2-phủ ông Bách
Phủ nhà họ Trịnh rộng bằng hai cái làng nhỏ cộng lại. Riêng cái đầm nuôi cá của ông cũng rộng bằng ba bốn cái thửa ruộng nhà người ta. Gỗ lim ông đặt dưới ao, đếm sao cho xuể.
Nhà ông Yến có đồn điền rộng bạt ngàn thì nhà ông Bách có cả đầm cá mênh mông. Cả cái làng mỗi khi thấy ông là sợ, ba hồn bảy vía lép sang một bên cho kiệu ông đi qua.
Hồi xưa tính ông khô khan, nóng nảy - bây giờ ông có tuổi tính cũng dịu đi đôi phần. Lúc còn trẻ ông thương bà Lệ Hà lắm, ông quyết dâng vàng bạc châu báu, mang của ngon vật lạ sang rước bà về dinh, nhưng đời ai hiểu được bà Lệ Hà lỡ đem lòng trao cho ông Yến. Nên hai ông tranh quyền đoạt vị cũng là lẽ thường tình, nhưng trước cái vẻ đẹp ngất ngây của bà Lệ Hà mà không biết bao nhiêu người muốn rước bà về làm vợ. Bà kiêu sa, đôi mắt bà đẹp như sao sáng trên trời, bà liếc người bằng nửa con mắt cũng khiến người ta mê đắm vì bà.
Lẽ đó mà hai phủ cho tới bây giờ vẫn thù hằn với nhau. Chẳng ông nào kém cạnh ông nào. Phải chi hồi đó ông quyết đem bà về dinh, có phải bây giờ bà Lệ Hà không phải chịu ấm ức khi ông Yến lấy vợ lẽ hay không.
Tính ông tuy ít nói, không biết lời đường mật. Nhưng bà cả Hoàng Kiều thương ông lắm. Ông biết quan tâm, biết chiều vợ, biết thế nào là điều hay lẽ phải, ông cũng chính trực, uy nghi. Bà cả biết điều, lại vun vén nhà cửa, nhờ vậy ông cũng yên lòng.
Ông Bách không năm thể bảy thiếp như ông Yến, đời ông chỉ cưới mỗi bà Hoàng Kiều làm vợ. Bà tuy không đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng bà thông minh, hiểu biết sâu rộng, có tấm lòng thương người bao la, cả phủ ai nấy cũng kính trọng bà. Bà sinh cho ông Bách ba cậu con trai, cậu nào cũng học rộng hiểu nhiều, tiếng thơm lẫy lừng vang tận đến kinh thành.
Nhưng ngặt nỗi trong phủ có một bí mật mà ông lúc nào cũng đau đáu trong lòng, một đêm không trăng ông trót uống say mà bây giờ có thêm một thằng con hoang trong phủ. Bà Hoàng Kiều biết được lại không mắng, không chửi - bà chỉ im lặng suốt một năm giời, không gặp ông lấy một lần. Bà đi vào chùa ở mãi tới khi bà nguôi ngoai mới chịu để ông rước bà về lại phủ.
Còn con hầu lại trở thành bà hai không danh chính ngôn thuận, chẳng cưới chẳng xin, cứ thế mà lên bà hai của phủ, dù vậy cũng đã có với ông một mụn con. Ông để cho bà hai cái nhà ở phía tây, tuy nhỏ những cũng chẳng thiếu gì.
Bà cả hiền lương bao nhiêu thì bà hai độc địa, mưu mô bấy nhiêu. Nào có ai biết đêm đấy mà cố tình gặp ông để một bước lên mây. Bà dùng cậu tư để đấu đá với bà cả.
Trong phủ lẽ thế mà cũng không còn được bình yên. Tính ông Bách không tham gia vào chuyện đàn bà bao giờ. Ông đi suốt, nên cái phủ này một tay bà cả vun vén, trông nom. Nay có bà hai tren vào, lũng đoạn hết cả lên.
Bà hai đúng là thứ ăn cây táo, rào cây sung. Hồi xưa bà cả đối xử tốt bao nhiêu, bây giờ bà hai lại diễu võ dương oai, muốn đòi bằng vai phải lứa với bà cả. Chả dám so bà cả với bà hai, nom là con ở ai lại so với chủ bao giờ.
Đem con trai mình là cậu Trịnh Đức ra để làm tấm chắn cho mình. Hai mẹ con nhà cậu gớm chẳng được ai coi ra gì, lẽ vậy mà cậu tư chẳng thấy ló mặt bao giờ. Cậu bỏ nhà đi lâu lâu mới về thăm bà hai lấy một lần. Vì phủ có ai coi cậu ra gì đâu, cậu cũng thèm vào. Cậu Trịnh Đức đem so với ba cậu trên làm gì có cửa, nhưng so với thiên hạ cũng chẳng mấy ai tài bằng cậu.
Cậu Cự Giải tinh thông kinh sử, tính tình hiền lành - kính trên nhường dưới, phong độ ngút trời. Đã vậy cậu còn là trạng nguyên, khiến cho cả phủ nở mày nở mặt. Có biết bao nhiêu đứa ôm lòng mộng tưởng được cậu rước về dinh.
Được cái nhà ông Bách có số hưởng, đứa nào đứa lấy đẻ ra mát lòng mát ruột gớm. Cậu hai Nhân Mã học võ từ nhỏ, được ông rèn luyện khắc nghiệt, nhiều đêm cậu khóc, cậu nỉ non với u - xin cho cậu, cậu đau, cậu bị đánh tím cả mông lại. Bà cả xót con, nhưng ông đã quyết một là một hai là ai, bà nào dám nói thêm. Năm sau cậu đi thi võ trạng, lần đầu đi thi nên ông Bách ngày nào cũng ép cậu khổ luyện đêm ngày. Nói thế, nhưng ông cưng cậu nhất, vì từ bé tập trung dạy cậu võ thuật, biết cậu thích ăn cái gì ông sẽ kêu người ở làm cho cậu. Đi đâu thỉnh thoảng sẽ đem cậu theo.
Lẽ vậy mà cậu ba Song Tử mới bất trị như vậy - tính cậu có phần giống ông Bách - học hành không thích, nhưng được cái sáng dạ, không suốt ngày đèn sách như cậu cả, cũng không chuyên tâm học võ như cậu hai - cậu đang cái tuổi ăn tuổi chơi - cậu hay ra ngoài phiêu dạt đây đó, thỉnh thoảng mới về. Cậu không hợp với tính ông Bách, nên hai người thường lời qua tiếng lại, cậu ăn đòn mãi cũng quen. Đánh cậu thì cậu chạy cho gà bay chó sủa, cậu chạy cho cả đám người làm rượt theo bắt cậu, thế lại vui. Tính cậu bướng như ranh, thích trêu hoa nghẹo bướm, thích làm đủ trò để chọc tức ông Bách.
Cả phủ nhờ cậu mà vui nhộn hẳn ra. Cậu được u che chở như ngọc, cứ hễ ông mắng bà cả lại bênh chằm chặp, nói cậu còn nhỏ lớn dần cậu sẽ khôn ra. Ông chán chẳng thèm để tâm. Cậu bên ngoài phá làng phá xóm, ông biết bà cả giấu ông thu dọn bãi chiến trường cho cậu, ông cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, vì ghét sao được - cha mẹ sinh con trời sinh tính.
Nhờ có ba cậu con trai mà vị thế trong cái phủ này của bà cả chưa bao giờ bị lung lay. Bà hai tức nhưng bà nào có để yên. Cậu Trịnh Đức cũng khôn ngoan, hiểu lẽ đời, học hành chẳng thua kém gì ai, nhưng cái tính cậu xấu - tâm cậu cũng xấu. Cậu rắp tâm hãm hại cậu Song Tử, làm cho cậu ba mấy phen oan ức, vì cậu tư ghét cậu ba - cậu ba học hành không đến nơi đến trốn nhưng ông Bách lúc nào cũng tha thứ cho cậu, còn cậu tư ngoan ngoãn học hành đỗ đạt mà ông không thèm để ý lấy một lần. Hai đứa sinh cùng tuổi mà sao số cậu hẩm hiu như thế. Đấy là người ở nó đồn đoán như thế, chứ nào có gặp mặt cậu bao giờ. Người làng còn chẳng biết mặt ngang mũi dọc cậu ra làm sao. Cậu nom trông tướng mạo xấu xí hay đẹp đẽ thế nào. Rõ là có tiếng, mà không có miếng.
Nay cậu cả đỗ trạng nguyên - ông Bách mở tiệc linh đình. Bao nhiêu cao lương mĩ vị đem ra chiêu đãi. Cả làng còn được ông tặng cho một thúng gạo, và chục quả trứng gà, ai lấy đều phấn khởi xếp hàng đông nghịt người trước phủ nhà họ Trịnh.
Bảng vàng treo trước cổng nó đẹp làm sao. Đám con gái trong làng váy áo tươm tất như đi trảy hội. Sao mà được lọt vào mất cậu cả có phải đời như được lên tiên không.
...
Mấy ngay này Cự Giải bận tiếp khách, người nom cũng mệt lử cả người. May thay hôm nay cũng tàn tiệc, cậu nằm trên giường nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Cậu thức trắng đêm không sao mà ngủ được. Ánh trăng như sáng tỏ lòng cậu, nó sáng vầng vậng in mình dưới mặt hồ phẳng lặng. Cành lá liễu đung đưa trước gió, trong lòng sao mà nóng ran như lửa đốt.
Sáng sớm ra cậu kêu thằng Cả dậy cùng cậu đi ra ngoài cho khuây khỏa. Tính cậu vậy chứ cũng thích đi đây đi đó, ngặt nỗi bận bịu việc thi cử, chẳng mấy mà có thời gian ra ngắm làng, ngắm người qua lại.
Không biết đưa đẩy thế nào cậu lại tới cái miếu bỏ hoang đầu đình. Nó cũng chỉ là cái miếu dựng tạm ở gốc cây đa, không biết nó có từ bao giờ. Nhưng người làng lạ thay không hay lui tới. Có bức tượng đá nhỏ cuốn bằng vải thô màu đỏ phớt hồng. Xung quanh miếu bện vài đỏ cuốn quanh hai bên trụ miếu. Bát hương đầy nhan chẳng ai dọn dẹp. Miếu nằm ngay cạnh ven sông, gió hun hun thổi làm cho tán cây đa xào xạc xào xạc.
Cậu đứng ở ven sông, tay cầm quạt chắp về phía sau. Nhìn xa xăm không biết cậu đang nghĩ điều gì. Thằng Cả đứng đấy cũng không hiểu nay sao cậu nhà nó lại tâm trạng đến thế.
Đằng sau có cái giọng lanh lảnh phát ra. Thị mặc bộ áo tứ thân nhìn nom mới - cô hai nhờ người may cho thị bộ mới để đi với cô cho nở mày nở mặt. Dáng thị đẹp, thướt tha trong bộ đồ mới, cầm cái nàn đi phía sau cô hai, cái mặt hớn hở lắm. Đôi mắt thị to tròn như hạt nhãn, cái miệng chúm chím lúc nào cũng cười toe toét, vừa cái độ tuổi mới lớn, trông thị cứ phơi phới đầy sức sống.
Cô hai đi đằng trước vận chiếc áo ngũ thân màu đỏ, cô đẹp dịu dàng thuần túy, bước chân cô uyển chuyển khác hẳn với cái vẻ láu cá của thị.
Song Ngư dặn nhỏ quét qua cái ban cho sạch sẽ mới đặt bó hoa mới hái ngoài vườn cắm vào cái lọ cạnh bát hương. Để cái đĩa xôi gấc lên bàn, thị đặt miếng giò lên trên. Để một trăm đinh vàng tiền lên ban. Thị lấy ba cây hương đưa cho cô hai.
Cùng cô quỳ xuống chắp tay - thành khẩn kêu cầu. Cô nhắm mắt, thị cũng nhắm mắt theo.
Thị mong cho mình sớm lấy được tấm chồng chăm chỉ, không cần giàu có như nhà ông Yến, cũng không phải cần đẹp trai như cậu Cự Giải trong phủ ông Bách. Chỉ cần chịu thương chịu khó, cần cù, yêu thương con là được. Mong sao cho cô hai sớm tìm được tấm chồng ưng ý.
Bỗng có cơn gió mạnh thổi tới, làm tung hết cả đinh tiền vàng trên đĩa lên, bay phấp phới trên không trung. Gió trời lồng lộng, thị ngẩng mặt lên trời chạy đông chạy tây túm được tờ nào hay tờ đó. Cô hai đứng đấy nhìn sợi chỉ hồng thẫm bay lơ lửng về phía mình, lòng xem ra đấy là điềm tốt.
Ai ngờ thị lăng xăng đuổi theo đống tiền vàng mà nhào về phía cô, làm cho sợi chỉ hồng đổi chiều gió đi ra chỗ khác. Còn thị thì cứ mải cắm đầu túm cho nốt mấy tờ tiền vàng còn xót lại.
Ngờ đâu suýt túm được cái sợi chỉ hồng, vừa hay lại gặp được cậu cả nhà họ Trịnh - Cự Giải. Cậu nom nhìn thị như người từ đâu tới, sợi chỉ hồng lại vương lên tay áo của cậu. Đôi mắt tròn xoe nhìn cậu không rời.
Đằng ấy sao mà đẹp nức lòng người thế này. Thị bình thường hóng hớt cũng chỉ dám đứng từ xa ngắm cậu, chứ chưa bao giờ được nhìn cậu gần đến thế. Người bằng xương bằng thịt, có mơ thị cũng không nghĩ tới chuyện mình sẽ được gặp cậu.
Cự Giải cầm đầu quạt vỗ vỗ vào lòng bàn tay. Cậu không mắng thị, quay người bỏ đi. Nhưng lòng cậu bỗng xuyến xao lạ thường. Nhìn thị còn chẳng đẹp bằng ai, chắc tại cái tính ngúng nguẩy của thị làm cậu phì cười lúc đó, chứ cũng không phải cậu thấy thị đẹp mà tủm tỉm cười đâu.
Hai cái má thị nóng bừng, ửng hồng như đánh phấn. Thị ôm lấy tiền vàng về xếp lại gọn gàng đặt lên đĩa, để hòn đá cho khỏi bay.
- Dương biết ban nãy Dương tội gì không Dương? Dương thế này bảo sao cô không lấy nổi tấm chồng đấy Dương à. Phạt Dương can tội láu cá, tí cô cho Dương chỉ ăn một miếng giò thôi Dương hiểu không?
Bạch Dương nghe cô nói thế mặt tái mét không biết mình làm gì lên tội.
- Con có làm gì lên tội đâu cô ơi! Con chỉ đi nhặt mấy tờ tiền vàng thôi mà. Hay là con nhặt thiếu, để con đi nhảy xuống sống nhặt hết cho cô nhớ.
Nghe nhỏ nỉ non rõ tội. Cũng chẳng trách được nó, có sao thì do số phận mình hẩm hiu.
- Thôi, cũng chẳng trách được ai. Dương đem gói xôi với giò lại rồi cùng cô ra chợ. Không khéo Dương sắp lấy chồng trước cô đấy Dương à.
Thị cười xòa, làm gì có chuyện đó. Thị còn đang sợ ế đây này.
...
Ban sáng chợ họp đông đúc. Người người đi qua đi lại mua lạng thịt, thêm mớ rau xanh. Cả cái dãy quà sáng lườm lượp người tới.
Hàng bánh đa cua cứ hễ người này ra thì người khác vào. Không lúc nào ngơi tay. Nhà có cô con gái xinh mà khéo đáo để. Cái miệng cười duyên ơi là duyên. Đông như thế mà lúc nào cũng niềm nở chào khách. Mà bát bánh đa cũng chất lượng lắm, nước dùng thì ngọt thanh, thêm gạch cua xào qua với tóp mỡ hành khô, vài miếng chả là lốt thơm thơm, cho thêm rau muống thả nhúm hành tươi nữa thì ngon hết ý.
Cậu chàng kế bên vừa bán hết mấy chậu lan rừng xong, là sang thong thả rõng rạc gọi hẳn hai bát bánh đa nhiều nhân mới đủ sức ăn.
Cậu cao lớn, cường tráng. Cả chợ nhờ gì cậu cũng giúp, nên ai nấy đều quý cậu. Chẳng biết cậu con nhà ai, chỉ biết cậu sống ở nhà ông đồ trong làng. Mà tướng mạo cậu khôi ngô, tuy không trắng trẻo như cậu ấm nhưng nàn da ngăm ngăm trông cậu khỏe khắn mà cuốn hút đáo để. Mấy đứa con gái trong làng khối đứa ôm lòng tương tư.
Người ta thường gọi cậu là Thiên Yết, cậu chăm chỉ, thật thà nhưng tính cậu cục súc. Thỉnh thoảng đứa nào cướp khách của cậu là hôm đấy chúng nó xác định nghe cậu chửi cho vừa cái lòng nhà nó.
- Đã dặn là cấm tiệt cho hành rồi.
Thiên Yết tức tức vớt bỏ đống hành ra ngoài. Nhìn to xác thế này chả hiểu sao có nhúm hành cũng kêu.
- Đàn ông đang ang ăn hành thì có làm sao, vẽ chuyện.
- Dặn từ cái đời thuở nào rồi, lúc nào cũng bỏ hành vào làm cái gì, ăn hăng hết cái mồm ra.
Giọng cậu trầm trầm, ồm ồm, cậu ăn to nói lớn, lời nói cậu vang cả chợ đều nghe. Cả dãy chợ quen cả rồi. Hai cái đứa này có bao giờ không cãi nhau. Cãi từ ngày này qua tháng nọ. Cãi vì nhúm hành, cãi vì con chó, cãi đủ thứ trên đời.
Mà thị cũng nào có vừa, cái giọng ong ỏng quát lại cả cái chợ đều nghe thấy. Thị là con ông Cố - bà Hương: tên Ma Kết. Từ nhỏ theo u ra chợ bán bánh đa, thầy thì rượu chè suốt ngày. Nên cái tính chợ búa vậy nhưng tốt bụng, ai cũng thương, ai cũng giúp, thấy con chó hoang cũng đem về nuôi. Chăm chỉ, tháo vác trăm đường. Mai sau ai mà lấy thị thì phước phải biết.
- Gớm nữa đông bỏ xử ra ai mà nhớ cho nổi.
Cậu hậm hực ngồi xuống xì xụp một lèo hết hai bát bánh đa.
Móc trong túi ra bốn xu đưa cho Ma Kết. Rồi cậu cầm hai con cá về nấu cho nhà ăn. Tính cậu thảo lắm, có gì ngoan là cậu đem về cho thầy đồ, cho Kim Ngưu. Sáng sớm tinh mơ cậu lên rừng vượt bao hiểm nguy để kiếm lan, có gì hiếm cậu đem ra chợ bán lấy tiền. Cậu khéo tay, mà cần cù, được cái có duyên bán hàng lắm. Thỉnh thoảng gặp được mối ngon là hôm đấy cậu mua đồ ngon về đãi nhà một bữa.
Thiên Yết ở nhà thầy đồ ngót nghét vừa tròn một năm, thầy thương cậu như con đẻ. Kể ra cậu có nhà mà cứ như kẻ cù bất cù bơ. Nên cậu xin thầy đồ cho ở nhờ, cậu sẽ thổi cơm, dọn dẹp nhà cửa, lên rừng kiếm đồ đi về để phụ giúp thầy.
...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top