Mẩu chuyện #8: 中國古代的愛情故事
Rồi họ sẽ tương phùng, rồi sẽ ly khai, tình đẹp như luyến ái Trung Quốc cổ văn tự, phải không?
•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•#•
Chuyện là cả Thiên Yết và Cự Giải đều đang rất chán. Nguyên ngày nằm ở nhà, nghe nhạc và ngửi mùi bánh. Bọn còn lại cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự, chỉ biết nằm ườn ra sưởi nắng, ngắm mây xanh.
Không gian nhỏ bé phảng phất hương thơm của gỗ xưa, gợi nhắc con người ta những điều cũ kỹ. Xử Nữ vẫn nhớ bản thân thỉnh thoảng đã từng đi qua Trung Quốc. Ở đó có những con phố rất đẹp, đông đúc và nhộn nhịp. Mái ngói đỏ tươi, tường xi măng trát vôi đơn giản, các bảng hiệu được trưng bày khắp nơi, rực rỡ sắc màu. Trung Quốc bây giờ phát triển hơn nhiều rồi, những khu phố như vậy cũng không còn được bắt gặp thường xuyên nữa. Chính vì thế nên phố cổ Trung Quốc lúc nào cũng mang lại cảm giác hoài niệm xa xăm.
Ở Việt Nam, tộc người Hoa chiếm khoảng 3% dân số. Họ là con cháu của những người di cư từ Trung Hoa cũ, sinh sống và làm việc tại đây. Họ tụ lại một nơi, và nơi đó trở thành phố người Hoa, như bao khu phố người Hoa khác ở ngoại quốc. Phố người Hoa ở Việt Nam không sầm uất và xô bồ như phố người Hoa của người ta. Phố người Hoa ở Việt Nam mang dáng dấp của sự cổ kính và hoài niệm, của những thước phim ố vàng vẫn chạy đều trong máy, chiếu lên tường trắng những khoảnh khắc mờ ảo nhạt nhoà.
Ở phố người Hoa, người ta bán đồ trang trí theo phong cách Trung Quốc. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là nguyên con đường lại được trải dài hai bên bằng sắc đỏ hân hoan, sắc vàng rực rỡ - hai sắc màu của hạnh phúc và may mắn, vốn là những gì quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người theo quan niệm Trung Hoa.
Ở phố người Hoa, người ta còn bán cả thuốc Bắc, những thang thuốc được bào chế từ các loại thảo dược. Ở đó có đủ thứ: đông trùng hạ thảo, đảng sâm, ngọc trúc, dương quy, kỷ tử, hoài sơn,... và ngọt nhất vẫn là táo tàu huyền thoại mà trẻ con vẫn một thời coi là quà vặt. Mỗi lần có dịp đạp xe qua, thể nào người ta cũng không kiềm được mà hít hà thứ hương thơm rất thanh, nhưng cũng rất nồng của các loại thảo dược trộn lẫn vào nhau, đeo khẩu trang cũng ngửi thấy được. Có người thấy thoải mái, có người lại thấy khó chịu, nhưng nó đã trở thành đặc trưng của một đoạn phố người Hoa, mà nếu thiếu nó, chắc người ta cũng thấy trong lòng bồn chồn, trống vắng.
Ở phố người Hoa, tuyệt nhất vẫn là đồ ăn. Đồ ăn rất đắt, rất mặn, nhưng cũng đậm chất phương Đông. Trong số đó, mỳ kéo là nổi tiếng nhất. Những xe hàng nho nhỏ thơm nức mùi nước hầm xương, mùi gia vị, mùi bột mỳ hoà trộn vào nhau lôi cuốn thực khách. Mỳ kéo được xem là món ăn đậm chất dân dã. Ăn ngoài đường, bên tai còn có tiếng xe cộ rất thật. Mấy vị chủ quán mỳ kéo còn có sở thích bật radio nghe mấy vở hí kịch Trung Quốc cổ xưa: chuyện Tào Tháo, chuyện Bao Công, chuyện Thiên Bồng Nguyên Soái dụ dỗ Hằng Nga bị đày làm Trư Bát Giới,... Thậm chí, khi ăn mỳ kéo, thực khách còn có cơ hội ngắm nhìn những bức hoạ sinh động được vẽ trên những tấm kính của xe hàng. Những hình vẽ đó không phải vẽ chơi đâu, mà mỗi tấm đều ghi lại một sự tích được truyền tụng của sử Trung Hoa, đặc biệt vào thời Tam Quốc Chí. Và thường thấy nhất vẫn là: Quan Vân Trường tức Quan Công có bộ râu đen và dài; hay một tướng mặt đen xì, dữ dằn là Trương Phi; hay một nho sinh đầu đội mão tay cầm quạt lông thì đó chính là Gia Cát Lượng,... Tóm lại, đó chính là những nhân vật lừng danh trong thời tam quốc.
Cả căn nhà gỗ nhỏ chìm trong giọng kể trầm ấm của Xử Nữ. Nắng đã lên đến đỉnh trời, không gian cũng vì thế mà dần trở nên oi bức. Cơ thể Kim Ngưu khẽ run, cảm nhận mùi hương trên cơ thể mình đang lan ra ngoài từng chút một.
"Chào người bạn nhỏ!" Nhân Mã lên tiếng trước, hơi nghiêng người về phía lọ hạt cà phê "Tên em là gì nhỉ?"
"Em là Kim Ngưu." Kim Ngưu cất giọng trong trẻo non nớt "Em là một hạt cafe."
"Là cafe để uống phải không?"
"Em cũng không biết nữa." Kim Ngưu đáp "Em chưa bao giờ được dùng để uống cafe. Nhưng em nghe các bạn khác kể, nếu được dùng để uống cafe, em sẽ bị tan ra, và biến mất."
Nhân Mã gật gù: "Đúng rồi, đúng rồi. Nhưng bây giờ em lại được Súp Lơ trưng dụng để khử mùi cho căn nhà."
Trong lòng Nhân Mã đột nhiên lại dấy lên một nỗi đồng cảm sâu sắc với Kim Ngưu. Cuộc sống của cả hai đều ngắn ngủi như vậy, thật không đủ để làm tất cả những gì mà người ta hằng hoài bão, khát khao.
Giọng của Xử Nữ vẫn vang lên đều đều như một kẻ thú tội trong nhà thờ, gây nên cho người ta cảm giác buồn cười. Thế nhưng, cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, âm lượng vừa đủ, khiến cho từng lời bác thốt ra đều trở nên vô cùng cuốn hút, cứ như bác đã làm công việc kể chuyện này rất nhiều lần rồi vậy.
"Phần lớn mỗi bức tranh đều diễn tả một sử tích nổi bật mà mọi người biết, yêu thích, và được diễn thành tuồng trong dân gian, ví dụ như:
Chiến tướng một tay ẵm đứa con nít, tay kia cầm thương chiến đấu giữa rừng quân địch, đó là tích "TRIỆU VÂN CỨU ẤU CHÚA".
Hình có ba người vây đánh một người, tức là chuyện "TAM ANH CHIẾN LỮ BỐ", kể lúc cả ba người gồm Quan Công, Trương Phi, Lưu Bị cùng đánh với Lữ Bố.
Cảnh một tướng cầm đao cưỡi ngựa theo sau xe có hai người đàn bà, đó là chuyện "QUAN CÔNG PHÒ NHỊ TẨU".
Cảnh một tướng trẻ oai vệ được một cô gái đẹp dâng rượu, bên cạnh có một quan văn đó là tuồng "LỮ BỐ HÍ ĐIÊU THUYỀN".
Hay hình một chiến tướng lẫm liệt đang uống rượu và một người đàn bà đang cầm dao kề vào cổ, đó là "HẠNG VŨ BIỆT NGU CƠ", một tích rất cảm động và lãng mạn nhất trong truyện Hán Sở Tranh Hùng. Truyện kể rằng Sở Bá Vương Hạng Vũ bị quân Lưu Bang vây đã đến bước đường cùng, biết không thể thoát chết nên uống rượu cùng vợ là Ngu Cơ lần cuối để mai ra đánh trận cuối. Ngu Cơ biết vậy nên sau khi dâng rượu và ca múa giải sầu cho Hạng Vũ xong, nàng dùng kiếm tự vẫn chết để cho Hạng Vũ khỏi bận lòng. Tương truyền nơi máu Ngu Cơ đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu Mỹ Nhân Thảo"."
Cự Giải tấm tắc: "Buồn quá!"
Thiên Yết cũng đồng ý, nhưng không nói gì. Chàng đang bận nghĩ về những vần thơ, những mối tình mà mình đã có dịp nghe qua, những trải lòng miên man da diết. Xã hội phong kiến xưa trọng chuyện tình nghĩa vợ chồng biết bao. Bạn của chàng là Truyền Kỳ Mạn Lục (傳奇漫錄), bạn của chàng là một tập truyện thần bí, nhưng trong đó cũng đầy rẫy những mối tình thê lương.
"Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về."
Rồi thơ, chàng cũng thuộc nằm lòng:
Hoa Sơn Kỳ
(Nguyên tác: Bạch Cư Dị)
Đề trước thư,
Lệ lạc chẩm tương phù,
Thân trầm bị lưu khứ.
Tương tống Lao Lao chử,
Trường Giang bất ưng mãn,
Thị nùng lệ thành hử.
Dịch thơ:
Khóc suốt năm canh,
Chăn gối lênh đênh trên dòng nước mắt,
Thân em chìm ngập dưới lòng sâu.
Tiễn nhau bên bến Lao Lao,
Lệ em lặng lẽ chảy vào Trường Giang.
Dòng sông nước mắt mênh mang.
Chùm thơ "Hoa sơn kỳ" gồm 25 bài, thuộc "Ngô thanh ca khúc" trong "Nhạc phủ thi tập". Về xuất xứ của chùm thơ này, sách "Cổ kim nhạc lục" có ghi một câu chuyện như sau:
Thời Tống Thiếu đế Lưu Nghĩa Phù, ở Nam Từ có một chàng thư sinh từ Hoa Sơn đi Vân Dương.
Trong quán trọ, chàng gặp một người con gái tuổi chừng 18. Chàng đem lòng yêu quí cô gái nhưng không có cách gì cầu thân được, vì vậy mà thành tâm bệnh. Người mẹ hỏi chàng duyên cớ, chàng liền kể hết với mẹ. Người mẹ vì chàng mà đến Hoa Sơn tìm gặp người con gái, kể hết sự tình. Cô gái nghe chuyện rất cảm động, bèn đem đôi tất của mình trao cho bà mẹ và dặn rằng cứ dấu đôi tất xuống dưới chiếu của chàng thì bệnh chàng sẽ đỡ hơn. Người mẹ làm theo lời nàng. Chẳng bao lâu, bệnh tình của chàng quả nhiên thuyên giảm. Một hôm chàng bỗng giở chiếu lên, trông thấy đôi tất liền ôm lấy rồi nuốt luôn đôi tất ấy mà chết. Lúc lâm chung, chàng xin mẹ hãy cho xe tang chàng đi qua Hoa Sơn. Người mẹ làm theo ý chàng. Lúc xe tang đi qua cửa nhà nàng, bò kéo xe không chịu đi, đánh đập cách mấy chúng cũng không nhúc nhích. Người con gái trang điểm bước ra, ca rằng:
Dưới chân núi Hoa Sơn,
Chàng đã vì em mà chết.
Em một mình biết sống vì ai,
Chàng có thương em hãy mở nắp quan tài.
Đáp lời nàng, nắp quan tài bật mở. Nàng vào trong áo quan, nắp quan tài liền đóng lại. Người nhà không cách gì cậy được nắp quan tài. Họ đành hợp táng hai người, gọi là "Thần nữ trủng" (mộ nữ thần).
Lòng Nhân Mã thổn thức khôn nguôi, nhuỵ hoa vàng cũng theo đó mà phập phồng xúc động. Mặt nước trong người Thiên Bình sóng sánh, như muốn an ủi nàng.
Luyến ái Trung Quốc cổ văn tự - những ghi chép cổ của Trung Quốc về tình yêu, bao giờ cũng mang màu sắc bi thương buồn bã, tuy đem lại cho người đọc những xúc cảm không mấy tích cực về kết thúc của những mối tình kia, nhưng đã rất thành công nêu cao tình nghĩa thuỷ chung giữa những người yêu nhau, của phu thê keo sơn gắn bó.
Nhất kiến chung tình.
Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở.
Kim Ngưu không để ý đến những yếu tố đó lắm, cũng không suy nghĩ sâu xa. Bé chỉ cảm thấy giọng nói của người kể chuyện thật hay. Thanh âm trầm ấm, ngữ điệu nhẹ nhàng như khắc sâu vào lòng người ta những dư âm xa xôi mơ hồ, khiến bé dù không hiểu chuyện cũng cảm thấy trào dâng trong mình một nỗi buồn vu vơ khó tả.
"Chị Nhân Mã ơi, là ai đang kể chuyện thế ạ?"
"Là bác Xử Nữ đấy." Nhân Mã đáp "Bác đã đi nhiều nơi, bác biết nhiều câu chuyện. Những câu chuyện của bác đều rất hay."
"Thích thật!" Kim Ngưu cảm thán, giọng mơ màng "Ước gì một ngày nào đó có cơ hội gặp bác ấy nhỉ?"
Kim Ngưu hy vọng vậy, cũng không biết Xử Nữ đã từng rất nhiều lần nhủ thầm với lòng: "Ước gì một ngày nào đó có cơ hội gặp hạt cafe ấy nhỉ?"
Rồi họ sẽ tương phùng, rồi sẽ ly khai, tình đẹp như luyến ái Trung Quốc cổ văn tự, phải không?
=*=*=*=*=*=*=*=
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top