
chuyện của một tu sĩ
truyền giáo đã miệt mài
tha thứ bằng nổ lực
của ý chí nhưng vô
hiệu.
Là nhà truyền giáo nhiệt
thành, ngài đã hiến trọn
cả xác hồn cho công
cuộc rao truyền Phúc Âm
cho dân tộc ngài kết
nghĩa. Nhưng những phương pháp
tông đồ của ngài không
được mọi người tán dương
như nhau. Do những phương
pháp đó mà ngài bị
một số người vu khống.Những lời đó đến tai
bề trên giám tỉnh. Bề
trên giám tỉnh lo sợ
và truyền lệnh cho nhà
truyền giáo phải bỏ nhiệm
sở và trở về cố
hương trong thời gian ngắn
nhất. Thật dễ hiểu rằng
sau bao nhiêu năm tận
tụy làm việc tông đồ,nhà truyền giáo của chúng
ta phải hoàn toàn rụng
rời khi nhìn thấy cả
cuộc đời truyền giáo của
mình bị sụp đổ trong
chốc lát.
Sau ít tháng nghỉ ngơi
và suy nghĩ, ngài muốn
tự giải thoát mình khỏi
tình cảm đau xót làm
kiệt quệ, đầu độc cuộc
đời ngài và ngài đã
quyết định tha thứ cho
cựu bề trên giám tỉnh
về sự sai lầm và
nỗi đau khổ đã gây
nên cho ngài. Ngài bắt
đầu cầu nguyện và xin
người ta cầu nguyện cho
ngài. Nhiều lần mỗi ngày,
ngài lặp đi lặp lạivới địa chỉ của cựu
bề trên giám tỉnh :
"Con tha thứ cho cha
giám tỉnh". Nhưng khó nhọc
mất đi, không có gì
thành công trong việc làm
vơi đi nổi cay đắng
của ngài. Trái lại, sự
khư khư muốn tha thứ
của ngài chỉ đưa tới
việc làm cho ngài chai
cứng trong nỗi oán giận
của mình.
Bị thất bại, vị tu
sĩ nghĩ là tốt khi
chạy đến phương thế tốihậu : một cuộc tĩnh
tâm nhằm mục đích duy
nhất là thành công trong
việc tha thứ. Ngài bắt
đầu nhiệm vụ ngay lúckhởi đầu cuộc sống ẩn
cư : đọc nhiều về
tha thứ, ở lâu giờ
trong nhà nguyện và lặp
đi lặp lại công thức
: "Con tha thứ cho
bề trên giám tỉnh". Có
những lúc ngài tưởng đã
đạt được mục đích. Nhưng
hôm sau thức dậy vẫn
với vết tổn thương đó
ở trong tâm hồn.
Chiều ngày tĩnh tâm thứ
tư, lúc nguyện gẫm ở
nhà nguyện, ngài cầm lấy
Tân Ước cách máy móc,
ngài mở ra cách may
rủi và gặp ngay đoạn
nói về sự chữa lànhngười bại liệt. Lưu ý
của những người biệt phái
nhảy múa trước mắt ngài
: "Chỉ một mình Thiên
Chúa mới có thể tha
thứ được". Ngài hiểu ngay
lập tức sự vô ích
của việc khư khư tha
thứ mà chỉ dựa vào
sức riêng của mình. Cuối
cùng ngài hiểu rằng chính
ý chí quyền lực đã
dẫn dắt ngài. Các cố
gắng tốt đẹp của ngài
chỉ dùng để che đậy
sự sĩ nhục và cơn
giận của ngài. Ngài đạt
tới chỗ nhận ra ước
muốn thầm kín của ngài
muốn tỏ ra vượt trổihơn cựu bề trên giám
tỉnh, và cùng lúc thực
hiện một sự báo thù
tinh vi đối với bề
trên giám tỉnh.
Khám phá nầy đã dẫn
đưa ngài lại phó mình
trọn vẹn cho Thiên Chúa.
Ngài bắt đầu bằng việc
nghỉ ngơi thư giản. Rồi
ngài đặt mình trong trạng
thái lãnh nhận ân sủng
tha thứ, nhưng không biết
thế nào, khi nào và
ở đâu mà ân sủng
đó được trao ban cho
ngài.
Hai ngày sau, ngài có
cảm giác, ban đầu không
rõ, rồi dần dần rõ
rệt, là có cái gì
đó được tháo gỡ ở
trong ngài. Khởi đi từ
lúc đó, ngài cảm nhận
một sự bình an xâm
chiếm ngài, tâm hồn ngài
trở nên bớt nặng nề
và linh hồn ngài được
giải thoát. Một cách lạ
lùng, ngài không còn cảm
thấy nhu cầu đọc lên
công thức thần chú "contha thứ cho bề trên
giám tỉnh" nữa. Nỗi oán
giận buông rơi, sự tha
thứ ngự trị trong ngài.
2. Tránh mối nguy hiểm
giảm trừ sự tha thứ
thành một bó buộc luân
lý :
Đây là một lý do
khác để từ chối tha
thứ chỉ với sức mạnh
của ý chí. Tha thứ
không thể là đối tượng
của một giới răn hoặc
của một qui tắc luân
lý. Thật dễ rơi vào
sai lầm nầy và đánh
mất khỏi sự tha thứ
khía cạnh tự phát vànhưng không của nó. Phải
chăng đó là cái mà
thánh Phêrô không hiểu được
khi hỏi Chúa Giêsu :
"Thưa Thầy, khi anh em
xúc phạm đến con, con
sẽ tha thứ cho họ
bao nhiêu lần ? Đến
bảy lần chăng ?" Phêrô,
thấm đầy những mối bận
tâm pháp lý, ao ước
các qui tắc luân lý
rõ ràng về tha thứ.
Chúng ta biết câu trả
lời của Chúa Giêsu. Ngài
dùng cái đối nghịch của
lệnh truyền Lamek đòi trảthù gấp bảy mươi lần
và tuyên bố : "Thầy
không bảo con phải tha
đến bảy lần, nhưng đến
bảy mươi lần bảy" (Mt.18,21-22).
Câu trả lời của Chúa
Giêsu cho chúng ta hiểu
rõ ràng rằng tha thứ
không do một bắt buộc
luân lý, nhưng do một
tính nhưng không thần bí
phản ánh các tương quanthân tình giữa Thiên Chúa
và con người. Không phải
là đối tượng của một
giới răn, sự tha thứ
trong tư tưởng của Chúa
Giêsu bao hàm sự hoán
cải tâm hồn và sựchọn lựa một lối sống
phù hợp với phong cách
của Thiên Chúa. Ai có
thể tự phụ sống chính
đời sống của Thiên Chúa
mà lại không nhận lãnh
ân huệ của Ngài ?
Vậy chính là từ một
tấm lòng tự do và
tràn đầy ân sủng mớicó thể phát sinh ra
quyền năng tha thứ.
Khi nghe và đọc một
số nhà giảng thuyết và
"thầy thiêng liêng", có lẽ
chúng ta bị thúc đẩy
suy nghĩ ngược lại. Họquá nhấn mạnh đến đòi
buộc tha thứ đến đổi
có cảm tưởng rằng tha
thứ chỉ là kết quả
của một ý chí quảngđại, không cần được ơn
thánh Chúa nâng đỡ. Với
những ý nghĩ như thế,
họ duy trì các thính
giả và đọc giả của
họ trong một ảo tưởng
lớn lao về khả năng
tha thứ của họ. Chẳng
lạ gì vì những thất
bại liên tục trong việc
tha thứ của họ, nhiều
người đành để buông xuôi
thất vọng.
Một số thực hành tôn
giáo trong Giáo Hội đã
không luôn luôn biết cách
tránh khỏi cái trượt ngã
nầy trong vấn đề tha
thứ. Người ta nghĩ đến
những chỉ dẫn ngày trướctrong việc ban bố bí
tích tha thứ. Những chỉ
dẫn đó phản ánh một
não trạng quá pháp lý
và vụ luật. Người ta
nói đến tòa giải tội,
đến cha giải tội như
một vị quan tòa, nóiđến sự buộc xưng tội,
nói đến sự cần thiết
phải xưng thú tỉ mỉ
các lầm lỗi. Cuối cùng
chẳng có gì ngạc nhiên
khi người ta mất đi
cái nhìn về tính nhưng
không của tình yêu Thiên
Chúa đối với người có
tội. Một nền thần học
vụ luật nào đó về
tha thứ đã không đóng
góp một phần vào lòngđố kỵ chung chung đối
với bí tích tha thứ,
vì đánh giá thấp tầm
quan trọng của bí tích
nầy trong việc tăng trưởng
thiêng liêng đó sao ?
Carl Jung nói nhiều trongchiều hướng nầy khi ông
viết rằng kẻ nào không
còn có thể thổ lộ
lương tâm mình với một
người khác thì kẻ đóhiến mình cho một "sự
cô độc thiêng liêng".
3. Lời cầu nguyện "khẳng
định" ơn tha thứ :
Tôi đã nói trên kia
rằng để tha thứ cách
hiệu quả cần phải từ
bỏ "ý chí quyền lực"
của mình. Mà sự từ
bỏ nầy chỉ có thể
được trong cầu nguyện, một
lời cầu nguyện được thực
hiện với lòng chắc chắn
được nhậm lời. Yếu tố
tin tưởng được sống trong
cầu nguyện trở thành nhân
tố hiệu quả của nó.
Thánh Marcô nhấn mạnh tầm
quan trọng của nó :
"Thầy bảo thật các con
: Nếu ai nói với
quả núi nầy "hãy cất
lên gieo mình xuống biển,
mà trong lòng nó chẳng
chút nghi nan, nhưng tin
là sẽ xảy ra như
lời mình nói, thì nó
sẽ được cho như vậy"
(Mc.11,23). Vì thế tôi đề
nghị rằng một lời cầu
nguyện phải để rất ít
chỗ cho nghi nan và
do dự, đến đổi nó
đi trước hoặc sống trướcsự kiện toàn của lời
cầu xin. Bằng những từ
ngữ khác, tôi khuyến cáo
nên coi sự tha thứ
như một biến cố đã
được thực hiện nơi mình
rồi. Tuy nhiên, không được
cảm thấy bị bó buộc
chấp nhận các công thức
cầu nguyện đã được gợi
ý sẵn, song được hoàn
toàn tự do sáng tạo
ra một lời cầu nguyện
khẳng định riêng của mình.
Bạn giữ một tư thế
thoải mái trong một chỗ
yên tỉnh.
Để một ánh sáng dịu
bao bọc chung quanh bạn.
Đặt mình trước mặt Chúa.
Xin Ngài cho bạn được
sống sự tha thứ trong
hiện tại.
Bạn đã tha thứ cho
kẻ xúc phạm bạn. Bạn
hãy ý thức điều đó,
bạn lắng nghe mình, ngắm
nhìn mình trong hoàn cảnh
đó.
"Tôi cảm thấy mình đã
được giải thoát khỏi mọi
nỗi oán giận.
Ngực tôi được cất khỏi
mọi lo âu.
Tâm hồn tôi trở nên
ngày càng nhẹ nhàng và
vui tươi hơn.
Hơi thở tôi sâu hơn
và đôi bàn tay tôi
ấm áp hơn.
Đôi bàn chân tôi đứng
vững trên đất cứng.
Tôi cảm nhận mình đã
được giải thoát khỏi gánh
nặng của xúc phạm.
Một cuộc đối thoại nội
tâm được thiết lập ở
trong tôi.
Tôi nghe những lời Chúa
phán : "Con có giá
trị trước mắt Ta".
Tôi thưởng thức những lời
nầy. Tôi nghe Chúa nói
với tôi : "Con được
giải thoát khỏi mọi lo
âu và đau khổ. Conbước vào một giai đoạn
mới của cuộc đời con.
Từ những lỗi lầm quá
khứ của con, con rút
ra được những bài họckhôn ngoan và con học
biết con được nhiều hơn.
Thương tổn của xúc phạm
đã chịu được biến đổi
thành suối nguồn phong phú
và trưởng thành".
Tôi theo đuổi cuộc đối
thoại bên trong : "Tôi
trở nên mỗi ngày một
quan trọng hơn trước mắt
tôi. Tôi chấm dứt phản
bội lại mình. Từ nay
tôi là người bạn thân
tốt hơn của mình. Tôi
yêu thương kẻ khác như
chính tôi. Cả kẻ xúc
phạm tôi cũng là đối
tượng của tình yêu đó".
Tôi nhận thấy rằng vết
thương của tôi đã trở
thành sẹo được chữa lành
đúng cách.
Ký ức của tôi không
còn làm khổ tôi nữa.
Trái lại, tôi nhớ lại
mọi hoàn cảnh của xúc
phạm mà không cảm thấy
cay đắng.
Tâm trí tôi sẵn sàng
khám phá ra vẻ đẹp
nơi tất cả mọi người,
kể cả nơi kẻ đã
xúc phạm tôi.
Tôi thấy mình đứng thẳng,
hiên ngang, tự do và
được giải thoát trước mặt
kẻ xúc phạm giờ đây
đã trở nên cận nhân
của tôi.
Tôi thấy mình ngày càng
cảm thông hơn đối với
mình và đối với tha
nhân.
Tôi thấy và cảm nhận
mình trở nên trong suốt
đối với sự tha thứ
của Chúa và thành người
chuyển giao sự tha thứcủa Ngài. Trong tôi sáng
lên những tia lửa tình
yêu của Ngài, cho tôi
và cho kẻ đã xúc
phạm tôi".
Sau khi kết thúc lời
cầu nguyện của mình, bạn
lấy lại dòng chảy bình
thường các hoạt động của
bạn, xác tín rằng thế
giới đã không còn như
cũ, từ lúc bạn đã
kinh nghiệm được hậu quả
của tha thứ ở trong
bạn và ở trong người
kia.
Location:
73% ·
6734
of
9147
Giai Đoạn 11
Mở lòng ra với ân
sủng tha thứ
"Chính trong lòng sự tha
thứ mà công cuộc sáng
tạo tái sinh trong sự
tinh tuyền ban đầu của
nó."
(Philippe Le Touzé)
Sự trống rổng nội tâm
mà bạn đã tạo ra
bằng cách từ bỏ hữu
thể độc nhất tác giả
sự tha thứ của bạn
làm cho bạn nên sẵn
sàng đón tiếp tình yêu
của Thiên Chúa. Bạn tựchuẫn bị mình để tha
thứ dưới tác động của
Chúa. Bạn đáp lại mời
gọi của Chúa Giêsu :
"Hãy nhân từ như Chaanh em là Đấng nhân
từ" (Lc.6,36). Không phải bạn
nhằm bắt chước Chúa bằng
cách cậy dựa vào sức
riêng của bạn, nhưng bạn
sẵn sàng đón nhận sự
sống của Ngài, suối nguồn
tình yêu và tha thứ.
Có thể rằng bạn còn
cảm thấy do dự và
bất lực để tha thứ,
ngay cả sau khi đã
kêu xin sự trợ giúp
của Chúa. Giải thích sự
ách tắc nầy thế nào
? Có lẽ nó đến
từ những hình ảnh sai
lạc về Thiên Chúa làm
che khuất bạn khuôn mặt
đích thực đầy tình yêu
và trắc ẩn của Ngài.
1. Từ vị thiên chúa
công lý đến Thiên Chúa
chân thật :
Tuyên xưng trong lý thuyết
rằng Thiên Chúa là một
vị Thiên Chúa tình yêu
và nhân từ là một
việc khá dễ dàng. Nhưng
đạt tới sống thực sự
điều đó thì lại không
dễ dàng chút nào. Quả
thật, không dễ dàng biện
phân vị thiên chúa muốn
làm sáng tỏ công lý
của óc tưởng tượng tôngiáo của mình với vị
Thiên Chúa Tình Yêu và
Nhân Hậu. Tuy nhiên, ngay
lúc tha thứ, sự biện
phân nầy bắt buộc phải
có. Chúng ta sẽ không
bao giờ thành công trong
việc tha thứ thực sự,
nếu trước đó đã không
đi vào trong tương quan
với Thiên Chúa chân thật.
Trong thực hành lâm sàng,
tôi thường có cơ hội
hướng dẫn các khách hàng
phân biệt vị thiên chúa
muốn làm sáng tỏ công
lý với Thiên Chúa Tình
Yêu. Câu chuyện sau đây
của một nữ khách hàng
của tôi có thể làm
sáng tỏ những điều tôi
nói.
Sau khi mẹ bà qua
đời, một nữ tu nọ
cứ bị ám ảnh bởi
ý nghĩ rằng sự trừng
phạt của Thiên Chúa vừa
đổ xuống trên bà. Cùng
lúc bà cảm thấy mình
vừa bị bối rối vừa
bị nhục nhã trở thành
nạn nhân của một cơn
ám ảnh như thế. Là
giáo sư môn Giáo lý,
bà dạy cho các sinh
viên của mình một Thiên
Chúa Tình yêu và Nhân
hậu. Vậy mà ở mức
độ "lòng dạ" của bà,
bà bị đeo đuổi bởi
một vị thiên chúa quấy
rầy và trả thù, tất
cả vì bà đã chưa
là một "nữ tu tốt".
Lúc khởi đầu, công việc
trị liệu nhằm ưu tiên
trên cái chết của mẹ
bà. Một khi khơi mào
được tang chế của mẹ
bà, tôi đã tìm được
thời gian thuận tiện để
gợi lên quan niệm của
bà về vị thiên chúa
trả thù và cơn khủng
hoảng về cảm giác có
lỗi do đó mà sinh
ra. Bàg tỏ ra bực
tức khi nhắc lại điều
đó, nhưng bất chấp những
ngập ngừng của bà, tôi
đánh liều hỏi bà xem
cảm giác có lỗi mà
bà cảm thấy là một
phản ứng riêng lẻ hay
đó là một khuynh hướng
thường ngày. Sau khi cho
tôi biết rằng tôi quá
coi trọng một biến cố
không đáng kể như thế,
bà đã thú nhận rằng
trong những hoàn cảnh lo
âu, ý tưởng về một
thiên chúa trừng phạt đã
đến ám ảnh bà. Bà
đã tỏ bày cho cácvị hướng dẫn thiêng liêng
của bà, nhưng các vị
nầy đã khuyên bà suy
gẫm về lòng tốt lành
của Thiên Chúa và đừng
nghĩ là mình có lỗi
nữa. Những lời khuyên nầy
đã tỏ ra không có
hiệu quả.
Tôi xem ra thật khẩn
cấp là bà phải được
giải thoát một lần dứt
khoát khỏi một hình ảnh
sai lầm như thế về
Thiên Chúa, hoàn toàn không
thích hợp với đời sống
cầu nguyện và công việc
dạy giáo lý của bà,
điều mà bà cũng ý
thức rõ. Bà cũng xin
tôi giúp bà loại bỏ
khỏi cuộc đời mình vị
thiên chúa trừng phạt đó.
Tôi biết rõ rằng khôngnhững chúng ta không thể
loại bỏ khỏi một mặc
cảm tâm lý trầm trọng
như thế, nhưng chúng ta
còn không được tìm cách
làm điều đó nữa. Khách
hàng của tôi phải họcthuần hóa mặc cảm ấy
và sống với nó. Chính
vì vậy tôi xin bà
bắt đầu đối thoại với
nó.
Đó là điều bà đã
làm trong suốt một cuộc
tĩnh tâm. Bà quá đổi
ngạc nhiên, đàng sau cái
hình ảnh lạ lùng về
thiên chúa đó, bà nhận
ra hình ảnh của mẹ
bà. Mẹ bà đã khắcsâu trong trí não bà
từ hồi bà còn nhỏ
một nỗi sợ hãi bệnh
hoạn đối với Thiên Chúa.
Mẹ bà thường nói với
bà về những người bà
con và bạn bè đã
bị Chúa phạt vì họđã không vâng lời Ngài.
Khám phá nầy, dù có
tính chất giải thoát, đã
làm cho bà buồn nhiều.
Bởi vì cùng lúc bànhận thấy phần lớn cuộc
đời bà đã phải chịu
cái hình ảnh của vị
thiên chúa nghiêm khắc và
đe dọa đó thống trị.
Những ngày kế tiếp, bà
theo đuổi cuộc đối thoại
với vị thiên chúa quan
tòa và trừng phạt của
mình. Bà xin vị thiên
chúa nầy nhường chỗ dần
dần cho Thiên Chúa TìnhYêu của Chúa Giêsu Kitô
và đừng đứng ở giữa
bà và Ngài nữa, nhất
là trong những lúc gặp
khủng hoảng. Hơn nữa, bà
bảo đảm với vị thiên
chúa đó rằng bà tán
dương ý hướng tích cực
của người muốn làm cho
bà thành một người có
hạnh kiểm luân lý không
thể chê trách vào đâuđược hết.
Câu chuyện chứng tỏ tầm
quan trọng phải chăm chú
khảo sát quan niệm của
mình về Thiên Chúa và
sửa chữa nó, nếu muốn
khá phá thấy mình đáng
tha thứ và chính mìnhtrở nên có khả năng
tha thứ. Chúng ta không
thể cứ giữ mãi những
hình ảnh trẻ con về
Thiên Chúa, những hình ảnh
của một quan tòa vô
tâm, một người cha nghiêmkhắc, một cảnh sát, một
giáo sư cầu toàn, một
con người vô cảm, một
nhân vật ngọt ngào đầu
môi chót lưỡi, một nhà
luân lý sợ sệt, v.v...
Những vị thiên chúa đó
làm cho tín đồ của
họ thành bất lực trong
vệc tha thứ.
2. Trong tình yêu của
Ngài, Thiên Chúa không bị
giới hạn bởi những sự
tha thứ nghèo nàn của
chúng ta :
Nhưng đó không phải là
những hình ảnh sai lầm
duy nhất về Thiên Chúa
cản trở việc tha thứ.
Còn có hình ảnh củamột vị thiên chúa mà
sự tha thứ bị điều
kiện bởi những sự tha
thứ của con người. Thiên
Chúa chỉ tha thứ cho
tôi với điều kiện tôi
tha thứ cho kẻ khác.
Lối suy tư về tha
thứ nầy rất phổ biến,
tôi đã gặp nó nơi
đa số các tham dựviên những khóa học về
tha thứ của tôi. Họ
tưởng rằng có thể biện
minh cho lối suy tư
đó bằng cách nêu lên
những lời của Kinh Lạy
Cha: "Xin tha thứ cho
những xúc phạm của chúng
con như chúng con tha
thứ cho những kẻ xúcphạm chúng con".
Làm sao cắt nghĩa việc
các tín hữu kitô đã
đi đến một quan niệm
như thế về sự tha
thứ của Thiên Chúa ?
Có nên nghĩ rằng một
truyền thống kitô như thế
đã đánh mất sứ điệp
thứ nhất của Phúc Âm
không ? Từ ý niệm
về sự tha thứ nhưng
không của Thiên Chúa, dần
dần chúng ta đã trượt
vào ý niệm của một
tha thứ-phần thưởng của chính
những sự tha thứ của
mình. Thiên Chúa đặt giớihạn cho tình yêu của
Ngài và thôi lấy sáng
kiến tha thứ để chạy
theo những sự tha thứ
nghèo nàn của con ngườisao ?
Ý niệm về sự tha
thứ của Thiên Chúa được
xem như một thứ công
bằng ban thưởng có thể
tìm thấy dấu vết trongTin Mừng theo thánh Matthêu
: "Quả thực, nếu các
ngươi tha thứ cho người
khác lầm lỗi của họ
thì Cha các ngươi trên
trời cũng sẽ tha thứ
cho các ngươi ; nhưng
nếu các ngươi không tha
thứ cho người ta, thì
Cha các ngươi cũng không
tha thứ cho các ngươi
lầm lỗi của các ngươiđâu" (Mt.6,14-15). Các nhà chú
giải giải thích định hướngnầy của Matthêu là do
sự kiện Matthêu nói với
một cử toạ còn thấm
nhiễm Lề Luật Cựu Ước.
Ngay cả trong những bản
văn khác, khi khẳng định
rõ ràng tính nhưng không
của ơn cứu độ, Matthêu
cũng khai triển cả mộtdòng tư tưởng rabbi bị
tinh thần vụ luật chế
ngự. Chính tư tưởng nầy
lại được gặp thấy trong
ý niệm về tha thứ.Chúng ta ghi nhận ảnh
hưởng của Phúc Âm Matthêu
có ưu thế trong việc
đào luyện tâm thức kitô
giáo, bởi vì mãi cho
đến Công đồng Vatican II,
chúng ta đọc hầu như
mọi bản văn của Matthêu
trong các phụng vụ Chúa
nhật. Vậy chẳng ngạc nhiên
chi khi người tín hữu
nghĩ rằng có thể mua
lấy sự tha thứ của
Thiên Chúa bằng các công
nghiệp của chính những sự
tha thứ của mình. Như
vậy, sự tha thứ mang
hình thức của một cuộc
mặc cả tinh vi giữaThiên Chúa và con người.
Ý tưởng về một vị
thiên chúa cho qua cho
lại không xứng hợp với
lòng nhân hậu vô cùng
của Thiên Chúa. Nó tạonên một lầm lẫn lớn
và một ngõ cụt lớn
hơn trong đời sống thiêng
liêng, đặc biệt nơi những
người cảm thấy không thể
tha thứ. Để bảo đảm
ơn cứu độ đến từ
sự tha thứ của Thiên
Chúa, họ phải cố gắng
tha thứ bằng mọi giá,
ngay cả khi cảm thấy
bất lực để làm việc
đó. Hoặc là họ thú
nhận không thể tha thứ
nên không đáng được sựtha thứ của Chúa vì
sự thiếu quảng đại của
họ, hoặc là họ tự
dối mình trong việc thỏa
thuận trao ban một sự
tha thứ giả dối, hoặc
ít ra là không trung
thực. Chúng ta thấy những
kẻ tưởng mình có thể
đáng hưởng sự tha thứ
của Chúa rơi vào trong
một lưỡng đạo xao xuyến
như thế nào !
Làm sao thoát ra khỏi
con đường không lối thoát
nầy ? Phương thế duy
nhất là nhận rõ hai
chân lý nầy.
- Thứ nhất là Thiên
Chúa luôn giữ sáng kiến
đi bước đầu trong việc
tha thứ, như chỉ Ngài
mới có sáng kiến tìnhyêu. Thánh Gioan không do
dự khẳng định điều đó
: "Không phải chúng ta
đã yêu mên Thiên Chúa,
mà chính Ngài đã yêu
thương chúng ta trước" (1
Jn.4,10).
- Chân lý thứ hai
phát xuất từ chân lý
thứ nhất. Tha thứ không
phải là hành động của
ý chí chỉ tùy thuộc
ở mình. Tha thứ trước
hết là hoa trái của
một cuộc hoán cải củatâm hồn, một sự mở
ra với ân sủng tha
thứ. Sự hoán cải nầy,
ngay cả khi nó có
thể là tức thời và
tự phát trong một số
trường hợp, thường sinh ra,
chín muồi và tiến hóatrong suốt một giai đoạn
dài hoặc ngắn.
Quả thế, nếu không xác
tín về hai sự thật
nầy, chỉ nên đọc lại
dụ ngôn người mắc nợ
không có khả năng chi
trả (Mt.18,23-35). Đó là câu
chuyện của một ông chủ
có sáng kiến tha một
món nợ rất lớn cho
một trong các con nợ
của ông. Nhưng con nợ
nầy không có cùng lòng
khoan hồng đó đối với
một người nghèo mắc nợ
y một số tiền nhỏ.
Chúng ta biết phần còn
lại của câu chuyện :
ông chủ, một khi biết
được sự cứng cỏi và
khắc nghiệt của người mắc
nợ không có khả năng
chi trả, đã sai bỏ
tù anh ta cho đến
khi trả hết món nợ.
Hai điểm đáng ghi nhận
trong dụ ngôn liên quan
đến sự tha thứ. Một
đàng, chính ông chủ, trường
hợp nầy là Thiên Chúa,
có sáng kiến đưa ra
một cử chỉ thương xót.Đàng kia, con nợ được
đặc ân không để mình
bị đánh động hay chịu
ảnh hưởng bởi lòng quảng
đại của chủ nợ. Lòng
quảng đại đáng lẽ phải
dẫn anh ta tha thứ
cho con nợ của mình
khi đến lượt anh ta.
Anh ta đã không đónnhận cách sâu xa sự
tha thứ của chủ anh,
đến độ để mình được
biến đổi và trở nên
có khả năng đưa ra
một cử chỉ khoan hồng
tương tự. Chính trong việc
đó mà anh tự kết
án mình.
Huyền nhiệm tự do của
con người có thể đi
tới chỗ từ chối ân
sủng. Nên thêm rằng mặc
dầu Ngài có sáng kiếntrao ban sự tha thứ,
Thiên Chúa không thể bắt
ép buộc chúng ta đón
nhận nó. Một cách nào
đó, Chúa tự làm chomình ra bất lực trước
sự từ chối "tha nợ"
- tha thứ của Ngài.
Chắc chắn khác với ông
chủ của dụ ngôn, ThiênChúa tỏ ra kiên nhẫn
hơn và biết chờ đợi
lúc thuận tiện cho các
con tim mở ra, ngay
cả những tâm hồn ngoan
cố nhất.
3. Sự tha thứ khiêm
tốn của Thiên Chúa của
Chúa Giêsu:
Nhưng ai là Thiên Chúa
tha thứ đích thực ?
Để hiểu rõ các phong
cách của Thiên Chúa trong
việc tha thứ, chúng ta
hãy nhìn ngắm cách Chúa
Giêsu đối xử với các
"tội nhân". Đối với họ,
Ngài không tỏ ra một
thái độ trịch thượng, dạy
đời hoặc khing miệt, mà
lại tỏ ra giản dị,khiêm tốn và cảm thông.
Ngài có sáng kiến đi
thăm những con người bị
tù đày trong lầm lỗi
của họ. Rồi một khi
ở với họ, Ngài làm
cho họ thêm giá trị
bằng cách tự đặt mình
trong trạng thái đón tiếp
họ : Với người đàn
bà Samaria, Ngài xin nước
uống ; nhìn thấy Giakêu,
Ngài tự mời mình đến
trọ nhà ông ; Ngài
để cho Maria Madalêna xức
dầu hôn chân Ngài. Ngay
cả trước khi nói đến
tha thứ, Ngài bắt đầu
thiết lập một mối tương
quan giữa người với người.
Vậy chính trong sự đón
tiếp căn bản con người
mà Chúa Giêsu biểu lộ
sự tha thứ của Ngài.
"Làm thế nào mở lòng
mình ra với ơn tha
thứ của Chúa ? Làm
sao bắt chước Ngài ?"
Jean-Marie Pohier hạnh phúc trả
lời : "Thiên Chúa của
Kinh Thánh vừa mạc khải
cho chúng ta rằng Ngài
không bị tổn thương -
Ngài là người cha của
đứa con trai hoang đàng,
là người đi tìm conchiên lạc - vừa cho
chúng ta biết rằng Ngài
từ chối bắt chúng ta
phải trả giá. Đó là
một nghịch lý không chịu
nổi đối với chúng ta.
Tôi cũng nghĩ rằng người
ta chỉ có thể bắt
chước sự tha thứ của
Chúa cách rất xa. Hy
vọng rằng nhờ năng lui
tới với Chúa, cuối cùng
Ngài có thể ảnh hưởng
trên chúng ta một chút..."
4. Để mở lòng ra
với ân sủng tha thứ
:
Như đối với các cuộc
tập luyện khác, bạn giữ
một tư thế thoải mái
và loại khỏi bạn mọi
sự chia trí.
Bạn hãy để mình được
dẫn qua một bức tranh
tâm trí. Trong khi lắng
nghe những lời của bức
tranh, bạn hãy chú ý
tôn trọng nhịp điệu riêng
của bạn.
Bạn hãy để thời giờ
đi vào trong chính mình
để đuổi kịp thế giới
biểu tượng và thiêng liêng
của bạn. Nhắm mắt lạinếu điều đó giúp đỡ
bạn.
Bạn tìm thấy mình ở
trong một cánh đồng đầy
hoa, chan hòa ánh sáng
mặt trời. Bạn hãy để
thời gian chiêm ngắm quang
cảnh ấy và thưởng thức
sự tươi mát của địaphương.
Dưới kia, bạn thấy một
căn nhà được bao bọc
bởi một ánh sáng đặc
biệt. Bạn đi về phía
nó. Bạn tìm thấy ở
đó một cầu thang bằng
đá dẫn xuống tầng hầm.
Từng bước một, bạn xuống
bảy bậc. Bây giờ bạn
đang đứng trước một cánh
cửa dày bằng gỗ sến
được chạm trổ tinh vi
với những mẫu hình duyên
dáng. Sự tò mò thúc
đẩy bạn mở cửa ra
và đi vào. Bạn ở
trong một gian phòng ánh
sáng kỳ lạ. Hết sức
ngạc nhiên, bạn thấy một
bản sao của chính bạn
bị cột vào một chiếc
ghế. Hãy để thời giờ
khảo sát kỷ các dây
buộc bạn. Những phần nào
nơi thân thể bạn bị
buộc chặt ? Loại dây
gì trói chúng ? Các
dây đó làm bằng vật
liệu chi ? Bạn bắt
đầu nhận thức ra sự
xúc phạm đã trói buộc
bạn thế nào. Bạn dần
dần ý thức được chính
bạn đang ở đó, bị
trói chặt vào ghế. Bạn
đi vào trong chính mình
để chỉ làm nên một
với người bị trói.
Rồi bạn nhận thấy rằng
không phải chỉ có một
mình bạn ở trong phòng.
Bạn ngờ vực sự hiện
diện của một hữu thểquyền năng. Bạn nhận ra
Chúa Giêsu. Ngài hỏi bạn
: "Con có muốn Ta
giúp con cởi trói không
?". Ngạc nhiên về sự
giúp đỡ của Ngài, bạn
tự đặt lại câu hỏi
: "Có phải tôi thực
sự muốn được giải thoát
không ? - Có phải
tôi sắp thoát khỏi xiềng
xích không ? - Tôi
có thể chịu đựng tình
trạng mới tự do không
? - Những lợi ích
nào tôi có thể rút
ra được từ hoàn cảnh
tù ngục của tôi ?".
Bạn để ít thời gian
tranh luận về những câu
hỏi quan trọng nầy.
Nếu bạn muốn được giải
thoát, hãy trình bày ước
muốn ấy với Chúa Giêsu.
Hãy nói với Ngài về
những sợi dây trói buộc
bạn và ngăn cản bạn
tha thứ cho kẻ xúc
phạm bạn. Cứ mỗi lần
bạn xác định rõ mỗi
trở ngại cho tha thứ,bạn hãy nhìn Chúa Giêsu
đang tháo gỡ dần dần
những cái ràng buộc bạn.
Mỗi khi một phần thân
xác bạn được giải thoát,
bạn hãy dừng lại để
thưởng thức sự nâng đỡ
mà sự tự do mớicủa bạn mang lại cho
bạn. Các sợi dây cứ
càng buông ra thì bạn
càng để cho sự hòa
điệu, trong sáng và bình
an xâm chiếm tất cả
con người của bạn.
Trong tình trạng ân sủng
mà bạn cảm nhận tình
yêu Thiên Chúa cư ngụ
trong bạn, bạn hãy nhìn
con người xúc phạm bạn
đang tiến đến gần bạn.
Bạn có bắt đầu nhận
ra có cái gì đó
thay đổi trong bạn không
? Bạn hãy nhìn vàođôi mắt con người nầy.
Bạn có thể thẳng thắn
nói với y "tôi tha
thứ cho anh" không ?
Nếu có, thì bạn hãy
làm đi. Nếu không, bạn
hãy trở về với chính
mình và tự hỏi những
sợi dây nào còn giữ
bạn lại. Bạn có thể
nối lại cuộc đối thoại
với Chúa Giêsu để xin
Ngài giải thoát bạn khỏi
những trở ngại cuối cùng
đối với sự tha thứ.
Bạn cũng có thể dừng
lại nơi đây, dù phải
làm lại sau nầy cùng
một tập luyện bức tranh,
ngõ hầu đi xa hơn
trên con đường tha thứ.
Một ngày sẽ tới, bạn
sẽ hết sức ngạc nhiên
thấy sự tha thứ chảy
ra từ suối nguồn của
trái tim bạn.
Nếu bạn đã thành công
trong việc tháo cởi hết
mọi dây ràng buộc bạn,
bạn hãy tự hỏi bạn
sẽ làm gì trong tươnglai, với những sợi dây
đó. Chúng sẽ được sử
dụng cho bạn như những
biểu tượng, nhắc nhở bạn
những bài học quí giá
mà bạn sẽ rút tỉa
được từ kinh nghiệm của
mình.
Bây giờ bạn sẽ cử
hành thế nào sự giải
thoát mới của bạn ?
Khi bạn cảm thấy đã
sẵn sàng, bạn hãy đứng
và ra khỏi phòng. Bạn
mở cánh cửa sến và
trèo lên bảy bậc cấp
để lộ ra trong ánh
sáng ban ngày. Từ từ
bạn bắt lại liên lạcvới bên ngoài. Bạn ý
thức các tiếng động. Bạn
mở to mắt. Bạn cảm
thấy an tĩnh, thư giản,
mát mẻ và khoan khoái.
Chắc chắn bạn muốn chia
sẻ những cảm nghĩ của
bạn với một người nào
đó, hoặc bạn hãy ghi
lại trong nhật ký.
Xin tha thứ cho chúng
con những xúc phạm của
chúng con.
Lạy Chúa, xin tha thứ
cho chúng con những xúc
phạm của chúng con,
Không theo mức độ của
những tha thứ nghèo nàn
của chúng con,
Không như chúng con có
thói quen tha thứ,
Không theo gương những tha
thứ có tính cách thươngmại và tính toán của
chúng con.
Nhưng hẳn là :
- để khám phá ra
lòng thương xót dịu dàng
của Chúa
- để cảm nhận sự
dịu dàng nguôi ngoai của
Chúa
- để dạy cho chúng
con cũng tha thứ
- để tha thứ cho
những ai cùng chia sẻ
cơm bánh với chúng con
- để không rơi vào
tuyệt vọng vì xấu hổ
- để từ chối ước
muốn tha thứ cách ngạo
mạn
- để lột mặt nạ
những sự ngay thẳng giả
dối và những phẩn nộ
của chúng con
- để chúng con có
thể tha thứ cho chính
mình
- để những tha thứ
của chúng con trở thành
phản ánh sự tha thứ
của Chúa.
Location:
79% ·
7277
of
9147
Giai Đoạn 11
Mở lòng ra với ân
sủng tha thứ
"Chính trong lòng sự tha
thứ mà công cuộc sáng
tạo tái sinh trong sự
tinh tuyền ban đầu của
nó."
(Philippe Le Touzé)
Sự trống rổng nội tâm
mà bạn đã tạo ra
bằng cách từ bỏ hữu
thể độc nhất tác giả
sự tha thứ của bạn
làm cho bạn nên sẵn
sàng đón tiếp tình yêu
của Thiên Chúa. Bạn tựchuẫn bị mình để tha
thứ dưới tác động của
Chúa. Bạn đáp lại mời
gọi của Chúa Giêsu :
"Hãy nhân từ như Chaanh em là Đấng nhân
từ" (Lc.6,36). Không phải bạn
nhằm bắt chước Chúa bằng
cách cậy dựa vào sức
riêng của bạn, nhưng bạn
sẵn sàng đón nhận sự
sống của Ngài, suối nguồn
tình yêu và tha thứ.
Có thể rằng bạn còn
cảm thấy do dự và
bất lực để tha thứ,
ngay cả sau khi đã
kêu xin sự trợ giúp
của Chúa. Giải thích sự
ách tắc nầy thế nào
? Có lẽ nó đến
từ những hình ảnh sai
lạc về Thiên Chúa làm
che khuất bạn khuôn mặt
đích thực đầy tình yêu
và trắc ẩn của Ngài.
1. Từ vị thiên chúa
công lý đến Thiên Chúa
chân thật :
Tuyên xưng trong lý thuyết
rằng Thiên Chúa là một
vị Thiên Chúa tình yêu
và nhân từ là một
việc khá dễ dàng. Nhưng
đạt tới sống thực sự
điều đó thì lại không
dễ dàng chút nào. Quả
thật, không dễ dàng biện
phân vị thiên chúa muốn
làm sáng tỏ công lý
của óc tưởng tượng tôngiáo của mình với vị
Thiên Chúa Tình Yêu và
Nhân Hậu. Tuy nhiên, ngay
lúc tha thứ, sự biện
phân nầy bắt buộc phải
có. Chúng ta sẽ không
bao giờ thành công trong
việc tha thứ thực sự,
nếu trước đó đã không
đi vào trong tương quan
với Thiên Chúa chân thật.
Trong thực hành lâm sàng,
tôi thường có cơ hội
hướng dẫn các khách hàng
phân biệt vị thiên chúa
muốn làm sáng tỏ công
lý với Thiên Chúa Tình
Yêu. Câu chuyện sau đây
của một nữ khách hàng
của tôi có thể làm
sáng tỏ những điều tôi
nói.
Sau khi mẹ bà qua
đời, một nữ tu nọ
cứ bị ám ảnh bởi
ý nghĩ rằng sự trừng
phạt của Thiên Chúa vừa
đổ xuống trên bà. Cùng
lúc bà cảm thấy mình
vừa bị bối rối vừa
bị nhục nhã trở thành
nạn nhân của một cơn
ám ảnh như thế. Là
giáo sư môn Giáo lý,
bà dạy cho các sinh
viên của mình một Thiên
Chúa Tình yêu và Nhân
hậu. Vậy mà ở mức
độ "lòng dạ" của bà,
bà bị đeo đuổi bởi
một vị thiên chúa quấy
rầy và trả thù, tất
cả vì bà đã chưa
là một "nữ tu tốt".
Lúc khởi đầu, công việc
trị liệu nhằm ưu tiên
trên cái chết của mẹ
bà. Một khi khơi mào
được tang chế của mẹ
bà, tôi đã tìm được
thời gian thuận tiện để
gợi lên quan niệm của
bà về vị thiên chúa
trả thù và cơn khủng
hoảng về cảm giác có
lỗi do đó mà sinh
ra. Bàg tỏ ra bực
tức khi nhắc lại điều
đó, nhưng bất chấp những
ngập ngừng của bà, tôi
đánh liều hỏi bà xem
cảm giác có lỗi mà
bà cảm thấy là một
phản ứng riêng lẻ hay
đó là một khuynh hướng
thường ngày. Sau khi cho
tôi biết rằng tôi quá
coi trọng một biến cố
không đáng kể như thế,
bà đã thú nhận rằng
trong những hoàn cảnh lo
âu, ý tưởng về một
thiên chúa trừng phạt đã
đến ám ảnh bà. Bà
đã tỏ bày cho cácvị hướng dẫn thiêng liêng
của bà, nhưng các vị
nầy đã khuyên bà suy
gẫm về lòng tốt lành
của Thiên Chúa và đừng
nghĩ là mình có lỗi
nữa. Những lời khuyên nầy
đã tỏ ra không có
hiệu quả.
Tôi xem ra thật khẩn
cấp là bà phải được
giải thoát một lần dứt
khoát khỏi một hình ảnh
sai lầm như thế về
Thiên Chúa, hoàn toàn không
thích hợp với đời sống
cầu nguyện và công việc
dạy giáo lý của bà,
điều mà bà cũng ý
thức rõ. Bà cũng xin
tôi giúp bà loại bỏ
khỏi cuộc đời mình vị
thiên chúa trừng phạt đó.
Tôi biết rõ rằng khôngnhững chúng ta không thể
loại bỏ khỏi một mặc
cảm tâm lý trầm trọng
như thế, nhưng chúng ta
còn không được tìm cách
làm điều đó nữa. Khách
hàng của tôi phải họcthuần hóa mặc cảm ấy
và sống với nó. Chính
vì vậy tôi xin bà
bắt đầu đối thoại với
nó.
Đó là điều bà đã
làm trong suốt một cuộc
tĩnh tâm. Bà quá đổi
ngạc nhiên, đàng sau cái
hình ảnh lạ lùng về
thiên chúa đó, bà nhận
ra hình ảnh của mẹ
bà. Mẹ bà đã khắcsâu trong trí não bà
từ hồi bà còn nhỏ
một nỗi sợ hãi bệnh
hoạn đối với Thiên Chúa.
Mẹ bà thường nói với
bà về những người bà
con và bạn bè đã
bị Chúa phạt vì họđã không vâng lời Ngài.
Khám phá nầy, dù có
tính chất giải thoát, đã
làm cho bà buồn nhiều.
Bởi vì cùng lúc bànhận thấy phần lớn cuộc
đời bà đã phải chịu
cái hình ảnh của vị
thiên chúa nghiêm khắc và
đe dọa đó thống trị.
Những ngày kế tiếp, bà
theo đuổi cuộc đối thoại
với vị thiên chúa quan
tòa và trừng phạt của
mình. Bà xin vị thiên
chúa nầy nhường chỗ dần
dần cho Thiên Chúa TìnhYêu của Chúa Giêsu Kitô
và đừng đứng ở giữa
bà và Ngài nữa, nhất
là trong những lúc gặp
khủng hoảng. Hơn nữa, bà
bảo đảm với vị thiên
chúa đó rằng bà tán
dương ý hướng tích cực
của người muốn làm cho
bà thành một người có
hạnh kiểm luân lý không
thể chê trách vào đâuđược hết.
Câu chuyện chứng tỏ tầm
quan trọng phải chăm chú
khảo sát quan niệm của
mình về Thiên Chúa và
sửa chữa nó, nếu muốn
khá phá thấy mình đáng
tha thứ và chính mìnhtrở nên có khả năng
tha thứ. Chúng ta không
thể cứ giữ mãi những
hình ảnh trẻ con về
Thiên Chúa, những hình ảnh
của một quan tòa vô
tâm, một người cha nghiêmkhắc, một cảnh sát, một
giáo sư cầu toàn, một
con người vô cảm, một
nhân vật ngọt ngào đầu
môi chót lưỡi, một nhà
luân lý sợ sệt, v.v...
Những vị thiên chúa đó
làm cho tín đồ của
họ thành bất lực trong
vệc tha thứ.
2. Trong tình yêu của
Ngài, Thiên Chúa không bị
giới hạn bởi những sự
tha thứ nghèo nàn của
chúng ta :
Nhưng đó không phải là
những hình ảnh sai lầm
duy nhất về Thiên Chúa
cản trở việc tha thứ.
Còn có hình ảnh củamột vị thiên chúa mà
sự tha thứ bị điều
kiện bởi những sự tha
thứ của con người. Thiên
Chúa chỉ tha thứ cho
tôi với điều kiện tôi
tha thứ cho kẻ khác.
Lối suy tư về tha
thứ nầy rất phổ biến,
tôi đã gặp nó nơi
đa số các tham dựviên những khóa học về
tha thứ của tôi. Họ
tưởng rằng có thể biện
minh cho lối suy tư
đó bằng cách nêu lên
những lời của Kinh Lạy
Cha: "Xin tha thứ cho
những xúc phạm của chúng
con như chúng con tha
thứ cho những kẻ xúcphạm chúng con".
Làm sao cắt nghĩa việc
các tín hữu kitô đã
đi đến một quan niệm
như thế về sự tha
thứ của Thiên Chúa ?
Có nên nghĩ rằng một
truyền thống kitô như thế
đã đánh mất sứ điệp
thứ nhất của Phúc Âm
không ? Từ ý niệm
về sự tha thứ nhưng
không của Thiên Chúa, dần
dần chúng ta đã trượt
vào ý niệm của một
tha thứ-phần thưởng của chính
những sự tha thứ của
mình. Thiên Chúa đặt giớihạn cho tình yêu của
Ngài và thôi lấy sáng
kiến tha thứ để chạy
theo những sự tha thứ
nghèo nàn của con ngườisao ?
Ý niệm về sự tha
thứ của Thiên Chúa được
xem như một thứ công
bằng ban thưởng có thể
tìm thấy dấu vết trongTin Mừng theo thánh Matthêu
: "Quả thực, nếu các
ngươi tha thứ cho người
khác lầm lỗi của họ
thì Cha các ngươi trên
trời cũng sẽ tha thứ
cho các ngươi ; nhưng
nếu các ngươi không tha
thứ cho người ta, thì
Cha các ngươi cũng không
tha thứ cho các ngươi
lầm lỗi của các ngươiđâu" (Mt.6,14-15). Các nhà chú
giải giải thích định hướngnầy của Matthêu là do
sự kiện Matthêu nói với
một cử toạ còn thấm
nhiễm Lề Luật Cựu Ước.
Ngay cả trong những bản
văn khác, khi khẳng định
rõ ràng tính nhưng không
của ơn cứu độ, Matthêu
cũng khai triển cả mộtdòng tư tưởng rabbi bị
tinh thần vụ luật chế
ngự. Chính tư tưởng nầy
lại được gặp thấy trong
ý niệm về tha thứ.Chúng ta ghi nhận ảnh
hưởng của Phúc Âm Matthêu
có ưu thế trong việc
đào luyện tâm thức kitô
giáo, bởi vì mãi cho
đến Công đồng Vatican II,
chúng ta đọc hầu như
mọi bản văn của Matthêu
trong các phụng vụ Chúa
nhật. Vậy chẳng ngạc nhiên
chi khi người tín hữu
nghĩ rằng có thể mua
lấy sự tha thứ của
Thiên Chúa bằng các công
nghiệp của chính những sự
tha thứ của mình. Như
vậy, sự tha thứ mang
hình thức của một cuộc
mặc cả tinh vi giữaThiên Chúa và con người.
Ý tưởng về một vị
thiên chúa cho qua cho
lại không xứng hợp với
lòng nhân hậu vô cùng
của Thiên Chúa. Nó tạonên một lầm lẫn lớn
và một ngõ cụt lớn
hơn trong đời sống thiêng
liêng, đặc biệt nơi những
người cảm thấy không thể
tha thứ. Để bảo đảm
ơn cứu độ đến từ
sự tha thứ của Thiên
Chúa, họ phải cố gắng
tha thứ bằng mọi giá,
ngay cả khi cảm thấy
bất lực để làm việc
đó. Hoặc là họ thú
nhận không thể tha thứ
nên không đáng được sựtha thứ của Chúa vì
sự thiếu quảng đại của
họ, hoặc là họ tự
dối mình trong việc thỏa
thuận trao ban một sự
tha thứ giả dối, hoặc
ít ra là không trung
thực. Chúng ta thấy những
kẻ tưởng mình có thể
đáng hưởng sự tha thứ
của Chúa rơi vào trong
một lưỡng đạo xao xuyến
như thế nào !
Làm sao thoát ra khỏi
con đường không lối thoát
nầy ? Phương thế duy
nhất là nhận rõ hai
chân lý nầy.
- Thứ nhất là Thiên
Chúa luôn giữ sáng kiến
đi bước đầu trong việc
tha thứ, như chỉ Ngài
mới có sáng kiến tìnhyêu. Thánh Gioan không do
dự khẳng định điều đó
: "Không phải chúng ta
đã yêu mên Thiên Chúa,
mà chính Ngài đã yêu
thương chúng ta trước" (1
Jn.4,10).
- Chân lý thứ hai
phát xuất từ chân lý
thứ nhất. Tha thứ không
phải là hành động của
ý chí chỉ tùy thuộc
ở mình. Tha thứ trước
hết là hoa trái của
một cuộc hoán cải củatâm hồn, một sự mở
ra với ân sủng tha
thứ. Sự hoán cải nầy,
ngay cả khi nó có
thể là tức thời và
tự phát trong một số
trường hợp, thường sinh ra,
chín muồi và tiến hóatrong suốt một giai đoạn
dài hoặc ngắn.
Quả thế, nếu không xác
tín về hai sự thật
nầy, chỉ nên đọc lại
dụ ngôn người mắc nợ
không có khả năng chi
trả (Mt.18,23-35). Đó là câu
chuyện của một ông chủ
có sáng kiến tha một
món nợ rất lớn cho
một trong các con nợ
của ông. Nhưng con nợ
nầy không có cùng lòng
khoan hồng đó đối với
một người nghèo mắc nợ
y một số tiền nhỏ.
Chúng ta biết phần còn
lại của câu chuyện :
ông chủ, một khi biết
được sự cứng cỏi và
khắc nghiệt của người mắc
nợ không có khả năng
chi trả, đã sai bỏ
tù anh ta cho đến
khi trả hết món nợ.
Hai điểm đáng ghi nhận
trong dụ ngôn liên quan
đến sự tha thứ. Một
đàng, chính ông chủ, trường
hợp nầy là Thiên Chúa,
có sáng kiến đưa ra
một cử chỉ thương xót.Đàng kia, con nợ được
đặc ân không để mình
bị đánh động hay chịu
ảnh hưởng bởi lòng quảng
đại của chủ nợ. Lòng
quảng đại đáng lẽ phải
dẫn anh ta tha thứ
cho con nợ của mình
khi đến lượt anh ta.
Anh ta đã không đónnhận cách sâu xa sự
tha thứ của chủ anh,
đến độ để mình được
biến đổi và trở nên
có khả năng đưa ra
một cử chỉ khoan hồng
tương tự. Chính trong việc
đó mà anh tự kết
án mình.
Huyền nhiệm tự do của
con người có thể đi
tới chỗ từ chối ân
sủng. Nên thêm rằng mặc
dầu Ngài có sáng kiếntrao ban sự tha thứ,
Thiên Chúa không thể bắt
ép buộc chúng ta đón
nhận nó. Một cách nào
đó, Chúa tự làm chomình ra bất lực trước
sự từ chối "tha nợ"
- tha thứ của Ngài.
Chắc chắn khác với ông
chủ của dụ ngôn, ThiênChúa tỏ ra kiên nhẫn
hơn và biết chờ đợi
lúc thuận tiện cho các
con tim mở ra, ngay
cả những tâm hồn ngoan
cố nhất.
3. Sự tha thứ khiêm
tốn của Thiên Chúa của
Chúa Giêsu:
Nhưng ai là Thiên Chúa
tha thứ đích thực ?
Để hiểu rõ các phong
cách của Thiên Chúa trong
việc tha thứ, chúng ta
hãy nhìn ngắm cách Chúa
Giêsu đối xử với các
"tội nhân". Đối với họ,
Ngài không tỏ ra một
thái độ trịch thượng, dạy
đời hoặc khing miệt, mà
lại tỏ ra giản dị,khiêm tốn và cảm thông.
Ngài có sáng kiến đi
thăm những con người bị
tù đày trong lầm lỗi
của họ. Rồi một khi
ở với họ, Ngài làm
cho họ thêm giá trị
bằng cách tự đặt mình
trong trạng thái đón tiếp
họ : Với người đàn
bà Samaria, Ngài xin nước
uống ; nhìn thấy Giakêu,
Ngài tự mời mình đến
trọ nhà ông ; Ngài
để cho Maria Madalêna xức
dầu hôn chân Ngài. Ngay
cả trước khi nói đến
tha thứ, Ngài bắt đầu
thiết lập một mối tương
quan giữa người với người.
Vậy chính trong sự đón
tiếp căn bản con người
mà Chúa Giêsu biểu lộ
sự tha thứ của Ngài.
"Làm thế nào mở lòng
mình ra với ơn tha
thứ của Chúa ? Làm
sao bắt chước Ngài ?"
Jean-Marie Pohier hạnh phúc trả
lời : "Thiên Chúa của
Kinh Thánh vừa mạc khải
cho chúng ta rằng Ngài
không bị tổn thương -
Ngài là người cha của
đứa con trai hoang đàng,
là người đi tìm conchiên lạc - vừa cho
chúng ta biết rằng Ngài
từ chối bắt chúng ta
phải trả giá. Đó là
một nghịch lý không chịu
nổi đối với chúng ta.
Tôi cũng nghĩ rằng người
ta chỉ có thể bắt
chước sự tha thứ của
Chúa cách rất xa. Hy
vọng rằng nhờ năng lui
tới với Chúa, cuối cùng
Ngài có thể ảnh hưởng
trên chúng ta một chút..."
4. Để mở lòng ra
với ân sủng tha thứ
:
Như đối với các cuộc
tập luyện khác, bạn giữ
một tư thế thoải mái
và loại khỏi bạn mọi
sự chia trí.
Bạn hãy để mình được
dẫn qua một bức tranh
tâm trí. Trong khi lắng
nghe những lời của bức
tranh, bạn hãy chú ý
tôn trọng nhịp điệu riêng
của bạn.
Bạn hãy để thời giờ
đi vào trong chính mình
để đuổi kịp thế giới
biểu tượng và thiêng liêng
của bạn. Nhắm mắt lạinếu điều đó giúp đỡ
bạn.
Bạn tìm thấy mình ở
trong một cánh đồng đầy
hoa, chan hòa ánh sáng
mặt trời. Bạn hãy để
thời gian chiêm ngắm quang
cảnh ấy và thưởng thức
sự tươi mát của địaphương.
Dưới kia, bạn thấy một
căn nhà được bao bọc
bởi một ánh sáng đặc
biệt. Bạn đi về phía
nó. Bạn tìm thấy ở
đó một cầu thang bằng
đá dẫn xuống tầng hầm.
Từng bước một, bạn xuống
bảy bậc. Bây giờ bạn
đang đứng trước một cánh
cửa dày bằng gỗ sến
được chạm trổ tinh vi
với những mẫu hình duyên
dáng. Sự tò mò thúc
đẩy bạn mở cửa ra
và đi vào. Bạn ở
trong một gian phòng ánh
sáng kỳ lạ. Hết sức
ngạc nhiên, bạn thấy một
bản sao của chính bạn
bị cột vào một chiếc
ghế. Hãy để thời giờ
khảo sát kỷ các dây
buộc bạn. Những phần nào
nơi thân thể bạn bị
buộc chặt ? Loại dây
gì trói chúng ? Các
dây đó làm bằng vật
liệu chi ? Bạn bắt
đầu nhận thức ra sự
xúc phạm đã trói buộc
bạn thế nào. Bạn dần
dần ý thức được chính
bạn đang ở đó, bị
trói chặt vào ghế. Bạn
đi vào trong chính mình
để chỉ làm nên một
với người bị trói.
Rồi bạn nhận thấy rằng
không phải chỉ có một
mình bạn ở trong phòng.
Bạn ngờ vực sự hiện
diện của một hữu thểquyền năng. Bạn nhận ra
Chúa Giêsu. Ngài hỏi bạn
: "Con có muốn Ta
giúp con cởi trói không
?". Ngạc nhiên về sự
giúp đỡ của Ngài, bạn
tự đặt lại câu hỏi
: "Có phải tôi thực
sự muốn được giải thoát
không ? - Có phải
tôi sắp thoát khỏi xiềng
xích không ? - Tôi
có thể chịu đựng tình
trạng mới tự do không
? - Những lợi ích
nào tôi có thể rút
ra được từ hoàn cảnh
tù ngục của tôi ?".
Bạn để ít thời gian
tranh luận về những câu
hỏi quan trọng nầy.
Nếu bạn muốn được giải
thoát, hãy trình bày ước
muốn ấy với Chúa Giêsu.
Hãy nói với Ngài về
những sợi dây trói buộc
bạn và ngăn cản bạn
tha thứ cho kẻ xúc
phạm bạn. Cứ mỗi lần
bạn xác định rõ mỗi
trở ngại cho tha thứ,bạn hãy nhìn Chúa Giêsu
đang tháo gỡ dần dần
những cái ràng buộc bạn.
Mỗi khi một phần thân
xác bạn được giải thoát,
bạn hãy dừng lại để
thưởng thức sự nâng đỡ
mà sự tự do mớicủa bạn mang lại cho
bạn. Các sợi dây cứ
càng buông ra thì bạn
càng để cho sự hòa
điệu, trong sáng và bình
an xâm chiếm tất cả
con người của bạn.
Trong tình trạng ân sủng
mà bạn cảm nhận tình
yêu Thiên Chúa cư ngụ
trong bạn, bạn hãy nhìn
con người xúc phạm bạn
đang tiến đến gần bạn.
Bạn có bắt đầu nhận
ra có cái gì đó
thay đổi trong bạn không
? Bạn hãy nhìn vàođôi mắt con người nầy.
Bạn có thể thẳng thắn
nói với y "tôi tha
thứ cho anh" không ?
Nếu có, thì bạn hãy
làm đi. Nếu không, bạn
hãy trở về với chính
mình và tự hỏi những
sợi dây nào còn giữ
bạn lại. Bạn có thể
nối lại cuộc đối thoại
với Chúa Giêsu để xin
Ngài giải thoát bạn khỏi
những trở ngại cuối cùng
đối với sự tha thứ.
Bạn cũng có thể dừng
lại nơi đây, dù phải
làm lại sau nầy cùng
một tập luyện bức tranh,
ngõ hầu đi xa hơn
trên con đường tha thứ.
Một ngày sẽ tới, bạn
sẽ hết sức ngạc nhiên
thấy sự tha thứ chảy
ra từ suối nguồn của
trái tim bạn.
Nếu bạn đã thành công
trong việc tháo cởi hết
mọi dây ràng buộc bạn,
bạn hãy tự hỏi bạn
sẽ làm gì trong tươnglai, với những sợi dây
đó. Chúng sẽ được sử
dụng cho bạn như những
biểu tượng, nhắc nhở bạn
những bài học quí giá
mà bạn sẽ rút tỉa
được từ kinh nghiệm của
mình.
Bây giờ bạn sẽ cử
hành thế nào sự giải
thoát mới của bạn ?
Khi bạn cảm thấy đã
sẵn sàng, bạn hãy đứng
và ra khỏi phòng. Bạn
mở cánh cửa sến và
trèo lên bảy bậc cấp
để lộ ra trong ánh
sáng ban ngày. Từ từ
bạn bắt lại liên lạcvới bên ngoài. Bạn ý
thức các tiếng động. Bạn
mở to mắt. Bạn cảm
thấy an tĩnh, thư giản,
mát mẻ và khoan khoái.
Chắc chắn bạn muốn chia
sẻ những cảm nghĩ của
bạn với một người nào
đó, hoặc bạn hãy ghi
lại trong nhật ký.
Xin tha thứ cho chúng
con những xúc phạm của
chúng con.
Lạy Chúa, xin tha thứ
cho chúng con những xúc
phạm của chúng con,
Không theo mức độ của
những tha thứ nghèo nàn
của chúng con,
Không như chúng con có
thói quen tha thứ,
Không theo gương những tha
thứ có tính cách thươngmại và tính toán của
chúng con.
Nhưng hẳn là :
- để khám phá ra
lòng thương xót dịu dàng
của Chúa
- để cảm nhận sự
dịu dàng nguôi ngoai của
Chúa
- để dạy cho chúng
con cũng tha thứ
- để tha thứ cho
những ai cùng chia sẻ
cơm bánh với chúng con
- để không rơi vào
tuyệt vọng vì xấu hổ
- để từ chối ước
muốn tha thứ cách ngạo
mạn
- để lột mặt nạ
những sự ngay thẳng giả
dối và những phẩn nộ
của chúng con
- để chúng con có
thể tha thứ cho chính
mình
- để những tha thứ
của chúng con trở thành
phản ánh sự tha thứ
của Chúa.
Location:
79% ·
7277
of
9147
Giai Đoạn 12
Quyết định chấm dứt hoặc
đổi mới quan hệ
"Những tình bạn được nối
lại đòi hỏi nhiều chăm
sóc hơn là những tình
bạn không bao giờ bị
đổ vở."
(La Rochefoucauld)
Hoan hô ! Chúc mừng
! Bạn đã tới giai
đoạn cuối cùng của tiến
trình tha thứ lâu dài
của bạn. Bây giờ bạn
đã tha thứ cho kẻ
xúc phạm bạn, việc còn
lại là bạn quyết địnhsẽ làm gì với mối
liên hệ còn nối kết
bạn với y. Bạn muốnđeo đuổi mối liện hệ
nầy nhằm đào sâu nó,
hoặc bạn nghĩ rằng tốt
hơn nên chấm dứt ?
1. Không lẫn lộn tha
thứ với hòa giải :
Trong một số sách, tha
thứ thường đồng nghĩa với
hòa giải. Chính vì thế,
nhiều người sợ tha thứ
cho kẻ xúc phạm đến
họ, vì do đó, họ
phải hòa giải với nó
và lại phải đưa thân
ra hứng chịu cùng những
quấy nhiễu đó từ phíanó. Đó là trường hợp
một đồng nghiệp chuyên gia
tâm lý của tôi khi
cô bạn thân phản bội
những bí mật của bà.
Bà từ chối tha thứ
cho cô ta, bởi vì
bà nghĩ là bà sẽ
phải tâm sự trở lại
với cô ta và sẽ
còn phải bị tổn thương
vì sự không kín đáo
của cô ta. Mới đây
tôi cũng đã nhận thấycùng một nỗi sợ hải
đó nơi một người. Người
nầy cũng lẫn lộn hành
động tha thứ với hành
động hòa giải.
Đây là điều đã xảy
ra : một nữ tín
đồ Tin Lành say mê
vị mục sư của mình
bằng một tình yêu rất
mạnh. Vị mục sư cũng
say đắm nàng và đã
đáp trả những cử chỉ
cầu thân của nàng mà
không sợ làm lu mờ
thanh danh của mình, vìông đã kết hôn và
là người cha gia đình.
Chắc chắn về tình yêu
của người đàn ông nầy,
nàng rời bỏ tổ ấm
gia đình để thuê một
căn hộ sống một mình.
Nàng đã nêu lý do
cho chồng nàng rằng nàng
muốn tìm lại chính mình
và suy tư về định
hướng cho cuộc đời nàng.
Lý do thật là đểcó thể sống thân mật
hơn với người yêu đã
dự tính bỏ vợ ngõ
hầu đi đến với nàng.
Nhưng vợ của mục sư
đã nghe phong phanh sự
việc nên đã thúc đẩy
chồng đi gặp một vịcố vấn hôn nhân gia
đình. Cuối cùng, bà đã
thành công trong việc can
ngăn vị mục sư đi
sống với tình nhân.
Nữ nhân vật trong câu
chuyện của chúng ta sống
cô đơn một mình trong
căn hộ nhỏ, và sau
khi suy nghĩ, nàng đãquay trở về tổ ấm
gia đình. Còn bị va
chạm vì đã bị bỏrơi, chồng nàng đòi hỏi
nàng phải chính thức thề
hứa trung thành. Ông coi
đó là điều kiện tất
yếu cho sự tha thứ
của ông và sự trở
về tổ ấm gia đình
có thể xảy ra của
vợ ông. Vợ ông phản
đối điều đó. Họ đang
trong tình trạng ấy khi
đến gặp tôi. Sau vài
lần gặp gỡ, tôi đã
thành công làm cho người
chồng hiểu rằng ông không
thể đặt điều kiện cho
sự tha thứ của ông
: sự tha thứ phải
là trọn vẹn và vô
điều kiện. Tuy nhiên, một
khi ông đã tha thứ,ông có thể thương thảo
các điều kiện cho cuộc
trở về của vợ ông
ở trong gia đình. Ông
cũng đã lẫn lộn tha
thứ với hòa giải.
Sự lẫn lộn nầy được
tìm thấy không những nơi
những con người bình thường,
mà ngay cả nơi các
chuyên gia về tha thứ.
Một số thầy dạy tu
đức và thần học gia
đã làm những khẳng định
như thế nầy : "Mục
đích tối hậu của thathứ, chính là sự hòa
giải ; tha thứ và
hòa giải là hai thựctại không thể tách rời
nhau ; tha thứ sẽ
không đầy đủ nếu không
có hòa giải". Có thể
nói rằng đối với nhiều
người trong họ, tha thứ
tương đương với việc quên
đi tất cả, với việc
làm như chẳng có gì
xảy ra cả và quan
hệ lại như trước khi
xúc phạm. Cách nhìn nầy
coi trọng tư tưởng mathuật hơn là khoa tâm
lý lành mạnh của con
người. Nếu hòa giải phải
là qui phạm cho tính
đích thực của sự thathứ thì chúng ta hiểu
tại sao biết bao nhiêu
người từ chối tha thứ.
Họ có cảm tưởng như
cứ giả vờ tha thứ,
và cuối cùng, tự phản
bội chính mình.
Rõ ràng phần tiếp theo
thông thường và đáng ao
ước của tha thứ là
hòa giải. Sự hòa giải
đó tốt hơn nữa đốivới những người liên kết
với nhau bằng những liên
hệ rất chặt chẻ. Đó
là trường hợp của các
đôi vợ chồng, cha mẹ,
con cái, bạn thân, người
láng giềng và đồng nghiệp.Nhưng, cả khi sự hòa
giải có thể có được
thì cũng không được tưởng
tượng rằng nó bao hàm
việc tìm gặp lại mình
như trước khi chưa có
lỗi lầm. Sau một sự
xúc phạm nặng nề, chúng
ta không thể lấy lại
quan hệ đã qua được
nữa, vì lý do đơn
giản rằng nó không còn
nữa và cũng không thể
tồn tại nữa. Hơn nữa,
chúng ta có thể nghĩ
tới hoặc đào sâu quan
hệ đó, hoặc cho nó
một hình thức khác.
2. Tha thứ và chấm
dứt một quan hệ :
Còn có một hoàn cảnh
mà sự hòa giải với
kẻ xúc phạm tỏ ra
không thể có được. Chúng
ta lấy chẳng hạn trườnghợp có vấn đề với
một người xúc phạm vô
danh, đã chết hay không
tìm thấy ; hoặc với
một kẻ xúc phạm khôngchịu hối cải hoặc một
người có lỗi đã thành
cố tật và vô trách
nhiệm. Có phải vì vậy
mà kết luận rằng sự
tha thứ là không thể
được không ? Chẳng hề
như thế. Sự tha thứtrước hết là một trạng
thái của con tim. Do
đó, không những nó có
thể được trao ban, mà
còn nhất thiết phải tha
thứ để lấy lại sự
bình an và tự do
nội tâm, dù kẻ xúcphạm có sẵn sàng hay
không, tới gần được hay
không.
Trong những hoàn cảnh mà
người tha thứ không thể
bộc lộ trực tiếp sự
tha thứ của mình, thì
y vẫn luôn luôn còncó khả năng làm việc
đó bằng một cử chỉ
biểu tượng như viết một
lá thư mà sẽ không
gởi đi, tập hợp quanh
mình một vật tượng trưng
cho sự tha thứ của
mình, hoặc đặt một cử
chỉ hòa giải vào chỗ
của một người hay của
một nhóm người đóng vai
kẻ xúc phạm. Đó là
cái đã xảy ra trong
một giáo xứ mà người
chăn chiên đã phạm nhữnghành vi lạm dụng tình
dục. Bản quyền sở tại
đã cử một vị giảng
thuyết đến giúp cộng đoàn
tự chữa lành. Trong mộtcuộc cử hành sám hối,
vị nầy xin các giáo
dân nhìn thấy nơi ngài
vị mục tử lầm lỗi
của họ và đến bắt
tay ngài tỏ dấu sự
tha thứ mà họ trao
ban cho vị mục tử
cũ của họ. Tiến trình
nầy tự nó rất thích
hợp cho mọi hoàn cảnh.
Rủi thay, đó là một
cử chỉ non yểu, vì
vị giảng thuyết đã không
để đủ thời gian cho
các giáo dân trong giáo
xứ bắt đầu việc chữa
lành vết thương của họ
trước đã, rồi từ đólàm cho họ tiến bước
trên con đường tha thứ.
Cũng có những hoàn cảnh
mà các nổ lực hòa
giải, dù đại độ đến
đâu, sẽ tỏ ra bất
cẩn và ngay cả nguy
hiểm nữa. Hãy nghĩ đến
trường hợp có vấn đề
với những người bạo lực,
với những người mắc bệnh
tâm thần kinh niên hoặcvới những kẻ gian lận
chẳng chút ngại ngùng. Tôi
không tin rằng, nhân danh
một sự tha thứ toàn
bộ bao gồm cả hòa
giải, chúng ta phải thúc
đẩy tính anh hùng đi
đến chỗ sẵn sàng nhận
chịu thêm nữa những hành
động tàn bạo sao ?
Sự tha thứ hiểu đúng
không đòi hỏi đến thế
đâu. Trong những hoàn cảnh
nầy, các người nầy có
thể vì cẩn trọng mà
rút lui, sau khi tha
thứ tất cả cho kẻ
xúc phạm mình.
Dù cả khi sự tha
thứ không luôn đạt tới
hòa giải thì cũng không
kém lợi ích cho người
tha thứ và việc đó
được biểu lộ bằng nhiều
cách. Người bị xúc phạm
trước hết hòa giải với
chính mình ; tiếp đến
không còn cảm thấy bịsự oán giận và tinh
thần trả thù chế ngự
mình nữa ; sẽ thành
công trong việc không còn
xét đoán, nhưng hiểu cho
kẻ xúc phạm mình ;
có thể tự trong thâm
tâm, cầu mong cho nó
được hạnh phúc lớn nhất
có thể được ; sẽkhám phá ra được khía
cạnh tích cực của hoàn
cảnh khó khăn ; dĩ
nhiên có thể hy vọng
sự ân cần đối với
kẻ xúc phạm sẽ làm
biến đổi được tâm hồn
y.
Đó không phải là tất
cả, vì một xúc phạm
đến từ một người rất
thân yêu thường cung cấp
cơ hội để tự mở
mắt ra trước sự lệ
thuộc bệnh hoạn mà chúng
ta có thể duy trì
đối với y. Sự rạn
nứt trong mối quan hệ,
dù có nặng nề mấy,
cống hiến cho người bị
xúc phạm cơ hội xem
xét lại tình trạng lệ
thuộc và trở nên độc
lập hơn. Sự tha thứcung cấp một cơ hội
lý tưởng để làm lại
di sản của mình theo
sau sự mất mát người
thân. Việc làm lại di
sản hệ tại việc phục
hồi tất cả những sự
lý tưởng hóa đã đượcphóng chiếu lên người được
yêu mến. Nói cách khác,
nó giúp lấy lại tất
cả tình yêu, nghị lực,
lý tưởng... nói tắt làtất cả sự đầu tư
tâm lý và thiêng liêng
mà chúng ta đã đặt
để nơi người được yêu
mến.
3. Sự tăng trưởng của
kẻ xúc phạm trong hòa
giải :
Bây giờ chúng ta hãy
khảo sát những thay đổi
được thực hiện trong tương
quan kẻ xúc phạm -
người bị xúc phạm. Trước
hết, chúng ta hãy ghi
nhận rằng trách nhiệm vềnhững thay đổi không chỉ
do kẻ xúc phạm như
một số tác giả muốn
(Smedes), nhưng cũng do người
bị xúc phạm nữa, vì
người bị xúc phạm phải
tập không còn đặt mìnhvào hoàn cảnh có thể
lại trở thành nạn nhân
nữa. Để xây dựng mối
quan hệ mới, cả kẻ
xúc phạm lẫn người bị
xúc phạm đều phải cảm
nhận có liên quan.
Trước hết kẻ xúc phạm
phải nhận ra phần trách
nhiệm của mình trong lỗi
lầm ấy ; phải tỏ
ra sẵn sàng lắng nghengười bị xúc phạm cho
đến cùng và phải đặt
mình trong da thịt của
người bị xúc phạm hầu
đo lường được hơn trương
độ và cường độ vết
thương của y. Ngay cả
khi không thể loại bỏ
được đau khổ cho người
bị xúc phạm, ít ra
kẻ xúc phạm cũng hiểu
thấu được nó. Còn về
những thiệt hại và bất
công mình đã phạm đụng
tới các của cải vật
chất, những vết nhơ cho
thanh danh, những sự thiếungay thẳng hoặc tất cả
những lãnh vực khác, kẻ
xúc phạm phải sửa chữa
lại theo đức công bằng,
trong mức độ có thể
được.
Kẻ xúc phạm cống hiến
bảo đảm ngay thẳng nào
trong tương lai ? Sự
hối hận, lời dóc lòng,
những lời hứa hẹn có
đủ không ? Những ý
hướng tốt không bao giờ
thay thế được các hành
động thay đổi cụ thể
được. Vậy kẻ xúc phạm
tự hỏi xem mình đã
học được gì từ các
việc đó về chính mình
và về cách thức nối
kết các mối liên hệ
thân thiết với người khác.
Đó là những thay đổi
thực sự được nhận thấy
trong cách ứng xử của
kẻ xúc phạm tạo nênnhững bảo đảm tốt hơn
cho hòa giải thành công.
Y cũng phải tự đặt
ra cho mình những vấn
nạn sau đây: "Tôi đãđi đến chỗ phạm phải
một xúc phạm như thế
cách nào ? Đâu là
động lực sâu xa của
tôi ? Đâu là những
tiền sự có tính cách
gia đình hoặc văn hóa
đã thúc đẩy tôi có
một hành động gây xúc
phạm như thế ? Những
ứng xử nào tôi phải
học để thay đổi trong
tương lai ? Sự giúp
đỡ nào tôi phải cho
mình để đạt được mục
đích nầy ?"
Trường hợp sau đây của
một người chồng bất trung
minh họa rõ ràng cái
mà tôi cho là những
dấu hiệu tăng trưởng của
một kẻ xúc phạm hối
cải. Một hôm, người chồng
báo cho vợ mình hay
ông đã có một nhân
tình trẻ. Để giảm nhẹ
cú sốc do cái tin
ấy, ông vội vàng bảo
đảm rằng ông không muốn
thay đổi gì cuộc sống
hôn nhân đã hai mươilăm năm qua và ông
hứa với bà là bà
vẫn luôn là mối tìnhưu tiên của ông. Vợ
ông bộc lộ cho ông
nỗi đau và sự thất
vọng sâu xa của bà,
rồi bà báo cho ông
là không có vấn đề
ông sống ở gia đình
trong thời gian cuộc "sốngđộc thân" mới của ông.
Ít tháng chung sống với
người tình đủ thuyết phục
người đàn ông rằng ông
không thể thích hợp với
tính tình của người bạn
đời trẻ của ông. Nhớ
lại tất cả những lợi
ích mà cuộc sống gia
đình trước đây đã mang
lại cho ông, ông muốn
quay trở về. Nhưng vợ
ông không chấp thuận như
thế. Bà từ chối sống
chung lại với ông, bao
lâu ông không thực hiện
trên ông một công trình
tâm lý. Bà mong muốn
cách đặc biệt rằng ông
ý thức được cái gì
đã tác động sự ra
đi của ông. Đó là
điều ông đã làm với
sự giúp đỡ của một
nhà trị liệu tài giỏi.
Ông nhận thấy rằng trongnhững năm dài sống đời
hôn nhân, ông đã chồng
chất mất mát trên mất
mát và đã dồn nén
nhiều tức giận đối với
vợ ông. Rõ ràng là
ông đã sử dụng sự
điên rồ tình yêu để
trừng phạt bà. Đẩy xa
hơn suy nghĩ của mình,
ông khám phá được rằng
ông muốn cặp kè với
một người đàn bà trẻ,
chính là để quên đi
nỗi sợ già và sợ
chết. Theo sau những sự
ý thức như vậy, ông
quyết định thay đổi thái
độ cần phải có. Chỉ
chính lúc đó ông bắt
đầu cảm thấy sẵn sàng
lấy lại cuộc chung sống
với vợ mình.
4. Sự tăng trưởng của
người bị xúc phạm trong
hòa giải :
Một người bị xúc phạm
thường than : "Tại sao
tôi lại bị đặt vào
một tình cảm rắc rối
như thế nầy ? Vấn
nạn hoàn toàn thích đáng.
Nó có lý nhắc lại
rằng người có lỗi khôngmột mình chịu trách nhiệm
về biến cố đau khổ
đó. Người bị xúc phạm
cũng phải tìm làm rõ
sự thật về mình và
phải lợi dụng cái kinh
nghiệm không may của mình
hầu xem xét lại một
số thái độ và cách
thức đi vào các tương
quan thân mật của mình.
Ở giai đoạn tám, tôi
đã mời đọc giả rút
tỉa những bài học hữu
ích từ cuộc phiêu lưu
khó nhọc của mình. Không
bao giờ được quên đi
rằng vết thương bị xúc
phạm - đã làm xáo
trộn các thói quen và
làm lung lay các sự
an ổn chắc chắn của
mình - là lúc rất
thuận lợi cho những đổi
thay.
Bây giờ tôi đề nghị
bạn trả lời một loạt
câu hỏi để làm rõnhững gì bạn đã thủ
đắc được và để kiểm
kê những gì còn lại
bạn phải học trong lãnh
vực các quan hệ nhân
bản :
Tôi đã học được gì
về chính tôi ?
Tôi có trở nên người
bạn tốt hơn của tôi
không ?
Tôi có học được nói
năng dịu dàng không ?
Tôi có thay thế những
cái "cần phải", "tôi phải"...
bằng những cái "tôi chọn"...
không ?
Tôi có khả năng từ
chối đáp ứng yêu cầu
của người khác, nhất là
những ai tôi yêu quí,
cách nào mà vẫn tôntrọng những giới hạn cá
nhân của tôi không ?
Tôi có học được diễn
tả cách tự phát hơn
những gì tôi thấy không
?
Khi muốn can thiệp với
một người để chỉ cho
y biết cái gì trong
ứng xử của y làm
tôi phẩn nộ hoặc làm
tổn thương tôi, hỏi tôi
có khả năng cởi mở
với y về cái tôi
đã cảm nhận với những
câu bắt đầu bằng "tôi"
(chẳng hạn "tôi cảm thấy
bực tức khi anh đến
trễ"), thay vì cáo buộc
y với một sứ điệp
bắt đầu bằng "anh" (chẳng
hạn "anh chẳng coi tôi
ra gì khi đến trễ
như thế").
Tôi làm gì để chống
lại những lôi cuốn của
tôi đối với những người
có vấn đề trong các
ứng xử (chẳng hạn những
người say rượu, những người
hay nói, những phụ nữ
phụ thuộc, v.v....) ?
Tôi có khả năng nhận
thấy những chờ đợi và
yêu cầu không thiết thực
đối với những người khác
không ?
Trong tiến trình tha thứ
của tôi, tôi đã thành
công tới đâu để gia
tăng sự quí trọng chính
mình ?
Trong khi thay đổi hình
ảnh vị thiên chúa công
chính của mình, tôi đã
tiến lại gần Thiên Chúa
/ Bạn tri âm đến
mức độ nào ?
Chắc chắn đó là một
chương trình yêu sách. Bạn
không phải thực hiện nó
ngay một lúc. Khi thành
công trong việc chế ngự
được một hay hai ứng
xử mới nầy, bạn có
lý để hãnh diện về
bạn, bởi vì một thay
đổi nhỏ trong lãnh vựccác mối quan hệ nhân
bản sẽ kéo theo nơi
bạn những thay đổi ý
nghĩa khác.
5. Thay đổi quan hệ
theo sau một cuộc chia
ly :
Có những hoàn cảnh không
thể bỏ rơi mối quan
hệ, cũng chẳng thể đào
sâu được. Lúc ấy phải
nghĩ đến việc tái lập
những liên hệ mới. Tôi
có trong đầu hai trường
hợp đặc biệt. Trường hợp
của những người chia ly,
vì lợi ích cho con
cái, vẫn duy trì những
quan hệ cha mẹ và
trường hợp các cha mẹ
tự hỏi những ứng xử
mới nào họ phải cóđối với những đứa con
lớn của họ đã lìa
tổ ấm gia đình. Họ
ý thức về thách đố
phải giữ những khoảng cách,
tuy nhiên không bẻ gãy
các liên hệ thân mật
của mình.
Trước hết, chúng ta hãy
khảo sát trường hợp các
vợ chồng ly thân hoặc
ly dị. Thật khó mà
phân chia với nhau những
tập quán cũ của đời
sống vợ chồng và biến
đổi các mối liên hệ
đôi - vợ chồng thành
đôi - cha mẹ. Jeanne
thú nhận với tôi sự
khó khăn lớn lao nàng
cảm nhận về đề tàinầy. Nàng cảm thấy bị
lôi kéo giằng co bởi
cả một lô tình cảm
mâu thuẫn nhau đối với
người chồng cũ : oán
giận và có lỗi vì
đã ra đi, ghen tuông
đối với người bạn đời
mới của chàng, nhu cầu
rất mạnh muốn bảo vệ
chàng và chăm chút chàng
nữa. Giữa những tình cảm
hổn độn đó, nàng cũng
phải duy trì với chàng
một quan hệ của cha
mẹ chăm lo cho cuộc
sống của con cái. Bấy
giớ nàng phải an táng
cái lý tưởng của nàng
về lứa đôi để duy
trì với người chồng cũ
phận vụ là cha mẹ.
Nàng nhận thấy rằng nàngsẽ không bao giờ thành
công trong kỳ công nầy,
nếu trước đó nàng không
thành công trong việc tha
thứ cho chàng.
Thứ hai, các cha mẹ
cảm thấy cô đơn theo
sau sự ra đi của
những đứa con lớn cũng
phải đương đầu với cùngmột thách đố tương tự,
dù có khác. Họ đã
trải qua sự ra đi
nầy cách khó nhọc và
nơi cái "tổ trống" nầy
họ phải làm lại đời
sống làm đôi sau nhiều
năm dài "làm cha mẹ".
Hai vợ chồng quyết định
bảo vệ bằng mọi giá
sự thân mật mới mẻ
của họ chống lại sự
xâm lăng định kỳ của
con cái họ. Các con
lại không tự hạn chế
cùng bạn bè chạy đếnnhà cha mẹ mọi lúc,
vơ vét hết tủ lạnh,
chiếm cứ TV hoặc bể
tắm. Trước một sự xâm
lược như thế, các chamẹ xét là cần thiết
phải xác định biên giới
của họ. Họ cũng nhắc
nhở cho các con họ
rằng chúng đã hoàn toànmuốn rời bỏ nhà nên
từ nay phải xử sự
như những người được mời.
Chúng ta đoán được sự
can đảm của những cha
mẹ nầy phải cắt dây
rốn một lần nữa để
thiết lập một kiểu quan
hệ mới với các con
trưởng thành của mình.
Để kết luận, tôi xin
phép nhấn mạnh cái mà
chúng ta đã lo âu
là liệu sự tha thứ
có tự mình thanh toán
những khó khăn trong quan
hệ không, bởi vì nó
không có được cái hậu
quả ảo thuật mà người
ta thường gán cho nó.
Hơn nữa, ngay cả khi
đã được trao ban, sự
tha thứ không bảo đảm
được là kẻ xúc phạm
không tái phạm nữa. Dùthế nào đi nữa, vấn
nạn quan trọng phải được
đặt ra là như sau
: "Sự tha thứ có
sản sinh ra hết mọi
hiệu quả tốt lành của
nó trong tôi không ?"
Nói cách khác : "Tôi
có được biến đổi bởi
kinh nghiệm của xúc phạm
và tha thứ không ?"
Một vấn nạn khác không
kém phần quan trọng :"Kẻ xúc phạm đến tôi
đã học được gì trong
cái việc bất hạnh nầy
?" Nếu bạn muốn trả
lời khẳng định cho hai
vấn nạn nầy thì bạn
có thể vui mừng về
lối ra hạnh phúc chocuộc phiêu lưu tha thứ
của bạn.
6. Nghi thức chuyển thừa
kế :
Nghi thức chuyển thừa kế
là một phương thế tuyệt
hảo để lớn lên theo
sau một cuộc chia ly.
Nó hữu hiệu nhất trong
trường hợp bạn đã lý
tưởng hóa con người bạn
yêu thương bằng một tình
yêu say đắm. Chính là
bạn đã phóng chiếu thành
tích cực nơi người đó
tất cả những gì còn
ở năng thể và vô
thức nơi bạn. Đó là
một trong những hậu quả
của tình yêu đam mê.
Nó làm cho bạn rakhỏi mình bạn để sống
trong người kia. Sau khi
bạn tha thứ, nếu bạn
xét là cần thiết phải
chấm dứt quan hệ thìmọi sự sẽ không mất
đi. Bạn còn có khả
thể đòi lại đồ vậtcủa những sự lý tưởng
hóa của bạn và bạn
sử dụng chúng để tiến
bộ. Như vậy, bạn chấm
dứt quan hệ mà không
cảm thấy mình bị nghèo
đi hoặc bị lừa gạt.
Đó là mục đích nhắm
tới của nghi thức chuyển
thừa kế mà tôi sẽ
mô tả cho bạn diễn
tiến.
Cũng như mọi nghi thức,
nghi thức chuyển thừa kế
sẽ hiệu quả hơn khi
có sự hiện diện của
một người hướng dẫn, một
người chủ sự và những
nhân chứng thiện cảm sẵn
sàng nâng đỡ bạn trong
tiến trình của bạn.
Ít nhất hai tuần trước
nghi lễ, người hướng dẫn
giúp bạn nhớ lại những
đức tính nơi người bạn
yêu thương đã lôi cuốn
bạn. Khoảng chừng bốn đến
sáu đức tính là đủ
rồi. Rồi bạn tìm các
đồ vật có thể tượng
trưng cho chính các đức
tính ấy.
Quan trọng là chính cuộc
lễ được diễn ra trong
một bài trí khêu gợi
được mọi giác quan :
hương, đèn, hoa, thảm màu
trải bàn, v.v...
Chính ngày lễ, người chủ
sự và người thừa kế
ngồi trước cái bàn đặt
các đồ vật tượng trưng
cho các đức tính. Các
nhân chứng ngồi vòng cung
trước bàn.
Sau khi giải thích ý
nghĩa của buổi lễ, người
chủ sự mời người thừa
kế giới thiệu người được
yêu mến nhờ các đồvật biểu tượng đại diện
cho các đức tính của
người đó. Sau khi chấm
dứt việc giới thiệu, người
thừa kế đến ngồi cạnh
chủ sự. Mọi người tham
dự thinh lặng suy niệmtrong chốc lát.
Bấy giờ người hướng dẫn
mời người thừa kế đi
tìm đồ vật biểu tượng
cho đức tính đầu tiên.
Người hướng dẫn cho người
thừa kế lặp lại công
thức đòi lại của mình
sau đây : "... (tên
người được yêu mến), vì
bây giờ chúng ta đã
chia tay, tôi lấy lại
... (đức tính vừa chọn,
chẳng hạn tính hài hước)
mà tôi đã cho bạn
mượn cách đây ... (thờigian quan hệ) năm và
bạn đã làm phong phú
cho ... (đức tính vừa
chọn, chẳng hạn tính hài
hước) của bạn".
Người thừa kế trở về
chỗ của mình, giữ đồ
vật biểu tượng trên ngực.
Người chủ sự giúp người
thừa kế tháp nhập đức
tính mới vào con người
mình bằng cách nói vớiy : "Bạn hãy cảm
nhận trong mình sự có
mặt của đức tính mới
nầy, bạn lắng nghe nói
nói trong mình, bạn nhìnthấy nó ở bên trong
bạn".
Người hướng dẫn tiếp tục
khích lệ người thừa kế
lấy làm của mình cái
đức tính mà y đã
dự phóng trên người đượcyêu mến. Để công việc
tháp nhập được hoàn tất
trong vài phút, rồi người
hướng dẫn lại mời người
thừa kế đi tìm đồ
vật tiếp theo tượng trưng
cho một đức tính khác,
và hoàn thành một tiến
trình y hệt như trên.
Cứ làm tiếp theo như
thế với mỗi một đức
tính khác.
Cuối cùng, người thừa kế
đứng ở giữa mọi người,
chung quanh là các vật
biểu tượng. Người chủ sự
nghi thức tuyên bố việc
an táng đã chấm dứt,
các tham dự viên chúc
mừng người thừa kế và
kết thức cuộc cử hành
bằng một cuộc lễ thân
hữu.
Đó là sơ đồ nghi
thức chuyển thừa kế. Không
có chi ngăn cản bạn
thêm vào những yếu tố
khác có thể tăng thêm cường độ và vẻ đẹp
của nghi thức.
Cử Hành Sự Tha Thứ
"Cái gì không được cử
hành có khuynh hướng bị
giảm sút và tàn lụn
mà không để lại dấu
vết gì."
(Vô danh)
Như người leo núi lên
tới đỉnh núi lấy lại
hơi thở và ngắm nhìn
đoạn đường đã trèo lên,
bạn cũng được mời gọi
dừng lại ở chóp thang
của bạn và phóng mắt
nhìn lại con đường đã
đi qua.
Ngay từ lúc khởi hành,
bạn đã muốn tránh con
đường không lối thoát của
nỗi oán giận và lòng
muốn trả thù. Mặt khác,
bạn không muốn để kẻ
xúc phạm quấy rầy bạn
hơn nữa, bạn đã làm
tất cả những gì bạn
có thể để nó thôi
đi mọi bất công hoặc
hành vi gây xúc phạm
đối với bạn.
Bạn không sợ dấn sâu
vào chính bạn và đụng
chạm ở đó sự xấu
hổ sâu xa mà các
thương tổn của thời thơ
ấu và của tuổi trưởng
thành gợi lên. Đó là
cái cho phép bạn khơi
mào việc chữa lành của
bạn.
Bạn đã giữ mình khỏi
đóng kín trong một sự
cô độc vô ích. Bạn
đã chia sẻ gánh nặng
đau khổ của bạn với
một người biết mở rộng
tai lắng nghe bạn. Bạn
cũng đã thấy rõ hơn
nội tâm của bạn.
Bạn đã thành công trong
việc hạn chế phạm vi
sự mất mát của bạn
đến độ bạn có thể
gọi tên và an táng
nó.
Bạn đã đón gặp nỗi
tức giận và lòng muốn
báo thù của bạn để
tiếp nhận chúng. Bạn đã
nhận thấy trong chúng những
sức mạnh tích cực sẵn
sàng cứu vãn sự toàn
vẹn cá nhân bạn đang
bị đe dọa.
Bạn đã dần dần tập
phát triển lòng tôn trọng
bạn để bạn sẵn sàng
tha thứ cho chính mình.
Bạn đã tìm để hiểu
kẻ xúc phạm bạn. Bạn
đã thôi không thấy nó
với cái nhìn xấu, để
nhìn nó với đôi mắt
mới mẻ.
Bạn đã tự hỏi về
ý nghĩa tích cực mà
bạn sẽ trao ban cho
vết thương của sự xúc
phạm.
Bạn đã để con tim
bạn mềm lòng bởi tình
yêu mà người khác biểu
lộ bằng những sự tha
thứ của họ, và bạn
đã để mình được nuôi
dưỡng bởi tình cảm duy
nhất và không so sánh
được nầy là bạn cảm
thấy bạn xứng đáng được
tha thứ và bạn đã
được đặc xá.
Bạn đã học giải thoát
bạn khỏi ngay cả hành
động tha thứ của bạn.
Bạn đã chối bỏ ước
muốn tin rằng bạn là
người duy nhất có trách
nhiệm trong sự tha thứ,
và như vậy bạn đã
tránh được việc tìm ở
đó sự vinh danh cho
bạn.
Bạn đã đặt lại vấn
đề về hình ảnh của
một vị thiên chúa công
chính để bạn trở lại
với Thiên Chúa dịu dàng
và thương xót, suối nguồn
linh hứng và sức mạnh
cần thiết để tha thứ
khi đến lượt bạn.
Cuối cùng, bạn đã quyết
định xem xét các tương
quan tương lai của bạn
với kẻ xúc phạm. Hoặc
bạn đã dự tính để
cho nó ra đi và
cầu chúc cho nó được
hạnh phúc lớn nhất có
thể có được, hoặc bạn
đã ký kết một giao
ước mới với nó.
Sau khi đã duyệt xét
lại cuộc du lịch tha
thứ của bạn như thế,
bạn có lý do để
bạn rất hảnh diện về
bạn.
Bạn có thể chúc tụng
bạn !
Bạn có thể mừng lễ
bạn !
Bạn sẽ lớn lên trong
tình người và trong sự
thánh thiện !
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top